Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Nhung

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Nhung

A. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.

- Thấy được cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.

- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-một nét đẹp văn hóa của người Việt.

2. Kĩ năng: Giúp HS:

- Đọc-hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết,

- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS lòng yêu quý và tự hào về các phong tục, tập quán-nét đẹp văn hóa của dân tộc.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- SGK, giáo án, phấn.

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi, vở soạn

C. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học:

- Động não.

- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Bình giảng.

D. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định lớp:(1’)

- Sỹ số: Lớp 6B: . Vắng: .

 Lớp 6D: . Vắng: .

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

H: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện “con rồng cháu tiên”? Chọn một chi tiết kì ảo mà em thích và nêu ý nghia của chi tiết đó?

TL: - Ý nghĩa:

+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của dân tộc.

+ Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.

 - HS trả lời:

3. Bài mới: (35’)

H: Em có biết mỗi khi tết đến xuân về nhân dân ta thường có phong tục gì?

TL: Phong tục làm báng chưng, bánh giầy.

GV: Mỗi khi tết đến xuân về người Việt Nam chúng ta lại nhớ tới câu đối rất quen thuộc, nổi tiếng:

 “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

 Bánh chưng, bánh giầy là những thứ bánh rất nổi tiếng, rất ngon, bổ và đặc biệt không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của dân tộc VN. Bánh chưng, bánh giầy còn mang bao ý nghĩa sâu xa, lí thú. Các em có biết hai thứ bánh đó được bắt nguồn từ truyền thuyết nào của thời Vua Hùng? Để biết được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

 

doc 20 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng:	Lớp 6B:; 	Lớp 6D
Tiết:1 Bài 1
Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 (Truyền thuyết)
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Bước đầu nắm được khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Thấy được bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm dân gian thời kì dựng nước
2. Kĩ năng: Giúp HS:
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc văn bản nghệ thuật, nghe kể chuyện.
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, phấn...
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, vở soạn
C. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Động não.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Bình giảng.
D. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp:(1’)
- Sỹ số: Lớp 6B:.	Vắng:.	
 Lớp 6D:..... Vắng:.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Không kiểm tra.
3. Bài mới: (38’)
- Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng được gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Việt Nam chúng ta cũng được bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo: “Con rồng cháu tiên”, một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đaị các Vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Truyện có nội dung, ý nghĩa ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
H: Qua việc soạn bài ở nhà em hiểu thế nào là truyền thuyết?
GV: Truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
GV: Hướng dẫn HS cách đọc.
+ Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, thuần tưởng tượng.
+ Cố gắng thể hiện hai lời đối thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
 Giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở.
Giọng Long Quân: tình cảm, ân cần, chậm rãi.
- GV gọi 3 HS đọc 3 đoạn của văn bản.
- Gọi HS đọc chú thích (1,2,3,4,5,6,7) trong SGK.
H: Em hãy cho biết văn bản có bố cục mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
Văn bản được chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Long trang”: Giới thiệu LLQ và ÂC.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “lên đường”: Chuyện sinh con và chia con của LLQ và ÂC
- Đoạn 3: Phần còn lại: Sự trưởng thành của các con LLQ và ÂC.
- Gọi HS đọc đoạn 1.
H: Truyền thuyết này kể về ai và về sự việc gì?
- Truyện kể về Lạc Long Quân kết duyên cùng bà Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở trăm con từ đó hình thành nên dân tộc Việt Nam.
H: Nhân vật LLQ được giới thiệu ntn?
- LLQ là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ.
- Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
H: Thần có công lao gì với nhân dân?
- Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loại yêu quái làm hại dân lành ở vùng biển, đồng bằng, rừng núi, tức là những nơi dân ta thuở ấy khai phá, ổn định cuộc sống. “Thần còn dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở”.
H: Qua những chi tiết đó em thấy LLQ là người ntn?
- LLQ là vị thần có tài, có sức khỏe vô địch, có công lao to lớn với dân.
H: Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm nào?
- Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông - vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy.
- Xinh đẹp tuyệt trần.
- Yêu thiên nhiên, cây cỏ.
H: Những điểm đáng quí đó ở Âu Cơ là biểu hiện cho vẻ đẹp của ai?
- Vẻ đẹp cao quí của người phụ nữ.
GV: LLQ và ÂC một người là thần, một người là tiên, họ gặp nhau, yêu nhau và kêt duyên chồng vợ. Có thể nói mối duyên tình này là sự kết hợp vẻ đẹp cao quý giữa thần-tiên , sông-núi.
Chuyển: Sau khi LLQ và ÂC kết duyên chồng vợ, cuộc hôn nhân của họ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2. 
- Gọi HS đọc phần 2
H: Chuyện ÂC sinh con có gì lạ?
H: Hình ảnh “bọc trăm trứng” gợi cho chúng ta suy nghĩ gì?
- Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra. 
GV: Hình ảnh bọc trăm trứng nở trăm người con “là một chi tiết kì ảo, lãng mạn, giàu chất thơ, gợi cho chúng ta nhớ tới từ “đồng bào” – một từ gốc Hán, nghĩa là người cùng một bọc, Ý niệm về giống nòi cũng bắt đầu từ đó và mở rộng ra thành tình cảm của dân tộc lớn, đoàn kết nhiều nhóm người lại với nhau như anh em ruột thịt- dù người miền núi hay miền xuôi, người vùng biển hay trên đất liền.
H: LLQ và ÂC đang sống hp thì điều gì xảy ra?
- LLQ quen sống dưới nước, phải từ biệt vợ và đàn con để trở về thủy cung. 
- ÂC buồn tủi, tháng ngày mong mỏi, thở than.
H: Cuối cùng 2 người đã phải quyết định tn?
- Chia năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên nương.
H: Ý nguyện nào của người xưa muốn thể hiện qua việc chia con của họ?
- Ý nguyện phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai.
GV: Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. Biển là biểu tượng của nước. Núi là biểu tượng của đất. Chính nhờ sự khai phá, mở mang của một trăm người con Long Quân và Âu Cơ mà đất nước Văn Lang xưa, tổ quốc Việt Nam ngày nay của chúng ta hình thành, tồn tại và phát triển.
- Gọi HS đọc đoạn 3
H: Đoạn văn cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt Nam cổ xưa?
- Ta được biết thêm nhiều điều lí thú, chẳng hạn tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang. Thủ đô đầu tiên của Văn Lang đặt ở vùng Phong Châu, Bạch Hạc. Người con trai trưởng của Long Quân và Âu Cơ lên làm vua gọi là Hùng Vương. Từ đó có phong tục nối đời cha truyền con nối, tục truyền cho con trưởng.
H: Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật?
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
H: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo?
- Là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo, nhằm mục đích nhất định.
H: Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo có vai trò ra sao trong truyện “Con rồng cháu tiên”.
- Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện trong văn bản.
- Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
- Làm tăng tính hấp dẫn của tác phẩm.
H: Em hãy nêu các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện “con rồng cháu tiên”?
- LLQ nòi rồng có phép lạ diệt trừ yêu quái.
- ÂC đẻ ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khỏe đẹp.
H: Em hiểu gì về dân tộc ta qua truyền thuyết “con rồng cháu tiên”?
- Dân tộc ta có nguồn gốc thiêng liêng cao quý, là một khối đoàn kết, thống nhất, bền vững.
H: Truyền thuyết “con rồng cháu tiên” dã bồi đắp cho em những tình cảm nào?
- Tự hào dân tộc, yêu quý truyền thống dân tộc, đoàn kết, thân ái với mọi người
H: Em hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết “con rồng cháu tiên”?
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
GV: Nội dung của phần tổng kết cũng chính là nội dung ghi nhớ trong SGK/8
- Gọi HS đọc ghi nhớ
H: Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con rồng cháu tiên”
- Người Mường có truyện “Quả trứng to nở ra con người”.
- Người Khơ Mú có truyện “Quả bầu mẹ”.
GV: Các câu truyện trên đều có chung nội dung, ý nghĩa, khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người trên đất nước ta.
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là truyền thuyết?
- Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục
- 3 phần:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Long trang”: Giới thiệu LLQ và ÂC.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “lên đường”: Chuyện sinh con và chia con của LLQ và ÂC
- Đoạn 3: Phần còn lại: “Việc lập nước Văn Lang và giải thích nguồn gốc dân tộc Việt”.
4. PTBĐ: Tự sự
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Giới thiệu về LLQ và ÂC.
- LLQ là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ.
- Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
- Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh
- Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông - vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy.
- Xinh đẹp tuyệt trần.
- LLQ kết duyên cùng ÂC.
2. Việc sinh con và chia con của LLQ và ÂC.
- Sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khỏe đẹp.
- mọi người VN đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra.
- năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên nương.
- ý nguyện phát triển dân tộc. và đoàn kết thống nhất dân tộc.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện trong văn bản.
- Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
- Làm tăng tính hấp dẫn của tác phẩm.
2. Nội dung
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
* Ghi nhớ SGK/8
IV. Luyện tập
4. Củng cố(5’)
H: Em hãy tìm câu nói, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về tinh thần đoàn kết dân tộc?
- “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
- Hòn đá to, hòn đá nặng.
5. Bài tập về nhà(1’)
- Ghi nhớ nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.
- Soạn bài tiếp theo: “Bánh chưng, bánh giầy”.
* Rút kinh nghiệm.
...........................
Ngày soạn :
Ngày giảng:	Lớp 6B:; 	Lớp 6D
Tiết:2 Bài 1
Văn bản: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Thấy được cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông-một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2. Kĩ năng: Giúp HS:
- Đọc-hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết,
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS lòng yêu quý và tự hào về các phong tục, tập quán-nét đẹp văn hóa của dân tộc.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, phấn...
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, vở soạn
C. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Động não.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Bình giảng.
D. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định lớp:(1’)
- Sỹ số: Lớp 6B:.	Vắng:.	
 Lớp 6D:..... Vắng:.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
H: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện “con rồng cháu tiên” ... ừ láy: trồng trọt.
H: So sánh từ láy (trồng trọt )với các từ ghép (chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy) em thấy có gì giống và khác nhau về mặt cấu tạo?
- Giống nhau: đều có 2 tiếng (từ phức)
- Khác nhau: 
+ Từ (trồng trọt) cả 2 tiếng đều có âm “tr”giống nhau.
+ Từ (chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy) gồm 2 tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
H: Từ việc phân tích ví dụ trên em hiểu thế nào là từ ghép, thế nào là từ láy?
- Từ ghép là từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ láy là từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
GV chốt và ghi bảng: 
GV: Phần kiến thức chúng ta vừa tìm hiểu cũng chính là nội dung phần ghi nhớ trong SGK/14.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
H: Em hãy ghép một tiếng ở hàng trên với 1 tiếng ở hàng dưới để tạo ra một từ phức?
- lung, nước, gia, khúc, bàn.
- ghế, đình, khích, nhà, linh.
H: Phân biệt từ ghép và từ láy trong những từ phức vừa tìm được?
- Từ ghép: nước nhà, gia đình, bàn ghế.
- Từ láy: lung linh, khúc khích.
Yêu cầu:
a. Các từ: (nguồn gốc, con cháu) thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
b. Tìm từ đồng nghĩa với từ “nguồn gốc”?
c. Tìm từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc? 
Yêu cầu:
Các tiếng đứng sau trong những từ ghép trên có thể nêu những đặc điểm gì để phân biệt các thứ bánh với nhau? 
I. Từ là gì?
1. Ví dụ
VD: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
2. Nhận xét
- Tiếng là đơn vị dùng để tạo nên từ.
- Tiếng được coi là từ khi nó có nghĩa.
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
* Ghi nhớ SGK/13
II. Từ đơn và từ phức
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
Vd: thần, dạy, dân
- Từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng.
Vd: trồng trọt, chăn nuôi, hợp tác xã
- Từ phức có 2 loại: từ ghép và từ láy:
+ Từ ghép: là từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (chăn nuôi, ...).
+ Từ láy: là từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng (trồng trọt, ).
* Ghi nhớ SGK/14
III. Luyện tập
Bài tập 1
- Từ ghép: nguồn gốc, con cháu.
- Đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn , gốc gác.
- Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em, ông bà.
Bài tập 3
- Cách chế biến: bánh rán, nướng, hấp,
- Chất liệu: gạo nếp, gạo tẻ, khoai,
- Tính chất: bánh dẻo, phồng,
- Hình dáng: bánh gối, tai voi,
4. Củng cố (5’)
H: Từ anh em trong 2 vd sau là 2 từ đơn hay 1 từ phức?
vd1: Khách đến nhà hỏi em bé:
- Anh em có ở nhà không? Em bé trả lời:
- Anh em đi vắng rồi ạ.
vd2: Chúng tôi coi nhau như anh em.
TL: 
- Anh em trong vd1 là 2 từ đơn vì kết hợp giữa 2 tiếng không chặt, có thể thêm từ “của” vào giữa chúng (anh của em).
- Anh em trong vd2 là 1 từ phức vì kết hợp giữa các tiếng rất chặt, không thể thêm tiếng nào vào giữa chúng.
5. Bài tập về nhà:(1’)
- Nắm được ghi nhớ.
- Làm BT 2,4,5 SGK.
- Chuẩn bị: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
- Soạn bài: Từ mượn: ? Tại sao cần phải mượn từ? Mượn từ đâu.
* Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn :
Ngày giảng:	Lớp 6B:; 	Lớp 6D
Tiết: 4 Bài 1
Tập làm văn: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Thấy được sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Nắm được các kiểu văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ.
2. Kĩ năng: HS:
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS biết trau chuốt ngôn ngữ để đạt mục đích giao tiếp.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án, phấn...
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, vở soạn
C. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Động não.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Giảng giải.
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp:(1’)
- Sỹ số: Lớp 6B:.	Vắng:.	
 Lớp 6D:..... Vắng:.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Không kiểm tra.
3. Bài mới: (38’)
Trong đời sống xã hội con người muốn hiểu nhau thì cần phải giao tiếp, vì vậy giao tiếp luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mqh giữa người với người. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp, qua giao tiếp hình thành các kiểu văn bản khác nhau. Vậy giao tiếp là gì? Văn bản là gì? Có các kiểu văn bản nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Vd: 
H: Khi đi đường muốn cho mẹ biết về một việc nào đó thì em làm tn?
- Kể hoặc nói.
H: Khi nhớ một người bạn ở xa thì em làm tn?
- Viết thư hoặc nói chuyện qua điện thoại.
H: Trong ñôøi soáng, khi coù moät tö töôûng, nguyeän voïng(muoán khuyeân nhuû ngöôøi khaùc 1 ñieàu gì ñoù, coù loøng yeâu meán baïn beø ) maø caàn bieåu ñaït cho moïi ngöôøi hay ai ñoù bieát thì em laøm theá naøo ?
 - Noùi hay vieát cho ngöôøi ta bieát.
GV: Người nói, viết cho người khác hiểu được gọi là hoạt động truyền đạt. Người nghe, đọc được gọi là hoạt động tiếp nhận.
H? Hoạt động truyền đạt và tiếp nhận giữa người này với người kia được hiểu là hoạt động gì?
- Hoạt động giao tiếp. Đó là mqh hai chiều giữa người truyền đạt và người tiếp nhận.
GV: phân tích vd trên: ( nhờ có hoạt động kể, nói, viết thư) bằng phương tiện ngôn ngữ mà người mẹ hiểu được điều em muốn nói, người bạn hiểu được tình cảm của em gửi gắm qua bức thư.
H: Từ đó em hãy cho biết thế nào là hoạt động giao tiếp?
H: Khi muoán bieåu ñaït tö töôûng tình caûm, nguyeän voïng aáy moät caùch ñaày ñuû troïn veïn cho ngöôøi khaùc hieåu thì em phaûi laøm gì?
- Phaûi taïo laäp vaên baûn, nghóa laø noùi coù ñaàu, coù ñuoâi, coù lí leõ, maïch laïc.
GV: Vậy ntn là một văn bản? chúng ta cùng tìm hiểu vd sau:
GV: yeâu caàu hoïc sinh ñoïc caâu ca dao ( caâu c )
H: Caâu ca dao saùng taùc vôùi muïc ñích gì ?
- Neâu leân moät lôøi khuyeân.
H: Chuû ñeà cuûa VB naøy laø gì?
- Giöõ chí cho beàn.
GV: Giöõ chí cho beàn laø khoâng dao ñoäng khi ngöôøi khaùc thay ñoåi chí höôùng, chí laø chí höôùng, hoaøi baõo, lí töôûng.
H: Hai câu 6, 8 liên kết với nhau như thế nào? 
- Đây là hai câu thơ lục bát liên kết.
 + Về vần: “bền” và “nền”
 + Về ý: Quan hệ nhượng bộ “Dù nhưng” 
H: Hai câu biểu đạt tron vẹn một ý chưa? 
- Hai câu đã biểu đạt trọn vẹn một ý.
H: Theo em câu ca dao có thể coi là một văn bản chưa? Vì sao?
- Bài ca dao là một văn bản. Vì:
+ Có chủ đề thống nhất (giữ chí cho bền).
+ Có liên kết mạch lạc.
+ Diễn đạt một ý trọn vẹn.
H: Caùc caâu d, ñ, e, coù phaûi laø vaên baûn khoâng ? vì sao?
- Lời phát biểu của Thầy là một văn bản vì : Có chủ đề, có liên kết , bố cục rõ ràng. Đây là văn bản nói.
- Bức thư , đơn xin nghỉ học, bài thơ, truyện cổ tích, là Văn bản: vì đều có chủ đề, bố cục, liên kết rõ ràng.
H: Vậy em hiểu thế nào là văn bản?
GV chốt: Vậy văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
H: Em hiểu thế nào là mục đích giao tiếp?
 (lấy vd để hs hiểu tn là mục đích?).
Tùy theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp. Có các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào? Cúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
H: Các em hãy quan sát bảng trong SGK và cho biết có mấy kiểu văn bản? Nêu mục đích giao tiếp của từng văn bản?
H: Em thấy các kiểu văn bản đó có giống nhau về mục đích giao tiếp không?
- Không.
GV: lấy vd cho hs hiểu rõ hơn về mục đích giao tiếp của mỗi loại văn bản.
Vd:
a: Töï söï : Trình baøy dieãn bieán söï vieäc 
 Vd : Thaùnh gioùng , Taám Caùm.
b: Mieâu taû :taùi hieän traïng thaùi söï vaät , con ngöôøi . Vd : Taû ngöôøi , taû thieân nhieân , söï vaät 
c: Bieåu caûm : baøy toû tình caûm , caûm xuùc
 Vd : Baøi thô caûnh khuya(HCM)
d: Nghò luaän :Neâu yù kieán ñaùnh giaù , baøn luận . 
 Vd :” Ăên quaû nhôù keû troàng caây” 
ñ: Thuyeát minh :giôùi thieäu ñaëc ñieåm , tính chaát , phöông phaùp
 Vd : giôùi thieäu veà caùc saûn phaåm söõa, thuoác,... 
e: Haønh chính – coâng vuï : trình baøy yù muoán , quyeát ñònh naøo ñoù , theå hieän quyeàn haïn , traùch nhieäm giöõa ngöôøi vaø ngöôøi .
 Vd: Đơn xin đi học,...
GV chốt:
- Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố.
- Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá.
- Tả lại những pha bóng đệp trong trận đấu.
- Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội.
- Bày tỏ lòng mến yêu môn bóng đá.
- Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, làm ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người.
GV: Nội dung bài học ngày hôm nay chính là nội dung trong phần ghi nhớ.
- Gọi hs đọc nghi nhớ.
Yêu cầu: Các đoạn văn, thơ dưới đây thuộc phương thức biểu đạt nào?
Yêu cầu: Truyền thuyết Con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
1. Văn bản và mục đích giao tiếp.
- Giao tieáp laø hoaït ñoäng truyeàn ñaït, tieáp nghaän tö töôûng , tình caûm baèng phöông tieän ngoân töø.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Mục đích giao tiếp là cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được trong giao tiếp.
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản.
- Có 6 kiểu văn bản thường gặp: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính-công vụ. 
- Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
- tùy theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp.
* Bài tập
- Hành chính- công vụ.
- Tự sự.
- Miêu tả.
- Thuyết minh.
- Biểu cảm.
- Nghị luận.
** Ghi nhớ (SGK/17).
II. Luyện tập
Bài 1
a. Tự sự.
b. Miêu tả.
c. Nghị luận.
d. Biểu cảm.
đ. Thuyết minh.
Bài 2
- Tự sự
- Vì: Trình bày diễn biến sự việc.
4. Củng cố: (5’)
H: Câu tục ngữ sau:
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
có phải là văn bản không? Vì sao? Câu tục ngữ đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Tl: 
- Có là văn bản vì: có chủ đề, có liên kết mạch lạc, trình bày đầy đủ 1 ý.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận (nêu ý kiến đánh giá, bàn luận).
5. Bài tập về nhà: (1’)
- Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Xác định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học.
- Soạn bài Thánh Gióng.
* Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 6 tiet 1234 hay tuyet.doc