Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Kì II (chuẩn)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Kì II (chuẩn)

Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

 ( Trích: “ Dế Mèn phiêu lưu ký”)

 - Tô Hoài -

I.Mục tiêu: Giúp HS:

 1.Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.

-Thấy đượctác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

-Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.

 3.Thái độ: HS ý thức được bài học về cách ứng xử, lối sống, đạo đức

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .

 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.

III.Tiến trình bài dạy:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài soạn của HS.

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: “Dế Mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm hay, đặc sắc, hấp dẫn của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Mèn là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ ham hiểu biết, trọng lẽ phải khao khát lý tưởng và quyết tâm hành động cho mục đích cao đẹp nhưng với tính xốc nổi, kiêu căng của tuổi mới lớn Mèn đã phải trả giá đắt bằng một bài học đường đời đáng nhớ. Đó là nội dung của bài học hôm nay.

 

doc 39 trang Người đăng thu10 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Kì II (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 : Tiết 73 + 74 : Ngày soạn : 26/12/2010
 Ngày dạy :27/12/2010 
Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích: “ Dế Mèn phiêu lưu ký”)
 - Tô Hoài -
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 1.Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.
-Thấy đượctác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. 
-Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
 3.Thái độ: HS ý thức được bài học về cách ứng xử, lối sống, đạo đức 
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài soạn của HS.
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: “Dế Mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm hay, đặc sắc, hấp dẫn của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Mèn là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ ham hiểu biết, trọng lẽ phải khao khát lý tưởng và quyết tâm hành động cho mục đích cao đẹp nhưng với tính xốc nổi, kiêu căng của tuổi mới lớn Mèn đã phải trả giá đắt bằng một bài học đường đời đáng nhớ. Đó là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Giới thiệu chung
 -HS đọc chú thích SGK.
 GV giảng giải và chốt ý chính về tác giả, tác phẩm .
Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản
GV đọc mẫu đoạn đầu rồi gọi HS đọc à GV nhận xét, uốn nắn .
Hướng dẫn HS tìm hiểu phần chú thích .
Đoạn trích chia làm mấy phần ?
Nêu nội dung của mỗi phần? 
Hình dáng của Dế Mèn được miêu tả qua chi tiết nào?
Miêu tả hình dáng của Dế Mèn tác giả dùng từ loại gì? Qua đó giúp em hình dung ra hình dáng của Dế Mèn như thế nào?
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả : Tô Hoài : sinh năm 1920, nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước cách mạng tháng Tám 1945, có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
2.Tác phẩm : " Bài học đường đời dầu tiên "trích từ truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí "- tác phẩm được xuất bản lần đầu năm 1941.:
3..Đọc – Chú thích:
4.Bố cục : 2 đoạn :
- Đoạn 1: Từ đầu đến "thiên hạ rồi ": Miêu tả vẻ đẹp hình dáng của Dế Mèn .
- Đoạn 2: Còn lại : câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn .
II. Phân tích : 
1. Hình dáng, tính cách của Dế Mèn:
à Hình dáng: 
-Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng nhọn hoắt .
-Cánh dài tận chấm đuôi, cả người rung rinh , rất ưa nhìn .
-Đầu to nổi tảng, rất bướng .
-Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm, râu dài, rất đỗi hùng dũng .
=> miêu tả bằng các tính từ độc đáo => Vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng, pha chút bướng bỉnh .
Quan sát phần kể tiếp SGK và tìm chi tiết thể hiện tính cách của Dế Mèn?
Khi viết về tính cách Dế Mèn tác giả đã sử dụng từ loại gì ? Qua cử chỉ (gây sự, quát, đá ghẹo) thể hiện tính cách gì của Dế Mèn ?
Gọi HS đọc lại đoạn cuối truyện? Nội dung đoạn này là gì? 
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt như thế nào? Thái độ đó thể hiện điều gì của Mèn? 
Thái độ của Choắt đối với Mèn như thế nào? 
Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn được bắt đầu bằng việc gì? 
Hãy phân tích thái độ của Dế Mèn đối với chị Cốc ?
Kết quả của sự trêu chọc đó là gì ?
 Qua đó Dế Mèn rút ra được bài học gì? 
Em hãy nêu vài nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích ?
Nêu ý nghĩa văn bản ?
Hoạt động III: Tổng kết
Hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? 
HS đọc ghi nhớ SGK
à Tính cách :
- Dám khà khịa với mọi người trong xóm .
- Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo mấy anh gọng vó
à Động từ => Sự kiêu căng, ngạo mạn, tự cao tự đại .
2. Bài học đường đời đầu tiên 
* Thái độ của Mèn đối với Choắt :
-Mèn đặt tên cho Choắt 
-Mèn trịnh thượng kể cả gọi “chú mày” .
-Không cho thông hang, mắng Choắt à trịnh thượng, ích kỷ.
*Bài học đường đời đầu tiên :
-Rủ Choắt trêu chị Cốc, khi Choắt can ngăn thì quắc mắt, mắng .
-Hát trêu Cốc à Tự cao tự đại .
=> Kết quả: Choắt chết oan .
à Hối hận, rút ra bài học cho mình : " Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ " không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình.
III. Tổng kết: Ghi nhớ(SGK
1. Nghệ thuật :
-Kể chuyện két hợp với miêu tả.
-Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
Sử dụng hiệu quả các phép tu từ.
-Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
2. Ý nghĩa văn bản :Đoạn trích nêu lên bài học : tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.
 4.Củng cố: - Theo em, Dế Mèn là chàng dế như thế nào? 
 - Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? 
 - Qua bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn em rút ra bài học gì cho bản thân em? 
 5.Dặn dò:
-Tìm đọc truyện " Dế Mèn phiêu lưu kí ".
-Hiểu , nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của văn bản " Bài học đường đời đầu tiên ".
 Soạn bài : Phó từ .
**********************************************
 Ngày soạn :27/12/2010
 Ngày dạy :29/12/2010
Tiết 75 : 
Tiếng Việt: PHÓ TỪ
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: Nắm được các đặc điểm của phó từ .
-Nắm được các loại phó từ .
 2.Kĩ năng:-Nhận biết phó từ trong văn bản 
-Phân biệt các loại phó từ .
-Sử dụng phó từ để đặt câu.
 3.Thái độ: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt .
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .Bảng nhóm
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Trong chương trình TV học kỳ I, ta đã tìm hiểu về một vài loại từ chính như danh từ, động từ, tính từ .. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về phó từ
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I: Phó từ 
Gọi HS đọc bài tập (SGK/12) 
Hãy chỉ ra các từ in đậm SGK 
Các từ đó bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? 
Những từ được bổ nghĩa thuộc loại từ gì? 
Nếu quy ước các từ đã cũng vẫn chưa là X và những từ bổ nghĩa là Y hãy vẽ mô hình từng trường hợp 
GV chốt 
Những từ in đậm trong SGK chuyên đi kèm với động tư, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đó. Đó là các phó từ. Vậy phó từ là gì ? (Đọc to ghi nhớ SGK / 12) 
II.Hoạt động II : Các loại phó từ
HS đọc bài tập 1 /13 
Tìm các phó từ bỏ nghĩa cho các động từ, tính từ in đậm? 
Hãy thống kê các động từ, tính từ tìm được ở các mục I, II vào bảng bên? 
Dựa vào bảng thống kê bên, kể các loại phó từ? 
Đặt câu có với từng loại phó từ tương ứng 
Phó từ nào thường đứng trước ĐT, TT?
Phó từ nào thường đứng sau động từ, tính từ? 
HS đọc ghi nhớ SGK/ 14
III.Hoạt động III: Luyện tập
HS nêu yêu cầu BT 1 và 2
GV hướng dẫn HS làm bài
I. Phó từ là gì?
1. Ví dụ: (SGK)
đã đi
cũng ra
vẫn chưa thấy 
thật lỗi lạc
soi (gương) được
rất ưa nhìn
rất bướng
* Nhận xét
Những từ in đậm trong SGK chuyên đi kèm với ĐT, TT để bổ nghĩa cho ĐT, TT 
=> Phó từ
2. Ghi nhớ (SGK/12)
II. Các loại phó từ 
Phó từ chỉ 
Quan hệ thời gian
Phó từ
đứng trước
Phó từ 
đứng sau
 mức độ
 chỉ sự tiếp diễn tương tự
 sự phủ định
 sự cầu khiến
 kết quả và hướng 
 khả năng 
Rất  
Cũng, vẫn chưa, không đừng
Lắm
Ra
Được 
*Ghi nhớ SGK/14 
III. Luyện tập: 
Bài 1(SGK/14) : Tìm Phó Từ và nêu ý nghĩa của phó từ 
- đã (thời gian), không còn (không: phủ định); còn: tiếp diễn tương tự; đã (thời gian) 
- đều (tiếp diễn tương tự); đương, sắp (thời gian); lại (tiếp diễn tương tự); ra (kết quả, hướng)
- cũng (tương tự); sắp (thời gian); đã (thời gian); cũng (tiếp diễn tương tự); sắp (thời gian); đã (thời gian); được (kết quả) 
Bài 2/SGK/15. Viết đoạn văn thuật lại việc Mèn trêu Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Choắt từ 3 – 5 câu 
Vào một buổi chiều, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Mèn liền đọc một câu thơ trêu trọc chị Cốc rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất tức giận đi tìm kẻ dám trêu mình. Thấy Choắt đang đứng trước cửa hang, Cốc bèn trút cơn giận dữ lên đầu Choắt
 4.Củng cố: Nhắc lại phó từ là gì? Kể tên các loại phó từ đã học 
 5.Dặn dò: Học thuộc 2 ghi nhớ. Làm BT 4 + 5/SBT/5 . Xem trước bài So sánh 
 TUẦN : 21
Tiết: 76 NS: 31/12/2010 ND: 03/01/2011 
Tập Làm Văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I.Mục tiêu:Giúp HS
 1.Kiến thức: HS nắm những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sau vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này
 2.Kĩ năng: Kỹ năng nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả
 3.Thái độ: Ý thức học tập, rèn luyện thể loại văn miêu tả 
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Soạn bài,dự kiến ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức đã học về văn miêu tả ở cấp I 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
III.Tiến trình bài dạy:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Trong phân môn Tập Làm Văn học kì I các em đã tìm hiểu văn tự sự. Hôm nay, ta được tìm hiểu về văn miêu tả là thể loại ta được học ở cấp I. Để tìm hiểu về thể loại này, chúng ta tìm hiểu tiết học hôm nay
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
I.Hoạt động I
Gọi HS đọc 3 tình huống ở bài tập. Cho biết với các tình huống ấy em phải làm gì để giải quyết 
Vì sao? 
Dựa vào ba tình huống trên hãy nêu lên một số tình huống khác cần dùng văn miêu tả để thể hiện mục đích giao tiếp của mình 
Đọc yêu cầu BT 2(SGK) trong văn bản “Bài học  “ Em hãy chỉ ra 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động 
Hai đoạn văn ấy có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế không 
Những chi tiết nào giúp em hình dung được điều đó 
Theo em mục đích giao tiếp của hai đoạn văn trên là gì? 
Vậy theo em thế nào là văn miêu tả? 
HS đọc to phần ghi nhớ SGK /16
II.Hoạt động II : Luyện tập
HS đọc bài tập 1/16 
Mỗi đoạn văn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật của chú Dế Mèn 
Hãy chỉ ra những chi tiết thể hiện ở các đặc điểm ấy 
Hãy chỉ ra các đặc điểm của Lượm ? 
Đặc điểm ấy được thể hiện qua chi tiết nào 
Đặc điểm nổi bật của ba đoạn văn là gì? 
Những đặc điểm ấy được thê hiện qua những chi tiết nào 
Bài tập 2: Đề luyện tập SGK 17
Miêu tả khuôn mặt mẹ với đặc điểm nổi bật 
- Sáng và đẹp 
- Hiền hậu và nghiêm nghị 
GV hướng dẫn, HS làm vào vở BT- GV chỉnh sửa
I. Thế nào là văn miêu tả ?
1. Ví dụ 1,2 SGK /15
- Nhận xét 
Bài tập 1: 
Tình huống 1: Tả con đường và ngôi nhà để người khách nhận ra, không bị lạc 
Tình huống 2: Tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lẫn, mất thời gian 
Tình huống 3: Tả chân dung người lực sĩ 
=> với các tình huống trên, để giải quyết, người ta phải dùng văn miêu tả 
Bài tập 2: Văn bản “Bài học đường đời  ... i thấy Bác không ngủ anh đã làm gì ? 
 Anh đội viên thức dậy mấy lần ? 
 Tình cảm của anh đội viên đối với Bác ntn? Em hãy tìm những chi tiết nói lên điêu đó .
 Em có nhận xét về thái độ của anh đội viên khi thức dậy lần thứ ba . Vì sao anh lại có thái độ như thế ? 
 Tại sao từ chổ lo lắng lại cuyển sang vui sướng và anh thức luôn cùng Bác ? 
 HĐ3
 Hướng dẫn học sinh tổng kết 
Qua bài này em học được điều gì? Ở Bác và anh đội viên ? 
HĐ4
 I. Tìm hiểu chung: 
 1. Tác giả ,tác phẩm : SGK
 2. Đọc: Học sinh đọc 
 3.Giãi thích từ khó 
 4. Thể thơ : 5 chữ phù hợp với lối kể chuyện 
 5. Bố cục : 3 đoạn (2đoạn ) 
 a. Đoạn 1. khổ 1 : Mở truyện 
 b. Đoạn 2: khổ 2-> 15 Thân truyện 
 c. Đoạn 3. khổ 16 : kết truyện 
 II. Phân tích : 
 * Đại ý : Tác giã đã thuật lại câu chuyện một đêm ở rừng Việt Bắc anh đội viên nhiều lần thức dậy thấy Bác không ngủ anh thương ,anh lo cho Bác nhưng Bác không ngủ vì Bác thương bội đội và dân công . Bài thơ thể hiện tình cảm lớn lao của Bác dành cho mọi người và sự kính yêu của anh đội viên đối với Bác .
 1. Tình cảm của Bác đối với bộ đội và dân công 
- Bác thức trong đêm lạnh ,ở tại mái lều xơ xác , trời mưa lâm thâm.Nét độc đáo ở đây là Bác chủ động thức chứ không phải vì không ngủ được 
Bác không ngủ được vì Bác lo cho chiến dịch ,lo cho vận mệnh của đất nước ,lo cho bộ đội ,dân công . Bác thức để đốt lửa cho ấm căn lều cho các chiến sỹ ngủ ngon .Bác thức đi dém chăn cho các anh ...
 - Câu thơ diễn tả nữa tỉnh và mê cuả người đang ngủ chợt tỉnh giấc .Bóng Bác cao lồng lộng là tượng trưng lớn lao cao cả của Bác và tình Bác ấm hơn lữa khi Bác quan tâm săn sóc đến giấc ngủ từng người . 
=> Sự săn sóc lo lắng của Bác thể hiện tấm lòng yêu thương của Bác đối với nhân dân ,với chiến sỹ ,với vận mệnh của tổ quốc .Đó là lý do mà Bác không ngủ được .
 2. Tình cảm của anh đội viên đối với Bác .
 - Anh đội viên mời Bác ngủ .
 - Anh đội viên thức dậy ba lần trong đêm âm thầm theo dõi từng cử chỉ của Bác từng diễn biến trên vẻ mặt Bác
 - Anh ân cần săn sóc “ Bác ơi mời Bác ngủ ...’’
 Bác có lạnh lắm không? Và sau cùng là anh nằm lo Bác ốm ,lo cho chiến dịch bị ảnh hưởng .
 - Lần thứ ba thức giấc anh hốt hoảng giật mình và nằng nặc mời Bác ngủ vì anh lo cho Bác lo cho cuộc kháng chiến chống thực đân Pháp .
 Khi hiểu được tâm trạng lo lắng của Bác, lòng anh tràn ngập niềm cảm xúc vui sướng. Tâm hồn anh vụt lớn lên rộng mở trong tình yêu thương đồng chí ,đồng đội ,yêu dân nhân ,yêu cách mạng 
III. TỔNG KẾT :
 1. Nghệ thuật:
 - Lựa chọn sử dụng thể thơ năm chữ , kết hợp tự sự , miêu tả và biểu cảm .
 - Lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị ,có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên ,chân thành .
- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm ,khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu .
2. Ý nghĩa: Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác với bộ đội và nhân dân , tình cảm kính yêu ,cảm phục của bộ đội ,của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu .
 * Ghi nhớ : sgk (67)
IV. Luyện tập : Học sinh đọc diễn cảm 
 4. Củng cố : Nhắc lại nội dung bài học và chốt lại ở phần ghi nhớ 
 5. Dặn dò : Về nhà học bài củ soạn mới “ LƯỢM”
 ____________________________________________________
 TUÂN: 26 NS: 11/02/2011
 TIẾT : 95 ND: 26/02/2011
 Tiếng Việt : ẨN DỤ
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh .
1. Kiến thức:
 - Khái niệm ẩn dụ , các kiểu ẩn dụ.
 - Tác dụng của ẩn dụ .
2. Kĩ năng:
- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
 - Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói .
3. Rèn luyên kỹ năng sữ dụng ẩn dụ trong nói và viết. 
 B.CHUẨN BỊ : GV: Giáo án + Bảng phụ
 HS: Vở bài tập + Vở ghi chép 
 C. LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài củ : Thế nào là phép nhân hóa? 
 Tìm phép nhân hóa trong câu sau : 
 Núi cao chi lắm núi ơi 
 Núi che mặt trời chẳng thấy người thân 
 HĐ1	3. Bài mới : Ẩn dụ là phép tu từ của Tiếng Việt cũng như nhân hóa . vậy hôm nay ta sẽ học về nó. 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học 
HĐ2
 Giáo viên treo bảng phụ 
 Học sinh thảo luận 
Người cha ở được dùng để chỉ ai? 
Vì sao có thể ví như vậy ? 
 Cách nói này có gì giống và khác với so sánh? 
 Vậy theo em ẩn dụ là gì ? 
 Học sinh làm bài tập nhanh . 
 Học sinh thảo luận 
 Cơ sở nào để có sự liên tưởng như vậy ? 
 Gv : giảng cho học sinh ghi vào vở 
 GV: Treo bảng phụ : Các từ in đậm chỉ hiện tượng sự vật nào ? Vì sao có thể ví như vậy ? 
 + Cây như que thắp lữa 
 + hoa màu đỏ như lữa hồng 
Giáo viên chốt lại cho hs ghi 
Học sinh đọc bài tập II2 tr69 
 Cách dùng từ như vậy có gì đặc biệt so với cách nói thường ? 
 VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( cách thức ) 
 Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (phẩm chất) 
 Vậy ẩn dụ có mấy kiểu ? 
 Học sinh đọc ghi nhớ 2 
 HĐ 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập 
 Hãy so sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau 
 Học sinh thảo luận bài 2
 Hãy tìm các phép ẩn dụ 
 Em hãy nêu lên nét tương đồng 
 I. Ẩn dụ là gì ? 
 Ân = kín / dụ = so sánh=> so sánh ngầm 
 1. VD: Người cha là Bác Hồ .
 Vì tình cảm của Bác dàng cho bộ đội như người cha dành cho con 
 2. Giống: So sánh Bác với người cha 
 Khác: Lược bỏ vế A mà nêu vế B 
 => Ẩn dụ là so sánh ngầm trong đó ẩn đi sự vật được so sánh mà nêu hình ảnh so sánh 
 * Ghi nhớ 1: sgk 
 - Bài tập : Tìm phép ẩn dụ 
 Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng 
 Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ 
 a. Mặt Trời 1 : nhân hóa (đi ) 
 b. Mặt Trời 2 : ẩn dụ = Bác Hồ 
=> Cả mặt trời và Bác Hồ đều là cội nguồn của ánh sáng ,nguồn gốc của sự sống ,hạnh phúc cho đồng bào Việt Nam . 
 II. Các kiểu ẩn dụ : 
 1. Xét VD: - (Thắp ) chỉ dùng việc châm lữa vào vật khác 
- Từ (lữa hồng) là hiện tượng về sự vật bị bùng cháy . 
 => Ở đây có quan hệ về mặt hình thức tương đồng . 
 2. VD: Cụm từ “ nắng giòn tan” tạo một cảm giác đặc biệt .
=> Chuyển đổi cảm giác sang thị giác (chuyển đổi cảm giác) 
- Giòn tan : Thường dùng để nêu đặc điểm của bánh . Đây là cảm nhận của vị giác.
 * Nhận xét: Có bốn kiểu thường gặp 
 + Ẩn dụ về phẩm chất 
 + Ẩn dụ về hình thức 
 + Ẩn dụ về cách thức
 + Ẩn dụ về chuyển đổi cảm giác 
Ghi nhớ 2: SGK 
 III. Luyện tập : Bài 1: So sánh tác dụng 
 a. Cách nói thường 
 b. Cách nói so sánh gây ấn tượng 
 c. Cách nói ẩn dụ tạo sự liên tưởng thú vị . 
 Bài 2: Tìm các ẩn dụ 
 a. Ăn quả /kẻ trồng cây (cách thức ) 
 b. mực /đen ; đèn /sáng (phẩm chất)
 c. Thuyền /bến ( phẩm chất ) 
 Bài 3: Học sinh về nhà làm 
HĐ 4: 
4. Củng cố : chốt lại nội dung bài học qua ghi nhớ 
5. Dặn dò : Về nhà học bài củ soạn bài mới “ LƯỢM ”
	 _ _____________________________________
	TUẦN :26 NS: 11/02/0211
 TIẾT : 96 ND: 28/02/2011
	 LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ 
 A. MUÏC ÑÍCH YEÂU CAÀU: 
 1. Kiến thức:
 - Phương pháp làm một bài văn tả người.
 - Cách trình bày miệng một đoạn( bài) văn miêu tả : nói dựa theo dàn bài chuẩn bị .
 2. Kĩ năng:
 - Sắp xếp những điêu quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí .
 - Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể : nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm .
 - Trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin .
B. CHUẨN BỊ : Giáo viên giáo án 
 Học sinh : Vở soạn ; vở ghi chép
C. TIEÁN TRÌNH BAØI DAÏY: 
 OÅn ñònh lôùp.
Kieåm tra baøi cuõ:
Muoán taû ngöôøi, ta phaûi theo thöù töï naøo?
Ba phaàn: môû baøi, thaân baøi, keát luaän cuûa baøi vaên taû ngöôøi coù nhieäm vuï gì?
Giôùi thieäu baøi môùi:
 Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học 
HĐ 2: 
Baøi taäp 1: (HS ñoïc ñoaïn vaên ñaõ chuaån bò ôû nhaø)
Baøi taäp 1 yeâu caàu caùc em laøm gì?
Lôùp hoïc ñang ôû tieát hoïc naøo?
Quang caûnh lôùp hoïc naøy taû theo thöù töï naøo?
Tieáng chim boà caâu guø thaät kheõ bieåu thò tình caûm gì ñoái vôùi lôùp hoïc.
HS döïa vaøo caùc yù coù saün ñeå taäp noùi theo yeâu caàu cuûa baøi taäp 1 (2 HS)
Baøi taäp 2: (Yeâu caàu caùc em laøm gì)
Thaày Ha-men laø ngöôøi theá naøo? Thaày daïy moân gì? Thaày aên maëc khaùc vôùi moïi ngaøy ra sao?
Cuoái buoåi hoïc, thaày coù thaùi ñoä, lôøi noùi vaø haønh ñoäng nhö theá naøo?
Hoïc sinh taäp noùi theo yeâu caàu cuûa baøi taäp 2 (môøi 2 hoïc sinh)
Baøi taäp 3: (Yeâu caàu caùc em laøm gì?)
HS laäp daøn yù trong taäp nhaùp, thaûo luaän vaø cöû ñaïi dieän trình baøy theo daøn yù cuûa mình. Taäp theå laéng nghe, ñoùng goùp yù kieán. GV nhaän xeùt chung, ñaùnh giaù
HĐ 3: 
 Hay lập dàn ý cho đề văn sau : 
 Mở bài em nêu vấn đề gì ? 
 Thân bài em nêu những vấn đề nào 
Quang cảnh ngôi nhà ntn? 
Hình dáng thầy (cô) sau những năm xa cách 
Mặt mũi, da dẻ, giọng nói, tóc, răng , cười, miệng 
Trò chuyện ,hỏi han, lời chúc..
Baøi taäp 1: Taû laïi baèng mieäng quang caûnh lôùp hoïc trong “Buoåi hoïc cuoái cuøng”.
Giôø taäp vieát...
Nhöõng tôø maãu ñöôïc treo leân, khoâng khí lôùp hoïc im phaêng phaéc, tieáng ngoøi buùt soät soaït.
Tieáng chim guø thaät kheõ baøy toû söï xuùc ñoäng cuûa mình ñoái vôùi buoåi hoïc cuoái cuøng.
Baøi taäp 2: Taû laïi baèng mieäng hình aûnh thaày giaùo Ha-men trong “Buoåi hoïc cuoái cuøng”.
Thaày hieàn laønh, taän taâm daïy tieáng Phaùp.
Chieác aùo rô-ñanh-goát maøu xanh luïc, dieàm laù sen gaáp neáp mòn.
Caùi muõ troø baèng luïa ñen theâu.
Ñeán muoän: thaày chaúng giaän döõ maø dòu daøng baûo vaøo lôùp nhanh.
Khoâng thuoäc baøi: thaày khoâng maéng maø chæ giaûng veà söï caàn thieát phaûi hoïc tieáng Phaùp.
Neùt maët: taùi nhôït.
Lôøi noùi: ngheïn ngaøo khoâng noùi ñöôïc heát caâu “Caùc baïn, hôõi caùc baïn, toâi... toâi...”.
Haønh ñoäng: caàm phaán vieát, daèn maïnh thaät to doøng chöõ “NÖÔÙC PHAÙP MUOÂN NAÊM”. Ñöùng döïa ñaàu vaøo töôøng, giô tay ra hieäu cho hoïc sinh ra veà.
Baøi taäp 3: Laäp daøn yù, thaûo luaän, toå cöû ñaïi dieän trình baøy tröôùc lôùp.
Ñeà baøi: Nhaân ngaøy Nhaø giaùo Vieät Nam 20-11 em theo meï ñeán chuùc möøng thaày giaùo cuõ cuûa meï, nay ñaõ giaø veà nghæ. Em haõy taû laïi hình aûnh thaày giaùo trong phuùt giaây xuùc ñoäng gaëp laïi ngöôøi hoïc troø cuûa mình sau nhieàu naêm xa caùch.
Gôïi yù:
Môû baøi: Giôùi thieäu thôøi gian, hoaøn caûnh gaëp gôõ.
Thaân baøi: Mieâu taû thaày giaùo vôùi ñaëc ñieåm (khuoân maët, toùc, lôøi noùi, thaùi ñoä....) so vôùi tröôùc: Caûm xuùc khi gaëp laïi troø cuõ.
Keát baøi: Suy nghó cuûa em veà thaày.
Cuûng coá:
GV nhaän xeùt veà tieát luyeän taäp noùi veà mieâu taû. Ñaùnh giaù, khen thöôûng.
Daën doø:
Chuaån bò baøi “ LƯỢM ”
Ruùt kinh nghieäm baøi vieát soá 5 veà taûcaûnh.
_______________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 6 KI II CHUAN KT KN 20102011.doc