Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học 28

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học 28

Tuần 28

Tiết 103,104 Văn bản: CÔ TÔ

 (Nguyễn Tuân)

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp hs

- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của Nguyễn Tuân.

- Rèn kĩ năng cảm thụ bài văn được viết ở thể loại ký.

- GDHS lòng yêu mến tự hào về những thắng cảnh thiên nhiên của tổ quốc và những con người lao động bình dị.

II. Chuẩn bị:

- GV: Chân dung nhà văn, tư liệu có liên quan

- HS: Đọc bài , trả lời câu hỏi phần Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lượm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu?

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 103,104	 Văn bản:	CÔ TÔ
	 (Nguyễn Tuân)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs
- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của Nguyễn Tuân.
- Rèn kĩ năng cảm thụ bài văn được viết ở thể loại ký.
- GDHS lòng yêu mến tự hào về những thắng cảnh thiên nhiên của tổ quốc và những con người lao động bình dị.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chân dung nhà văn, tư liệu có liên quan
- HS: Đọc bài , trả lời câu hỏi phần Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lượm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu?
2. Tiến trình dạy- học bài mới : GV giới thiệu về vị trí của cụm bài và thể kí 
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu sơ lược về tác giả, tác phẩm
- Gv gọi hs đọc phần chú thích * sgk và cho các em khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm đó
- Gv giới thiệu thêm về tác giả Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân sinh 10/7/1910 mất 28/7/1987 tại Hà Nội . Ông đã từng làm tổng thư ký hội Văn nghệ Việt Nam., và ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khoá I và II. Ông cũng đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, đợt 1, năm 1996.
- Gv hướng dẫn hs cách đọc- gv đọc mẫu đoạn đầu.
- Gv gọi hs đọc tiếp đến hết
? Em hãy cho biết bài văn được chia làm mấy phần? Nội dung của các phần ntn?
HS: Bài văn được chia làm ba phần
- P1, Từ đầu" Ở đây: Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng khi trận bão đi qua.
- P2, Tiếp" Nhịp cánh: Cảnh mặt trời mọc trên biển
- P3, Còn lại: Hình ảnh người lao động
* Hoạt động 2: HD đọc – hiểu văn bản
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp Cô Tô sau trận bão?
HS: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa, bầu trời trong sáng, cây xanh mướt, nước biển lam biếc đậm đà, cát vàng giòn.
? Theo em để miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô tác giả đã sử dụng những loại từ ngữ nào? Em có suy nghĩ gì về những từ ngữ hình ảnh được sử dụng để miêu tả trong đoạn đầu của bài?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét và kết luận.
? Qua đó em nhận thấy đảo Cô Tô sau trận bão hiện lên ntn?
 Tiết 104
- Gv gọi hs đọc đoạn 2
? Cảnh mặt trời mọc trên biển là một cảnh rất đẹp và đầy chất thơ. Em hãy chỉ ra các chi tiết đó?
HS: Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. mặt trời tròn trĩnh phúc hậu (lòng đỏ, thăm thẳm, đường bệ, mâm bạc) chân trời màu ngọc trai, nước biển hửng hồng.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật tác giả dùng để miêu tả ở trong đoạn trích này?
HS: Nghệ thuật so sánh đặc sắc, vừa thực, vừa ảo chính xác, tinh tế, độc đáo. Chứng tỏ năng lực cảm thụ và sáng tạo của nghệ thuật.
? Em có nhân xét gì về cảnh mặt trời mọc trên biển?
- Gv gọi hs đọc phần còn lại.
? Em hãy cho biết cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo được miêu tả ntn trong đoạn cuối của bài văn? Em có nhận xét gì về cảnh lao động đó?
HS: Cảnh được miêu tả tập trung tại một địa điểm là cái giếng ở ria đảo, rồi mở rộng ra đến cảnh biển ra khơi và những người dân gánh nước xuống thuyền. Cảnh lao động, sinh hoạt vừa khẩn trương, tấp nập lại vừa thanh bình.
? Vì sao nói cảnh ấy rất bình dị mà thể hiện được không khí thanh bình và lao động khẩn trương ở đảo?
HS: Cơn bão vừa đi qua nhưng cuộc sống ở đây hầu như không bị xáo trộn. Những con người lao động vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường với tư thế người chủ của hòn đảo thân yêu. Họ vui vẻ khẩn trương chuẩn bị cho những chuyến ra khơi.
? Để miêu tả cảnh đó tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
HS: Sử dụng hình ảnh so sánh, tạo nên cảm nhận tinh tế.
? Cuộc sống và cảnh lao động ở đây ntn? Hãy nêu nhận xét của em?
Hđ3: Thực hiện phần tổng kết
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk/91.
Hđ4: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập trong sgk
- Gv yêu cầu hs viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về cảnh mặt trời mọc trên biển
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả, tác phẩm:
 (Chú thích* sgk)
2. Đọc – tìm hiểu từ khó
3. Bố cục: 3 phần
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Vẻ đẹp Cô Tô sau trận bão:
- Một ngày trong trẻo sáng sủa
- Bầu trời trong sáng.
- Cây xanh mướt.
- Nước biển lam biếc, đậm đà
- Cát vàng giòn
" Từ chỉ màu sắc và ánh sáng
==> Cô Tô sau trận bão có vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ và tinh khôi
2/ Cảnh mặt trời mọc trên biển:
- Chân trời góc bể sạch.
- Mặt trời tròn trĩnh như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn...
" So sánh
] Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, tráng lệ, rực rỡ.
3/ Hình ảnh người lao động
- Giếng nước ngọt ngào vui như một cái bến
- Có nhiều người đến và gánh nước
- Khẩn trương chuẩn bị cho chuyến ra khơi đánh bắt cá.
" Sử dụng hình ảnh so sánh.
] Cảnh lao động rộn ràng, khẩn trương nhưng cuộc sống thật giản dị, thanh bình và hạnh phúc
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: sgk/ 91.
IV. Luyện tập:
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ.
3.Hướng dẫn học ở nhà:
- Học nội dung và nghệ thuật của bài. Lưu ý cách miêu tả cảnh của tác giả.
- Ôn tập lại văn tả người chuẩn bị cho bài viết số 6.
 --------------------------------------------------------------------
Tuần 28
Tiết 105 & 106 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
 (VĂN TẢ NGƯỜI)
I. Mục tiêu bài học: 
 Nhằm đánh gí HS ở các phương diện:
- Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết.
- Trong khi thực hành biết vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và văn tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước.
- Các kĩ năng viết nói chung (diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp ...)
II. Chuẩn bị: 
- GV: Đề kiểm tra phù hợp, đáp án.
- HS: ôn tập về văn miêu tả người.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: GV chép đề bài lên bảng:
Đề bài: Tả lại hình ảnh người mẹ ân cần chăm sóc em trong một lần em ốm
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài
GV hướng dẫn HS làm bài đảm bảo các yêu cầu sau
A. Mở bài: Cảm nhận chung về người mẹ lúc em ốm.
B. Thận bài:
- Miêu tả những nét ấn tượng về mẹ trong lần em ốm.
 + Gương mặt hốc hác, xanh xao.
 + Đôi mắt thâm quầng, lo lắng.
- Miêu tả những việc mẹ làm, qua đó khắc họa sâu hơn về hình ảnh mẹ và tình cảm của mẹ dành cho em.
 + Mẹ đỡ em dậy, lau mặt, chườm khăn, đút cháo cho em ăn ... (miêu tả đôi bàn tay nhẹ nhàng, mềm mại ...)
 + Mẹ thức trắng, canh từng hơi thở của em (miêu tả nét mặt, ánh mắt ...).
 + Mẹ dỗ dành, hỏi han em (miêu tả giọng nói, hơi thở ...)
C. Kết bài: Tình cảm của em dành cho mẹ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài viết ( trong giấy nháp)
- Chuẩn bị bài: Các thành phần chính của câu:
 + Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
 + Tìm hiểu vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ
 + Tìm hiểu chủ ngữ và cấu tạo của chủ ngữ
 ----------------------------------------------------
Kí duyệt
Ngày 15 tháng 3 năm 2010
Nguyễn Thị Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 28.doc