Tiết 1 : Văn bản
CON RỒNG CHÁU TIÊN
Truyền thuyết
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên "và "Bánh chưng ,bánh giầy ".
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của hai truyện.
- Kể được 2 truyện
B.Chuẩn bị của giáo viên- học sinh
- Giáo viên: soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài soạn, tranh minh hoạ được cấp
- Học sinh: đọc bài và soạn bài, trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài
C. Tổ chức dạy học bài mới
* Giới thiệu bài: Truyền thuyết là một thể loại tiêu biểu, rất phát triển ở Việt Nam, được nhân dân bao đời yêu thích. Truyện Con Rồng Cháu Tiên là một truyện truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên là gì ? Để thể hiện nội dung, ý nghĩa ấy truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu truyện này? tiết học hôm nay sẽ giúp trả lời những câu hỏi ấy.
Ngày 1 tháng 9 năm 2006 Tuần 1 :Bài 1 Tiết 1 : Văn bản Con rồng cháu tiên Truyền thuyết A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết Hiểu được nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên "và "Bánh chưng ,bánh giầy ". Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của hai truyện. Kể được 2 truyện B.Chuẩn bị của giáo viên- học sinh - Giáo viên: soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài soạn, tranh minh hoạ được cấp - Học sinh: đọc bài và soạn bài, trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài C. Tổ chức dạy học bài mới * Giới thiệu bài: Truyền thuyết là một thể loại tiêu biểu, rất phát triển ở Việt Nam, được nhân dân bao đời yêu thích. Truyện Con Rồng Cháu Tiên là một truyện truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên là gì ? Để thể hiện nội dung, ý nghĩa ấy truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu truyện này? tiết học hôm nay sẽ giúp trả lời những câu hỏi ấy. * Các hoạt động dạy học: Hoạt động của học sinh: (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. Học sinh đọc chú thích trongSgk và cho biết: ?Truyện truyền thuyết là gì ? GVbổ sung: Thực ra tất cả các thể loại, tác phẩm đều có cơ sở lịch sử. Truyền thuyết Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại nhưng những yếu tố thần thoại ấy đã được lịch sử hoá. Thể thần thoại cổ đã được biến đổi thành những truyện kể về lịch sử nhằm suy tôn tổ tiên đã có công dựng nước và ca ngợi những sự tích thời dựng nước. GV giới thiệu qua các truyện truyền thuyết sẽ học ở lớp 6 ?Truyện con Rồng cháu Tiên thuộc loại truyện gì ? Vì sao ? GV: đọc mẫu 1 đoạn, 2 h/s đọc tiếp GV: nhận xét, sửa lỗi( nếu có) GV cho h/s tìm hiểu kỹ các chú thích 1,2,3,4- đây là các từ có nguồn gốc từ Hán Việt. Vậy cách hiểu từ HánViệt ntn? Tại sao nó lại có trong TiếngViệt, các tiết TV sẽ giúp ta hiểu rõ hơn. ? Em hãy cho biết truyện này có thể chia thành mấy đoạn? nội dung mỗi đoạn? Hoạt động II: Hướng dẫn đọc hiểu nội dung ý nghĩa truyện . ? Kể tóm tắt đoạn 1 ? Em biết gì về nguồn gốc, hình dạng của Lạc long Quân và Âu Cơ? ?Em có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả nguồn gốc và hình dạng của Long Quân và Âu Cơ? ? Cảm nhận của em về sự kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của Long Quân và Âu Cơ? học sinh phát biểu-. Giáo viên kết luận-> GV chuyển ý: đôi trai tài gái sắc gặp nhau, yêu nhau, kết duyên với nhau. Vậy việc kết duyên và chuyện sinh nở của Âu Cơ có gì lạ-> phần 2 ? Em có nhận xét gì về các chi tiết này? ? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện truyền thuyết? Vai trò của nó trong truyện? GV: Những chi tiết này trong đời sống không thể xảy ra. Đây chỉ là những chi tiết mà người xưa tưởng tượng ra nhằm nói lên điều gì đó mà họ mong muốn vì tưởng tượng nên thường kỳ ảo à làm cho chuyện trở nên huyền diệu, lung linh, ly kỳ, hấp dẫn, nhưng lại hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. ? Vậy theo em chuyện sinh nở của Âu Cơ có ý nghĩa gì.( HS trả lời GV mở rộng ) Nhưng dù cho có kỳ lạ, hoang đường như thế nào cũng phải xuất phát từ hiện thực => Những chi tiết ấy cho ta thấy trí tưởng tượng phong phú của người xưa, sự thăng hoa của cảm xúc. GV treo tranh: ?Em hãy quan sát tranh , theo dõi đoạn 3 và cho biết chuyện gì đã xảy ra với gia đình Long Quân và Âu Cơ ? ? Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào ? Và chia như vậy để làm gì ( HS thảo luận ) Liên hệ: ? Chúng ta đã làm được những gì để thực hiện ý nguyện này của Long Quân và Âu Cơ? (Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ). Hoạt động III : Hướng dẫn tổng kết - Luyện tập ?Truyện cho ta biết thêm điều gì về xã hội , phong tục tập quán của người Việt cổ xưa? ? GV: Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - Con cháu vua Hùng khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên. ? Khi biết mình là dòng dõi tiên rồng thì em có suy nghĩ gì ? ? Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của chuyện là gì? Em có nhận xét gì về cách xây dựng truyện ? +? Truyện có những nhân vật nào? +? Có sự việc gì? +? Diễn biến ra sao? Học sinh đọc lại ghi nhớ HS thảo luận theo 2 nhóm các câu hỏi sau: ? Chi tiết hoang đường kì ảo là gì ? Hãy chỉ ra các yếu tố hoang đường kì ảo trong truyện ? ? Vì sao nói truyện Con Rồng cháu Tiên là truyện truyền thuyết? Hãy cho biết những chi tiết trong truyện có liên quan đến lịch sử Hoạt động IV - Hướng dẫn học ở nhà - Làm bài tập 1, 2, 3 sách ngữ văn (BT) ở nhà - Kể lại chuyện Nội dung bài học: ( kết quả hoạt động của học sinh) I . Tìm hiểu chung 1.Truyện truyền thuyết: - Là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. -Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử 2. Truyện " Con Rồng cháu Tiên " : - Thể loại : Truyền thuyết, vì : + Là truyện dân gian, nhân vật , sự kiện có liên quan đến quá khứ (lịch sử) + Có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo + Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân. * Đọc : -Phát âm đúng, giọng đọc đúng - Chú ý: giọng, lời nói của LLQuân khẳng khái, rõ ràng, lời của Âu Cơ: dịu dàng, thắc mắc * Chú thích:1,2,3,5,7 *. Bố cục -Đoạn 1: từ đầuLong Trang Nguồn gốc và hình dạng của Long Quân và Âu Cơ. - Đoạn 2: tiếp theo đến lên đường. Việc kết duyên của Âu Cơ và Long Quân -Đoạn 3. Còn lại II. Đọc- hiểu nội dung- ý nghĩa truyện: 1.Nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ *Nguồn gốc : đều là thần - Long Quân :nòi rồng, con thần Long Nữ - Âu Cơ: nòi tiên, thuộc họ thần Nông *Hình dạng: - Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ - Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần -> Chi tiết tưởng tượng kì lạ, đẹp đẽ, lớn lao *LQ mang vẻ đẹp kì vĩ, dũng mãnh, nhân hậu *Âu Cơ mang vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, thơ mộng -> Đó chính là vẻ đẹp anh hùng mà tình nghĩa của dân tộc VN. 2) Việc kết duyên và chuyện sinh nở của Long Quân và Âu Cơ * Rồng ở biển cả, Tiên ở núi cao gặp nhau à yêu nhau à kết duyên. * Âu Cơ có mang sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành 100 con trai. Đàn con không cần bú mớm tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. à Hoang đường, kỳ ảo (là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định). => Giải thích cội nguồn của dân tộc Việt Nam:Toàn thể nhân dân ta đều sinh ra trong một bọc, cùng chung một nòi giống tổ tiên. Từ đó mà 2 tiếng đồng bào thiêng liêng ruột thịt đã vang lên tha thiết giữa lúc Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập 2.9.1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” - Người đã nhắc lại 2 tiếng đồng bào, từ câu chuyện Bố Rồng, mẹ Tiên trong ngày mở nước xưa. => Để từ đó mọi người Việt Nam đều tự hào về nòi giống, hiện diện về tổ tiên mình khi ý thức được rằng mình là con Rồng cháu Tiên. * Chia con: - 50 xuống biển - 50 lên rừng Cai quản 4 phương, gặp khó khăn thì giúp đỡ nhau. à Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam ta dù ở miền xuôi hay miền ngược, nước ngoài đều cùng chung một cội nguồn, đều là con của Long Quân và Âu Cơ. (Đồng bào: cùng 1 bọc trứng sinh ra), vì vậy phải luôn thương yêu, đoàn kết. III- Tổng kết - Luyện tập 1. ý nghĩa của truyện * Cơ sở lịch sử: - Người con cả của Long Quân và Âu Cơ lên làm Vua gọi là Hùng Vương. - Đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, làm nên thời đại Hùng Vương trong lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam. - Tự hào về dòng dõi của mình Nguyện cố gắng học tập tốt để xứng đáng với cội nguồn. * ý nghĩa: Chuyện giải thích nguồn gốc các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc. 2.Nghệ thuật: Truyện thường có nhân vật, sự việc, diễn biến à Đó chính là văn bản tự sự (văn kể) (Sự việc diễn ra bao giờ cũng có nhân vật, có mở chuyện - diễn biến - kết chuyện, sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào sảy ra sau kể sau à trật tự thông thường). Để tìm hiểu kỹ hơn về văn tự sự tiết học tập làm văn các em sẽ rõ hơn. 3. Ghi nhớ: SGK 4. Luyện tập IV- Hướng dẫn học ở nhà * Rút kinh nghiệm giờ dạy : Ngày tháng năm 2006 Tiết 2 :Văn bản: Bánh chưng, bánh Giầy (Hướng dẫn học thêm) A. Mục tiêu cần đạt: Như tiết 1 B.Chuẩn bị của thầy và trò: - Giáo viên : Đọc sách giáo khoa ngữ văn 6, sách giáo viên ngữ văn 6, sách tham khảo có liên quan đến bài. Tranh minh hoạ . - Học sinh: Đọc, chuẩn bị bài ở nhà. C. Hoạt động dạy và học * Bài cũ : 1) Thế nào là truyện truyền thuyết ? 2) Kể các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” Và cho biết em thích chi tiết nào nhất, vì sao ? * Bài mới: a) Giới thiệu bài: Truyền thuyết Bánh trưng, bánh giầy là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh trưng, bánh giầy trong ngày tết, đề cao sự thờ kính trời, đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc. b) Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS Đọc - tìm hiểu chung văn bản - Cho học sinh đọc theo đoạn ( 3 đoạn) - Giáo viên nhận xét góp ý cách đọc - Giáo viên giúp các em hiểu kỹ hơn về các chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12, 13. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Đọc- hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện. GV cho HS thảo luận hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản: ?Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi ? ? Em có nhận xét gì về cách thức chọn người nối ngôi của vua Hùng ? Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ? Theo em nhân vật thần ở đây là chỉ ai ? vì sao? ? Em có nhận xét gì về chi tiết “thần” được sử dụng ở đoạn này? GV treo tranh ? Bức tranh miêu tả điều gì? Sau khi được thần báo mộng Lang Liêu đã làm gì và kết quả của việc làm đó ra sao à phần 3 ? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất, Tiên vương, Lang Liêu được nối ngôi vua? ? Hãy giải thích lý do hai thứ bánh được vua Hùng chọn làm lễ vật ? Qua việc Lang Liêu làm 2 thứ bánh bánh để cúng tiên vương và đã được vua truyền ngôi cho. Vậy theo em Lang Liêu được truyền ngôi như vậy có xứng đáng không.? ?Theo em Lang Liêu có được những phẩm chất nào mà đáng để cho em học tập?. ? ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh trưng, bánh giầy” ? Hoạt động III: Hướng dẫn Tổng kết - Ghi nhớ - luyện tập HS đọc ... cục : - Truyện kể theo trình tự thời gian. Gồm 3 phần. a. Mở truyện : Giới thiệu về lương y Phạm Bân. b. Thân truyện : Diễn biến câu chuyện qua một tình huống gay cấn, thử thách. c. Kết chuyện : Hạnh phúc chân chính lâu dài của gia đình vị lương y. II. Tìm hiểu chi tiết về văn bản 1. Phần mở truyện * Lương y họ Phạm được giới thiệu một cách trang trọng, thành kính, ca ngợi. * Ông được người đương thời trọng vọng vì : à Đó là một vị lương y có tấm lòng bồ tát quảng đại hiếm có. 2. Phần thân truyện - Xuất phát từ tấm lòng thương người hơn cả thương thân - Quyền uy không thắng nổi y đức : Tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mạng của chính bản thân thầy thuốc. Mặt khác còn thể hiện sức mạnh của trí tuệ trong cách cư xử. 3. Phần kết truyện - Thái y chỉ lấy sự chân thành để giãi bày - để từ đó thuyết phục được nhà vua. Đó là thắng lợi của y đức, của bản lĩnh, của lòng nhân ái và trí tuệ. III. Tổng kết * Ghi nhớ : SGK IV. Luyện tập Bài tập - Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, giữ gìn và vun trồng lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu, cùng với việc tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi,vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người. D : Rút kinh nghiệm giờ dạy - Ưu điểm :........................................................................................................... ............................................................................................................................... - Tồn tại :............................................................................................................... ............................................................................................................................... Tiết 66 : tiếng việt ôn tập và kiểm tra tiếng việt A. Mục tiêu cần đạt. 1. Củng cố những kiến thức đã học trong học kì 1, lớp 6. 2. Củng cố kĩ năng vận dụng tích hợp với phần văn và tập làm văn B. Chuẩn bị : Bảng phụ B. Thiết kế bài dạy học. I. Ôn tập và luyện tập (20-25) 1. Học sinh suy nghĩ và trình bày lại 5 sơ đồ hệ thống hóa về cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân loại từ, lỗi dùng từ, từ hoặc cụm từ.. theo SGK trang 169 – 171 2. Giáo viên tổng kết lại theo 5 sơ đồ trên một cách ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng. 3. Luyện tập a. Cho 3 từ sau : nhân dân, lấp lánh, vài. Phân loại các từ trên theo các sơ đồ phân loại 1, 3, 5. b. Có bạn học sinh phân loại các cụm danh từ , danh từ, cụm tính từ như sau. Bạn ấy sai hay đúng ? Sửa sai giúp bạn. Cụm danh từ Cụm động từ Cụm tính từ Những bàn chân Cười như nắc nẻ. Đồng không mông quạnh Đổi tiền nhanh Xanh biếc màu xanh Tay làm hàm nhai Buồn nẫu ruột Trận mưa rào Xanh vỏ đỏ lòng. c. Phát biểu cụm danh từ, cụm tính từ, cụm danh từ sau thành câu : - Đánh nhanh, diệt gọn - Xanh biếc màu xanh. - Những dòng sông ngày ấy. III. Kiểm tra viết (20-25) Đề bài : Câu 1. Thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ? Cho mỗi cụm từ một ví dụ tiêu biểu.? Câu2. Từ chích chòe thuộc loại từ nào. a. Từ đơn c. Từ láy b. Từ ghép d. Cụm danh từ. Câu3. Từ biển thuộc loại từ gì ? a. Từ thuần Việt c. Từ gốc Hán. b. Từ Hán Việt d. Từ mượn của tiếng Anh. Câu4. Từ đôi thuộc loại từ nào ? a. Danh từ chỉ số lượng. c. Lượng từ b. Số từ. d. Số từ chỉ ước phỏng . e. Số từ chỉ thứ tự. Câu5. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu có sử dụng các loại từ, cụm từ đã học, đề tài : quê hương. Ngày tháng năm 2007 Tiết 67 - 68 : Bài kiểm tra tổng hợp ngữ văn cuối học kỳ I. (Viết 2 tiết) Làm bài theo đề của sở giáo dục và đào tạo ra. ND: 6C:....................... ND: 6C:....................... Tiết 70 + 71 : Chương trình Ngữ văn địa phương ( Tiếng việt) Tìm hiểu một số lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn( không có quy tắc viết) A. Mục tiêu bài học Học sinh cần : 1. Kiến thức : Kết hợp với phần văn để tìm hiểu một phần nhỏ kho tàng văn hóa địa phương. Từ đó thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng kể chuyện dân gian khi được nghe kể hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích. 3 : Thái độ : Thêm yêu Ngư văn địa phương B. Chuẩn bị 1. Giáo viên : Sgk, sgv, ga 2. Học sinh : Học bài, chuẩn bị bài C. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức lớp ( 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Bài mới Hoạt động Nội dung HĐ1 : Khởi động- giới thiệu bài (3 phút) HĐ2 : Phân tích mẫu hình thành khái niệm. ( 40 phút) - Gv đọc mẫu một lần - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đồng thanh một lần - gv gọi từng em đọc và phân biệt sự khác nahu giữa các cặp phụ âm HĐ3 : Hướng dẫn luyện tập ( 40 phút) ? Điền phụ âm thích hợp vào trong chỗ trống ? ? Điền tr/ch, s/x, l/n, r/d/gi vào trong các câu sau ? ? Tìm các từ láy phụ âm ? Viết chính tả nghe - đọc I . Đọc và phát âm các cặp phụ âm dễ lẫn - Ngưòi kinh : Tr/ Ch, s/x, l/n, r/d/gi - Người thiểu số : l/đ, k/ kh, r/s, đ/d II. Làm bài chính tả Bài tập 1 a : .....ái cây, ...ờ đợi, ......uyển chỗ .......ơ chụi. b : .....ấp ngửa, .......sản......xuất, bổ...... sung, .....ua đuổi. c. ........ạc hậu, .....ói năng, ......ết na,........ d. ......ũ rượi, .........ắc rối,......ảm giá,........rung ...inh Bài tập 2 - ...ị tôi đứng.....ải tóc ..ước gương - ...úng tôi phải đăngkí tạm...ú tạm vắng - vốn người.....ông sáo, với khẩu ...úng trường trên tay - Với tâm trạng u uất... ặng.....ề, anh tôi đã .....ặng ...ẽ ra đi Bài tập 3 - Xanh xanh, đo đỏ, lưu luyến, trục trặc........ Bài tập 4 Học sinh nghe giáo viên đọc và viết vào vở HĐ4 : ( 5 phút) 1 : Củng cố : Nội dung chính của bài 2 : Dặn dò : Học bài chuẩn bài D : Rút kinh nghiệm giờ dạy - Ưu điểm :............................................................................................................ ............................................................................................................................... - Tồn tại :............................................................................................................... ............................................................................................................................... ND : 6C :..................... Tiết 72 : Trả bài kiểm tra kì i A. Mục tiêu bài học Học sinh cần : 1. Kiến thức : Học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của bản thân. 2. Kĩ năng : Biết cách chữa các loại lỗi trong bài làm để rút kinh nghiệm cho học kì II. 3. Thái độ : Có ý thức sửa chữa và rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: chấm bài, trả bài cho hs 2. Học sinh: xem xét phần chấm của Gv. C.Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức lớp ( 1p) 2. Bài mới Hoạt động Nội dung HĐ1: Nêu lại đề ( 15 p) Đề đã phô tô của phòng giáo dục HĐ2: Trả bài ( 17p) Hs đọc lại đề bài Gv nêu đáp án. Hs đọc đề phần tự luận . Gv nêu yêu cầu của từng phần tự luận. Gv nêu yêu cầu về ND đ/v từng đề TLV. Gv nhận xét ~ ưu điểm, tồn tại và kết quả chung của cả lớp HĐ3: Giải đáp thắc mắc. ( 10 p) - Vào điểm phân loại kết quả bài kiểm tra - Giỏi......... Khá............ - TB:........... Yếu:.......... - Kém:.......... HĐ4: Nhắc nhở - dặn dò ( 2p) - ôn tập lại kiến thức - Chuẩn bị bài kì II I. Đề bài ( Đã phô tô theo đề của phòng) II. Nhận xét đánh giá 1. Ưu điểm - Phần trắc nghiệm làm tốt - Phần tập làm văn một số em đã học sinh làm rõ được vấn đề - Một số bài làm tốt như: Linh, Thuỳ, Tính.......... 2. Tồn tại - Phần TLV làm đủ ý, đúng kiểu văn bản nhưng chưa sáng tạo... - Diễn đạt chưa có h/ảnh và chưa biểu cảm, nội tâm chưa sâu - Chữ viết còn rất xấu, sai nhiều lỗi chính tả Một số bài làm chưa tốt như: Cứ A Cu, Sình, Lảo Vinh....... 3. Hướng khắc phục - cần tự học tự tìm các đề bài tương tự để phân tích - Có thể tìm thêm nhiều bài văn tham khảo để đọc - Chưa hiếu có thể hỏi giáo viên để giải đáp thắc mắc D. Rút kinh nghiệm giờ dạy - Ưu điểm:............................................................................................................ ............................................................................................................................. - Tồn tại:................................................................................................................ .............................................................................................................................. Tiết 71 : tập làm văn Hoạt động ngữ văn cuối học kỳ i (Thi kể chuyện) A. Mục tiêu bài học Học sinh cần : 1. Kiến thức :Động viên toàn lớp, nhiệt tình tham gia. 2.Ki Chuẩn bị kĩ để buổi thi tiến hành có kết quả, vui tươi, thiết thực và bổ ích. * Dự kiến phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức. - Kết hợp với kể chuyện là chính, xen với hình thức đọc, ngâm thơ, hát... - Có hình thức động viên, khen thưởng, thích đáng kịp thời. B. Thiết kế nội dung và tiến trình thực hiện 1. Chuẩn bị học sinh tổ chức, dẫn chương trình. 2. Chuẩn bị đề thi, đáp án, giám khảo. 3. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ. 4. Nêu yêu cầu thể lệ cuộc thi. 5. Bốc thăm câu hỏi. 6. Theo dõi học sinh thi, đánh giá, nhận xét về : Nội dung truyện, giọng kể , tư thế kể , lời mở , lời kết, minh hoạ ,nếu có. 7. Giáo viên tổng kết. Ngày tháng năm 2007 Tiết 72 : Trả bài kiểm tra ngữ văn học kì i A. Mục tiêu cần đạt. 1. Học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của bản thân. 2. Biết cách chữa các loại lỗi trong bài làm để rút kinh nghiệm cho học kì II. B. Tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động 1 : - Giáo viên trả bài trước 3 ngày. - Đọc kĩ, tự sửa lỗi. Hoạt động 2 : - Giáo viên nhận xét tổng hợp các loại ưu, nhược trong bài làm của học sinh. - Giáo viên cùng học sinh thống nhất yêu cầu trả lời cho từng câu tuỳ ý. - Giáo viên nhận xét phần bài viết tự luận. - Học sinh đọc một bài tự luận khá nhất. Hoạt động 3 : - Giáo viên rút kinh nghiệm chung về các phương pháp, biện pháp học tập môn Ngữ văn theo hướng tích hợp, chuẩn bị cho học kì 2. - Học sinh yêu cầu, đề nghị. Bằng những chi tiết ..........................................................................., ,truyện Sự tích Hồ Gươm..................................................................tính chất nhân nghĩa ,tính chất nhân dânvà chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo .Truyện cũng nhằm giải thích .........................................................của hồ Hoàn Kiếm ,đồng thời thể hiện khát vọng ...........................................................................của dân tộc .
Tài liệu đính kèm: