Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

I. Mục tiêu cần đạt.

1 Kiến thức: Thế nào là sự việc? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: nhân vật chính và nhân vật phụ.

- Quan hệ giữa sự vật và nhân vật.

2. Kĩ năng:

 Nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.

3 Thái độ.

 Tích cực trong học tập.

II. Chuẩn bị

 Bảng phụ

III. Phương pháp:

 thảo luận nhóm, thuyết trình , vấn đáp

IV. Tiến trình tổ chức giờ học.

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

 Như thế nào là VB tự sự? Kể tên một số VB tự sự đã học?

 3. Tiến trình lên lớp.

Khởi động : ở bài trước, ta đã thấy rõ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có ngời. Đó là sự việc (chi tiết) và nhân vật- hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự.

 Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự nh thế nào? Làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình?

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
Ngữ văn bài 2
Tiết 12 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
I. Mục tiêu cần đạt.
1 Kiến thức: Thế nào là sự việc ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự ? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu : nhân vật chính và nhân vật phụ.
- Quan hệ giữa sự vật và nhân vật.
2. Kĩ năng:
 Nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.
3 Thái độ.
 Tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị 
 Bảng phụ
III. Phương pháp: 
 thảo luận nhóm, thuyết trình , vấn đáp 
IV. Tiến trình tổ chức giờ học.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra: 
 Như thế nào là VB tự sự? Kể tên một số VB tự sự đã học?
 3. Tiến trình lên lớp.
Khởi động : ở bài trước, ta đã thấy rõ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có ngời. Đó là sự việc (chi tiết) và nhân vật- hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự.
	Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự nh thế nào ? Làm thế nào để nhận ra ? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình ?
Hoạt động của thầy & trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1:Hình thành kiến thức mới:
Mục tiêu : HS hiểu thế nào là sự việc ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự ? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu : nhân vật chính và nhân vật phụ.
- Quan hệ giữa sự vật và nhân vật.
GV treo bảng phụ
H. Xem xét 7 sự việc trong truyền thuyết "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" em hãy chỉ ra :
- Sự việc khởi đầu ?
- Sự việc phát triển ?
- Sự việc cao trào ?
- Sự việc kết thúc ?
H. Hãy phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc đó ?
H. Có thể đảo hoặc bỏ các sự việc trên được không ?
Tóm lại, các sự việc móc nối với nhau trong mối quan hệ rất chặt chẽ không thể đảo lộn, bỏ bớt một sự việc nào. Nếu cứ bỏ một sự việc trong hệ thống à dẫn đến cốt truyện bị phá vỡ.
Có 6 yếu tố cụ thể cần thiết của sự việc trong tác phẩm tự sự là :
- Ai làm ? (nhân vật)
- Xảy ra ở đâu ? (không gian, địa điểm)
- Xảy ra lúc nào ? (thời gian)
- Vì sao lại xảy ra ? (nguyên nhân)
- Xảy ra như thế nào ? (diễn biến, quá trình)
H. Em hãy chỉ ra 6 yếu tố đó ở truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ ?
H. Theo em có thể xóa yếu tố thời gian, đặc điểm trong truyện này được không ? Vì sao ?
 à Không được vì : Cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết
H. Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không ?
à Có cần thiết vì như thế mới có thể chống chọi nổi với Thuỷ Tinh.
H. Nếu bỏ sự việc vua Hùng kén rể đi có được không ?
à Nếu bỏ thì không được, vì không có lí do gì để 2 thần thi tài.
H. Việc Thuỷ Tinh nổi dậy có lí hay không ? Vì sao ?
à Có lí, vì :
- Thuỷ Tinh cho rằng mình chẳng kém gì Sơn Tinh. Chỉ vì chậm chân nên mất vợ à Tức giận.
 * Giáo viên : Sự thú vị, sức hấp dẫn vẻ đẹp của truyện nằm ở các chi tiết thể hiện 6 yếu tố đó. Sự việc trong truyện phải có ý nghĩa, ngời kể nêu sự việc nhằm thể hiện thái độ yêu ghét của mình. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng ?
H. Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh mấy lần, có ý nghĩa gì ?
- Sính lễ là sản vật của núi rừng, dễ cho Sơn Tinh, khó cho Thuỷ Tinh. Sơn Tinh chỉ việc đem của nhà mà đi hỏi vợ nên đến được sớm.
- Sơn Tinh thắng kiên tục : Lấy được vợ, thắng trận tiếp theo, về sau năm nào cũng thắng à có ý nghĩa : Nếu để Thuỷ Tinh thắng thì Vua Hùng và thần dân sẽ phải ngập chìm trong nước lũ, bị tiêu diệt. Từ đó ta thấy câu chuyện này kể ra nhằm để khẳng định Sơn Tinh, Vua Hùng 
H. Có thể xóa bỏ sự việc ‘Hàng năm ... dâng nước’ được không ? Vì sao ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
 - Không à Vì đó là hiện tượng tự nhiên, qui luật của thiên niên ở xứ sở này à Giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt của nhân dân ta.
Qua phân tích các ví dụ và trả lời các câu hỏi. Em hiểu nh thế nào về sự việc trong văn tự sự ?.
* GV: Nhân vật là kẻ vừa thực hiện các sự việc là kẻ được nói tới, được biểu dưương hay bị lên án. (người làm ra sự việc, người được nói tới)
H.Trong truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ ai là nhân vật chính, nhân vật quan trọng nhất ?
H. Ai là nhân vật phụ ? Nhân vật phụ này có cần thiết không ? Có thể bỏ được không.
H. Qua đó em hiểu gì về nhân vật chính trong văn tự sự
- Nhân vật chính là nhân vật được kể nhiều việc nhất, là được nói tới nhiều nhất à có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng văn bản.
H. Nhân vật phụ có vai trò gì ?
- Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
H. Vậy các nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào ?
Hãy cho biết các nhân vật trong truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ được kể như thế nào ?
Học sinh đọc ghi nhớ 
GV kết luận 
* Hoạt động 2. Luyện tập 
Mục tiêu : Nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện
Bài 1 : Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chỉ ra các việc mà các nhân vật đã làm ở trong truyện ?
 GV chia HS làm việc theo nhóm , giải quyết các yêu cầu của bài tập
N1 TL CH a.
N2 TLCHb
N3 TLCH c
 T/g 5p
 Báo cáo- n GV nx- kl.
Giáo viên định hướng cho học sinh kể theo sườn.
? Kể việc gì ?
? Diễn biến – chuyện xảy ra bao giờ ?
? ở đâu ? Nguyên nhân nào ?
25p
15p
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1. Sự việc trong văn tự sự
a. Bài tập
- Sự việc khởi đầu (1) : Vua Hùng kén rể.
- Sự việc phát triển (2, 3, 4)
	+ Hai thần đến cầu hôn.
	+ Vua Hùng ra điều kiện kén rể
	+ Sơn Tinh đến trước, được vợ.
- Sự việc cao trào (5. 6) 
	+ Thuỷ Tinh thua cuộc, đánh ghen dâng nớc đánh Sơn Tinh.
	+ Hai lần đánh nhau hàng tháng trời cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về.
- Sự việc kết thúc (7)
	+ Hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nớc đánh Sơn Tinh, nhng đều thua.
à Giữa các sự việc trên có quan hệ nhân quả với nhau. Cái trớc là nguyên nhân của cái sau, cái sau là nguyên nhân của cái sau nữa.
- Hùng Vương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- ở Phong Châu, đất của Vua Hùng.
- Thời vua Hùng.
- Do sự ghen tuông của Thuỷ Tinh.
- Những trận đánh nhau dai dẳng của 2 thần hàng năm.
- Thuỷ Tinh thua. Hàng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra.
.
.
b. Nhận xét.
 Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể vể :
- Thời gian, địa điểm
- Nhân vật cụ thể.
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
Sắp xếp sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a. Bài tập
- Nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất đó là : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nhân vật được nói tới nhiều nhất là Thuỷ Tinh.
- Nhân vật phụ : Hùng Vương, Mị Nương à rất cần thiết à không thể bỏ được vì nếu bỏ thì câu chuyện có nguy cơ chệch hướng, đổ vỡ.
b. Nhận xét.
- Nhân vật chính 
- Nhân vật phụ 
- Nhân vật được kể thể hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm.
3. Ghi nhớ/sgk.
II. Luyện tập
Bài tập 1 :
- Vua Hùng : Kén rể, mời các Lạc Hầu bàn bạc, gả Mị Nương cho Sơn TInh.- Mị Nương : Theo chồng về núi.
- Sơn Tinh : Đến cầu hôn, đem sính lễ trước, rước Mị Nương về núi, dùng phép lạ đánh nhau với Sơn Tinh mấy tháng trời : Bốc đồi, dựng thành luỹ ngăn nước...
- Thuỷ Tinh : Đến cầu hôn, mang sính lễ muộn, đem quân đuổi theo định cươp Mị Nương...
a. Vai trò và ý nghĩa của các nhân vật.
- Vua Hùng : nhân vật phụ à Không thể thiếu được vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử
- Mị nương : Cũng thế vì không có người thì không có chuyện 2 thần xung đột như thế.
- Thuỷ Tinh : Nhân vật chính đối lập với Sơn Tinh. Hình ảnh thần thoại hóa sức mạnh của bão lũ, ở vùng Châu Thổ sông Hồng.
- Sơn Tinh : Nhân vật chính đối lập với Thuỷ Tinh, người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ.
b. Tóm tắt truyện theo sự việc của nhân vật chính.
- Vua Hùng kén rể.
- Hai thần đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra điều kiện kén rể, cố ý thiên lệch cho Sơn Tinh.
- Sơn Tinh đến trước, được vợ : Thuỷ Tinh đến sau mất Mị Nương à đuổi theo định cướp nàng.
- Trận đánh dữ dội giữa hai thần. Kết quả : Sơn tinh thắng, Thuỷ Tinh thua.
- Hàng năm, hai thần văn đánh nhau mấy tháng trời, nhưng lần nào Thuỷ Tinh cũng thất bại.
c. Vì sao tác phẩm lại được đặt tên là ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’
- Tên hai thần, hai nhân vật chính của truyện.
Bài 2 : Nhan đề của truyện : Không vâng lời
 4. củng cố và hướng dẫn học bài 
- Thế nào là sự việc ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự ? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu : nhân vật chính và nhân vật phụ.
- Quan hệ giữa sự vật và nhân vật.
- Kể lại một trong 4 truyện đã học mà em yêu thích nhất ? Nói rõ li do vì sao ?

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 T 12.doc