Tuần 35 (36)
Tiết 129 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(DẤU PHẨY)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được công dụng của dấu phẩy.
- Biết tự phát hiện và sửa lỗi về dấu phẩy trong bài viết.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy chính xác trong khi viết.
3. Thái độ: Thấy được tác dụng của việc dùng đúng dấu phẩy và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ Phần I SGK
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra (4'): Nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi ?
2. Giới thiệu bài (1'):
3. Bài mới:
Tuần 35 (36) Tiết 129 Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được công dụng của dấu phẩy. - Biết tự phát hiện và sửa lỗi về dấu phẩy trong bài viết. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy chính xác trong khi viết. 3. Thái độ: Thấy được tác dụng của việc dùng đúng dấu phẩy và ngược lại. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi ví dụ Phần I SGK - HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra (4'): Nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi ? 2. Giới thiệu bài (1'): 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1(10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng của dấu phẩy GV treo bảng phụ ghi 3 ví dụ a, b, c phần I ? Tìm những từ ngữ có chức vụ như nhau ? (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt ) ? Những từ trên là phụ ngữ cho động từ nào? (đem) ? Tìm các phần là vị ngữ cho chủ ngữ Chú bé ? ? Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp ? ? Tìm ranh giới giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ở ví dụ b ? ? Tìm ranh giới giữa các cụm chủ ngữ, vị ngữ của câu ghép ? ? Tại sao em lại đặt dấu phẩy vào đúng các vị trí trên ? - Qua ví dụ em thấy dấu phẩy có công dụng như thế nào ? HS đọc ghi nhớ SGK HĐ2(10'): Hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi thường gặp HS đọc yêu cầu trong ví dụ GV cho 2 dãy lớp làm bài - mỗi dãy 1 ý GV gọi học sinh đại diện từng dãy trả lời HĐ3(15'): Hướng dẫn học sinh luyện tập HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài tập. GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận Nhóm 1- 3: ý a Nhóm 2- 4: ý b GV gọi đại diện nhóm trả lời Nhóm khác nhận xét GV nhận xét, kết luận. GV nêu yêu cầu bài tập HS thêm vào chỗ trống để tạo câu hoàn chỉnh. GV gọi HS lên bảng làm bài HS khác nhận xét GV nhận xét, kết luận. HS chọn VN thích hợp điền vào câu cho hoàn chỉnh. GV nêu yêu cầu bài tập 4 GV gọi HS khá, giỏi trả lời GV nhận xét (cho điểm) I. Công dụng: * Vớ dụ: sgk 1. Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp : a. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ . b. Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng đến khi ngắm mắt xuôi tay, tre với mình sông chết có nhau, chung thuỷ. c. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống. 2. Lí do đặt dấu như trên: Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận: Phần phụ với CN-VN, giữa các từ ngữ có cùng chức vụ, giữa các từ ngữ với bộ phận chú thích, các vế trong câu ghép. * Ghi nhớ(SGK) II. Chữa một số lỗi thường gặp: * Ví dụ: a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen. Đàn đàn lũ lũ bay đi, bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo...cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được. b. Trên... cổ thụ, những...đơn sơ của mùa đông,...én. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp: a. Từ xưa đến nay, Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta. b. Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò lên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường. 2. Bài tập 2: Điền chủ ngữ: a. ... xe đạp, xe máy... b. ..... , hoa cúc, hoa huệ... c. ..., vườn nhãn, vườn mít.... 3. Bài tập 3:Chọn vị ngữ thích hợp a. ... bói cá thu mình trên cây, rụt cổ lại. b. ... đến thăm thầy, cô giáo cũ. c. ... , thẳng, xoè cánh quạt. d. ... xanh biếc, hiền hoà. 4. Bài tập 4: " Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc." Dấu phẩy nhằm mục đích tu từ. Nhờ 2 dấu phẩy, Thép Mới đã ngắt câu thành những khúc đoạn cân đối, diễn tả nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay 3. Củng cố (3'): - Dấu phẩy có chức năng gì? - Em rút ra bài học gì khi sử dụng dấu câu ? 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Ôn tập về dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy. - Ôn toàn bộ kiến thức phần văn và Tiếng Việt trong chương trình kì II giờ sau trả bài ------------------------------------------------------- Tuần 35 (36) Tiết:130 TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Bước đầu làm quen với loại hình bài học tổng kết chương trình của năm học. - Biết hệ thống hoá văn bản, nắm được các nhân vật chính trong truyện, các đặc trưng thể loại cơ bản. - Củng cố nâng cao kiến thức, cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng văn học tiêu biểu; Nhận thức được hai chủ đề chính : Truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ thống văn bản đã học ở chương trình văn 6. - Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong chương trình Tiếng Việt . - Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn..., so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá... - Biết phân tích các đơn vị ngôn ngữ đó. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức đã học. kĩ năng dùng từ, đặt câu. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng các thể loại văn học kiến thức về các từ loại, các biện pháp tu từ vào làm bài. II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi các văn bản đã học, các ví dụ cho từng từ loại, phép tu từ, câu đơn - HS: Ôn tập kiến thức theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Giới thiệu bài (1'): 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1(5'): Học sinh kể tên các văn bản đã học. ? Em hãy kể tên các văn bản đã học trong năm ? HS bổ sung GV nhận xét, kết luận bằng bảng phụ- HS đối chiếu, bổ sung. HĐ2(5'): Hướng dẫn học sinh ôn lại một số khái niệm thuật ngữ đã học. GV hướng dẫn HS trả lời về các khái niệm HS bổ sung GV nhận xét, kết luận. HĐ3(20'): Hướng dẫn học sinh hệ thống hoá các truyện đã học. A. Phần Văn. I. Kể tên các văn bản đã học II. Một số khái niệm, thuật ngữ văn học 1 - Truyện truyền thuyết: 2 - Truyện cổ tích: 3 - Truyện ngụ ngôn: 4 - Truyện cười: 5 - Truyện trung đại: 6 - Văn bản nhật dụng: III. Các văn bản truyện: GV hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống- xây dựng nội dung điền vào bảng. STT Tên văn bản Nhân vật chính Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính 1 Con Rồng, cháu tiên Âu Cơ, LLQuân - Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ, sinh ra dân tộc Việt Nam -> đề cao nguồn gốc dân tộc 2 Bánh chưng, bánh giầy Lang Liêu - Chăm chỉ, cần cù, gần gũi dân , đề cao lao động. 3 Thánh gióng Thánh Gióng - Người anh hùng mang sức mạnh của cộng đồng. 4 Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Sức mạnh chống trả , chế ngự thiên nhiên 5 Sự tích Hồ Gươm Lê Lợi - Tướng tài, gây thanh thế cho cuộc kháng chiến. 6 Thạch sanh Thạch sanh - Thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng, đề cao lòng nhân đạo và yêu hoà bình. 7 Em bé thông minh Em bé - Thông minh, đề cao tài trí. 8 Cây bút thần Mã Lương. - Tài giỏi, giúp đỡ người nghèo, trừng trị kẻ ác. 9 Ông lão ... Ông lão và mụ vợ - Nhu nhược - Tham lam, bội bạc -> ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. 10 Con hổ có nghĩa Con hổ - Đề cao ân nghĩa. 11 Mẹ hiền dạy con Người mẹ - Thương con, tấm gương sáng về cách dạy con 12 Thầy thuốc Thái y họ phạm - Giỏi, có lòng nhân đức-> Đề cao đức tính cao đẹp của bậc lương y. 13 Bài học đường đời... Dế Mèn - Kiêu căng, xốc nổi-> Rút ra được bài học. 14 Bức tranh của em gái tôi Người anh Người em - Tự ái , ghen tị - Tài năng,, vị tha, nhân hậu. 15 Buổi học cuối cùng Phrăng Ha Men - Mải chơi, lườihọc-> Muốn được học tập - Yêu tiếng nói dân tộc -> Yêu nước. ? Trong các nhân vật chính trên, chon 3 em nhân vật mà em thích nhất ? Vì sao ? HĐ4(5'): Hướng dẫn học sinh so sánh điểm giống nhau về phương thức biểu đạt giữa truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại: - Về phương thức biểu đạt, các truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại có điểm gì giống nhau ? HĐ5(5'): Hướng dẫn học sinh hệ thống các văn bản theo chủ đề. - Kể tên văn bản thể hiện lòng yêu nước ? - Kể tên các văn bản thể hiện lòng nhân ái? IV. Điểm giống nhau giữa truyện dân gian, truyện trung đại, truyện hiện đại: Giống nhau: Các truyện đều trình bày diễn biến sự việc nên đều sử dụng chung phương thức biểu đạt là tự sự. V. Các chủ đề chính: - Thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc: Lượm,Cầu Long Biên -Chứng nhân lịch sử; Cây tre Việt Nam, Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Lao xao, Động Phong Nha, Cô Tô. - Thể hiện lòng nhân ái:Sọ Dừa, Thạch Sanh, Con hổ có nghĩa, Thầy thuốcgiỏi cốt nhất ở tấm lòng, bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi, Đêm nay Bác không ngủ. B. Phần tiếng Việt: 1. Các từ loại đã học: HS theo rõi bảng trong SGK Từ loại Số từ Phó từ Chỉ từ Lượng từ Động từ Danh từ Tính từ VD: Những, các... VD : Một, hai... VD Đã, sẽ, đang... VD Này,nọ, kia... c VD Vui, buồn... VD Hà Nội Bảng... VD Đi, ném ngủ... v 2. Các phép tu từ : Các phép tu từ Phép so sánh Phép nhân hoá Phép ẩn dụ Phép hoán dụ 3. Các kiểu cấu tạo câu: Câu Câu đơn , Câu ghép Câu có từ là Câu không có từ là 4. Các dấu câu đã học: - Dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than - Dấu phân cách các bộ phận câu: Dấu phẩy. II. Luyện tập: 1. Đặt câu với mỗi từ loại: - HS đặt câu với các từ loại đã học - GV kiểm tra, nhận xét . 2. Đặt câu có dùng một trong các phép tu từ đã học: - HS đặt câu - GV kiểm tra, nhận xét. 3. Củng cố (3'): - GV hệ thống kiến thức. - Đấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi chấm, dấu chấm than có công dụng gì ? 4. Hướng dẫn học ở nhà(2'): - Đặt câu với mỗi biện pháp tu từ đã học. - Chuẩn bị bài ôn tập tổng hợp. ----------------------------- Tuần 35 (36) Tiết 133,134 Ôn tập tổng hợp I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS : - Ôn tập tổng hợp kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. - HS có khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn Ngữ Văn. - Có năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức cả 3 phân môn. 3.Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức tổng hợp làm bài tập. II. Chuẩn bị: - GV: Kiến thức về các phân môn Ngữ Văn. - HS: Đọc trước bài Tr 162, 163 tìm hướng trả lời câu hỏi. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: :Hướng dẫn ôn tập nội dung cơ bản phần văn bản ? Trong chương trình Ngữ văn 6 em đã được học những thể loại văn học nào ? (Văn học dân gian, truyện trung đại, truyện và kí hiện đại, văn bản nhật dụng ) ? Hãy nêu đặc điểm từng thể loại ? + Truyện dân gian: Nêu triết lí ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác, cái ác bị trừng trị. + Truyện trung đại: Tình người được nêu cao. Sống phải có lòng nhân nghĩa, có đạo đức. + Truyện, kí hiện đại; Tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. GV lưu ý học sinh cần nắm được nội dung, ý nghĩa các văn bản đã học. GV kiểm tra sắc xuất một số nội dung văn bản: ? Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" có nội dung gì ? ý nghĩa của văn bản ? ( Kể về chú Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng đã gây nên các chết thương tâm của Dế Choắt. Mèn ân hận và rút ra bài học -> Truyện khuyên nhủ con người không nên kiêu căng, tự phụ, sống biết chia sẻ, cảm thông với người khác.) ? Qua văn bản Cô Tô, em hiểu gì về thiên nhiên và con người trên vùng đất này ? (Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô thật trong sáng, tươi đẹp. Thiên nhiên trong trẻo, sáng sủa, con người hăng say lao động trong sự yên bình, hạnh phúc). HĐ2 Hướng dẫn ôn tập phần Tiếng Việt I. Phần văn bản: * Đặc điểm thể loại: - Văn học dân gian. - Truyện trung đại. - Truyện, kí và thơ hiện đại. * Nội dung của các văn bản: Nội dung, ý nghĩa của các văn bản đã học: II. Phần Tiếng Việt * Thống kê các kiểu từ, câu, các biện pháp tu từ. GV hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống các kiến thức về từ, câu và các biện pháp tu từ đã học, lấy ví dụ minh hoạ, đặt câu cho mỗi biện pháp tu từ và nêu tác dụng. Từ Câu Các biện pháp tu từ - Từ mượn - Nghĩa cuả từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Danh từ- cụm danh từ - Tính từ - cụm tính từ - Động từ - cụm động từ - Số từ - Lượng từ - Phó từ - Chỉ từ - Các thành phần chính của câu - Câu trần thuật đơn - Câu trần thuật đơn có từ là - Câu trần thuật đơn không có từ là - Lỗi về chủ ngữ và vị ngữ - So sánh - Nhân hoá - ẩn dụ - Hoán dụ HĐ3: Hướng dẫn ôn tập phần Tập làm văn. ? Bài văn tự sự có bố cục như thế nào ? ? Nêu dàn bài của bài văn tự sự ? ? Khi kể chuyện, người ta có thể vận dụng ngôi kể như thế nào ? ? Thế nào là văn miêu tả ? ? Em đã học các thể văn miêu tả nào ? (Văn miêu tả cảnh, miêu tả người, miêu tả sáng tạo ) ? Nêu dàn bài của bài văn miêu tả cảnh ? ? Nêu dàn bài văn miêu tả người ? ? Khi nào cần viết đơn ? ? Những mục nào không thể thiếu trong lá đơn ? HĐ4: Hướng dẫn học sinh luyện tập HS lập dàn bài theo yêu cầu GV kiểm tra, nhận xét, kết luận. HS lập dàn bài GV gọi một số học sinh trình bày Lớp nhận xét GV nhận xét, kết luận. (MB: Tình huống quen bạn. TB: - Giới thiệu vài nét về ngoại hình, tính cách của bạn - Kể chi tiết tình huống gặp và quen bạn - Những ngày sau khi quen nhau; tình bạn càng gắn bó KB: Mong ước tình bạn ngày càng tốt đẹp. ) HS viết đơn GV gọi một số HS trình bày trước lớp HS nhận xét GV nhận xét, kết luận. III. Phần Tập làm văn a. Văn tự sự: * Bố cục: 3 phần Dàn bài của bài văn tự sự. + MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. + TB: Kể diễn biến sự việc. + KB: Kể kết cục sự việc. b. Văn miêu tả: * Dàn bài của bài văn miêu tả cảnh: + MB: Giới thiệu cảnh được tả. + TB: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. + KB: Nhận xét, đánh giá, suy nghĩ về cảnh vật đó. * Dàn bài văn miêu tả người + MB: Giới thiệu người được tả. + TB: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói) + KB: Nhận xét, nêu cảm nghĩ về người mình tả. c. Đơn từ. IV. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Hãy lập dàn bài cho đề sau: Tả một loài hoa mà em yêu thích 2. Bài tập 2: Hãy lập dàn bài cho đề bài sau: Kể về một người bạn em mới quen . 3. Bài tập 3: Chẳng may em bị ốm, hãy viết một lá đơn xin phép nghỉ học. Kớ duyệt Ngày 10 thỏng 5 năm 2010 Nguyễn Thị Hương 3. Củng cố (3'): - GV hệ thống kiến thức. 4. Hướng dẫn học ở nhà (2'): - Ôn toàn bộ kiến thức văn học từ đầu năm. - Nắm chắc nội dung, nghệ thuật từng văn bản - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra kiểm tra tổng hợp cuối năm. --------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: