Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 27

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 27

TUẦN 27

TIẾT 123 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I. Mục tiêu cần đạt :

Giúp HS xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu. Cĩ ý thức sử dụng cách diễn đạt để vận dụng trong cuộc sống.

II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ ghi ví dụ

 - HS : Soạn bi theo cu hỏi sgk.

III. Tiến trình dạy học:

 1. KT bài cũ : GV đưa ra ví dụ đoạn hội thoại của hai người ngồi trong phịng:

 A. Rt qu!

 B. Đóng cửa lại thì tối qu!

 Em nhận ra được nội dung gì trong hai cu văn của hai đối tượng ngoài sự việc phản ánh trong câu?

 2. Giới thiệu bi mới: Từ phần trả lời của HS Gv vo bi mới.

 

doc 10 trang Người đăng thu10 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 
TIẾT 123 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp HS xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu. Cĩ ý thức sử dụng cách diễn đạt để vận dụng trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ ghi ví dụ
 - HS : Soạn bài theo câu hỏi sgk.
III. Tiến trình dạy học:
 1. KT bài cũ : GV đưa ra ví dụ đoạn hội thoại của hai người ngồi trong phịng:
 A. Rét quá!
 B. Đĩng cửa lại thì tối quá!
 Em nhận ra được nội dung gì trong hai câu văn của hai đối tượng ngồi sự việc phản ánh trong câu?
 2. Giới thiệu bài mới: Từ phần trả lời của HSà Gv vào bài mới.
 3.Tiến trình hoạt động :
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung `
Hoạt động 1 :
*HS đọc đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa”
1-Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì?
Đ: Anh rất tiếc, chỉ còn có 5 phút là phải chia tay.
H: Vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?
Đ: Vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình.
H: Như vậy, đây là câu nói có nghĩa tường minh hay có hàm ý?
2- Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không?
H: Như vậy, thế nào là nghĩa tường minh?
GV: Ở câu 1, anh thanh niên khơng nĩi trực tiếp điều mình muốn nĩi gọi là hàm ý. Vậy hàm ý là gì?
* Lưu ý : Hàm ý dùng chung và hàm ý dùng riêng.
+ Hàm ý dùng chung (hay hàm ý thông dụng) được nhiều người dùng
*Bài tập nhanh:(bảng phụ)
- Ví dụ :
 có 5 người cùng nhau đi xem kịch, trong đó bạn A và bạn B chuẩn bị mua vé cho cả nhóm.
A hỏi (a)- Mua được vé chưa?
B trả lời (b)- Mua rồi.
Hoặc (c)- Mua được 3 vé rồi.
 à câu (c) người nghe tự đoán còn 2 vé nữa chưa mua được, không cần người nói trả lời. Như vậy, lời (c) là hàm ý.
+Hàm ý dùng riêng (hàm ý đặc dụng) : hàm ý đoán được phải gắn với tình huống cụ thể, tách ra khỏi tình huống đó thì hoặc là không giải được, hoặc là hiểu khác đi.
- Ví dụ : A và B cùng học và trọ ở thành phố. Một hôm mẹ của B ở quê đến thăm. Tối hôm sau bà mẹ phải ra ga xe lửa về quê. A gặp B hai người trò chuyện với nhau.
(a)- Tối mai đi nghe ca nhạc với tớ đi.
(b)- Tối mai mẹ mình về quê.
(c)- Đành vậy.
àLời của A& B nếu tách ra khỏi tình huống đó thì có vẻ chẳng liên quan gì với nhau. Chỉ trong tình huống cụ thể đó, A mới giải đoán được hàm ý mà B gửi trong lời nói (b).
Hoạt động 2 
Bài tập 1: HS đọc lại mục I và cho biết 
a- Câu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó?
b- Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc khăn mùi soa?
*GV : Cô gái ngượng với anh thanh niên thì ít- vì anh thật thà đến mức vụng về, mà ngượng với nhà hoạ sĩ từng trải thì nhiều bởi cái sự lúng túng của cô làm sao qua được con mắt tinh đời của ông.
Bài tập 2
Cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau:
Bài tập 3 : Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
Bài tập 4 :
Đọc đoạn trích (Làng – Kim Lân), cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao?
I- Phân biệt nghĩa tường minh & hàm ý
1. Ví dụ: sgk tr.74,75.
 * Đoạn trích: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
-“Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”
=> có hàm ý(chỉ cịn 5 phút nữa là phải chia tay)
-“Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!”
=> Không chứa ẩn ý (nghĩa tường minh).
2. Kết luận: Ghi nhớ (sgk)
II- Luyện tập :
Bài tập 1
a) Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi” cho thấy hoạ sĩ chưa muốn chia tay.
 - Cụm từ “tặc lưỡi” giúp ta biết được điều đó.
b) Những từ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đến khăn mùi soa :
 + mặt đỏ ửng (ngượng ngùng, khó nói)
 + nhận lại chiếc khăn (không tránh được)
 + Quay vội đi (quá ngượng ngùng).
*Qua hình ảnh này, có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại làm kỉ vật cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại.
Bài tập 2 
 Hàm ý trong câu in đậm là “Oâng hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.”
Bài tập 3
 Câu “Cơm chín rồi!” có chứa hàm ý, đó là “Oâng vô ăn cơm đi !”
Bài tập 4 
 Những câu in đậm không chứa hàm ý. Vì :
+ Câu thứ nhất là câu nói lảng.
+ Câu thứ hai là câu nói dở dang.
4- Củng cố : Lưu ý về hàm ý trong bài.
5- Dặn dò : - Học bài, viết đoạn văn cĩ sử dụng hàm ý.
 - Chuẩn bị bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 ---------------------------------------------------------------TUẦN 27 
TIẾT 124 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
-Hiểu rõ thế nào là bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
-Nắm vững các yêu cầu đối với 1 bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
II. Chuẩn bị : 
- GV : Bảng phụ ghi luận điểm
- HS : Học thuộc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
III. Tiến trình bài dạy:
 1. KT bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
 2. Giới thiệu bài mới: Muốn làm tốt bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, cần có năng lực cảm thụ văn chương, đồng thời phải nắm vững, thành thạo phương pháp làm bài nghị luận. Yêu cầu của tiết học hôm nay là tìm hiểu thế nào là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và xác định yêu cầu của kiểu bài này.
3. Hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung 
Hoạt động 1
*HS đọc đoạn trích sgk.
a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
b) Khi phân tích hình ảnh mùa xuân, tác giả nêu ra mấy luận điểm?
H: Những luận cứ nào có tác dụng làm sáng tỏ cho các luận điểm?
c) Chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài?
MB:=>Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
TB:=>Trình bày cảm nhận, đánh giá của tác giả về nội dung và nghệ thuật bài thơ thông qua các luận điểm, luận cứ.
KB:=>Tổng kết, khái quát về giá trị và tác dụng của bài thơ.
H: Em cĩ nhận xét về bố cục của văn bản?
d) Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không?
Đ:-Cách dẫn dắt vấn đề hợp lí : bắt đầu là mùa xuân của thiên nhiên.
- Cách phân tích hợp lí : bắt đầu từ “mùa xuân của Thanh Hải mang nhiều tầng nghĩa” đến việc phân tích các hình ảnh (dòng sông, bông hoa, lộc giắt đầy quanh lưng) và “cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ”.
- Cách tổng kết, khái quát hoá có sức thuyết phục. (kết bài).
?H: Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài văn là ntn?
H: Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua những phương diện nào?
H: Bài nghị luận có bố cục ntn
Hoạt động 2: (Thảo luận)
H: Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
 1. Đọc, nhận xét văn bản “Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời”
a) Vấn đề nghị luận : Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.
b) Các luận điểm :
 + Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng nghĩa.
 + Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc tha thiết, trìu mến của nhà thơ.
 + Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến của nhà thơ.
--> Người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, phân tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.
c) Bố cục :
 + Mở bài : Từ đầu  đáng trân trọng 
+ Thân bài : “ Hình ảnh của mùa xuân của mùa xuân.” 
 + Kết bài : còn lại 
NX : Bố cục chặt chẽ, giữa các phần cĩ sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt.
 d) Nhận xét về cách diễn đạt :
 Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự cảm động của nhà thơ Thanh Hải.
2. Kết luận :
* Ghi nhớ 1 (sgk /T78)
* Ghi nhớ 2 (sgk /T78)
* Ghi nhớ 3 (sgk /T78).
II. Luyện tập 
Bài tập : Các luận điểm khác về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
- Luận điểm về “Nhạc điệu của bài thơ”: bất kì bài thơ nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó; tính nhạc thể hiện ở tiết tấu, ngân vang trong tâm hồn người đọc. Bằng chứng nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc.
- Luận điểm về “Bức tranh mùa xuân của bài thơ” : bài thơ chứa yếu tố hội hoạ thể hiện ở : màu sắc, không gian, đối tượng  được miêu tả trong bài, nó giúp người đọc hình dung đối tượng một cách cụ thể, kèm theo cảm xúc.
* Hướng dẫn học ở nhà:
 - Nắm vững luận điểm, luận cứ của bài nghị luận đoạn thơ.
 - Chuẩn bị “Cách làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ”./.
 ----------------------------------------------------------------TUẦN 27 
TIẾT 125 & * CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.
I. Mục tiêu cần đạt 
 Giúp HS :
- Biết cách viết bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ cho đúng với yêu cầu đã học ở tiết trước.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
II. Chuẩn bị : 
- GV: Bảng phụ ghi hệ thống luận điểm
- HS: đọc bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh
III. Tiến trình bài dạy: 
 1. KT bài cũ :
 a- Thế nào là nghị luận một đoạn thơ, bài thơ?
 b- Yêu cầu nghị luận phải ntn?
 2. Giới thiệu bài mới: Để làm tốt bài nghị luận phải nắm được phương pháp, tránh sa vào việc phân tích, bình giảng một đoạn thơ, bài thơ. Chủ yếu là nghị luận về nội dung, nghệ thuật và nêu lên suy nghĩ, nhận xét, đánh giá.
 3. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung 
H ... sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ phần nhận xét bao quát đã nêu ở Mở bài.
b-H: Văn bản có sức hấp dẫn, thuyết phục không? Vì sao?
H: Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
H: Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường gồm mấy phần?
H: Người viết bài nghị luận, cần chú ý đến những yếu tố nào?
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
 * 8 đề sgk
a) Có 2 cách cấu tạo đề :
 + Đề có kèm theo những chỉ định cụ thể.
 + Đề không kèm theo chỉ định cụ thể.
 1) Các bước nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
 a) Tìm hiểu đề :
- Vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương.
- Phương pháp nghị luận: phân tích.
- Tư liệu chủ yếu : bài thơ Quê hương của Tế Hanh
- Tư liệu bổ sung, so sánh, đối chiếu: Các bài thơ cùng chủ đề của tác giả hoặc tác giả khác
 b) Tìm ý : 
 - Nội dung: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị
 - Nghệ thuật : Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu
c) Lập dàn ý :
 (sgk)
d) Viết bài:
e) Đọc và sửa bài:
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm
 a) Bố cục :
 + Mở bài : từ đầu  khởi đầu rực rỡ 
=> Giới thiệu chung về đời thơ Tế Hanh với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ “Quê hương”.
 + Thân bài : “Nhà thơ  thành thực của Tế Hanh” => Trình bày những nhận xét, đánh giá về thành công (nội dung và nghệ thuật) của bài thơ qua cảm nhận và phân tích của người viết.
 + Kết bài : còn lại
 => Khẳng định những đóng góp có giá trị tinh thần của bài thơ 
* Liên kết giữa 3 phần :
 + Phần Thân bài liên kết chặt chẽ, tự nhiên với phần mở bài.
 + Dẫn đến kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ.
b. Nhận xét :
-Văn bản có tính thuyết phục, hấp dẫn, vì :
 + Tác giả lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác đáng.
 + Bố cục mạch lạc, rõ ràng.
Điều đó chứng tỏ người viết đã cảm thụ thơ khá sâu sắc, tinh tế.
- Muốn viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì nhất thiết phải đọc, cảm nhận và suy nghĩ về đoạn thơ, bài thơ ấy. Cảm nhận càng sâu sắc thì bài viết càng có tính thuyết phục và sức hấp dẫn đối với người đọc.
*Ghi nhớ 1 : (sgk /T83)
*Ghi nhớ 2 : (sgk /T83)
* Hoạt động 6 : Luyện tập 
Bài tập : Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
 I. Mở bài : Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
 II. Thân bài :
* Gợi ý :
 1) Phân tích cảm nhận về mùa thu thông qua các biện pháp nghệ thuật.
 * Cảm nhận về mùa thu thông qua các giác quan :
 + Khứu giác : hương ổi
 + Xúc giác : gió se
 + Thị giác : sương chùng chình qua ngõ
 Hình tượng mùa thu được kết dệt bởi sự tổng hợp của các giác quan, vừa khái quát vừa cụ thể và giàu sức gợi cảm.
 * Biện pháp nghệ thuật :
 + Nhân hoá : “hương ổi – phả”, “sương – chùng chình”.
 + Miêu tả : “gió se”
 + Tu từ nghệ thuật : “hình như thu đã về”
 2) Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả (có thể so sánh với 1 số bài thơ viết về mùa thu của tác giả khác.)
 III. Kết bài : Nêu giá trị của khổ thơ./.
* Hoạt động 7 : Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm vững cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Soạn bài : Mây và sĩng( câu hỏi phần : hướng dẫn đọc hiểu văn bản)
 ---------------------------------------------------------TUẦN 27 
Tiết 126 MÂY VÀ SĨNG
 R.Ta-go
 (Nguyễn Khắc Phi dịch)
I. Mục tiêu cần đạt : 
Giúp HS :
- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
II. Chuẩn bị : Tư liệu về Ta-go, bài dịch thơ của Đào Xuân Quí
III. Tiến trình bài dạy: 
 1. KT bài cũ :
 a- Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
 b- Người cha, qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn thể hiện & gửi gắm điều gì?
 2. Giới thiệu bài mới: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng là đề tài cho các nhà thơ thử thử bút. Tình mẫu tử đến với nhà thi hào Aán Độ Ta-go, qua tiếng hát đau buồn sâu thẳm nhưng chan chứa tình yêu thương và niềm tin vào trẻ thơ vào thế hệ tương lai qua bài thơ “Mây & sóng”.
 3. Tiến trình hoạt động
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung äng 
* Hoạt động 1: HD tìm hiểu tác giả, tác phẩm, bố cục...
H: Em hãy cho biết một số thơng tin về tác giả?
H: Bài thơ được in trong tập thơ nào?
GV: Hướng dẫn học sinh đọc bài, tìm hiểu chú thích sgk
H: Bài thơ cĩ thể chia làm mấy phần
H: Tìm điểm khác nhau giữa 2 phần.
Đ:+Ý và lời khác nhau
 +Trò chơi của mây và sóng khác nhau.
Hoạt động 2
HS đọcphần 1: từ đầu  mỉm cười bay đi.
-Phần 2 từ “Trong sóng có người  lướt qua”
H: Những người trên mây và trong sóng đã mời gọi bé điều gì?
H: Trong cuộc đối thoại có mấy lời hỏi và mấy lời đáp?
Đ: Có 1 lời hỏi, 1 lời đáp và 1 lời từ chối.
H: Trong câu trả lời của em bé, tại sao là 1 câu hỏi lại?
Đ: Vì tính hấp dẫn, cuốn hút bởi những lời rủ rê của những người trên mây và trong sóng. Vì bé tò mò, ham chơi và ham vui.
H: Lí do nào khiến bé từ chối lời mời gọi đó?
H: Em có nhận xét gì về lí do em bé đưa ra?
Đ: Lí do thật dễ thương khiến những người sống trên mây và trong sóng đều mỉm cười.
H: Câu trả lời của em bé có hàm ý không? Đó là hàm ý gì?
H: Lời từ chối của em bé có gì đáng chú ý về thành phần câu?
Đ: Lời từ chối gồm 2 nửa :
 + Nửa đầu là câu nêu lên 1 sự thật một tình thế, cũng là lí do để từ chối : mẹ đang đợi mình ở nhà.
 + Nửa sau là câu hỏi tu từ, hỏi chỉ để khẳng định cái lí do chính đáng và chắc chắn để bé kiên quyết từ chối những lời rủ rê, mời gọi của mây và sóng.
H: Vì sao bé không từ chối ngay lập tức lời rủ rê của những người trên mây và trong sóng?
Đ: Vì như thế thiếu chân thật vì trẻ em nào mà chẳng ham chơi. Bé lại bị lôi cuốn, song bé quyết định từ chối, bé không muốn đánh đổi thú vui chơi với việc phải xa mẹ, để mẹ ở nhà 1 mình.
H: Theo em, những người trên mây, trong sóng là những ai?
Đ: Họ là tiên đồng, ngọc nữ xinh đẹp, nàng tiên cá. Và thế giới của họ thật diệu kì. Vậy mà bé vẫn từ chối vì mẹ thân yêu, không chút băn khoăn, tiếc nuối.
H: Giá trị nhân văn của bài thơ là gì?
Đ: Khắc phục ham muốn chính đáng của tuổi thơ để làm vui lòng mẹ, chứng tỏ tình cảm của bé thật sâu nặng.
*HS đọc “Nhưng con biết  xanh thẳm”
 “Nhưng con biết  ở chốn nào”.
H: Em hãy thuật lại từng trò chơi mà bé nghĩ ra để thay thế cho việc ngao du cùng mây, sóng?
H: Đặc điểm ý nghĩa của những trò chơi là gì?
GV: Kết hợp giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
H: Sức hấp dẫn của trò chơi do em sáng tạo ra là gì?
Đ: Bé không phải đóng vai mây, sóng mà hoà nhập hẳn vào mây và sóng, còn mẹ là vầng trăng là bến bờ kì lạ. Bé chơi đùa vào vầng trăng, ôm mặt mẹ, nô đùa cùng mẹ.
H: Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa sâu xa của 3 câu thơ sau 
- Hai bàn tay con  xanh thẳm.
- Con lăn, lăn  vào lòng mẹ.
- Và không ai  ở chốn nào.”
* Ý nghĩa sâu xa : Tình thương yêu mẹ con, niềm hạnh phúc của tình mẹ con thật gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiêng liêng và vĩnh hằng như vũ trụ, như thiên nhiên, và kì diệu thay, điều đó lại do chính con người nhỏ bé tạo ra.
H: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho em suy ngẫm thêm điều gì nữa?
Đ:-Trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là 1 trong những điểm tựa ấy.
 -Hạnh phúc không phải là những điều xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban phát mà ở ngay trên thế gian nàyvà do chính con người tạo dựng.
 -Mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo. Chính sức mạnh của tình yêu sẽ chắp cánh thành sức mạnh của sự sáng tạo không ngừng của mình. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
- Nội dung: ghi nhớ sgk 
 H: Nhận xét nghệ thuật của bài thơ?
- Hình ảnh thiên nhiên ...
- Hình ảnh lung linh, kì ảo nhưng chân thực và sinh động.
I. Tìm hiểu chung: 
 1. Tác giả : Ta-go(1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Aán Độ, sinh tại bang Ben-gan, trong một gia đình quý tộc.
 2. Tác phẩm : Bài thơ “Mây & sóng” in trong tập “Trăng non”, xuất bản 1915.
3. Đọc- tìm hiểu chú thích:
4. Bố cục: 2 đoạn
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Lời từ chối của em bé trước sự mời gọi của mây và sóng
- Lời mời gọi của mây và sóng :
 + Bọn tớ chơi với bình minh vàng, vầng trăng bạc
 + Bọn tớ ca hát, ngao du khắp mọi miền.
- Lời từ chối của em : Mẹ mình đang đợi ở nhà Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà.=>Sự níu giữ của tình mẫu tử.
=>Tình thương mẹ đã thắng lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng.
2. Trò chơi của bé :
- Con là mây và mẹ sẽ trăng
- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
=>Trò chơi thật tuyệt diệu có sự kết hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử bằng cách biến chính mình thành “mây, sóng” và mẹ là “trăng, bến bờ kì lạ”.
-“Con lăn, lăn  vào lòng mẹ.
 Và không ai  ở chốn nào.”
=>Tình mẹ con thật gần gũi, giản dị nhưng vô cùng lớn lao, thiêng liêng và vĩnh hằng.
I
III. Tổng kết:
- Nội dung: ghi nhớ sgk 
 - Nghệ thuật :
 + Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng được tạo ra từ trí tưởng tượng của em bé.
 + Hình ảnh lung linh, kì ảo nhưng chân thực và sinh động.
4. Củng cố : Hệ thống kiến thức .
5. Dặn dò :
 - Học bài bài thơ + nội dung, nghệ thuật
 - Chuẩn bị “Oân tập về thơ”./.
 -------------------------------------------------------------------
KÍ duyệt
Ngày 8 tháng 3 năm 2010
Nguyễn Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27(2).doc