Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:-Ỵêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ,ca dao địa phương.

-Cách thức sưu tầm tục ngữ,ca dao địa phương.

2.Kĩ năng:-Biết cách sưu tầm tục ngữ,ca dao địa phương.

-Biết cách tìm hiểu tục ngữ,ca dao địa phương ở mức độ nhất định.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: SGK,SGV,Sưu tầm ca dao, tục ngữ liên quan đến môi trường.

2.Học sinh: SGk, Sưu tầm ca dao, tục ngữ liên quan đến môi trường

III.Tiến trình thực hiện các hoạt động:

1. Kiểm tra bài cũ: Tục ngữ là gì? Có tác dụng gì trong nhân dân?

 Đọc 1 số câu tục ngữ về thiên nhiên (hiện tượng bão, lụt, .) mà em đã sưu tầm được.

2. Giới thiệu: (Trực tiếp)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng

 HĐ 1: GV nói rõ yêu cầu để HS sưu tầm.

 GV yêu cầu: Mỗi học sinh sưu tầm các thể loại:

 Ca dao: 5 câu; Dân ca: 5 câu;

 Tục ngữ: 5 câu I. Nội dung thực hiện:

 - Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ. Mỗi loại 5 câu.

 - Phạm vi: Những câu được lưu hành ở địa phương mang tính địa phương

 HĐ 2: Xác định đối tượng sưu tầm:

 GV ôn lại cho HS các thể loại ca dao, dân ca, tục ngữ

 Ca dao là gì, dân ca là gì, tục ngữ là gì?

 GV dẫn chứng từng loại?

 Thế nào là câu ca dao?

 GV giảng cho HS hiểu: Lưu hành ở địa phương là phạm vi rộng. HS nêu theo các chú thích đã học.

 Ca dao: Là lời thơ của dân ca.

 Dân ca: Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc

 HĐ 3: Tìm nguồn sưu tầm

 Chúng ta có thể sưu tầm bằng những cách khác nhau, hãy đọc một câu cho mỗi cách

 GV dẫn chứng thêm

 HS đọc những câu đã chuẩn bị ở nhà II. Phương pháp thực hiện:

 1. Cách sưu tầm:

 - Hỏi người địa phương, cha,mẹ.

 - Chép lại từ sách, báo, ở địa phương

 - Tìm các sách ca dao, tục ngữ viết về địa phương.

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 414Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 19 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
- Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Tiết 74: Chương trình địa phương phần TLV
- Tiết 75,76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
Ngày soạn :23/12
Ngày dạydạy lớp
Tiết 73
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN
VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:-Khái niệm tục ngữ.
-Nội dung tư tưởng,ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2.Kĩ năng:-Đọc-hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữvề thiên nhiên và lao động sản xuất.
-Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
II.Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: SGK ,SGV,những câu ca dao tục ngữ nói về thiên nhiên.
2.Học sinh: SGK,soạn bài
III.Tiến trình thực hiện các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.	
2. Giới thiệu:	Tục ngữ là một thể văn học dân gian.Nó được ví là kho báu kinh nghiệm và trí tuệ dân gian là” túi khôn dân gian vô tận”tục ngữ là thể loại triết línhưng đồng thời cũng là”Cây đời xanh tươi”Tục ngữ có nhiều chủ đề nhưng hôm nay chúng ta đi sâu vào tìm hiểu chủ đề về thiên nhiên lao động sản xuất.
:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: GV HD HS đọc văn bản và chú thích
 Qua phần đọc văn bản, em hiểu gì về tục ngữ
 HS đọc văn bản, chú thích
à Hình thức: Là một câu nói có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu.
 Nội dung: Diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên và lao động sản xuất.
 Sử dụng: Được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt động đời sống.
I. Tìm hiểu chung
 -Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn,ổn định,có nhịp điệu,hình ảnh,đúc kết những bài học của nhân dân về:
+Quy luật của thiên nhiên.
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.
+ Kinh nghiệm về con người xã hội.
-Những bài học học kinh nghiệmvề quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.
 HĐ 2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của các câu tục ngữ.
 Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm?
à Chia làm 2 nhóm
II.Đọc –hiểu văn bản:
 Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
à Nhóm 1: Câu 1,2,3,4: Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
 Nhóm 2: Câu 5,6,7,8: Tục ngữ về lao động sản xuất.
 HS đọc câu tục ngữ một .
 Nghĩa của câu tục ngữ.
1.Nội dung
-Những câu tục ngữ nói về cách đo thời gian,dự đoán thời tiết,quy luật nắng mưa,gió bãothể hiện kinh nghiệm quý báu của nhân dân về thiên nhiên.
-Những câu tục ngữ nói về mùa vụ,kĩ thuật cấy trồng,chăn nuôi,đúc kết kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về lao động sản xuất.
-Căn cứ của việc đúc kết kinh nghiệm: chủ yếu dựa trên những quan sát.trong quá trình vận dụng tục ngữ cần chú ý điều này.
 Quan sát câu tục ngữ một , ta thấy vế một nói gì, vế hai nói gì?
 Vế 1: Tháng năm (âl): Đêm ngắn, ngày dài
 Vế 2: Tháng mười (âl): Đêm dài, ngày ngắn.
 Câu tục ngữ vận dụng cách nói quá: Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối có tác dụng gì?
à Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười
 Gây ấn tượng độc đáo, khó quên.
 Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì?
 Một bài học về cách sử dụng thời gian trong cuộc sống con người sao cho hợp lý với mỗi mùa Hạ và Đông.
 Theo dõi câu tục ngữ, hãy cho biết hai từ “mau, vắng” có ý nghĩa là gì?
 Nghĩa của câu tục ngữ là gì?
 HS đọc câu tục ngữ hai 
à Mau: dày, nhiều
à Vắng: ít, không có.
2.Nghệ thuật
-Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn,cô đúc.
-Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng,nhân quả,hiện tượng và ứng xử cần thiết.
-Tạo vần,nhịp cho câu văn dễ nhớ,dễ vận dụng.
3.Ý nghĩa văn bản
Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài quý giá của nhân dân ta.
 Kinh nghiệm được đút kết từ hiện tượng này là gì?
à Trông sao, đoán thời tiết mưa, nắng
 Trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được ứng dụng như thế nào?
Nắm trước thời tiết để chủ động công việc ngày hôm sau
 Ráng có nghĩa là gì?
 HS đọc câu tục ngữ ba 
à Ráng: Sắc màu phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây
 Ráng mỡ gà là gì?
 HS nêu trong chú thích
 Nghĩa của câu?
 Kinh nghiệm được đút kết từ hiện tượng “ráng mỡ gà” là gì?
à Ráng vàng xuất hiện phía chân trời có màu mở gà ấy là điềm sắp có bão
 Vế “Tháng bảy kiến bò” có nghĩa là gì?
 Nghĩa của câu?
 GV giảng thêm
 Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này gì?
 HS đọc câu tục ngữ bốn 
à Kiến ra nhiều vào tháng bảy
 Nghĩa cả câu?
 Kinh nghiệm nào được đút kết từ câu tục ngữ này?
 HS đọc câu năm 
 HS giải thích nghĩa từ “tất”
à Đất quý hơn vàng
 Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì?
 GV nói thêm
 Nghĩa của câu tục ngữ là gì?
 HS đọc câu sáu
 Đề cao giá trị của đất đai trong đời sống lao động sản xuất của con người.
 Bài học từ kinh nghiệm đó là gì?
 Câu sáu : Nhất  điền
 Thứ tự các nghề, các công việc đem lại lời ích kinh tế cho con người.
 Nghĩa của câu là gì?
 Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
 GV HD HS tìm một số câu tục ngữ chứa từng yếu tố
à Một lượt tát, một bát cơm
à Người đẹp  lụa, lúa  phân
 Bài học từ kinh nghiệm này là gì?
 “Thì, thục” có nghĩa là gì?
 Nghĩa của cả câu là gì?
HS đọc câu 8
HS nêu phần chú thích
 Kinh nghiệm được đút kết trong câu tục ngữ là gì?
à Trong trồng trọt, cần đảm bảo hai yếu tố thời vụ và đất đai
 Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta như thế nào?
 Để các kinh nghiệm trên được dễ nói, dễ truyền bá, dân gian đã tạo ra câu tục ngữ có cách diễn đạt độc đáo như thế nào?
 GV giảng thêm về vần
à Câu ngắn gọn, có hai vế đối xứng, có vần, nhịp.
 Qua phân tích, hãy nêu lên nội dung của những câu tục ngữ trên
 HS nêu phần ghi nhớ
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK Tr5
 HĐ 3: Luyện tập
 Giới thiệu một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt, 
 HS nêu thêm một số câu có nội dung về thiên nhiên và lao động sản xuất.
IV. Luyện tập:
 - Tháng năm u ám thì nắng
 Tháng tám u ám thì mưa
 - Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy
 Cơn đằng tây vừa cày vừa ăn
 - Mưa cá mòi, nắng lòi con mắt.
 - Mưa sáng dây dưa, mưa trưa chóng tạnh.
 - Ông tha bà không tha,
 Mồng năm tháng chín, hăm ba tháng mười.
 - Lụt tháng ba, cháy nhà tháng sáu.
 - Ong vò vẽ làm tổ bụi gai,
 Thấp thời lụt nhỏ, cao thời lụt to.
4. Củng cố:
- Hãy đọc thuộc lòng các câu tục ngữ vừa học.
- Tục ngữ là gì?
- Đọc thêm.
1. Tục ngữ là một thể loại của:
a. Văn học viết	b. Văn học dân gian
c. Văn học trung đại	d. Văn học hiện đại
5. Hướng dẫn tự học:
a. Nội dung vừa học:
	- Học thuộc tất cả các câu tục ngữ trong bài học.
- Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.
-Tập sử dụngmột vài câu tục ngữ trong bài học vào những tình huông giao tiếp khác nhau,viết thành những đoạn đối thoại ngắn.
b.Hướng dẫn soạn bài: - Soạn bài tiếp theo “Chương trình địa phương phần TLV và văn”
-Sưu tầm ca dao, tục ngữ theo thứ tự bản chữ cái ABC
 Tiết 74
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:-Ỵêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ,ca dao địa phương.
-Cách thức sưu tầm tục ngữ,ca dao địa phương.
2.Kĩ năng:-Biết cách sưu tầm tục ngữ,ca dao địa phương.
-Biết cách tìm hiểu tục ngữ,ca dao địa phương ở mức độ nhất định.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: SGK,SGV,Sưu tầm ca dao, tục ngữ liên quan đến môi trường.
2.Học sinh: SGk, Sưu tầm ca dao, tục ngữ liên quan đến môi trường
III.Tiến trình thực hiện các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: 	Tục ngữ là gì? Có tác dụng gì trong nhân dân?
	Đọc 1 số câu tục ngữ về thiên nhiên (hiện tượng bão, lụt, .) mà em đã sưu tầm được.
2. Giới thiệu:	(Trực tiếp)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: GV nói rõ yêu cầu để HS sưu tầm.
 GV yêu cầu: Mỗi học sinh sưu tầm các thể loại:
 Ca dao: 5 câu; Dân ca: 5 câu;
 Tục ngữ: 5 câu
I. Nội dung thực hiện:
 - Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ. Mỗi loại 5 câu.
 - Phạm vi: Những câu được lưu hành ở địa phương mang tính địa phương
 HĐ 2: Xác định đối tượng sưu tầm:
 GV ôn lại cho HS các thể loại ca dao, dân ca, tục ngữ
 Ca dao là gì, dân ca là gì, tục ngữ là gì?
 GV dẫn chứng từng loại?
 Thế nào là câu ca dao?
 GV giảng cho HS hiểu: Lưu hành ở địa phương là phạm vi rộng.
 HS nêu theo các chú thích đã học.
 Ca dao: Là lời thơ của dân ca.
 Dân ca: Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc
 HĐ 3: Tìm nguồn sưu tầm
 Chúng ta có thể sưu tầm bằng những cách khác nhau, hãy đọc một câu cho mỗi cách
 GV dẫn chứng thêm
 HS đọc những câu đã chuẩn bị ở nhà
II. Phương pháp thực hiện:
 1. Cách sưu tầm:
 - Hỏi người địa phương, cha,mẹ.
 - Chép lại từ sách, báo,  ở địa phương
 - Tìm các sách ca dao, tục ngữ viết về địa phương.
 GV HD HS sắp xếp ca dao riêng, tục ngữ riêng theo trật tự ABC của chữ cái đầu câu
 GV cho năm câu không theo thứ tự, yêu cầu HS sắp xếp.
 2. Sắp xếp mỗi loại theo trật tự chữ cái đầu câu (ABC).
 GV quy định thời gian nộp, cách nộp
 3. Thời gian nộp: Tiết NGLL
 Cách nộp: Các thành viên nộp cho nhóm biên tập của lớp, sưu tầm phải ghi vào sổ tay hoặc vở bài tập.
4. Củng cố:
- Em hiểu thế nào là ca dao, dân ca, tục ngữ? Nêu ví dụ minh hoạ.
- Cho học sinh sưu tầm thêm một số câu ca dao, tục ngữ.
5. Hướng dẫn tự học:
a. Nội dung vừa học
	-Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ đã được sưu tầm.
	- Sưu tầm 20 câu ca dao, tục ngữ.
	b.Hướng dẫn soạn bài:
	- Soạn bài “Tìm hiểu chung về văn nghị luận” theo các câu hỏi SGK.
	+ Tìm hiểu về nhu cầu nghị luận
	+ Hiểu sơ lược khái niệm về văn bản nghị luận.
Tiết 75,76
TÌM HIỂU CHUNG VỀ
VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:-Khái niệm văn bản nghị luận
-Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
-Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2.Kĩ năng:Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo,chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu,kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:SGK,SGV,CKT
2.Học sinh: SGK,,soạn bài
III. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 	Đọc thuộc lòng 5 câu ca dao, 5 câu tục ngữ mà em đã sưu tầm.
2. Giới thiệu:Trong cuộc sống hằng ngày khi gặp những vấn đề khó khăn chúng ta thường tư duy,lo lắng đưa ra những lý lẽ nhằm giải quyết khó khăn những vấn đề đưa rata gọi là văn nghị luận.Vậy nghị luận là gì? Để hiểu rõ điều này,chúng ta đi vào tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: Hỏi-Đáp về nhu cầu nghị luận
 Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không? (Vì sao em đi học? Vì sao con người cần phải có bạn bè?, )
à Thường gặp
I. Tìm hiểu chung:
 1. Nhu cầu nghị luận:
 a. Một số câu hỏi, vấn đề thường gặp.
 + Thế nào là sống có ích?
 + Muốn học tốt cần phải làm gì?
 Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự.
 GV nhận xét một số HS và chữa lại cho đúng vấn đề
à HS nêu câu hỏi bằng cách ghi vào vở bài tập
 +Vì sao phải học giỏi?
 Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không?
à Không thể trả lời bằng các kiểu văn bản ấy
 Hãy giải thích vì sao
 GV nêu ví dụ dẫn chứng
 Vì muốn trả lời, ta phải trả lời bằng lí lẽ, phải sử dụng kh/niệm thì mới trả lời được thông suốt
 b. Muốn trả lời các vấn đề trên cần phải tư duy khái niệm, sử dụng nghị luận thì mới đáp ứng yêu cầu.
 GV vận dụng câu hỏi c) SGK Tr7
-Kể tên một vài kiểu văn bản nghị luận mà em biết?
Vậy thế nào là văn bản nghị luận,chúng ta tìm tiếp phần hai.Gvgọi HS đọc văn bản.
-Bình luận thể thao, hỏi đáp pháp luật, cách mua trái cây ngon
 c. Các văn bản nghị luận thường gặp trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình
 - Các bài phát biểu ý kiến trong các bài báo.
 - Các bài bình luận.
 Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? (văn bản hướng tới ai?)
 + Nói với ai?
 + Để thực hiện mục đích ấy,bài viết nêu ra những ý kiến nào?
 GV: Câu nói đó gọi là luận điểm bởi chúng mang quan điểm của tác giả.
 Với các luận điểm đó, tác giả đề ra nhiêïm vụ cho mọi người.
 HS đọc văn bản “Chống nạn thất học”
à Mục đích đề ra nhiệm vụ cho mọi người.
à Hướng tới quốc dân.
à Nói với thanh niên VN hầu hết điều mù chữ.
-Những cách thức d8ể chống lại cách thất học.
 2. Thế nào là văn bản nghị luận:
 Nghị luận là loại văn bản có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
II. Ghi nhớ: 
-Văn bản nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,người nghe một tư tưởng,một quan điểm nào đó.
-Trong đời sống,khi gặp những vấn đề cần bàn bạc,trao đổi,phát biểu,bình luận,bày tỏ quan điểm ta thường sử dụng văn nghị luận.
-Những tư tưởng,quan điểm trong bài văn nghị luậnphải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
 Câu có luận điểm, có đặc điểm gì?
à Là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng.
 GV vận dụng câu hỏi b) SGK Tr9
Để thuyết phục mọi ngườiBác Hồ đưa ra những lí lẽnào?
à Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng Tháng 8
à Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
 Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
 Qua tìm hiểu, em nắm được những gì về văn nghị luận.
 GV hỏi các câu hỏi ở bài tập 1.
 HS nêu ghi nhớ
 HS lần lượt trả lời.
III. Luyện tập:
 1. Đọc bài văn và trả lời câu hỏi:
 a. Phải, vì nhan đề là 1 ý kiến, 1 luận điểm.
 MB là nghị luận, KB là nghị luận, TB trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ.
4. Củng cố:
- Hãy kể tên một số văn bản nghị luận thường gặp trên đài phát thanh, truyền hình?
- Câu1: Văn nghị luận có mục đích chủ yếu là:
a. Kể lại diễn biến một sự việc	b. Thuyết minh một vấn đề
c. Xác lập một quan điểm	d. Đề xuất một ý kiến
- Câu2: Để thuyết phục người đọc, bài văn nghị luận cần đạt yêu cầu:
a. Luận điểm rõ ràng
b. Có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục
c. Quan điểm hướng tới giải quyết vấn đề trong đời sống
d. Tất cả đều đúng.
5. Hướng dẫn tự học:
a. Nội dung bài vừa học:
+ Về nhà học thuộc ghi nhớ và làm bài luyện tập SGK.
+Phân biệt văn nghị luận và tự sự ở những văn bản cụ thể.
b.Hướng dẫn soạn bài:
	- Soạn bài tt “Tục ngữ về con người và xã hội” theo các câu hỏi SGK.
	+ Đọc trước các câu tục ngữ.
	+ Giải nghĩa các câu tục ngữ ấy theo cách hiểu của bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc