Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu cần đạt

- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết

- Hiểu đựoc quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện

- Từ việc cảm nhận được nội dung, ý nghĩa câu chuyện HS tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam từ đó HS có ý thức học tập tu dưỡng, rèn luyện để xứng đáng là con Lạc cháu Hồng. Tích hợp nội dung: Bác Hồ luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào vầ nguồn gốc con Rồng cháu Tiên

* Trọng tâm kiến thức kĩ năng:

1. Kiến thức

- Khái niệm thể loại truyền thuyết

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể lọai truyền thuyết giai đạn đầu

- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộcta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước

.2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết

- Nhận ra những sự việc chính của truỵên

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu của truyện

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Tranh “ Con Rồng, cháu Tiên”.

2. Học sinh: Đọc kĩ, tóm tắt văn bản; trả lời các câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản.

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/8/2011
Ngày giảng:17/8/2011
 Ngữ văn. Bài 1:Tiết 1: Văn bản
 Con rồng cháu tiên
I. Mục tiêu cần đạt
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết
- Hiểu đựoc quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện
- Từ việc cảm nhận được nội dung, ý nghĩa câu chuyện HS tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam từ đó HS có ý thức học tập tu dưỡng, rèn luyện để xứng đáng là con Lạc cháu Hồng. Tích hợp nội dung: Bác Hồ luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào vầ nguồn gốc con rồng cháu tiên
* Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại truyền thuyết
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể lọai truyền thuyết giai đạn đầu
- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộcta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước
.2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính của truỵên
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu của truyện
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tranh “ Con Rồng, cháu Tiên”.
2. Học sinh: Đọc kĩ, tóm tắt văn bản; trả lời các câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1.Phương pháp: phân tích, trao đổi, đàm thoại.
2.Kĩ thuật: Trình bày 1’, chia nhóm
IV. Tổ chức giờ học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số( 1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 2’ )
 	- Kiểm tra sách vở, bài soạn của HS
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động 1 : ( 1’) Khởi động
GV giới thiệu bài: Mỗi người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Con Rồng cháu Tiên là một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho các truyền thuyết về các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa, các hình thức nghệ thuật được thể hiện như thế nào, các em cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và thảo luận chú thích(9’)
 * Mục tiêu: 
- HS đọc diễn cảm, kể tóm tắt,giải thich được một số từ khó. 
- GV hướng dẫn HS đọc: đọc to, rõ ràng, mạch lạc. GV đọc mẫu, HS đọc, HS nhận xét cách đọc của bạn => nhận xét, sửa chữa.
GV yêu cầu HS tóm tắt văn bản.=> GV nhận xét, tóm tắt ngắn gọn lại.
- HS đọc thầm chú thích dấu *( SGK).
H. Em hiểu thế nào về truyền thuyết?
.
- GV có thể mở rộng 1 số nội dung về định nghĩa, thể loại, hình thức truyền miệng của dân gian.
GV đọc các chú thích khác => GV giải thích một số từ khó.
( GV tích hợp môn TV: Đa số các chú thích đều là từ Hán Việt các em sẽ được tìm hiểu ở tiết sau).
Hoạt động 2: ( 3’)Hướng dẫn tìm hiểu bố cục
* Mục tiêu 
- Xác định được bố cục văn bản, nội dung của từng đoạn văn.
H. Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Xác định nội dung mỗi phần?
Hoạt động 3 (20’): Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Trình bày được nguồn gốc, hình dáng và đặc điểm của Lạc Long Quân và Âu Cơ, việc kết duyên và chia tay của 2 người.
- Trình bày được nội dung ý nghĩa của truyện.
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
H. Tìm những chi tiết nói về Lạc Long quân và Âu Cơ?
( Gợi ý: Nguồn gốc xuất thân, hình dáng, tài năng, đặc điểm?)
H. Em có nhận xét gì về 2 nhân vật này?
 GV kết luận: Họ đều là những thần mang vẻ đẹp kì lạ, lớn lao, họ là những người bắt đầu sự nghiệp mở nước.
H. Em hiểu gì về những nhân vật thần trong truyện? Những nhân vật này có thật không?
* GV :Từ nguồn gốc, hình dáng của họ có nhiều kì lạ. Việc kết hôn, chia tay của họ có gì lạ không chúng ta chuyển sang phần 2.
- HS đọc thầm đoạn 2.
H. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
H. Việc sinh nở của Âu Cơ có gì kì lạ khác thường? Nhân dân ta tưởng tượng như vậy có ý nghĩa gì?
TL: Sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con.
- ý nghĩa: Bắt nguồn từ thực tế rồng, rắn (bò sát), tiên( chim) đều đẻ trứng. Vì vậy nguồn gốc dân tộc ta cao quí là con cháu thần tiên, mong muốn sự đoàn kết dân tộc.
 GV giải thích từ “đồng bào”
H. Ngoài sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ, sự nghiệp mở nước của Lạc Long Quân có gì kì lạ?
H. Tại sao Lạc Long Quânvà Âu Cơ phải chia đôi đàn con? Họ đã hẹn ước điều gì?
- Do thực tế cuộc sống rồng quen sống dưới nước. Tiên sống trên non cuộc sống khác nhau nên buộc họ phải chia con. Họ hẹn ước giúp nhau khi gặp khó khăn.
- GV treo tranh minh hoạ.
H. Bức tranh mô tả cảnh gì?
H. Lời của Lạc Long Quân lúc chia tay có ý nghĩa gì?
HS trình bày 1’
H. Chàng, thiếp, nàng ở đây chỉ ai? Em thường gặp những từ này trong tác phẩm nào?
( Chàng- chồng; thiếp, nàng chỉ người vợ, ta thường gặp trong các tác phẩm văn học cổ).
H. Theo truyền thuyết thì người Việt Nam là con cháu của ai? Vì sao nhân dân ta chọn Lạc Long Quân và Âu Cơ là cha, mẹ?
( Con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ. Tự hào là nguồn gốc thần tiên).
- 1 HS đọc đoạn cuối.
H. Đoạn cuối truyện cho em biết thêm điều gì về xã hội, phong tục tập quán của người cổ xưa?
( Tên nước là Văn Lang, thủ đô ở Phong Châu, Bạch Hạc, người con trưởng lên làm vua gọi là Hùng Vương).
H. Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
Thảo luận nhóm: (3’) => HS trả lời, nhận xét chéo => GV nhận xét : 
- Truyện giải thích nguồn gốc của dân tộc VN, tự hào về nguồn gốc tổ tiên.
- Thể hiện ý nghĩa đoàn kết dân tộc
- Tự hào về nguồn gốc thần tiên
H. Truyện có nhiều chi tiết tượng tượng, kỳ ảo như : chuyện sinh nở ...., ý nghĩa của những chi tiết đó?
Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và học ghi nhớ. ( 3’)
* Mục tiêu. 
- Trình bày được nội dung của truyện. 
H. Qua truyện: “Con Rồng cháu Tiên” em hiểu được điều gì? 
Tích hợp nội dung tư tưởng HCM: Bác Hồ luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và niềm tự hào vầ nguồn gốc con rồng cháu tiên
HS đọc ghi nhớ=> GV khắc sâu nội dung
Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập( 3’)
* Mục tiêu: 
 - Rèn kỹ năng kể diễn cảm cho HS.
GV yêu cầu HS kể diễn cảm => GV nhận xét, cho điểm
I. Đọc – thảo luận chú thích.
1. Đọc, tóm tắt 
* Đọc
* Tóm tắt
2.Thảo luận chú thích 
* Khái niệm: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời qua khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật sự kiện lịch sử được kể.
* Các chú thích khác: SGK
II. Bố cục
 3 phần:
- Phần1: Từ đầu đến “long trang” - giới thiệu LLQ và ÂC.
- Phần 2: tiếp đến “lờn đường” - LLQ và Âu Cơ chia con
- Phần 3: cũn lại - giới thiệu nguồn gốc người Việt
III. Tỡm hiểu văn bản
1. Nguồn gốc, hình dáng và đặc điểm của Lạc Long Quõn và Âu Cơ
LạcLong Quõn
 Âu Cơ:
- Nòi Rồng, con thần Long Nữ.
 -Có nhiều phép lạ, sức khoẻ vô địch.
- Thường sống dưới nước.
-Dòng họ thần nông.
- Xinh đẹp tuyệt trần.
- Sống ở vùng núi cao.
- Hai nhõn vật đều là thần cú nguồn gốc lớn lao, kỳ lạ, đẹp đẽ, cú tài năng phi thường.
- Đó là những nhân vật không có thật, do nhân dân tưởng tượng ra.
2. Việc kết duyên, sinh con và chia tay của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ tình cờ gặp nhau và kết duyên với nhau.
- Âu Cơ sinh nở lạ kì: Nở ra 100 con trai, hồng hào, khoẻ mạnh
=>ý nghĩa:Tự hào nguồn gốc dân tộc ta cao quí là con cháu thần tiên, mong muốn sự đoàn kết dân tộc 
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia đôi đàn con, hẹn ước giúp nhau khi khó khăn.
- Lời ước nguyện có ý nghĩa to lớn : Dõn tộc Việt Nam đều là anh em một nhà, thể hiện ý nguyện thống nhất của nhõn dõn ta
3. ý nghĩa
- Truyện kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn két gắn bó của dân tộc ta
4. Vai trũ của chi tiết tưởng tượng kỡ ảo:
- Tụ đậm tớnh chất kỡ lạ của nhõn vật
- Suy tụn nguồn gốc dõn tộc
- Tăng sức hấp dẫn của truyện
IV. Ghi nhớ
(SGK - 8)
V. Luyện tập
Bài tập 2: Kể diễn cảm câu chuyện.
4. Củng cố:( 1’)
H. sau khi học xong truyện em rút ra bài học gì?
- Tự hào về nguồn gốc dân tộc
- Đoàn kết bạn bè...
5 Hướng dẫn học bài: ( 2’)
- Trình bày được nội dung bài học
- Làm bài tập 1( HD: Truyện Kinh và Ba Na là anh em của dân tộc Ba Na. ý nghĩa: Khẳng định các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều là anh em một nhà)
- Đọc phần đọc thêm ở nhà.
- Soạn văn bản: Báng chưng bánh giầy.
( Đọc; Kể tóm tắt.+ Trả lời câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản.)

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6(24).doc