Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 62, Bài 16: Mẹ hiền dạy con - Hồ Thúy An

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 62, Bài 16: Mẹ hiền dạy con - Hồ Thúy An

A . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS có được những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử; những sự việc chính trong truyện; ý nghĩa của truyện; cách viết truyện gần với kí, sử thời trung đại.

2. Kĩ năng: đọc – hiểu văn bản truyện trung đại “ Mẹ hiền dạy con”. Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện. Kể lại được truyện.

3. Thái độ: yêu văn học; biết chọn lọc môi trường sống.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Tự nhận thức giá trị của tình yêu thương và phương pháp giáo dục con cái trong cuộc sống.

- Đảm nhận trách nhiệm với người khác.

- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .

* Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.

- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.

* CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Động não: suy nghĩ về cách ứng xử thể hiện của tình yêu và phương pháp giáo dục con cái của mẹ thầy Mạnh Tử.

- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung nghệ thuật của truyện.

- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về tấm gương yêu thương con cái của người mẹ.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 62, Bài 16: Mẹ hiền dạy con - Hồ Thúy An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16, Bài 16, Tiết 62: 
MẸ HIỀN DẠY CON
A . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: HS có được những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử; những sự việc chính trong truyện; ý nghĩa của truyện; cách viết truyện gần với kí, sử thời trung đại.
2. Kĩ năng: đọc – hiểu văn bản truyện trung đại “ Mẹ hiền dạy con”. Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện. Kể lại được truyện.
3. Thái độ: yêu văn học; biết chọn lọc môi trường sống.
* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Tự nhận thức giá trị của tình yêu thương và phương pháp giáo dục con cái trong cuộc sống.
- Đảm nhận trách nhiệm với người khác.
- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .
* Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.
* CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Động não: suy nghĩ về cách ứng xử thể hiện của tình yêu và phương pháp giáo dục con cái của mẹ thầy Mạnh Tử.
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung nghệ thuật của truyện.
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về tấm gương yêu thương con cái của người mẹ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
3’
HĐ 1: ỔN ĐỊNH:
KIỂM TRA:
- Ổn định trật tự, kiểm diện.
(?) Kể tóm tắt chuyện giữa bà đỡ Trần với con hổ; giữa bác tiều với con hổ? Nêu ý nghĩa truyện “Con hổ có nghĩa”.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS được gọi trả lời theo kiến thức đã học.
2’
HĐ 2: GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Người mẹ nào cũng thương con, mong con nên người. Nhưng cần phải biết cách dạy và giáo dục con sao cho có hiệu quả. Bài học hôm nay sẽ nêu lên tấm gương dạy con của một người mẹ hiền.
- HS nghe.
HĐ 3: ĐỌC:
TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
- Đọc to, rõ, ngừng nghỉ đúng chỗ, nhấn mạnh từ ngữ quan trọng.
- Yêu cầu HS giải thích các chú thích: (3), (4), (7), (8).
- HS nghe, đọc văn bản khi được gọi.
- HS trả lời dựa vào chú thích SGK.
HĐ 4: TÌM HIỂU VĂN BẢN:
I – TÌM HIỂU CHUNG:
- Trích từ sách “Liệt nữ truyện” của Trung Quốc.
- Mạnh Tử là bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc thời Chiến quốc. Ong được suy tôn là Á thánh của đạo Nho (vị thánh thứ hai sau Khổng Tử).
II – PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
 1. Dạy con bằng cách chuyển chỗ ở:
- Dọn nhà từ gần nghĩa địa ra gần chợ.
- Dọn nhà từ gần chợ đến ở cạnh trường học.
-> Tạo cho con môi trường sống tốt đẹp.
 2. Dạy con bằng hành động của bản thân:
- Mẹ nói đùa -> biến lời nói đùa thành sự thật.
-> Dạy con tính trung thực, không gian dối.
- Con bỏ học -> mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt
-> Dạy con có chí học hành.
=> mẹ rất thương con nhưng rất nghiêm khắc, kiên quyết, không nuông chiều.
(?) Văn bản này có nguồn gốc từ đâu? Em biết gì về thầy Mạnh Tử?
- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung 5 sự việc dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử.
 (GV ghi bảng phụ)
(?) Ở 3 sự việc đầu, mẹ dạy con bằng cách nào ?
 + Tại sao ở 2 sự việc đầu bà mẹ nói “Chỗ này  ở được”. Sự việc thứ 3 lại nói “Chỗ này là chỗ con ta ở được” ?
 (?) Hãy nêu ý nghĩa của 3 sự việc trên ?
 (?) Sự việc thứ 4 có ý nghĩa như thế nào?
 (?) Qua sự việc thứ 5, em nhận xét thế nào về thái độ của người mẹ trong việc dạy con? 
Theo em, bà mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào ?
 (?) Đặt tên truyện” Mẹ hiền dạy con” và kết thúc truyện tác giả viết “Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao?” điều này có ý nghĩa gì?
- HS trả lời dựa vào chú thích (1), (2) SGK/ 151
- Cá nhân trả lời : 5 sự việc SGK.
- HS trả lời cá nhân: dọn nhà.
- Cá nhân phát hiện: 2 sự việc đầu: môi trường xấu; sự việc 3: môi trường tốt.
- Tìm ý nghĩa sự việc thứ 4: dạy con trung thực.
- Thảo luận nhanh (2HS).
-> nhận xét- thái độ cương quyết, không nuông chiều.
- Suy nghĩ trả lời ý 1 ghi nhớ.
- Thảo luận: khẳng định công lao của cha mẹ.
2
HĐ 5: TỔNG KẾT:
Ghi nhớ SGK / 153
* Nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian; có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động.
* Ý nghĩa của văn bản: Đề cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ; vai trò của người mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ 
(?) Văn bản này sử dụng nghệ thuật gì?
(?) Ý nghĩa của văn bản là gì?
- HS đọc Ghi nhớ SGK / 153
- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian; có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động; cốt truyện đơn giản, gần với kí, sử.
-Nội dung mang tính giáo huấn.Đề cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ; vai trò của người mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.
HĐ 6: LUYỆN TẬP:
III - LUYỆN TẬP:
1.Phát biểu cảm nghĩ về sự việc thứ 4.
2.Suy nghĩ về đạo làm con.
CỦNG CỐ:
DẶN DÒ:
- Cho HS đọc bài tập 1 và nêu cảm nghĩ.
Hỏi: Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
* BT 3 về nhà làm.
 - Cho HS tìm câu ca dao hay tục ngữ nói về công ơn cha mẹ, cách dạy con.
- Học bài + làm bài tập.
- Soạn: Tính từ và cụm tính từ.
- Đọc, nêu cảm nghĩ về hành động của bà mẹ.
-Cá nhân nêu suy nghĩ về đạo làm con. 
- HS tìm ca dao, tục ngữ.
- HS nghe, ghi chú, về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docme hien day con.doc