Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 6 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 6 năm 2010

TUẦN: 6 Ngày dạy: 02/10

TIẾT : 21, 22 THẠNH SANH

 (Truyện cổ tích)

I/ Mục tiêu bài học:

 Giúp hs hiểu

 - Khái niệm về truyện cổ tích.

 - Ý nghĩa và nội dung truyện Thạch Sanh và một ssố đặc điểm của kiểu nhân vật người dũng sĩ.

 - Kể lại được câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.

 - Giáo dục HS tính thật thà dũng cảm.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Tranh ảnh minh họa cho bài.

 - HS: Đọc bài và soạn câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

III. Tiến trình các hoạt động dạy – học:

 1. Kiểm tra bài cũ:(5')

 Vì sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp mượn cả lưỡi gươm lẫn chuôi gươm? Truyện ngoài việc giải thích tên hồ Hoàn Kiếm còn muốn ca ngợi điều gì?

 2. Giới thiệu bài: (1'):

 Có thể nói, trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt nam đã xây dựng nên, Thạch Sanh là con nười đẹp nhất, tiêu biểu nhất và hoàn hảo nhất.

 

doc 13 trang Người đăng thu10 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 6 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 6 Ngày dạy: 02/10
TIẾT : 21, 22	THẠNH SANH
	 	 (Truyện cổ tích)
I/ Mục tiêu bài học: 
 Giúp hs hiểu
 - Khái niệm về truyện cổ tích.
 - Ý nghĩa và nội dung truyện Thạch Sanh và một ssố đặc điểm của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
 - Kể lại được câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.
 - Giáo dục HS tính thật thà dũng cảm.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh ảnh minh họa cho bài.
 - HS: Đọc bài và soạn câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
III. Tiến trình các hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ:(5')
 Vì sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp mượn cả lưỡi gươm lẫn chuôi gươm? Truyện ngoài việc giải thích tên hồ Hoàn Kiếm còn muốn ca ngợi điều gì?
 2. Giới thiệu bài: (1'): 
 Có thể nói, trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt nam đã xây dựng nên, Thạch Sanh là con nười đẹp nhất, tiêu biểu nhất và hoàn hảo nhất... 
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
* Hoạt động 1:(10') Gv hướng dẫn hs tìm hiểu truyện cổ tích
GV: gọi hs đọc chú thích* trong sgk/53 (bài Sọ Dừa)
(?) Em hiểu thế nào là truyện cổ tích?
HS: dựa vào chú thích để trả lời
GV: hướng dẫn hs đọc văn bản, gv đọc mẫu đoạn đầu sau đó gọi 2 HS đọc tiếp đến hết bài.
- Chú ý chú thích (3)(6)(7)(8)(9)(11)(12)(13)
GV: Theo em văn bản có thể chia làm mấy đoạn?
HS: Văn bản chia làm 4 phần.
*Hoạt động 2:(22') Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản
GV: Em hãy tìm một số chi tiết kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh( bình thường và khác thường)
HS: Thảo luận, phát hiện chi tiết (sgk)
GV: Sự ra đời của Thạch Sanh có ý nghĩa ntn?
HS: Sự ra đời và lớn lên khác thường có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật lý tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Dân gian quan niệm rằng nhân vật lớn lên và ra đời kì lạ như vậy sẽ lập được chiến công. Và những con người bình thường cũng là những con người có khả năng, phẩm chất kì lạ, khác thường.
 Tiết 22.
GV: Thử thách đầu tiên đến với Thạch Sanh là gì?
(?) Vì sao TS nhận lời đi canh miếu thờ?
(?) Điều đó đã bộc lộ đức tính dáng quí nào của TS?
(?) Chiến công đầu của TS diễn ra như thế nào?
(?) Qua thử thách này, TS đã bộc lộ phẩm chất đáng quí nào?
(?) Thử thách thứ hai đến với TS là gì?Vì sao TS nhận lời xuống hang cứu công chúa?
(?) Giả sử TS biết tâm địa Lí Thông, chàng có xuống hang giết đại bàng cứu công chúa không?
HS: Có, vì bản tính chàng tốt bụng, muốn cứu người, không sợ nguy nan.
GV: Sau khi kết hôn với Công Chúa, Thạch Sanh còn gặp những thử thách nào?
(?) Nhận xét những thử thách mà TS phải trải qua? 
(?) Hai bức tranh trong SGK minh họa cho các sự việc nào của truyện? Em thử đặt tên cho mỗi bức tranh đó?
GV: Em hãy chỉ ra những nét đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông? Em có nhận xét gì về nét đối lập này.
HS: Lí Thông và Thạch Sanh đối lập nhau về nét tính cách và hành động. Đây là đặc điểm của thể loại truyện cổ tích về việc xây dựng nhân vật. Thạch Sanh thì thật thà, có lòng vị tha cao cả (tha cho mẹ con Lý Thông về quê làm ăn). Còn Lý Thông thì gian ác, xảo trá, ích kỉ.
GV: Em có nhận xét gì về những chi tiét thần kì?
 HS: thảo luận nhóm
- Tiếng đàn giúp nhân dân giải oan, giải thoát, thể hiện sự công lý trong xã hội.
- Niêu cơm thần kì: tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
- Cung tên vàng: Thể hiện việc đấu tranh chống cái ác, bảo vệ chân lý và người bị hại.
GV: Kết thúc truyện, và việc Thạch Sanh lên ngôi giúp ta hiểu được điều gì ở nhân dân ta?
HS: Là phần thưởng lớn lao, xứng đáng với những khó khăn, thử thách của nhân vật đã trải qua và với phẩm chất tài năng của nhân vật. Những cái mà người lao động trong xã hội cũ không bao giờ có, cuối cùng đều được trao cho nhân vật. Mẹ con Lý Thông ở ác nên bị trừng trị chết biến thành con bọ hung để đời đời chịu sự nhơ bẩn. Cách kết thúc có hậu ấy thể hiện công lý xã hội
* Hoạt động 3:(5') Thực hiện phần tổng kết, luyện tập:
? Qua câu chuyện em hiểu được nội dung và nghệ thuật của truyện ntn?
- Hs dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời:
 - Gv đưa tranh trực quan lên bảng.
? Em hãy nêu cảm nghĩ của em về bức tranh?
- Hs có nhiều cách diễn đạt suy nghĩ của mình về bức tranh.
- Gv nhận xét và khuyến khích để hs có những cảm nhận tốt hơn nữa về bài học được thể hiện qua bức tranh.
? Em hãy kể diễn cảm câu chuyện bằng lời văn của em?
- Gv cho hs kể và uốn nắn hs cách kể diễn cảm hơn.
I. Tìm hiểu chung:
1. Khái niệm truyện cổ tích:
 (SGK tr. 53)
2. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích
3. Bố cục: Chia 4 đoạn
 - P1: Từ đầu đến mọi "phép thần thông".
 - P2: Tiếp đến "phong cho làm quận công".
 - P3:Tiếp đến "hóa kiếp làm bọ hung."
 - P4: Còn lại
II. Đọc – hiểu văn bản: 
1/ Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
- Sự bình thường:
 + Là con của một gia đình nông dân tốt bụng.
 + Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
--> Cuộc đời và số phận gần gũi với nhân dân.
- Sự khác thường:
 + Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai xuống làm con.
 + Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra .
 + Được thần dạy cho đủ môn võ nghệ và phép thần thông.
 --> Khả năng lập được nhiều chiến công.
2/ Những thử thách và phẩm chất của Thạch Sanh 
Thử thách
Phẩm chất
- Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu, thế mạng, diệt chằn tinh.
- Diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang.
- Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù.
- Hoàng Tử 18 nước kéo đánh.
--> Thử thách ngày càng gay go, ác liệt.
- Thật thà, chất phác
- Dũng cảm, tài năng.
- Lòng nhân đạo và yêu hòa bình
--> Những phẩm chất tiêu biểu cho nhân dân ta.
3/ Sự đối lập giữa Lý Thông và Thạch Sanh.
- Thạch Sanh thật thà và có lòng vị tha(thiện)
- Lý Thông gian ác, xảo trá, ích kỉ(ác)
--> Đối lập về tính cách và hành động.
4/ Ý nghĩa:
- Tiếng đàn:
 + Giúp nhân vật giải oan, giải thoát--> ước mơ công lí.
 + Quân 18 nước chư hầu xin hàng--> đại diệncho cái thiện, tinh thần yêu chuộng hòa bình
- Niêu cơm: tương trưng cho Tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
III/ Tổng kết- luyện tập:
* Ghi nhớ sgk/67.
* HS kể lại truyện bằng lời văn của mình.
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh.
- Chuẩn bị bài chữa lỗi dùng từ.
	----------------------------------------------------------------------------------
TUẦN : 6 Ngày dạy: 05/10
TIẾT : 23.	CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I/ Mục tiêu bài học: 
Giúp hs
 - Nhận ra các lỗi dùng từ do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm.
 - Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.
II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ ghi ví dụ
 HS: Soạn bài (trả lời câu hỏi sgk)
III. Tiến trình hoạt động dạy – học:
 1. Kiểm tra bài cũ:(5')
	- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? Lấy ví dụ?
 - Kiểm tra bài tập 3,4.	
 2. Giới thiệu bài:(1')
 Khi nói hoặc khi viết, phải hết sức tránh lặp từ một cách vô ý thức khiến cho lời nói trở 
nên nặng nề, dài dòng... bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tránh điều đó...
 3. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1(14'): Hướng dẫn phát hiện và sửa lỗi lặp từ
GV: Yêu cầu HS gạch dưới những từ ngữ có nghĩa giống nhau trong đoạn trích.
 (?) Trong đoạn a, có những từ ngữ nào được lặp lại? Lặp mấy lần? .
 (?) Trong đoạn b có những từ ngữ nào được lặp lại? Lặp lại mấy lần?
HS: "truyện dân gian" lặp lại 2 lần --> lỗi lặp từ. 
GV: Cùng là hiện tượng lặp nhưng tác dụng của lặp có giống nhau không? Tại sao?
HS: Lỗi lặp khác nhau.
HS: Lên bảng sửa lại câu b.
GV: nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì?
HS: trình bày
Hoạt động 2:(13') Gv hướng dẫn hs sửa lỗi dùng từ gần âm
HS: đọc ví dụ sgk, gạch dưới những từ dùng sai trong 2 câu a, b.
GV: Theo em từ nào trong các câu dùng không đúng?Em hãy giải nghĩa các từ đó?
HS:- Tham quan là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
 - Mấp máy là cử động nhẹ và liên tiếp.
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến mắc lỗi dùng từ?
GV nhấn mạnh: Từ có hai mặt: Hình thức và nội dung (học bài 3), hai mặt này luôn gắn với nhau. Vì vậy, sai về hình thức sẽ dẫn đến sai về nội dung.
Hoạt động 3:(10') Hướng dẫn luyện tập sửa lỗi
Bài tập 1:
a) Bỏ: bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, Lan.
b) Câu chuyện ấy, thay câu chuyện này = chuyện ấy; Thay những nhân vật ấy = họ; Thay những nhân vật = những người.
c)Bỏ lớn lên vì nghĩa của từ này trùng với trưởng thành.
Bài tập 2:
GV: Yêu cầu HS tìm từ sai, giải thích nghĩa từ:
- Sinh động: có khả năng gợi ra ngững hình ảnh nhiều dạng vẻ khác nhau, hợp với hiện thực của đời sống.
- Linh động: không quá câu nệ vào nguyên tắc.
- Bàng quan: đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không có quan hệ đến mình.
- Bàng quang: bọng chứa nước đái.
- Hủ tục: phong tục đã lỗi thời.
- Thủ tục: những việc phải làm theo qui định
I/ Lặp từ:
1. Ví dụ (sgk tr. 68)
a) từ "tre" lặp lại 7 lần, Tất cả đều 
 từ " giữ" lăp lại 4 lần, nhằm nhấn 
từ"anh hùng" lặp lại 2 lần. mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa như một bài thơ.
b) Lặp "truyện dân gian" (2 lần) --> Lỗi lặp.
Sửa lại: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
2. Kết luận:
- Lặp từ nhằm nhấn mạnh ý.
- Lặp từ do lỗi.
II/ Lẫn lộn từ gần âm:
1. Ví dụ: (sgk tr. 68)
 a) Thay: thăm quan = tham quan.
 b) Thay: nhấp nháy = mấp máy.
 2. Kết luận: Mắc lỗi dùng từ do không hiểu nghĩa của từ hoặc nhớ không chính xác.
III/ Luyện tập:
Bài tập1: Lược bỏ từ ngữ từ lặp và sửa lại:
 a) Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến.
 b) Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
 c) quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
Bài tập 2: Tìm từ sai và từ thay thế.
 a) Thay: linh động = sinh động ==> Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
Sửa lại: Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
 b) Thay: bàng quang = bàng quan ==> không nhớ chính xác hình thức ngữ âm.
Sửa lại: Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
 c) Thay: thủ tục = hủ tục ==> Nhớ không chính xác hình thức ngữ âm
4. Hướng dẫn học ở nhà(2')
 - Nắm vững nguyên nhân mắc lỗi khi dùng từ, cách khắc phục.
- Chuẩn bị bài: Em bé thông minh: Đọc, kể diễn cảm truyện, soạn 4 câu hỏi trong sgk
---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
TUẦN: 6 + 7 Văn bản:
TIẾT : 24 + 25	 	EM BÉ THÔNG MINH
 (Truyện cổ tích)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs hiểu
 - Dùng câu đố để thử tài nhân vật trong truyện cổ tích.
 - Hiểu ý nghĩa của truyện em bé thông minh.
 - Đọc kể diễn cảm câu chuyện em bé thông minh.
 - Giáo dục học sinh lòng kính yêu người có trí thông minh.
II. Ch ... goài - xâu sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn dài.
=> Lần thách đố sau khó khăn hơn lần trước.
- Đố lại viên quan -> Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông" 
- Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.
- Đố lại vua.
- Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.
=> Trí tuệ thông minh hơn người của chú bé.
4/ Ý nghĩa:
- Đề cao trí thông minh.
- Đề cao kinh nghiệm sống của nhân dân ta.
- Thể hiện sự hài hước mua vui.
III/ Tổng kết- luyện tập:
 - Ghi nhớ sgk/74.
 - Tác dụng của câu đố.
 + Dùng câu đố để thử tài nhân vật.
 + Bộc lộ tài năng, phẩm chất.
 + Tạo tình huống phát triển câu chuyện.
 + Gây hứng thú cho người nghe.
 ] Kiểu câu đố trong truyện cổ tích
Kí duyệt tuần 6
Ngày 28 tháng 9 năm 2009
Nguyễn Thị Hương
4. Hướng dẫn học ở nhà:(2') 
 - Học nắm vững nội dung của truyện.
 - Chuẩn bị bài: chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)
----------------------------------------------------------
TUẦN : 7 Ngày dạy: 09/10
TIẾT : 26	CHỮA LỖI DÙNG TỪ 
(tiếp theo)
I/ Mục tiêu bài học:
 Giúp Hs
 - Có ý thức nhận ra những lỗi thông thường về nghĩa của từ.
 - Giúp Hs biết cách dùng từ đúng nghĩa.
 - Thực hiện tốt các bài luyện tập.
 - Rèn kĩ năng dùng từ chính xác với ngữ cảnh giao tiếp.
II/ Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ ghi ví dụ.
 HS: Soạn bài (câu hỏi sgk)
III/ Tiến trình lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:(5')
 Nguyên nhân nào dẫn đến mắc lỗi dùng từ? Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng:
 - Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.
Đáp án: Lỗi lặp từ làm cho câu văn rườm rà, nặng nề.
Sửa lại:- Bỏ những từ ngữ bị lặp: Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó.
 - Thay thế bằng những từ cùng nghĩa: Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó.
2. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1(15'): hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
HS: đọc các ví dụ sgk.
GV: Em hãy tìm những từ dùng sai và giải nghĩa các từ đó?
 (?) Với ngữ cảnh của câu thì những từ đó dùng có đúng không? Vì sao? 
HS: tìm từ sai
GV: Cần thay những từ đó bằng những từ nào?
HS: Tìm từ thay thế.
GV: Em hãy giải nghĩa các từ vừa thay thế?
HS: thảo luận nhóm
GV: nhận xét 
 (?) Theo em nguyên nhân nào dẫn đến việc dùng từ sai?
Hoạt động 2(20'): hướng dẫn luyện tập:
GV: Nêu những từ kết hợp đúng trong bài tập1.
HS: Lên bảng trình bày.
.
GV: Em hãy chọn từ đúng để điền vào chỗ trống?
 Chọn ba bài làm nhanh nhất để chấm.
GV: Gọi 3 HS làm bài tập 3.
 GV đọc chính tả cho hs viết.
GV: kiểm tra bài viết của hs, sau đó nhận xét.
I/ Dùng từ không đúng nghĩa.
 1. Ví dụ: (sgk tr. 75)
VD
Lỗi sai
Chữa lỗi
a
- yếu điểm: điểm quan trọng
- nhược điểm: điểm còn yếu kém (hoặc điểm yếu)
b
- đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định mà không phải do bầu cử)
- bầu: chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để giao cho làm đại biểu hoặc giữ một chức vụ nào đấy.
c
- chứng thực: xác nhận là dúng sự thật.
- chứng kiến: trông thấy tận mắt sự việc nào đó xảy ra.
2. Kết luận: 
 * Nguyên nhân mắc lỗi là do:
 - Không biết nghĩa
 - Hiểu sai nghĩa.
 - Hiểu nghĩa không đầy đủ.
 * Hướng khắc phục:
 - Không hiểu hoặc hiểu chưa đúng nghĩa thì không nên dùng.
 - Khi chưa hiểu đúng nghĩa cần tra từ điển.
II/ Luyện tập:
Bài tập1: Xác định các từ đúng.
 - bản tuyên ngôn.
 - tương lai xán lạn.
 - bôn ba hải ngoại.
 - bức tranh thủy mặc.
 - nói năng tùy tiện.
Bài tập 2: Chọn từ đúng điền vào chỗ trống:
 a, Khinh khỉnh.
 b, Khẩn trương.
 c, Băn khoăn.
Bài tập 3: Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau:
 a) Thay từ đá = đấm, từ tống = tung
 b) Thay từ thực thà = thành khẩn, từ bao biện = ngụy biện
 c) Thay tinh tú = tinh túy
Bài tập 4: Chính tả nghe – viết.
3. Hướng dẫn học ở nhà(2')
- Nắm vững nguyên nhân mắc lỗi, cách khắc phục.
- Chuẩn bị bài:Đọc lại các truyền thuyết dã họcđể chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 1
	--------	----------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN : 7 Ngày dạy: 12/10
TIẾT :27	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
I/ Mục tiêu bài học:
- Hs hiểu được yêu cầu cần thực hiện của đề bài.
- Nhận biết lỗi mắc phải của mình trong bài viết.
- Rèn kĩ năng viết cho bài sau.
II/ Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ ghi lỗi sai trong bài viết của HS
 HS: Đọc lại các truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, xem lại cách làm bài văn tự sự.
III/Tiến trình các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
2. Tiến hành tiết trả bài
* Hoạt động 1: GV cho HS nhắc lại đề bài viết số1
 - Hs nhắc lại- gv ghi lên bảng.
 - Gv yêu cầu hs tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho đề bài đó
 - Gv nhận xét và trình bày lại cho hs hiểu rõ (đáp án tiết 17,18)
* Hoạt động 2: GV nhận xét bài làm của HS.
 + Về ưu điểm:
	- HS trình bày được khá đầy đủ yêu cầu của thể loại tự sự.
	- Xác định được câu chuyện yêu thích để kể.
	- Kể có sự sáng tạo(dùng lời kể của mình để kể)
	- Khi kể đã kể theo trình tự trước sau tương đối đầy đủ.
 + Về khuyết điểm:
	- Phần dẫn dắt vào đề chưa rõ ràng.
 - Bố cục chưa rõ ràng.
	- Viết sai lỗi chính tả nhiều, nhất là cách viết tên riêng.
	- Một số HS chưa xác định được đề, thể loại .
	- Lời văn diễn đạt chưa rõ ràng.
* Hoạt động 3: Chữa lỗi sai
 - GV treo bảng phụ có ghi sẵn một số lỗi sai cơ bản.
 - HS phát hiện lỗi sai, sửa lỗi theo yêu cầu của GV.
Lỗi sai
Nhận xét
Sửa lỗi
Sau một lúc vua và các lạc hầu nói ngài may ai đem sính lễ vật đến chước ta sẽ gả công chúa cho. Sơn tinh và Thủy tinh hỏi? lễ vật cần sắm những gì: 100 ván cơm nếp 200 nệp bánh trưng voi chính nghà, ghà chính cựa, nghựa chính hồng mau.(Bài của Nguyễn Thị Thu Thảo).
- sai chính tả
- sự việc chưa chính xác.
- diễn đạt chưa mạch lạc
Phần minh họa trong bài của Trịnh Loan Thảo, Lê Kiều Trang.
 * Hoạt động 4: GV đọc bài viết của hs( bài tốt, yếu)
	- Cho hs lên bảng sửa lỗi bài viết
 	- Phát bài cho hs và ghi điểm vào sổ.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Tập viết đoạn văn kể chuyện.
 - Ôn tập: Định nghĩa truyền thuyết, cổ tích, các truyền thuyết: Con Rồng, cháu tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; STTT; Truyện cổ tích: Thạch sanh, Em bé thông minh.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN : 7 
TIẾT : * ÔN TẬP VĂN HỌC
 (Phần truyện)
I. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm những thể loại truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích.
- Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các truyện đã học.
- Rèn kĩ năng kể chuyện.
II. Chuẩn bị: 
 - GV: Bảng phụ (có cột ghi, cột bỏ trống) hệ thống các tác phẩm truyện.
 - HS: Ôn tập lại toàn bộ truyện đã học, kẻ bảng thống kê theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') kiểm tra phần chuẩn bị của HS
2. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn lại kiến thức về các truyền thuyết và cổ tích đã học để chuẩn bị cho tiết kiểm tra...
3. Hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Hệ thống các tác phẩm
 GV treo bảng phụ hệ thống các tác phẩm truyền thuyết, cổ tích đã học (HS điền thông tin vào cột để trống)
Thể loại
Tác phẩm
Nhân vật
Yếu tố kì ảo
Nội dung ý nghĩa
Truyền thuyết
1. Con Rồng, cháu Tiên
2. Bánh chưng bánh giầy
3. Thánh Gióng
- Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Sự tích hồ Gươm
- thần
- người
- thánh
- thần
- nhân vật lịch sử
- hoang đường
- tưởng tượng kì ảo
- tưởng tượng kì ảo
- tưởng tượng kì ảo
- Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt.
- Giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy, phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp, đề cao lao động và nghề nông. Thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
- Biểu tượng của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
- Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt Cổ muốn chế ngự thiên tai, suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
Cổ tích
- Thạch Sanh
- Em bé thông minh
- người nghèo
- người thông minh
- Yếu tố li kì (tưởng tượng thần kì)
- Thể hiện mơ ước, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân ta.
- Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, từ dó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
* Hoạt động 2: Những đặc điểm tiêu biểu của thể loại truyền thuyết, cổ tích:
 - GV cho HS lên bảng điền vào hai cột( Hoặc trình bày miệng)
 - GV hướng dẫn HS lấy những tác phẩm đã học để minh họa đặc điểm tiêu biểu của thể loại. 
Truyền thuyết
Cổ tích
- Là truyện kẻ về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong qua khứ
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Là truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người dũng sĩ, v.v...
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
* Hoạt động 3: So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích:
So sánh
Truyền thuyết
Cổ tích
Điểm giống
- Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Có nhiều chi tiết(mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v..
Khác nhau
- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.
- Người kể, người nghe tin là câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng kì ảo)
- Kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác...
- Người kể người nghe coi là những câu chuyện không có thật ( mặc dù trong đó có những yếu tố không thực tế)
4. Hướng dẫn học ở nhà:(2')
 Ôn tập định nghĩa truyền thuyết, cổ tích, nội dung ý nghĩa của các văn bản đã học để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
- Đọc, tóm tắt, tìm bố cục... của văn bản Cây bút thần
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kí duyệt tuần 7
Ngày 05 tháng 10 năm 2009
Trần Thị Thúy Hồng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 6.doc