Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Đào Nam Sanh

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Đào Nam Sanh

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Khái niệm phó từ.

- Ý nghĩa khái quát của phó từ.

- Đặc điểm ngữ pháp của phó từ( khả năng kết hợp của phó từ chức vụ ngữ pháp của phó từ).

- Các loại phó từ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết phó từ trong văn bản.

- Phân biệt các loại phó từ.

- Sử dụng phó từ để đặt câu.

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng phó từ khi nói và viết.

B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:

- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, bảng phụ.

- Học sinh: Chuẩn bị trước bài.

C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Không)

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.(2’)

 HS nhắc lại: Cấu tạo của cụm động từ, tính từ gồm mấy phần? là những phần nào?

HS: Gồm 3 phần là phần trước, phần trung tâm, phần sau.

Phần trung tâm phải là các động từ hoặc tính từ.

GV: Vậy các phụ ngữ đứng trước và đứng sau phần trung tâm tên gọi là gì? Nó có ý nghĩa gì trong các cụm từ, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

* Hoạt động 3: Bài mới.(41’).

Hoạt động của giáo viên

 HĐ của HS Nội dung cần đạt.

- GV ghi bài tập trên bảng phụ

- GV đọc lại ví dụ. HS đọc.

? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?

? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc loại từ nào?

? Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ?

? Nếu tách riêng 1 mình các từ trên, em có nhận xét gì về ý nghĩa của chúng?

GV: Những từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ như trên đựoc gọi là phó từ.

? Vậy phó từ là gì?

? Đọc ghi nhớ?

? Lấy 1 ví dụ trong đó có phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, 1 ví dụ phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ.

? Đọc bài tập?

? Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ in đậm?

GV hướng dẫn học sinh điền các phó từ đã tìm được ở phần I, phần II vào bảng phân loại

- Đọc

- trả lời

- Trả lời

-Phát hiện

-Nhận xét

- Nghe

-Khái quát

-Lấy ví dụ

-Phát hiện I. Phó từ là gì?

1. Bài tập:

a. Đã -> đi ; cũng -> ra; vẫn chưa -> thấy; thật -> lỗi lạc

b. được -> soi gương

rất -> ưa nhìn

ra -> to

rất -> bướng

-> Động từ, tính từ.

- Đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.

- Nếu đứng riêng 1 mình nó không có ý nghĩa -> hư từ.

2. Ghi nhớ. ( SGK/12 ).

VD: Tôi đã quát mấy chị cào cào

- Dế choắt trả lời tôi bằng 1 giọng rất buồn rầu.

II. Các loại phó từ.

1. Bài tập

 a. Chóng lớn lắm

b. Đừng trêu vào.

c. Không trông thấy, đã trông thấy, đang loay hoay.

 

doc 188 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Đào Nam Sanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/12/2011
Ngày dạy: 3/1/2012
Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Tô Hoài "Dế Mèn phiêu lưu ký " )
Tiết 73 - 74: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Nhân vật , sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Có thái độ sống tốt với cộng đồng.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong Sgk.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(1’)
Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.(2’)
	Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời viết của mình cho đề tài trẻ em. Một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô Hoài là 1 tác giả như thế.Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài: " Dế mèn phiêu lưu ký " - 1941 đã và đang được triệu triệu người đọc, các lứa tuổi vô cùng yêu thích đến mức các bạn nhỏ gọi Tô Hoài là " Ông Dế Mèn ". Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết nhân vật độc đáo này như thế nào? Bài học cuộc đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao? Đó chính là nội dung bài học đầu tiên của học kỳ II này.
* Hoạt động 3: Bài mới.(85’).
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt.
? Đọc chú thích dấu *
? Trình bày những nét chính về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu ký "?
GV giới thiệu thêm về tác giả., tác phẩm.
- Nêu yêu cầu đọc:
- Đoạn đầu: Đọc giọng hào hứng, kiêu hãnh, to vang, chú ý nhấn giọng ở các từ, tính từ, động từ miêu tả.
- Đoạn giữa: Chú ý giọng đối thoại.
* Giọng: Dế Mèn trịnh thượng, khó chịu, dế choắt yếu ớt, rên rẩm, chị Cốc đáo để, tức giận.
- Đoạn cuối: Giọng chậm, buồn, sâu lắng...
- GV đọc mẫu 1 đoạn. Gọi HS đọc.
? Giải thích các từ: Vũ, trịnh thượng, cạnh khoé?
? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? và được kể theo ngôi thứ mấy?
? Bài văn có thể chia bài văn làm mấy phần? Nội dung chính mỗi phần?.
? Trong đoạn văn, em thấy tác giả miêu tả Dế Mèn ở những khía cạnh nào?.
? Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn?
? Dế Mèn được miêu tả qua những hành động nào?
? Từ loại nào được tác giả sử dụng nhiều trong đoạn văn trên?
? Thử thay thế các từ hủn hoẳn bằng cũn cỡn. Ngoàm ngoạp bằng từ sồn sột, côm cốp.
? Từ đó nhận xét về cách dùng từ ngữ của tác giả?.
? Ngoài các từ ngữ đặc sắc trên tác giả còn sử dụng rất thành công biện pháp nghệ thuật nào?.
? Em cảm nhận được những gì về hình ảnh Dế Mèn qua cách miêu tả của tác giả?
? Qua giọng kể, thái độ, hành động đối với những người xunh quanh em nhận xét gì về tính nết của Dế Mèn?
? Ở Dế mèn có những tính cách nào đáng yêu, còn điểm nào chưa đáng yêu.
? Từ hình ảnh Dế Mèn em có liên tưởng gì về xã hội, con người?
GV khái quát: Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự họa chân dung mình sống động là 1 chàng dế cường tráng, tự tin, nhưng cũng đầy kiêu căng. Chính sự kiêu ngạo ấy đã khiến Dế Mèn phải trả giá và cũng qua đó Dế Mèn rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. 
GV: Chuyển tiết 2
GV: Gọi Hs đọc đọan 2.
? Những câu văn: " Chao ôi... không thể làm lại được". Có tác dụng gì trong bài văn? ( Chức năng gì ).
GV: Cùng là họ hàng nhà Dế, lại là hàng xóm gần gũi nhất.
? Dế Choắt được giới thiệu như thế nào? Tìm chi tiết miêu tả Dế Choắt.
? Qua những chi tiết trên em thấy Dế Choắt là con Dế như thế nào?
Gv: Với thân hình và sức khỏe của DC ta thấy DC hoàn toàn trái ngược với DM
? Những chi tiết nào nói lên thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ? ( cách xưng hô, lời lẽ, giọng điệu ).
? Qua d/c trên em có nhận xét gì về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt?
? Tại sao Dế mèn lại đối xử với Dế Choắt như vậy?
- GV hướng dẫn học sinh chú ý đoạn " 1 buổi chiều/6 -> hết ".
? Nội dung chính của đoạn văn?
? Vì sao Dế Mèn lại trêu chị Cốc?.
? Phân tích diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong tình huống này?
 ( Lúc đầu thái độ Dế Mèn ra sao? Sau đó như thế nào ).
? Hậu quả Dế Mèn trêu chị Cốc là gì?
? Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn?
? Câu cuối của đoạn trích có gì đặc sắc?
? Theo em bài học đường đời đầu tiên mà Mèn rút ra được là bài học gì?
? Qua sự khuyên nhủ của Dế Mèn, nhà văn muốn khuyên nhủ điều gì?
? Đặc sắc về nghệ thuật tả, kể của tác giả là gì?
? Văn bản cho chúng ta bài học gì?
GV chốt ->
- GV phân vai cho HS, yêu cầu HS đọc theo vai đã phân.
GV nhận xét HS đọc.
- Đọc
-Trình bày
- Nghe, ghi nhớ
- Nghe
-Theo dõi, đọc
- Giải nghĩa
-Phát hiện
-Trả lời
-Phát hiện
-Phát hiện
-Phát hiện
-Nhận xét
-Thay thế
-Nhận xét
-Phát hiện
-Cảm nhận
-Khái quát
- Bộc lộ suy nghĩ
- Liên tưởng
-Nghe
- Đọc
-Nhận xét
- Phát hiện
- Khái quát.
-Phát hiện
-Trả lời
-Lí giải
-Phát hiện
- Trả lời
-Phân tích
- Phát biểu
-Nhận xét
-Nhận xét
-Khái quát
- Suy nghĩ, trả lời
-Khái quát nghệ thuật
-Phát biểu.
- Đọc
I. Đọc, tiếp xúc văn bản.
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Tác giả: Tên Nguyễn Sen sinh năm 1920 là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước CM tháng tám, có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
- Tác phẩm: 
Bài học đường đời đầu tiên trích từ 
Truyện DMPLK tác phẩm được xuất bản lần đầu năm 1941.
* Đọc
* Từ khó.
* Cấu trúc văn bản.
- Truyện được kể theo lời kể của nhân vật chính: Dế Mèn.
- Ngôi kể thứ nhất.
-> Tạo lên sự gần gũi, thân mật giữa người kể và người nghe.
- Bố cục: 2 phần.
1. Từ đầu -> đứng đầu thiên hạ rồi : miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn.
2. Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
II. Đọc- Hiểu văn bản.
 1. Hình ảnh Dế mèn
- Miêu tả ngoại hình, hành động, tính nết, thái độ của nhân vật.
* Ngoại hình:
- Càng: Mẫm bóng.
- Vuốt: Cứng, nhọn hoắt.
- Cánh: Dài kín
- Răng: Đen nhánh.
- Đầu : to, nổi từng tảng.
- Râu: dài, cong.
* Hành động:
- Nhai: ngoàm ngoạp
- Đi đứng: oai vệ, làm điệu nhún chân.
- Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo mấy anh gọng vó
- Trêu chị Cốc.
-> Tính từ động từ miêu tả,, từ láy.
-> Từ ngữ rất đặc sắc, chính xác.
-> Nghệ thuật nhân hóa, so sánh.
-> Là một chàng dế thanh niên cường tráng, tự tin yêu đời.
- Dế mèn quá kiêu ngạo, hợm hĩnh, không tự biết mình...
* Nét đẹp: Khỏe mạnh, tự tin yêu đời.
* Nét chưa đẹp: Kiêu căng, tự phụ, hợm hĩnh, xem thường mọi người.
- Hình ảnh Dế Mèn là biểu trưng của 1 số thanh niên đương thời hiện nay.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn..
-> Có chức năng liên kết đoạn 1 với đoạn 2. Đoạn 2 là hệ quả của những biểu hiện nêu ở đoạn 1.
* Chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt.
- Người gầy gò, dài lêu ngêu, cánh ngắn củn, râu cụt có một mẩu, mặt mũi thì ngẩn ngẩn, ngơ ngơ
=> Ốm yếu, gầy gò, đáng thương
- Xưng hô: ta - chú mày.
- Gọi tên: Dế Choắt.
- Giọng điệu: Chú mày có lớn mà chẳng có khôn, chú mày hôi như cú mèo, giương mắt mà xem...
- Hếch răng, xì 1 hơi, quắc mắt mắng...
-> Thái độ: Trịch thượng, coi thường, khinh rẻ, Dế Choắt.
- Dế Mèn tự phụ, huênh hoang về hình dáng và sức lực của mình, cho rằng Dế Choắt thua mình mọi mặt.
* Chuyện Dế Mèn trêu chị Cốc.
- Vì tính ngỗ nghịch.
- Vì muốn chứng tỏ cho Dế choắt thấy mình oai, không sợ ai trên đời.
- Lúc đầu huênh hoang trước Dế Choắt "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì... giương mắt ra xem...".
- Khi nhìn thấy chị Cốc: "Trợn tròn mắt, giương cánh lên thì run sợ, chui tọt vào hang", Dế Choắt bị Cốc mổ nằm im thin thít, sau mới dám mon men bò ra khỏi hang.
- Dế mèn hốt hối hận về tội lỗi của mình.
- Hậu quả: Dế Choắt chết do bị chị Cốc trừng trị.
-> Miêu tả tâm lí sinh động, tinh tế, lô gíc.
- Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc, thấm thía bài học...
- Bài học: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình.
- Không nên huênh hoang, tự mãn, biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
2.Nội dung:
Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác khiến ta phải ân hận suốt đời.
IV. Luyện tập
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’). 
 - Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
 - Hiểu, nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của văn bản Bài học đường đời đầu tiên.
 - Chuẩn bị bài : Phó từ.
Ngày soạn: 2/1/2012
Ngày dạy : 4/1/2012
Tiết 75: PHÓ TỪ
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm phó từ.
- Ý nghĩa khái quát của phó từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của phó từ( khả năng kết hợp của phó từ chức vụ ngữ pháp của phó từ).
- Các loại phó từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phó từ trong văn bản.
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng phó từ khi nói và viết.
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị trước bài.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(Không)
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.(2’)
	HS nhắc lại: Cấu tạo của cụm động từ, tính từ gồm mấy phần? là những phần nào? 
HS: Gồm 3 phần là phần trước, phần trung tâm, phần sau. 
Phần trung tâm phải là các động từ hoặc tính từ. 
GV: Vậy các phụ ngữ đứng trước và đứng sau phần trung tâm tên gọi là gì? Nó có ý nghĩa gì trong các cụm từ, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
* Hoạt động 3: Bài mới.(41’).
Hoạt động của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt.
- GV ghi bài tập trên bảng phụ
- GV đọc lại ví dụ. HS đọc.
? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc loại từ nào?
? Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ? 
? Nếu tách riêng 1 mình các từ trên, em có nhận xét gì về ý nghĩa của chúng?
GV: Những từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ như trên đựoc gọi là phó từ.
? Vậy phó từ là gì?
? Đọc ghi nhớ?
? Lấy 1 ví dụ trong đó có phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, 1 ví dụ phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ.
? Đọc bài tập?
? Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ in đậm?
GV hướng dẫn học sinh điền các phó từ đã tìm được ở phần I, phần II vào bảng phân loại
- Đọc
- trả lời
- Trả lờ ... sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại; Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
2. Sự giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại.
- Đều có cốt truyện, có nhân vật
3. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật mà em thích, giải thích lí do.
B. Tổng kết phần tập làm văn
I. Hệ thống hóa kiến thức
1. Các phương thức biểu đạt :
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận.
- Thuyết minh.
- Hành chính công vụ.
2. Các kiểu văn bản và đạc điểm của chúng.
+ Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc.
+ Miêu tả: Tái hiện trạng thái sự vật, con người.
+ Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm cảm xúc
+ Nghị luận: Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
+ Thuyết minh: Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp 
+ Hành chính công vụ: trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người.
3. Bố cục của bài văn miêu tả và tự sự.
Các phần
Tự sự
Miêu tả.
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc.
Giới thiệu đối tượng miêu tả.
Thân bài
Diễn biễn của sự việc.
Miêu tả chi tiết đối tượng
Kết bài
Kết quả của sự việc, suy nghĩ.
Cảm xúc, suy nghĩ về đối tượng.
II. Luyện tập.
1. Xác định những văn bản đã học theo phương thức biểu đạt chính: tự sự , biểu cảm, nghị luận
TT
Phương thức biểu đạt
Văn bản
1
Tự sự
Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Em bé thông minh; Ông lão đánh cá và con cá vàng; Ếch ngồi đáy giếng; Thạch Sanh; Cây bút thần; Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Đêm nay Bác không ngủ; Dế Mèn phiêu lưu kí; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Lượm
2
Miêu tả
Sông nước Cà Mau,; Vượt thác; Mưa; Cô Tô; Lao xao; Cây tre Việt Nam; Động Phong Nha.
3
Biểu cảm
Lượm; Đêm nay Bác không ngủ; Lao xao; Cây tre Việt Nam; Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
4
Nghị luận
Lòng yêu nước; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
? Từ bài thơ đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh đội viên chứng kiến câu chuyện đó và kể lại bằng một đoạn văn
? Từ bài Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em
2. Từ bài thơ đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh đội viên chứng kiến câu chuyện đó và kể lại bằng một đoạn văn.
3. Từ bài Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’). 
 - Lập bảng hệ thóng các phương thức biểu đạt thể hiện qua các bài văn đã học.
 - Về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.
	- Hoàn thiện phần bài tập trên lớp
Ngày soạn :14/5/2011 
Ngày dạy: 17/5/2011 
Tiết 135: TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được :
1. Kiến thức
- Danh từ, động từ, tính từ ; cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu
- Các phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu chấm,dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
2.Kĩ năng:
 	 - Nhận ra các từ loại và phép tu từ
 - Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
3.Thái độ
	 - Có thái độ đúng đắn khi sử dụng phần tiếng việt để làm tăng giá trị tiếng việt.
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Soạn bài.
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
 * Hoạt động 3: Bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt.
GV cho HS thảo luận 
? Nêu các khái niệm ĐT, ĐT, TT, ST, LT, CT, PT là gì? Cho vi dụ minh họa?
? Nêu giá trị của các từ loại trên ?
HS: thảo luận xong trình bày trước lớp, lớp nhận xét
GV chốt lại phần này
Tiếp tục cho HS thảo luận
? Các phép tu từ đã học ? Nêu khái niệm ? Lấy ví dụ và nêu tác dụng?
Trình bày trước lớp , nhận xét
GV chốt lại phần 2 này.
? Các kiểu cấu tạo câu đã học?
? Thế nào là câu đơn? Cho ví dụ? Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ 
? Nêu các dấu câu đã học 
? Dấu chấm được đặt ở đâu?
? Dấu chấm hỏi đặt ở đâu?
? Dấu phẩy đặt ở đâu?
? Cho mỗi loại một ví dụ?
I. Các từ loại đã học
 * Từ loại
- Động từ : là từ chỉ hoạt động, trạng thái nói chung của người của sự vật.
- Danh từ: Là từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm,
- Tính từ: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Số từ: Là từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
- Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật.
- Chỉ từ: Dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng dể xác địng vị trí 
- Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm với động từ dể bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT đó
II. Các phép tu từ đã học
* Các phép tu từ về từ
- Phép so sánh: Là đối chiếu sự vạt, sự việc có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Phép nhân hóa: Là cách gọi , tả con vật, cây cối , đồ vật,  bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậttrở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
- Phép ẩn dụ: Là cách gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
- Phép hoán dụ: Là tên gọi sự vật hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
II. Các kiểu cấu tạo câu
* Các kiểu cấu tạo câu
- Câu đơn: Là câu do một cụm C-V tạo thành.
 + Câu có từ là
 + Câu không có từ là
- Câu ghép: Là câu do hai cụm C-V tạo thành.
III. Các dấu câu đã học
* Dấu câu Tiếng Việt
- Dấu kết thúc câu
 + Dấu chấm : đặt ở cuối câu miêu tả
 + Dấu chấm hỏi: đặt ở cuối câu nghi vấn
- Dấu phân cách các bộ phận câu
 + Dấu phẩy: ngăn cách các bộ phận phụ
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’). 
- Tóm tắt kiến thức đã họcvề Tiếng Việt
 - Về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.
Ngày soạn :15/5/2011 
Ngày dạy: 19/5/2011 
Tiết 136: ÔN TẬP TỔNG HỢP
A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được :
1. Kiến thức
 - Nắm chắc kiến thức về phần văn, tiếng việt, tập làm văn đã học 1 cách khái quát nhất.
2.Kĩ năng:
 	 - Vận dụng được các kiến thức đó vào bài viết của mình.
3.Thái độ
	 - Có thái độ ôn tập đúng đắn .
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Soạn bài.
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
 * Hoạt động 3: Bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt.
GV: Về phần văn bản chúng ta cần nắm chắc đặc điểm thể loại, nội dung cụ thể của từng từng văn bản ? Nội dung ý nghĩa của văn bản tự sự.
- Về câu phải nắm được các thành phần chính của câu, câu trần thuật đơn.
- Nắm được các biện pháp tu từ như : so sánh, nhân hóa , ẩn dụ, hoán dụ.
- Nắm được dàn bài của một bài văn tự sự, ngôi kể, thứ tứ tự kể trong văn tự sự
- Về văn miêu tả phải hiểu thế nào là văn miêu tả, mục đích 
 - Nắm được cách làm của một bài văn miêu tả, phương pháp tả người , phương pháp tả cảnh
Cách viết đơn từ
I. Phần văn bản
1. Nắm được đặc điểm thể loại
2. Nắm được nội dung cụ thể
3. Nắm được nội dung ý nghĩa của văn bản tự sự
II. Phần tiếng việt
1.Về câu
- Thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn
- chữa lỗi về CN- VN.
2. Biện pháp tu từ.
- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
III. Phần tập làm văn
1.Văn tự sự
- Dàn bài của một bài văn tự sự
- Ngôi kể khi viết bài văn tự sự
- Thứ tự kể trong văn tự sự
- Biết cách làm bài văn tự sự
2. Văn miêu tả
- Thế nào là văn miêu tả
- Mục đích và tác dụng của văn miêu tả.
- Các thao tác của văn miêu tả
- Quan sát, tưỏng tượng, liên tưởng , so sánh.
3. Cách làm bài văn miêu tả
- Phương pháp tả cảnh
- Phương pháp tả người
4. Biết cách viết đơn từ và nắm được các lỗi thường mắc khi viết đơn từ.
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’). 
 - Về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.
Ngày kiểm tra: 12/5/2011 
Tiết 137 - 138: KIỂM TRA HỌC KỲ II
( Theo đề chung của Phòng Giáo dục)
Ngày soạn :16/5/2011 
Ngày dạy: 20/5/2011 
Tiết 139 - 140: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Tập làm văn)
A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS cần đạt được :
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp, ý nghĩa của một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương.
2.Kĩ năng:
 - Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử ( danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.
- Trình bày trước tập thể lớp.
3.Thái độ
	 - Có thái độ đúng đắn trước những danh lam thắng cảnh , một di tích lịch sử.
B. Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện:
- Giáo viên: Soạn bài.
- Học sinh: Tìm hiểu về địa phương.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
 * Hoạt động 3: Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt.
? Em đã học những văn bản nào giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bảo vệ môi trường?
? Ở địa phương em có những di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh nào không?
? Vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em như thế nào?
? Địa phương em có những chính sách chủ trương gì không?
- y/c Lớp thảo luận chuẩn bị bài viết của mình về một di tích, một danh lam hay môi trường,.
- Trình bày trước lớp vấn đề đã thảo luận
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Chú ý: gọi những HS ít lên bảng trình bày
? Qua học 2 tiết địa phương em cảm thấy như thế nào? nêu cảm nhận của em
GV tổng kết chung về vấn đề địa phương giúp các em định hướng được giá trị của danh lam thắng cảnh và giá trị của di tích lịch sử để từ đó các em cảm thấy yêu hơn về đất nước Việt Nam
- Trả lời
- Trả lời
 HS thảo luận, phát biểu ý kiến
 HS trình bày , lớp nghe nhận xét bổ sung
1. Những bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vấn đề về môi trường.
- Động Phong Nha
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử.
2. Những danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử ở địa phương em.
- Đồi A1
- Hầm Đờ Cát
- Hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Động Pa Thơm
3. Vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em
4. Thảo luận chuẩn bị trình bày bài viết
- Về một di tích lịch sử
- Về một danh lam thắng cảnh đẹp
- Về vấn đè môi trường 
5. Trình bày trước lớp vấn đề đã thảo luận 
- Giới thiệu về một di tích hoặc một danh lam thắng chảnh đẹp ở quê em
D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối (2’). 
 - Sưu tầm thêm những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. 
 - Viết tiếp những vấn đè của địa phương có tính chất bức thiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 ngon ngon.doc