Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 132

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 132

Ngữ văn – Bài 1

CON RỒNG CHÁU TIÊN

-Truyền thuyết -

I/- MỤC TIÊU:

 - Học sinh hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết, hiểu được ý nghĩa, nội dung của truyện; hiểu được ý nghĩa những chi tiết kì ảo, tưởng tượng của truyện “Con Rồng cháu Tiên”.

 - RLKN đọc, kể, chỉ ra được các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, phân tích, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa truyện.

 Giáo dục học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tự hào về nguồn gốc tổ tiên.

II/- CHUẨN BỊ:

 - GV: Giáo án, SGK, SGV

 - HS: Soạn bài, SGK, vở viết

III/- CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

A/ ổn định tổ chức:

B/ Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh đầu năm.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

 

doc 393 trang Người đăng thu10 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S : 06 / 9 / 07
 G: : 07 / 9 / 07
Ngữ văn – Bài 1 
Con rồng cháu tiên
-Truyền thuyết - 
I/- Mục tiêu: 
	- Học sinh hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết, hiểu được ý nghĩa, nội dung của truyện; hiểu được ý nghĩa những chi tiết kì ảo, tưởng tượng của truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
	- RLKN đọc, kể, chỉ ra được các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, phân tích, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa truyện. 
	Giáo dục học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tự hào về nguồn gốc tổ tiên. 
II/- Chuẩn bị: 
	- GV: Giáo án, SGK, SGV 
	- HS: Soạn bài, SGK, vở viết 
III/- Các bước lên lớp: 
A/ ổn định tổ chức: 
B/ Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh đầu năm. 
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động. 
 Truyền thuyết là 1 thể loại tiêu biểu trong kho tàng VHVN, được ND bao đời ưa thích. Truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà ND ta qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình. “Con Rồng cháu Tiên” là 1 truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi T2 về thời đại các vua Hùng. ND, ý nghĩa của truyện ntn ? để thể hiện ND, ý nghĩa ấy, truyện đã dùng những hình thức NT độc đáo gì ? vì sao ND ta qua bao đời rất tự hào và yêu thích câu chuyện này ? giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu  
* Hoạt động 2: HD học – hiểu VB’ 
- GV: Hướng dẫn đọc: Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết ly kì, thuần, tưởng tượng. Thể hiện lời thoại của Âu Cơ: Lo lắng, than thở. 
- Gọng LL Quân: Tình cảm, ân cần, chậm dãi 
- GV đọc 1 lượt, kể tóm tắt 1 lần -> gọi 3 HS đọc ( mỗi em đọc 1 phần) -> 1 HS kể T2 -> cho HS nhận xét cách đọc – GV nhận xét 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 1, 2, 3 
I/ Đọc - thảo luận chú thích 
1/ Đọc 
2/ Chú thích 
- 
 - Em hiểu gì về truyền thuyết ?
+ Loại truyện dg kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo, T2 thể hiện thái độ và cách đánh giá của ND đối với các sự kiện và NV lịch sử được kể. 
- Truyện có những NV nào ? NV nào là chính ? vì sao ? ( LL Quân và Âu Cơ là NV chính vì được nói đến trong suốt VB’) 
- GV cho HS đọc từ đầu  Long Trang 
- Tìm những chi tiết thể hiện tính chất kỳ lạ lớn lao đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của LLQ - Âu cơ. ?
- Em có nhận xét gì về cách giới thiệu 2 NV (giới thiệu cụ thể về lai lịch, tài năng, hành động, chân dung )
- Em cảm nhận được điều gì về 2 NV LLQ, Âu Cơ?
- Theo em truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử dân tộc ? 
(Sự nghiệp mở nước thời Hùng Vương) 
 Và sự kiện nào đã gắn kết 2 con người tài sắc ấy. 
 Việc kết duyên của LLQuân và Âu Cơ có gì khác thường ? 
 GV nhấn mạnh ý nghĩa của Rồng – Tiên: Biểu tượng cho những cái đẹp đẽ lớn lao, kỳ vĩ. 
- Việc Âu Cơ sinh nở có gì lạ ? 
(Trăm trứng – trăm con) 
- Cuộc sống gđ Âu Cơ - LLQ đang hạnh phúc thì có sự việc gì xảy ra ? (LLQ về biển - Âu cơ 1 mình nuôi con) 
- Nếu bỏ sự việc này đi có được không ? tại sao? ( không vì các sự việc được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lý) 
- Họ giải quyết sự việc ấy bằng cách nào ? ( chia con) 
- GV cho HS thảo luận nhóm C3 với yêu cầu: ý nghĩa chi tiết LLQ và Âu cơ chia con và chia tay. 
+ HS thảo luận (3’) đại diện trả lời 
- KL: Nguyên nhân: Rồng  biển, trên quen  núi -> xa nhau là không thể tránh khỏi. Vợ chồng vốn thương yêu nhau, vì hoàn cảnh bắt buộc  chia tay. Đàn con đông đúc tất nhiên phải chia đôi ( rừng, biển -> Cái lõi LS là sự PT của cộng đồng dân tộc -> mở mang đất nước về 2 hướng: Biển và rừng -> các tộc người sinh sống trên đất VN đều chug 1 dòng máu, chung 1 gđ, cha mẹ. 
-. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo ? vai trò của các chi tiết này trong truyện ? (những chi tiết không có thật, nhằm tô đậm t/chất kì lạ lớn lao của n/v, thần kì hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc, làm tăng sức hấp dẫn của TP’ ) 
* Hoạt động 3: HD tổng kết
- Theo em truyện có ý nghĩa gì ? 
+ HS nêu các ý trong ghi nhớ 
- GV gợi HS đọc ghi nhớ – chốt ý chính 
* Hoạt động 4: HD luyện tập 
Học sinh đọc yeu cầu BT1
- Nêu những truyện tương tự
=> Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc người trên đất nước ta. 
- GV: Gọi 2 HS kể: Kể đúng cốt truyện chi tiết cơ bản, kể diễn cảm,dùng lời văn của cá nhân để kể. 
* Truyền thuyết ( sgk – 7) 
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Hình tượng LLQ và ÂCơ 
LLQ 
- Nòi giống ở dưới nước
- Con thần Long nữ 
- Sức khoẻ vô địch nhiều phép lạ 
- Giúp dân trừ ngư tinh, Hồ tinh, mộc tinh 
Âu cơ
- Dòng tiên, ở trên núi. 
- Họ thần nông 
- Xinh đẹp tuyệt trần 
- Dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở cao quý, tài 
-> Nguồn gốc cao quý, tài đức vẹn toàn. 
2/ Việc kết duyên và chia 
tay của 2 vị thần. 
Rồng (biển) – Tiên (núi) – kết duyên chồng vợ 
 Sinh 1 bọc trăm trứng – nở trăm người con 
Chia 50 con xuống biển 
 50 con lên rừng 
Hợp lý 
* Truyện đã XD các chi tiết NT tưởng tượng, kì ảo, nhằm làm nổi bật tài đức với cách giải quyết hợp tình, hợp lý của LLQ và Âu Cơ 
- Truyện phản ánh nhu cầu ư của dân tộc Việt và liên quan đến lịch sử dân tộc thời Hùng Vương. 
III/ Ghi nhớ ( sgk – 8) 
IV/ Luyện tập: 
Bài 1: (Sgk – 8) 
Các truyện tương tự 
+Quả trứng to nở ra con người ( dt Mường)
+ Quả bầu mẹ(Kế hoạchơ Mú) 
Bài 2: ( SGK – 8) 
Kể diễn cảm lại truyện 
	D/ Củng cố: Những chi tiết tưởng tượng kì ảo có ý nghĩa gì ? 
	( tượng trưng, tô đậm t/c’ kỳ lạ, thần kì hoá nguồn gốc dân tộc ) 
	Quản ca bắt nhịp hát bài “Nổi trống lên” 
	E/ Hướng dẫn học bài 
	- Học thuộc ghi nhớ, kể lại truyện, cảm nghĩ v hình tượng LLQ, ÂCơ 
	- Chuẩn bị bài: Bánh chưng, bánh giày
 Đọc bài – trả lời các câi hỏi trong phần đọc – hiểu VB’, tập kể. 
 S : 06 / 9 / 07
 G : 07 / 9 / 07
 Ngữ văn – Bài 1 
 Tiết 2
Bánh chưng, bánh giầy 
 Truyền thuyết – (tự học có hướng dẫn)
 I/- Mục tiêu: 
	- Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa truyện, những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian. 
	- RLKN đọc, diễn cảm, kể T2, tìm và phân tích ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện. 
	- Giáo dục học sinh biết ơn người lao động, thờ kính trời đất tổ tiên, thái độ yêu LĐ, tự hào về nền VH cổ truyền độc đáo của dân tộc. 
 II/- Chuẩn bị: 
	- GV: Giáo án, SGK, SGV 
	- HS: Soạn bài, SGK, vở viết 
 III/- Các bước lên lớp: 
A/ ổn định tổ chức: 
B/ Kiểm tra bài cũ
Em hiểu thế nào là truyền thống ? nêu cảm xúc của bản thân sau khi học truyện “CRCT”. 
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động. 
 Mỗi khi tết đến, xuân về, người VN ta lại nhớ tới câu đối quen thuộc “và rất nổi tiếng”
 “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ 
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” 
 Bánh chưng cùng bánh giày là 2 thứ bánh không những rất ngon, rất bổ, không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của dân tộc VN, mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa, lí thú. Các em có biết 2 thứ bánh đó bắt nguồn từ 1 truyền thuyết nào ? giờ học này chúng ta tìm hiểu. 
* Hoạt động 2: HD Đọc – hiểu VB
- GV hướng dẫn: Giọng chậm rãi, t/c’, chú ý lời nói của thần trong giấc mộng của Lang Liêu, giọng âm vang, xa vắng. Giọng vua Hùng đĩnh đạc, chắc khoẻ. 
- GV đọc – gọi 2 HS đọc – 1 HS kể T2 -> HS nhận xét -> GV sửa chữa cách đọc cho HS 
- HS thảo luận các chú thích: 1, 2, 7, 8, 9 
- Truyện có những nv nào ? nv nào là chính ? tại sao ? (Vua, các lang, Lang Liêu – nv chính là Lang Liêu vì các sự việc đều xoay quanh L2 từ đầu -> hết truyện). 
- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? điều kiện và hình thức thực hiện ? 
+ H/c’: Vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên, thiên hạ thái bình, các con đông ( 20 người) 
 T/ chuẩn người nối ngôi: Nói chí vua  con trưởng. 
- Vua lựa chọn người nối ngôi = hình thức nào ? 
+ Câu đố. 
- Em có nhận xét gì về việc vua muốn chọn người nối ngôi.? 
+ Vua muốn chọn người có chí, có tài để nối ngôi trị vì, đất nước đem lại cs ấm no hạnh phúc cho dân. Đ đạt được ý định của mình vua đưa ra 1 đòi hỏi mang t/c 1 câu đó đặc biệt để thử tài  đây cũng chính là 1 tình huống có vấn đề 1 chi tiết có ý nghĩa đặt ra trong các câu chuyện đ gây hấp dẫn,hứng thú cho người đọc -> đ2 của văn tự sự. 
- GV cho HS đọc từ “các lang ai  hình tròn” 
- Các con của vua đã làm gì để thực hiện ý vua?
+ Tìm của ngon, vật lạ, lễ hậu 
GV: Chỉ có Lang Liêu là buồn nhất và suy nghĩ mãi để tìm lễ dâng vua. LL là người ntn và chàng đã giải, được câu đố ra sao .
- CS của LL có gì đáng chú ý ? 
- Điều đó giúp em hiểu gì về LL ? 
+ Con vua nhưng phận rất gần gũi dân thường 
- LL làm theo lời thần ntn ? việc chàng làm bánh chứng tỏ điều gì ? 
+ Hiểu ý thần và thể hiện được ý thần 
GV: LL đã hiểu được ý thần “không gì quý hơn hạt gạo và t/hiện được ý thần “hãy lấy gạo làm bánh mà lễ TV” các lang khác chỉ biết mang tiến cúng TV những sơn hào hải vị, những món ăn ngon, những vật liệu chế biến thành chúng con người không làm ra được. Thần ở đây chính là ND  ND rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra. 
- GV cho HS thảo luận nhóm cách 2 với yêu cầu: Vì sao 2 thứ bánh của LL được vua chọn để tế trời, đất, TV và LL được chọn nối ngôi vua. 
+ HS thảo luận 2’ - đại diện trả lời. 
GV: 2 thứ bánh có ý nghĩa thực tế quí trọng nghề nông, quí trọng hạt gạo nuôi sống con người, là sản phẩm do con người làm ra  đem cái quý nhất trong trời đất do chính tay mình làm ra mà tiến cúng T.V, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình. 
- Việc LL được chọn nối ngôi có phù hợp không ? vì sao ? 
+ Phù hợp vì chàng thông minh, tài đức vẹn toàn – 1 sự kiện quan trọng trong chuỗi các sự kiện của 1 TP’ 
* Hoạt động 3: HD tổng kết 
- Theo em truyện có ý nghĩa gì ? 
+ Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, đề cao LĐ, đề cao nghề nông. 
- Em có nhận xét gì về NT của truyện ? 
+ Nhiều chi tiết hoang đường, kỳ ảo, cách XD nv phù hợp với mơ ước của người dân lao động. 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập 
-
 Nêu yêu cầu BT1 
I/ Đọc thảo luận chú thích
1. Đọc: 
2. Chú thích. 
II. Tìm hiểu văn bản. 
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi. 
- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, Vua đã già. 
- ý của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng. 
- Hình thức: lễ Tiên Vương ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi. 
đ Vua muốn chọn người có tài, có đức, có chí lớn. 
2/ Cuộc đua tài, dâng lễ vật 
a) Các lang 
 Đua nhau tìm của ngon vật lạ 
b) Lang Liêu: 
- Thiệt thòi nhất – chỉ chăm lo đồng áng trồng lúa, khoai đ cuộc sống b ... , giới thiệu, miêu tả về cảnh đẹp TN. 
Cảm nhận của em về hang động Phong Nha ? 
 +Đẹp lộng lẫy, kì bí  
- Nắm chắc ND văn bản. Thuộc ghi nhớ. 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập dấu câu ( dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy) trả lời các bài tập. 	
 **********************************************
Soạn: 5/5/10 
Giảng:7/5/10
Ngữ văn – Bài 31
Tiết 132 - 133
Ôn tập về dấu câu 
	(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) 
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức 
 - Học sinh hiểu được công dụng của ba loại dấu kết thúc câu Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
2. Kĩ năng 
 - Có KN biết tự phát hiện ra và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác. 
3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng các dấu câu. 
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
C. Phương pháp: Đàm thoại
D. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức: ( 1’) 
2. Kiểm tra bài cũ. (3’)
Nếu viết “Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kiêu kì muôn màu, muôn sắc ấy” thì câu văn mắc lỗi nào ? hãy chữa lại cho đúng ? 
	( Thiếu VN – HS chữa lại: Thêm VN cho câu) 
3. Bài mới:
* Khởi động:
- Mục tiêu: Gây được hứng thú học tập cho học sinh
- Thời gian: (1’)
- Cách tiến hành
 H: Có những kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào đã học ? kể tên ? ( trần thuật, hỏi, cầu khiến, cảm) 
 Trong khi viết câu, ta thường hay mắc lỗi đánh dấu câu không chính xác do hiểu sai mục đích nói của câu hoặc chưa nắm chắc các TP câu. Tiết học này sẽ giúp chúng ta củng cố về cách dùng các loại dấu câu. 
HĐ1. Tìm hiểu bài
- Mục tiêu: Học sinh hệ thống hoá được lượng kiến thức về dấu câu
- Đồ dùng dạy học
- Thời gian: (40’)
- Cách tiến hành
Bước 1. Hướng dẫn HS thực hiện các ND. 
- GV treo bảng phụ ghi ND các bài tập – gọi HS đọc. 
H: Gọi tên các câu a, b, c, d dựa trên kiến thức đã học về các loại câu chia theo mục đích nói ?
a: cảm; b: nghi vấn ; c: cầu khiến ; d: trần thuật 
H: Dựa trên tên gọi của 4 loại câu, hãy điền các dấu thích hợp ( hỏi, chấm, chấm than) 
GV cho HS đọc bài tập. 
H: Cách dùng dấu . ? ! trong các câu có gì đặc biệt ? 
GV: Cả 2 câu đều là câu CK nhưng cuối câu đều dùng dấu chấm -> cách dùng đặc biệt dấu chấm. 
+ câu b: dấu ! ? đặt trong ngoặc đơn thể hiện thái độ nghi ngờ về tin đưa của AFP, biểu thị thái độ châm biếm của tác giả -> cách dùng đặc biệt của dấu câu này. 
Bước 2. Ghi nhớ
H: Qua các BT, em thấy công dụng của dấu . ? ! như thế nào ? 
I. Công dụng: 
1. Bài tập 1 (sgk 149) 
* Phân tích ngữ liệu. 
1.1. Bài tập 1.
a) Dấu chấm than (!) – cảm 
b) Dấu chấm hỏi (?) – nghi vấn 
c) Dấu chấm than (!) – cầu khiến 
d) dấu chấm ( . ) – trần thuật 
 1.2. Bài tập 2 ( sgk 149 – 150) 
* Phân tích ngữ liệu 
 Đây là cách dùng đặc biệt tỏ ý nghi ngờ hoặc mỉa mai. 
3. Ghi nhớ ( sgk 150) 
ơ + -GV: 
HĐ2. Chữa một số lỗi thường gặp
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và chữa được các lỗi thông thường
- Thời gian: (40’)	
- Cách tiến hành
Bước 1. Bài tập
GV treo bảng phụ ghi BT – HS đọc 
H: So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp sau ? 
H: Hãy chữa lại các câu dùng sai dấu ở BT2 
GV cho HS thảo luận nhóm.
 C3 với yêu cầu: 
 N1, 2, 3 thảo luận bài 1 
 N4, 5, 6 thảo luận bài 2, 3 
- HS thảo luận trong vòng 5’ đại diện trả lời. 
- HS nhận xét, bổ sung GV chốt các ý. 
 GV treo bảng phụ có ghi BT4 yêu cầu HS lên bảng đánh dấu thích hợp vào đoạn đối thoại đó. 
II. Chữa một số lỗi thường gặp. 
1. Bài tập (sgk) 
1.1. Bài tập 1. 
Câu a1: Dấu chấm ở Q’Bình là hợp lí 
Câu a2 dùng dấu phẩy sau Q’bình không hợp lí vì biến thành câu ghép có 2 vế nhưng ý nghĩa 2 vế rời rạc, không liên quan chặt chẽ với nhau.
Câu b1: Dùng dấu chấm sau bí hiểm là không hợp lí vì tách VN ra khỏi CN, cắt đôi cặp quan hệ từ vừa  vừa. 
- Câu b2 dùng dấu chấm phẩy là hợp lý 
1.2. Bài tập 2: 
- Vì 2 câu là câu trần thuật. 
* Chữa: Dùng dấu chấm (.) 
Luyện tập 
Bài 1 (sgk 151) Đặt dấu chấm thích hợp vào đoạn văn. 
 sông Lương  đen xám  đã đến  toả khói  trắng xoá. 
1.3. Bài 3 (sgk 151) 
 Dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng – chưa ?  nếu tới đó  đến thăm động như vậy ? -> đây là câu trần thuật, không dùng dấu hỏi được mà phải thay bằng dấu chấm (.) 
1.4. Bài 4 ( sgk 152) 
 Đặt dấu chấm than vào câu thích hợp. 
a) Động Phong Nha  nước ta. 
b) Chúng tôi  quê tôi. 
c) Động Phong Nha  biết hết. 
1.5. Bài 5 (sgk 152)
 Đặt dấu câu thích hợp 
- Mày nói gì ? 
- Lạy chị, em nói gì đâu ! 
 Rồi Dế choắt lùi vào. 
- Chối hả ? chối này ! chối này ! 
 Mỗi câu “chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.
4. Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà
 - Nêu công dụng của các loại dấu câu. 
- Dấu chấm (.) 
- Dấu chấm hỏi (?) 
- Dấu chấm cảm (!) 
- Học kĩ bài, nắm vững công dụng của các loại dấu vận dụng khi đặt câu. 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập dấu câu ( dấu phẩy) làm các BT ở các mục. 
 ********************************************
Soạn: 6/5/10
 Giảng: Bù Ngữ văn 
 Tiết 137
 Tổng kết phần tiếng việt
A. Mục tiêu bài học
1. kiến thức
 - Giúp học sinh nắm được công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của dấu phẩy. 
2. Kĩ năng 
 - Có KN phát hiện và sửa chữa các lỗi về dấu câu. 
3. Thái độ 
 - Giáo dục HS có ý thức sử dụng dấu câu khi viết. 
1/ ổn định tổ chức: ( 2’) sĩ số: 	, hát 
2/ Kiểm tra bài cũ. 5’ 
Nêu công dụng của các dấu . ? ! . Đặt các câu minh hoạ. 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động. 
 H: Qua các bài viết của mình, em hay mắc lỗi gì về dấu câu ? 
 + HS trả lời trên thực tế của mình. 
 GV: Trong các bài viết, các em đã đạt được điều gì và còn tồn tại ở điểm nào ? cách sửa ra sao ? chúng ta cùng vào bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện các ND
 GV treo bảng phụ ghi BT – Gọi HS đọc 
 H: Em hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp ? (em đánh dấu trên bảng phụ) 
 H: Tìm các từ ngữ cùng giữ chức vụ như nhau trong câu a ? 
 HS xác định: Cùng giữ chức vụ VN trong câu (ngựa sắt,  sắt ) 
 H: Dấu phẩy trong câu b phân cách bộ phận nào? 
H: Dấu phẩy trong câu c ngăn cách bộ phận nào ? 
H: Em thấy dấu phẩy có công dụng gì ? 
GV treo bảng ohụ cho HS đọc 
H: Em hãy đặt dấu phẩy vào đúng chỗ của nó ? 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập 
H: Em nêu yêu cầu của BT1 ? 
GV cho HS thảo luận nhóm C1 – 1’ thông qua phần chuẩn bị ở nhà. 
 HS trao đổi và đại diện các bàn trả lời – nhận xét, bổ sung. 
I/ Công dụng. 
1/ Bài tập ( sgk 157, 158) 
2/ Nhận xét. 
a1. Giữa TN với nòng cốt câu. 
a2. Dấu phẩy đánh dấu ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ NP trong câu. 
b. Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa 1 từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. 
c. Các vế của 1 câu ghép 
3/ Ghi nhớ ( sgk 158) 
II/ Chữa một số lỗi thường gặp. 
1/ Bài tập ( sgk 158) 
2/ Nhận xét. 
a) Câu 1: Các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu – CN 
b) C1: Dấu phẩy dùng giữa TP phụ TN với CN – VN 
 C2: Dấu phẩy dùng các vế trong câu ghép. 
III/ Luyện tập. 
Bài 1 ( sgk 158) 
 Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp 
a đến nay (1).. yêu nước (2)
a1: Ngăn cách TN với nòng cốt câu 
a2: Ngăn cách giữa 2 VN 
b. Buổi sáng (1) cành cây, bãi cỏ (2)
 Núi đồi, thung lũng, làng bản (3)
 Mây/  đất (4)  nhà (4)  đi đường 
b1: Ngăn cách Tn với CN-VN 
b2: Ngăn cách 2 bổ ngữ 
b3: Ngăn cách 3 CN 
b4: Ngăn cách 3 VN 
Bài 2 ( 159)
Điền CN thích hợp đ tạo câu hoàn chỉnh 
a xe máy, xe đạp, ô tô  
b hoa cúc, hoa hồng 
c vườn nhãn, vườn ổi  
Bài 3 ( 159) 
Thêm VN thích hợp để tạo câu hoàn chỉnh
a thu mình trên cành cây, rụt cổ lại 
b đến thăm ngôi trường cũ, thăm thầy, cô 
c thẳng, xoè cánh quạt 
d xanh biếc, hiền hoà 
 Bài 4 (159) nhận xét cách dùng dấu phẩy trong câu. 
 - ngắt nhịp điệu cân đối, diễn tả sự vận hành đều đặn, kiên nhẫn của chiếc cối xay
- Dấu phẩy được dùng nhằm mục đích tu từ. 
ơ + -GV: 
	4/ Củng cố: (3’) 
 	- nêu công dụng của dấu phẩy ( 4 công dụng) 
	5/ Hướng dẫn HS học bài (2’). 
	- Học kĩ, nắm chắc công dụng của dấu phẩy, vận dụng khi viết câu. 
	- Lập lại dàn ý bài văn miêu tả sáng tạo. 
S: 8/4/08 
 G: 29/4/08
 Ngữ văn – Bài 32
 Tiết 132
Trả bài tập làm văn miêu tả sáng tạo 
Trả bài kiểm tra tiếng việt 
I/- Mục tiêu: 
 	- Giúp học sinh nhận ra những ưu – nhược điểm trong các bài viết của mình, ôn lại, củng cố kiến thức lí thuyết và các kĩ năng làm bài, trả lời câu hỏi trong bài tập làm văn và Tiếng Việt. Học sinh thấy được bài viết Tập làm văn phải có bố cục ba phần, dù là văn miêu tả sáng tạo cũng cần trình bày nội dung theo 1 trình tự miêu tả hợp lí. 
	- RLKN sửa lỗi, dùng từ, đặt câu. 
	- Giáo dục HS có ý thức tự giác vận dụng kiến thức đã học vào các bài viết. 
II/- Chuẩn bị: 
	- GV: Hai bài kiểm tra đã chấm 
	- HS: Lập dàn ý đề kiểm tra Tập làm văn 
 III/- Các bớc lên lớp: 
1/ ổn định tổ chức: ( 2’) sĩ số: 	, hát 
2/ Kiểm tra bài cũ. 5’ 
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh 
3/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 
TG
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động. 
 H: Qua bài viết của mình và bài kiểm tra Tiếng Việt em thấy đề bài ra sao ? ( dễ hay khó ) 
 H: Đã xem kĩ bài viết của mình, em đã sửa được những lỗi nào ? 
 GV: Để trao đổi những điều đã đạt được và những tồn tại còn mắc. Giờ trả bài sẽ giúp chúng ta nhận ra các lỗi và cách sửa. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện các ND
H: Em hãy đọc đề bài ? 
+ HS đọc – GV ghi lên bảng 
GV gọi 3 HS lên bảng ghi ngắn gọn dàn ý đã lập ( chuẩn bị ở nhà) 
+ HS làm – HS nhận xét – GV bổ sung. 
I/ Trả bài Tập làm văn. 
 Đề bài: Từ bài văn “Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. 
1/ Xác định yêu cầu của đề. Lập dàn ý 
 (đáp án tiết 121, 122 ) 
2/ Nhận xét ưu điểm, nhược điểm. 
a) Ưu điểm: 
 - Nhiều bài đảm bảo yêu cầu đề ra, nội dung bài viết phong phú 
- Đi đúng kiểu bài: Miêu tả tưởng tượng sáng tạo dựa trên một văn bản có sẵn. 
- Biết chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật đối tượng cần tả. 
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý. 
- Trình bày khoa học, sạch. 
- Biết liên kết câu, đoạn; diễn đạt trôi chảy. 
b) Nhược điểm: 
- Một số bài viết chưa có tính sáng tạo, chưa lựa chọn được chi tiết hình ảnh đặc sắc; có bài còn xa đề ( thời gian kéo dài đến trưa -> đến tối) 
- Lời văn chưa rõ ràng. 
- Viết sai nhiều lỗi: Chính tả, dùng từ 
- Diễn đạt lủng củng, không thoát ý 
3/ Chữa lỗi 
a) Lỗi diễn đạt.
ơ + -GV: 
	4/ Củng cố: (3’) 
 	- Nêu công dụng của các loại dấu câu. 
	- Dấu chấm (.) 
	- Dấu chấm hỏi (?) 
	- Dấu chấm cảm (!) 
	5/ Hướng dẫn HS học bài (2’). 
	- Học kĩ bài, nắm vững công dụng của các loại dấu vận dụng khi đặt câu. 
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập dấu câu ( dấu phẩy) làm các BT ở các mục. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6(41).doc