Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần số 1 đến tuần 10

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần số 1 đến tuần 10

Tiết 1. Văn bản CON RỒNG, CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết “Con rồng, cháu tiên”; “Bánh chưng, bánh giầy”

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của hai truyện

- Kể được hai truyện.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, SGK, tranh ảnh về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển;

 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài, SGK,

 

doc 85 trang Người đăng thu10 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần số 1 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
 Tiết 1. Văn bản CON RỒNG, CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
Mục tiêu bài học: Giúp HS:
Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết “Con rồng, cháu tiên”; “Bánh chưng, bánh giầy”
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của hai truyện
Kể được hai truyện. 
Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, SGK, tranh ảnh về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển;
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài, SGK, 
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: KTSS
KTBC:
Bài mới:
Truyền thuyết là loại truyện d.gian kể về các n/v và s.kiện có liên quan đến l/s thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Tr.thuyết là một thể loại tiêu biểu, rất phát triển ở VN, được nd bao đời yêu thích và “Con Rồng, cháu Tiên”là một tr.thuyết tiêu biểu. Vậy ndung, y/n của truyện “CR, CT”là gì? Truyện đã dùng những hình thức NT độc đáo nào để thể hiện ndung, y/n ấy? Vì sao nd bao đời vẫn yêu thích câu chuyện này? Tiết học hnay sẽ giúp các em T.lời những câu hỏi đó.
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. Truyền thuyết là gì? 
GV mời HS đọc phần chú thích (*) SGK/7.
?) Em hiểu thế nào là truyền thuyết?
- HS trả lời, HS khác bổ sung. GV chốt và cho HS ghi.
HĐ2. Đọc văn bản. 
GV yêu cầu 3 HS đọc VB theo từng đoạn:
 Đoạn 1: Từ đầu đến”điện Long Trang”.
 Đoạn 2: Tiếp đến”lên đường”
 Đoạn 3: Phần còn lại.
HS đọc và NX giọng đọc của bạn. GV NX và góp ý.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích trong SGK. Chú ý các chú thích (1), (2), (3), (5), (7).
HĐ3. Tìm hiểu văn bản.
HS đọc đoạn từ đầu đến “điện Long Trang”.
?) LLQuân và Âu Cơ được giới thiệu ra sao?
- Đều xuất thân từ nòi rồng hoặc thần thánh có ngoại hình và khả năng kì lạ
?) Tìm những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ? (HS TLuận nhóm và trình bày, nhóm khác NX. GV chốt)
- LLQuân và Âu Cơ đều là thần. Long Quân là thần nòi Rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ thần Nông – vị thần chủ trì việc trồng trọt và cày cấy.
- LLQuân có “sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ”, còn Âu Cơ “xinh đẹp tuyệt trần”. 
=>Sự nghiệp mở nước: Lạc Long Quân “giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh” – những loài yêu quái làm hại dân lành ở vùng biển, đồng bằng, rừng núi, tức những nơi dân ta thuở ấy khai phá, ổn định cuộc sống. Thần còn “dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”.
HS đọc đoạn tiếp theo đến “lên đường”.
?) Việc kết duyên của LLQuân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ?
- Rồng dưới nước, Tiên ở non cao gặp nhau, đem lòng yêu nhau và kết duyên. Âu Cơ sinh ra bọc một trăm trứng nở ra một trăm con trai.
?) Cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai, theo em có y/n gì? (HS Tluận và trình bày, NX. GV chốt )
- Chi tiết lạ, mang tính chất hoang đường nhưng thú vị và giàu ý nghĩa. Nó bắt nguồn là một thực tế rồng, rắn và tiên (chim) đều đẻ trứng. Đồng bào nghĩa là cùng một bọc. Tất cả mọi người dân VN đều sinh ra từ trong cùng một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. D.tộc VN vốn khỏe mạnh, cường tráng, đẹp đẽ.
 GV: Như vậy, trong tưởng tượng mộc mạc của người Việt cổ, nguồn gốc dân tộc chúng ta thật cao đẹp, là con cháu Rồng Tiên, là kết quả của một tình yêu, một mối lương duyên tiên rồng.
?) LLQuân và Âu Cơ chia con ntn? Để làm gì? Theo truyện này thì người VN là con cháu của ai?
- LLQuân đưa 50 người con xuống biển. Âu Cơ đưa 50 người con lên núi.
- Cuộc c.tay xuất phát từ một nguyên nhân thực tế: Rồng quen ở dưới nước, Tiên quen sống ở nơi cao.
- Chi tiết này có y/n lớn. Sự ácủa cộng đồng d.tộc đến thời điểm mở mang đ.nước về 2 hướng: biển và rừng. Ng VN cùng chung 1dòng máu, chung 1 gđình, cha(Rồng)mẹ(Tiên),..( HS q.sát tranh về cuộc c.tay)
?) Nửa cuối truyền thuyết cho ta biết thêm điều gì về XH, phong tục, tập quán của người Việt cổ xưa?
- Chúng ta hiểu: Tên nước đầu tiên là Văn Lang, đất nước tươi đẹp, sáng ngời, có văn hóa(Văn) đất nước của những người đàn ông, các chàng trai khỏe mạnh, giàu có (Lang).
 + Thủ đô: Phong Châu.
 + Người con trưởng : Hùng Vương.
 + Phong tục : cha truyền con nối. 
?) Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo? Vai trò của những chi tiết này trong truyện?
- Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là chi tiết ko có thật, được tác giả DGian s.tạo nhằm mục đích nhất định.
- Vai trò:
 + Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
 + Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc để thêm tự hào, tôn kính tổ tiên, d.tộc.
 + Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
HĐ4. Tổng kết.
?) Ý nghĩa của truyện “con Rồng, cháu Tiên”? (HS Tluận nhóm và trình bày, nhóm khác NX. GV chốt).
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nd ta ở mọi miền đất nước.
HS đọc ghi nhớ SGK/8 
GV: Đây là phần tổng kết, khái quát về đề tài, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện “con Rồng, cháu Tiên”.
HĐ5. Luyện tập.GV h.dẫn HS làm BT 1. 2 tại lớp
Bài 1: Các dân tộc khác ở VN cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “con Rồng cháu Tiên” : người Mường có truyện “Quả trứng to nở ra người”, người Khơ-mú có truyện “Quả bầu mẹ”. Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu giữa các tộc người trên đất nước ta.
Bài 2: HS kể lại truyện với các y/c sau:
 + Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản
 + Cố gắng dùng lời văn (nói) của cá nhân để kể
 + Kể diễn cảm.
I. Truyền thuyết là gì?
- Là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sư ûthời quá khứ. 
- Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. 
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nd với các s.kiện và nhân vật l/s. 
II. Đọc văn bản 
III. Tìm hiểu văn bản 
 1. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ.
* Kì lạ, lớn lao về nguồn gốc và hình dạng
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần. Long Quân là thần nòi rồng, Âu Cơ thuộc dòng tiên. 
- LLQuân có sức khỏe vô địch, có phép lạ, Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. 
* Sự nghiệp mở nước: Giúp dân diệt trừ yêu quái, khai phá, ổn định cuộc sống.
* Cuộc chia tay: LLQuân đưa 50 người 
con xuống biển, Âu Cơ đưa 50 người con lên núi.
 2. Những chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
 Là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ: Học SGK/8
V. Luyện tập.
Củng cố: ?) Ý nghĩa của truyện “con Rồng, cháu Tiên”? 
Dặn dò: 
- Học bài.
 - Hoàn tất BT SGK/8.
 - Làm BT 1 SBT.
 - Đọc trước và soạn bài “Bánh chưng, bánh giầy”.
Tiết 2. Văn bản BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
(Tự học có hướng dẫn)
Mục tiêu bài học: Giúp HS:
Nắm được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” bằng cách tự học theo hướng dẫn của GV.
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện
Kể lại được truyện. 
Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, SGK, tranh ảnh về truyền thuyết “bánh chưng, bánh giầy
 - HS: Đọc trước văn bản và soạn bài kĩ, SGK, 
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: KTSS
KTBC: 
 ?) Hãy kể ngắn gọn truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên. Em hiểu truyền thuyết là gì?
 ?) Nội dung và các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện Con Rồng, cháu Tiên? Ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới:
Hằng năm, mỗi khi xuân về Tết đến, nd ta – con cháu của các vua Hùng – từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quý, tự hào về nền văn hóa cổ truyển, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nd, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc. 
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. Hd đọc văn bản. 
GV yêu cầu 3 HS đọc VB (chậm rãi, tình cảm) theo từng đoạn:
 Đoạn 1: Từ đầu đến”chứng giám”.
 Đoạn 2: Tiếp đến”hình tròn”.
 Đoạn 3: Phần còn lại.
HS đọc xong từng đoạn, GV NX ngắn gọn. Mỗi đoạn, chọn 1 số chỗ để góp ý cách đọc cho HS.
GV hd HS tìm hiểu chú thích trong SGK. Chú ý các chú thích (1), (2), (3), (4), (7), (8), (9), (12), (13).
HĐ2. Hd tìm hiểu văn bản. 
HS đọc đoạn từ đầu đến “chứng giám”.
?) Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
- Hoàn cảnh: Vua đã già, giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm. Vua muốn truyền ngôi cho con.
- Ý định: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trường.
- Hình thức chọn: Mang tính chất một câu đố để thử tài: Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua, sẽ được truyền ngôi.
?) Em có suy nghĩ gì về ý định, hình thức truyền ngôi của Hùng Vương?
 - HS trả lời, GV uốn nắn. (Ko theo tục lệ truyền ngôi từ các đời trước mà chỉ chú trọng tài, trí.)
HS đọc đoạn tiếp theo đến “hình tròn”.
?) Việc các lang đua nhau tìm lễ vật quý thật hậu chứng tỏ điều gì? (HS Tluận và Tlời. GV chốt).
 - Đua nhau tìm lễ vật quý để lễ Tiên vương. Như vậy, các lang đã ko hiểu ý vua, dườ ... ùc để thoát thân đến chỗ chủ động tiêu diệt kẻ ác. Mã Lương như người được trao sứ mệnh tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công líà thể hiện sự thông minh, mưu trí, dũng cảm của nhân vật.
?) Câu chuyện kết thúc ra sao? Có giống cách kết thúc các truyện cổ tích em đã biết ko? Cách kết thúc đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Kết thúc truyện, cây bút thần và Mã Lương được truyền tụng khắp nước – ko ai biết Mã Lương đi đâu àkết thúc mờ ảo – gợi một dư âm còn mãi, thuộc về nhân dân.
?) Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em, những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả? Vì sao? HS trao đổi, trình bày. GV uốn nắn, chốt.
* Vẽ cò trắng ko mắt, rơi giọt mực chỗ mắt cò, cò mở mắt xòe cánh bay :
 - Nhịp cầu nghệ thuật nối liền hai cuộc chiến đấu, đưa mạch truyện phát triển hợp lí và tự nhiên.
 - Chứng tỏ tài năng nghệ thuật của Mã Lương (vẽ tranh thành thật).
 - Mã Lương là họa sĩ của nhân dân lao động nên vẽ con vật gần gũi với nhân dân.
* Cây bút thần :
 - Phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương.
 - Chỉ trong tay Mã Lương bút thần mới tạo ra những vật mong muốn, trong tay kẻ ácàko như ý, tạo những điều ngược lại.
 - Cây bút thần thực hiện công lí, giúp đỡ người nghèo và trừng trị kẻ ác.
 - Thể hiện ước mơ về khả năng kì diệu của con người.
HĐ2. Tổng kết 
?) Hãy nêu ý nghĩa của truyện ?
- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội (người chăm chỉ tốt bụng nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác, tham lam bị trừng trị).
- Kh.định tài năng phục vụ ndân, phục vụ chính nghĩa.
- Thể hiện mơ ước về những k/năng kì diệu của con ng.
GV gọi HS đọc to ghi nhớ SGK/85
HĐ5. Luyện tập. 
Bài 1: GV h.dẫn HS kể diễn cảm lại truyện này (đảm bảo kể đúng các chi tiết chính và trình tự của chúng, kể diễn cảm bằng ngôn ngữ của mình) 
Bài 2: GV gợi ý: 
- HS nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích. 
- HD HS kể tên những truyện cổ tích đã hoc, lưu ý truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích của A.Pu-skin; mặc dù có dựa trên truyện cổ dân gian, nó vẫn là truyện cổ tích văn học 
=> Bài học này kết thúc cụm bài về truyện cổ tích dân gian. 
II. Tìm hiểu văn bản 
 1. Nhân vật Mã Lương
 2. ML học vẽ và được tặng bút thần
 3. Mã Lương và cây bút thần.
 a) Đối với người lao động nghèo
 Vẽ phương tiện sản xuất (cày, cuốc, đèn, thùng múc nước)
à Bản tính nhân hậu, biết nhìn xa trông rộng, biết giúp đỡ người khác.
 b) Đối với tên địa chủ
 Ko vẽ gì cho tên địa chủ tham lam, hung hăng mà vẽ những thứ cần thiết để tự nuôi mình, tự cứu mình và trừng trị hắn .
 c) Đối với nhà vua
 Vẽ ngược lại yêu cầu của vua.Vẽ thuyền, biển, giông tố nhấn chìm thuyền của vua. 
=> Ngòi bút thần của Mã Lương là ngòi bút đấu tranh cho công lí, lẽ phải, khích lệ LĐ sáng tạo của con người, thể hiện ước mơ công bằng trong XH.
III. Tổng kết 
* Ghi nhớ: Học SGK/85
Củng cố: 
 ?) Kể lại truyện Cây bút thần và nêu ý nghĩa của truyện.
Dặn dò: 
- Học bài.
 - Đọc lại VB và tập kể lại truyện.
 - Đọc trước và soạn bài : “Danh từ” 
Tiết 32. Tiếng Việt DANH TỪ
I. Mục tiêu bài học: Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở Tiểu học, giúp HS nắm được: 
 - Đặc điểm của danh từ 
 - Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật. 
II. Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ (ghi ví dụ)
 - HS: Đọc trước và soạn bài kĩ, SGK,  
 III.Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: KTSS
KTBC: 
 ?) Nguyên nhân dùng từ không đúng nghĩa. Cho ví dụ chứng minh.
3. Bài mới:
Ở bậc Tiểu học, các em đã được tìm hiểu về danh từ, bài học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu rộng hơn về danh từ - đặc điểm và các nhóm danh từ .. 
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. Đặc điểm của danh từ 
 HS đọc M.I SGK/86 và q.sát câu văn trên bảng phụ.
?) Hãy nêu hiểu biết của em về danh từ đã học ở bậc Tiểu học?
- HS tlời, GV uốn nắn.
?) Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ được in đậm trong câu văn? NX gì về các từ đứng trước và sau danh từ con trâu?
- ba con trâu ấy là cụm danh từ, trong đó từ ba là danh từ chỉ số lượng đứng trước, từ ấy là chỉ từ đứng sauàcon trâu là danh từ chỉ vật.(con là dt chỉ đơn vị, trâu là dt chỉ sự vật)
?) Tìm thêm các danh từ khác có trong câu văn trên? Cho biết danh từ đó biểu thị những gì?- người, vật,.. 
- vua, làng, thúng, gạo, nếp.
?) Hãy đặt câu với những danh từ vừa tìm được và xác định chức vụ của danh từ trong những câu đó.
- HS thực hiện, HS khác và GV NX, uốn nắn. 
?) Từ VD trên, em hãy cho biết danh từ biểu thị những gì? Danh từ có khả năng kết hợp với từ nào? Chức vụ của danh từ? 
HS trao đổi, trình bày. 
HS khác và GV uốn nắn, chốt và rút ra ghi nhớ.
HĐ2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. 
 HS đọc M.II SGK/86 và quan sát các cụm danh từ trên bảng phụï.
?) Thảo luận: Nghĩa của các danh từ in đậm có gì khác các danh từ đứng sau?
- con, viên, thúng, tạ là những danh từ chỉ đơn vị để tính đếm sự vật. 
- trâu, quan, gạo, thóc là những danh từ chỉ sự vật
?) Thảo luận: Thử thay thế các danh từ in đậm nói trên bằng những từ khác rồi rút ra NX : Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi? Vì sao?- đại diện HS thực hiện, HS khác quan sát, sữa chữa, GV NX chung.
- con à chú ( ba chú trâu) => không thay đổi
- viên à ông ( một ông quan) => không thay đổi
- thúng à rá ( ba rá gạo) => thay đổi
- tạ à cân ( sáu cân thóc) => thay đổi
* con, viênlà những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên; thúng, rálà những danh từ chỉ đơn vị quy ước.(GV gợi ý cho HS tìm thêm những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và quy ước khác)
=>Khi thay một từ chỉ đơn vị quy ước bằng một từ khácàđơn vị quy ước, tính đếm sẽ hay đổi theo.
 Khi thay một từ chỉ đơn vị tự nhiên bằng một từ khácàđơn vị tính đếm, đo lường không hề thay đổi.
?) Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng? HS TL, GV chốt
- tạ à đơn vị chính xác
- thúng à đơn vị ước chừng
=> Khi sự vật đã được tính đếm, đo lường bằng đơn vị quy ước chính xác thì nó không thể được miêu tả về lượng (VD: một tạ gạo rất nặng) nữa. Còn khi sự vật chỉ được tính đếm, đo lường một cách ước chừng thì nó có thể được miêu tả bổ sung về lượng ( VD: một thúng gạo rất đầy)
?) Từ những phân tích trên, em hãy cho biết : danh từ tiếng Việt có mấy lọai lớn, từng lọai được chia làm mấy nhóm? HS trao đổi, trình bày. 
HS khác và GV uốn nắn, chốt và rút ra ghi nhớ.
HĐ3. Luyện tập
Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu, HS trao đổi và lên bảng làm, HS khác làm vào vở và NX, GV chốt.
?) Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy.
- Một số danh từ chỉ sự vật : lợn, gà, bàn, cửa, nhà, dầu, mỡ, 
- HS tự đặt câu, GV sữa chữa. 
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu, HS thảo luận cử đại diện của 2 nhóm lên bảng làm, HS khác làm vào vở và NX, GV chốt.
?) Liệt kê các loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người?
- ngài, viên, người, em
?) Liệt kê các loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật?
- quyển, quả, pho, tờ, chiếc,
Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu, HS thảo luận cử đại diện của 2 nhóm lên bảng làm, HS khác làm vào vở và NX, GV chốt.
?) Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác? 
- tạ, tấn, ki-lô-mét, ki-lô-gam, 
?) Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng?
- hũ, bó, vốc, gang, đọan, 
Bài tập 4: GV đọc đoạn văn cho HS ghi, lưu ý và sửa lỗi chính tả cho HS, đặc biệt sửa các lỗi lẫn lộn giữa tr/ch, dấu hỏi/ngã, giữa l/n,viết đúng các chũa s/d và các vần uông, ương
Bài tập 5: GV hướng dẫn HS lập danh sách các danh từ có trong đọan văn vừa viết và phân ra DT chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật. 
- DT chỉ đơn vị : em, qua, con, bức,
- DT chỉ sự vật : Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim,..
I. Đặc điểm của danh từ 
 Ghi nhớ: SGK/86 
 VD1: Làng đó / rất đẹp. 
 Làng đó là cụm dt, giữ chức vụ chủ ngữ, trong đó:
 + làng là dt
 + đó là chỉ từ đứng sau dt. 
 VD2: Mai / là học sinh.
 + Mai là dt, giữ chức vụ chủ ngữ. 
 + Học sinh là dt kết hợp với từ làà giữ chức vị vị ngữ.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật 
- DT tiếng Việt gồm 2 loại lớn:
 + DT chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
 + DT chỉ sự vật: nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm
- DT chỉ đơn vị gồm 2 nhóm:
 + DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ): con, chú, viên, cái, 
 + DT chỉ đơn vị quy ước, cụ thể:
DT chỉ đơn vị chính xác: lít, cm, kg, tấn, tạ
DT chỉ đơn vị ước chừng: thúng, thùng, bình, rá,
III. Luyện tập
Bài tập 1: Liệt kê một số danh từ và đặt câuGạch dưới các từ kết hợp đúng: 
Bài tập 2: Liệt kê các loại từ:
a) Chuyên đứng trước DT chỉ người: ngài, viên, người, em
b) Chuyên đứng trước DT chỉ đồ vật: quyển, quả, pho, tờ, chiếc,
Bài tập 3: Liệt kê các danh từ : 
a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác: tạ, tấn, ki-lô-mét, ki-lô-gam, 
b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: hũ, bó, vốc, gang, đọan, 
4. Củng cố:
 ?) Nêu đặc điểm của DT? Cho VD DT và đặt câu với DT đó. 
 ?) DT có những loại, nhóm nào? Cho VD từng loại, nhóm. 
5. Dặn dò: 
- Học bài và hoàn thiện BT SGK/87
 - Đọc kĩ nội dung, yêu cầu và soạn bài “Ngôi kể trong văn tự sự”(trả lời câu hỏi trong bài và chuẩn bị phần Luyện tập). 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1 den 10.doc