Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 11

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 11

TUẦN 11

Tiết 11: Ngày soạn: /10/2009

Ngày dạy: / /2009

BỔ TRỢ KIẾN THỨC VĂN TỰ SỰ:

NGÔI KỂ, LỜI KỂ

VÀ THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Hiểu rõ về: Ngôi kể, lời kể và thứ tự kể trong văn tự sự.

 - Biết sử dụng ngôi kể, lời kể và thứ tự kể một cách hợp lí, linh hoạt khi tạo lập văn bản tự sự.

 - Tích hợp kiến thức với phần Đọc - Hiểu văn bản.

2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn các thao tác để làm bài văn tự sự.

 - Luyện kĩ năng viết đoạn văn cho văn bản tự sự

3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc, hứng thú khi làm văn tự sự.

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Tiết 11:
Ngày soạn: /10/2009
Ngày dạy: / /2009
bổ trợ kiến thức văn tự sự:
Ngôi kể, lời kể 
và thứ tự kể trong văn tự sự
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Hiểu rõ về: Ngôi kể, lời kể và thứ tự kể trong văn tự sự.
	- Biết sử dụng ngôi kể, lời kể và thứ tự kể một cách hợp lí, linh hoạt khi tạo lập văn bản tự sự.
	- Tích hợp kiến thức với phần Đọc - Hiểu văn bản.
2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn các thao tác để làm bài văn tự sự.
	- Luyện kĩ năng viết đoạn văn cho văn bản tự sự
3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc, hứng thú khi làm văn tự sự.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Các dạng bài TLV...
	- HS: TLTK, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 ?- Các bước cần chú ý khi làm bài văn tự sự?
?- Những điểm cần chú ý về lời văn, đoạn văn tự sự?
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 Từ phần kiểm tra bài cũ à Dẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản về: ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự:
?- Thế nào là ngôi kể trong văn tự sự?
- Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
?- Có mấy kiểu ngôi kể thường gặp trong văn tự sự?
+ Kể theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi", "chúng tôi"): người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, nhìn thấy và trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
+ Kể theo ngôi thứ ba: gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi. Ngôi kể này giúp người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. 
?- Em hiểu thế nào là lời kể trong văn tự sự?
- (HS trả lời theo gợi ý của GV từ một số ví dụ
à GV sửa chữa + khái quát)
- Là lời dẫn dắt cốt truyện:
+ Giới thiệu không gian, thời gian
+ Kể về sự việc diễn ra
+ Giới thiệu nhân vật...
?- Các cách sắp xếp thứ tự trong văn tự sự?
- Kể theo thứ tự (thời gian): chuyện xẩy ra trước kể trước, chuyện xẩy ra sau kể sau
- Kể theo trình tự các nhân vật: Kể diễn biến cuộc đời của nhân vật này à diễn biến cuộc đời của nhân vật khác.
- Kể theo trình tự thời gian kết hợp diễn biến cuộc đời các nhân vật
- Kể theo trình tự thời gian kết hợp với hồi ức,...
(Yêu cầu HS lấy VD theo 4 nhóm/ 4 trình tự)
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ 
(1) BT trắc nghiệm: 
(Cho HS làm vào phiếu học tập theo từng bàn)
1.?- Có mấy loại ngôi kể trong văn tự sự? Đó là những ngôi nào?
 A. 1 ngôi - ngôi thứ nhất
 B. 2 ngôi - ngôi thứ nhất và thứ ba
 C. 2 ngôi - ngôi thứ nhất và thứ hai 
 D. 3 ngôi - ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba
2.?- Người kể xưng tôi trong văn bản tự sự là ai?
 A. Tác giả 
 B. Nhân vật
 C. Tác giả hoặc nhân vật.
 D. Cả ba ý trên đều sai.
3.?- Trong các văn bản tự sự đã học , người ta thường sử thứ tự kể nào?
 A. Kể theo thứ tự tự nhiên 
 B. Kể kết quả trước, nguyên nhân sau
 C. Kể hiện tại trước, quá khứ sau
 D. Kết hợp cả 3 thứ tự trên
4.?- Truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" kể theo thứ tự kết quả trước, nguyên nhân sau.
 A. Đúng B. Sai
(2)?- Đoạn văn sau được kể theo ngôi thứ mấy?
Hãy chuyển sang ngôi kể khác và cho biết ngôi kể mới đem lại điều gì khác cho đoạn văn?
"... Rồi chuyện cây bút thần lọt tới tai một tên địa chủ giàu có trong làng. Hắn liền sai hai tên đầy tớ đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý muốn của hắn. Mã Lương tuy còn nhỏ tuổi, nhưng tính tình khảng khái. Em biết bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ thứ gì, mặc cho chúng hết lời dụ dỗ, dọa nạt. Tên địa chủ tức giận, nhốt em vào chuống ngựa, không cho ăn uống gì..."
( HS trả lời à chuyển ngôi kể và nhận xét)
- Đoạn văn được kể theo ngôi thứ ba.
à Chuyển: "... Rồi chuyện cây bút thần ...... bắt tôi về nhà vẽ theo ý muốn của hắn. (Tôi tuy còn nhỏ tuổi, nhưng tính tình khảng khái.) Tôi biết ....., nhốt tôi vào chuống ngựa, không cho ăn uống gì..."
à Việc chuyển sang ngôi kể thứ nhất làm cho đoạn văn mang sắc thái tâm sự.
(3)?- Đóng vai cá vàng kể lại truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" 
(HS kểà nhận xét, đánh giá à GV cho điểm )
Hoạt động 4: Củng cố:
 ?- Nối cột (A) với cột (B) để có nhận xét đúng!
(A)
(B)
Kể theo ngôi thứ nhất
Người kể giấu mặt
Người kể xưng "tôi"
Kể theo ngôi thứ ba
Có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe,nhìn thấy và trải qua
Có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung vừa bổ trợ
- Hoàn thiện các bài tập trên lớp và làm bài tập về nhà 
BT 4: Viết một đoạn văn tự sự (chủ đề tự chọn) và cho biết đoạn văn được viết theo thứ tự nào?
- Chuẩn bị: Luyện tập kể chuyện đời thường
I. kiến thức cơ bản:
1. Ngôi kể, lời kể trong văn tự sự
a/ Ngôi kể:
- Ngôi thứ nhất 
- Ngôi thứ ba 
b/ Lời kể:
- Là lời dẫn dắt cốt truyện
2. Thứ tự kể trong văn tự sự:
- Kể theo thứ tự thứ tự (thời gian)
- Kể theo trình tự các nhân vật
- Kể theo thứ tự thời gian kết hợp diễn biến cuộc đời các nhân vật
- Kể theo trình tự thời gian kết hợp với hồi ức,...
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: (BT trắc nghiệm)
Câu 1:
 Đáp án B
Câu 2:
 Đáp án C
Câu 3:
 Đáp án A
Câu 4:
 Đáp án B
2. Bài 2:
- Đoạn văn được kể theo ngôi thứ ba
- Chuyển sang ngôi kể thứ nhất...
à Làm cho đoạn văn mang sắc thái tâm sự.
3. Bài 3:
(HS kể)
Kiểm tra ngày ..... tháng ..... năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan11.doc