TUẦN 33 ( Tiết 129- 132)
TIẾT:129- VĂN BẢN
Dạy 6a:. .ĐỘNG PHONG NHA
6b:. (Trần Hoàng)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu, nắm vững văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha, giá trị của động Phong Nha
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh đặc sắc.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý, tự hào và biết giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án trên Powerpoint
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
Tuần 33 ( Tiết 129- 132) Tiết:129- Văn bản Dạy 6a:................... .Động Phong Nha 6b:..................... (Trần Hoàng) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu, nắm vững văn bản nhật dụng. - Cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha, giá trị của động Phong Nha 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh đặc sắc. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quý, tự hào và biết giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án trên Powerpoint - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra: kết hợp trong giờ 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và TRò Nội dung HĐ1(8'): Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: GV hướng dẫn đọc: Động Phong Nha là một văn bản nhật dụng. Trong văn bản có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, thuyết minhVì vậy, nên đọc văn bản theo giọng kể, kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha. G V đọc mẫu một đoạn - gọi học sinh đọc tiếp đến hết - Nhận xét giọng đọc GV lưu ý học sinh chú thích 1, 2, 8, 10 GVgiả.-> Động Phong Nha là động răng nhọn hay còn gọi là động răng lược Ú Ví với hình dáng các thạch nhũ trong động. - Văn bản thuộc thể lọai nào, phương thức biểu dạt chớnh, có bố cục mấy phần ? nội dung từng phần ? Trình chiếu bố cục văn bản HĐ2 phõn tớch văn bản: Bước1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vị trí và con đường vào động Phong Nha - Em hãy cho biết Động Phong Nha nằm ở đâu? GV trình chiếu lược đồ Tình Quảng Bình và vị trí động Phong Nha GV: liên hệ với các hang động khác ( Động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long, động Hương Tích ở chùa Hương) -> động Phong Nha được coi là " Đệ nhất kì quan". - Để vào chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động chúng ta có thể đi thế nào? GV: Hai con đường đều có phong cảnh hết sức tươi đẹp. Có thể nói bức tranh phong cảnh hữu tình trên đường đến với rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã gây sự chú ý nơi du khách. Bước 2): Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh tượng động Phong Nha Trình chiếu đoạn phim động Phong Nha - Động Phong Nha có mấy bộ phận ? Trình chiếu động khô và động nước. - Tác giả miêu tả động khô như thế nào ? - Tại sao lại gọi là động khô ? (Xưa vốn là một dòng sông, nay nước đã cạn kiệt - Gọi theo đặc điểm của động) - Cảnh động khô gợi em liên tưởng đến những hang động nổi tiếng nào mà em biết ? - Nhận xét của em về cách miêu tả động khô của tác giả ? - Động nước được miêu tả như thế nào ? - Động nước được kể và tả qua những chi tiết nào ? (hình ảnh, màu sắc, âm thanh ) Trình chiếu hình ảnh, màu sắc của động - Cách miêu tả động nước có gì khác với cách miêu tả động khô ? - Để miêu tả vẻ đẹp đó tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? (Miêu tả theo trình tự không gian ( từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể ); Biện pháp liệt kê.( hình khối, màu sắc, âm thanh); So sánh độc đáo, gợi hình ảnh) - Nhận xét của em về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn văn ? - Qua đây em nhận xét gì về vẻ đẹp của động Phong Nha ? GV giới thiệu bài thơ Tố Hữu viết về động Phong Nha - Trình chiếu bài thơ Bước 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị của động Phong Nha. - Nhà thám hiểm người Anh đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha ? - Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó ? - Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm Hội đị lí Hoàng gia Anh, họ đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha ? *Tích hợp bảo vệ môi trường: . - Vậy với vẻ đó, động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì ? - Để động Phong Nha nói riêng và các danh lam thắng cảnh của đất nước nói chung luôn tươi đẹp, mỗi chúng ta cần làm gì? * Liên hệ địa phương ở địa phương ( huyện Chiêm Hoá có danh lam thắng cảnh nào được xếp hạng cấp quốc gia? Thác bản Ba ( Trung Hà) HĐ6(3'): Hướng dẫn học sinh tổng kết - Qua văn bản em hiểu gì về động Phong Nha -Nhờ những biện pháp nghệ thuật nào giúp em hiểu về vẻ đẹp của động Phong Nha ? I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản- Giải nghĩa từ ( SGK) 2. Tìm hiểu chung - Thể loại: Văn bản Nhật dụng -Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, miêu tả - Bố cục: 3 phần II. Tìm hiểu văn bản: 1. Vị trí động Phong Nha và hai con đường vào dộng. - Vị trí: Động Phong Nha: thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), được coi là “Đệ nhất kì quan” thiên nhiên. - Đường vào động: Hai con đường + Đường thủy: Ngược dòng sông Gianh rồi đi vào sông Son là đến nơi. + Đường bộ: Theo đường số 2 đến bến sông Son rồi đi thuyền khoảng ba mươi phút là đến. 2. Cảnh tượng động Phong Nha: Có 2 bộ phận: động khô và động nước. + Động khô: Cao 200m, có vòm đá trắng vân nhũ, có vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. -> Miêu tả khái quát + Động nước: Có một con sông dài chảy qua, sông sâu, nước trong. - Hình ảnh: thạch nhũ hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, tiên ông đánh cờ... - Màu sắc: Lóng lánh như kim cương, phong lan xanh biếc. - Âm thanh: nước gõ long tong, tiếng nói như tiếng đàn, tiếng chuông. -> Miêu tả chi tiết, sử dụng những từ ngữ có tác dụng gợi hình, gợi cảm. -> Động Phong Nha mang vẻ đẹp huyền bí, kì ảo, quyến rũ, mời gọi 3. Giá trị du lịch của động Phong Nha. - Là động dài nhất và đẹp nhất thế giới. - Động có 7 cái nhất: 1. Hang động dài nhất. 2. Cửa hang cao và rộng nhất. 3. Bãi cát, bãi đá rộng, đẹp nhất. 4. Có những hồ ngầm đẹp nhất. 5. Hang khô rộng và đẹp nhất. 6. Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất. 7. Sông ngầm dài nhất. -> Hứa hẹn nhiều tiềm năng, đặc biệt là du lịch. III. Tổng kết: - Nội dung: - Nghệ thuật: 3. Củng cố (3'):- Sau khi học bài văn, nếu được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu về động Phong Nha như thế nào ? Trình chiếu sơ đồ củng cố kiến thức. 4. Hướng dẫn học ở nhà (2') - Về nhà viết đoạn văn giới thiệu động Phong Nha theo cảm nhận của bản thân. - Ôn lại nội dung bài học, soạn bài " Ôn tập về dấu câu" Tiết:130- Tiếng Việt Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Dạy 6a:................. 6b:.................. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS : - Hiểu được công dụng của 3 loại dấu kết thúc câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - Biết tự phát hiện và sửa lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho chính xác. 3. Thái độ: Có ý thức nâng cao việc dùng dấu kết thúc câu. II. Chuẩn bị của vgiáo viên và học sinh: - GV: Bảng phụ ghi ví dụ phần I SGK - HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong bài 2. Bài mới: * Giới thiệu bài (1'): Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1(10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng của dấu câu GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần I SGK HS đọc ví dụ GV gợi ý: Cần phân loại câu theo mục đích nói sẽ xác định được dấu câu. Gọi HS lên bảng điền dấu câu. GV treo bảng phụ ghi ví dụ 2 HS đọc ví dụ - Đoạn đối thoại trên có mấy câu ? (4 câu) - Dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong các câu trên có gì đặc biệt ? - Qua phân tích ví dụ, em thấy dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu châm than có công dụng gì ? HS đọc ghi nhớ SGK HĐ2(10'): Hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi thường gặp khi dùng dấu câu. HS so sánh cách dùng dấu câu GV phân tích chi tiết để học sinh hiểu: Câu 2 dùng dấu chấm là đúng, dùng dấu phấy sai vì: Dấu phẩy tách 2 câu này thành 1 câu ghép có 2 vế, nhưng 2 vế câu không liên quan đến nhau. Câu 1 ý b dùng dấu phẩy là đúng. Dấu chấm sẽ không hợp lí vì làm cho phần vị ngữ bị tách khỏi chủ ngữ, trong khi 2 VN được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ) HS đọc ví dụ SGK HS thảo luận theo nhóm bàn GV gợi ý: Dựa vào phân loại kiểu câu theo mục đích nói sẽ nhận rõ việc dùng dấu câu đúng hay sai. Đại diện nhóm trả lời Nhóm khác bổ sung GV nhận xét, kết luận HĐ3(19'): Hướng dãn học sinh luyện tập HS đọc yêu cầu bài tập GV gọi học sinh lên bảng làm bài HS khác nhận xét GV nhận xét, kết luận. HS đọc yêu cầu bài tập 2 - Trong đoạn đối thoại có dấu chấm hỏi nào chưa đúng ? Vì sao ? GV nêu yêu cầu bài tập 3 HS suy nghĩ làm bài GV gọi học sinh trả lời GV đọc chính tả- HS chép bài GV kiểm tra 1 số bài viết, sửa lỗi (nếu sai) I. Công dụng: 1. Ví dụ 1: a. Ôi thôi, chú mày ơi (!) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. b. Con có nhận ra con không(?) c. Cá ơi giúp tôi với(!) Thương tôi với(!) d. Giời chớm hè(.) Cây cối um tùm(.) Cả làng thơm(.) - Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật - Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn. - Dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán. 2. Ví dụ 2: - Câu 2,4 là câu cầu khiến nhưng dùng dấu chấm -> cách dùng đặc biệt của dấu chấm. - Dấu !,? đặt trong ngoặc đơn để tỏ thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm. -> cách dùng đặc biệt * Ghi nhớ (SGK) II. Chữa một số lỗi thường gặp: 1. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu : a. Câu 2: dùng dấu chấm là đúng vì dấu chấm để tách lời nói thành các câu khác nhau, giúp người đọc hiểu đúng ý nghĩa của câu. b. Câu 1: Dùng dấu phẩy là đúng 2. Phân tích cách dùng dấu chấm hỏi, dấu chấm than a. Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 và 2 là sai vì đây không phải là câu hỏi. b. Câu 3: Đặt dấu chấm than là sai vì đây là câu trần thuật chứ không phải câu cảm thán. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Đặt dấu chấm cho đoạn văn sau: - ... sông Lương. - ... đen xám. - ... đã đến. - ... toả khói. - ... trắng xoá. 2. Bài tập 2: - Bạn đã đến động Phong Nha chưa ? (Đ) - Chưa ?(S) - Thế còn bạn đã đến chưa ? (Đ) - Nếu tới.đến thăm động như vậy ? (S) 3. Bài tập 3: Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp: a. Động Phong Nha thật đúng là " đệ nhất kì quan " của nước ta! b. Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi. c. Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết. 5. Bài tập 5: Chính tả nghe đọc : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ( Từ Đối với đồng bào tôi ... kí ức của người da đỏ ) 3. Củng cố (3'): - Nhắc lại tác dụng của dấu câu? - Muốn sử dụng đúng dấu câu em phải làm như thế nào ? 4. Hướng dẫn học ở nhà (2'): - Vận dụng kiến thức các kiểu câu chia theo mục đích nói làm bài tập 4 Tr 152 - Tiếp tục ôn tập về dấu câu( dấu phẩy) Tuần 35 (36) Tiết 129 Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được công dụng của dấu phẩy. - Biết tự phát hiện và sửa lỗi về dấu phẩy trong bài viết. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy chính xác trong khi viết. 3. Thái độ: Thấy được tác dụng của vi ... - Văn học dân gian. - Truyện trung đại. - Truyện, kí và thơ hiện đại. * Nội dung của các văn bản: Nội dung, ý nghĩa của các văn bản đã học: II. Phần Tiếng Việt * Thống kê các kiểu từ, câu, các biện pháp tu từ. GV hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống các kiến thức về từ, câu và các biện pháp tu từ đã học, lấy ví dụ minh hoạ, đặt câu cho mỗi biện pháp tu từ và nêu tác dụng. Từ Câu Các biện pháp tu từ - Từ mượn - Nghĩa cuả từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Danh từ- cụm danh từ - Tính từ - cụm tính từ - Động từ - cụm động từ - Số từ - Lượng từ - Phó từ - Chỉ từ - Các thành phần chính của câu - Câu trần thuật đơn - Câu trần thuật đơn có từ là - Câu trần thuật đơn không có từ là - Lỗi về chủ ngữ và vị ngữ - So sánh - Nhân hoá - ẩn dụ - Hoán dụ HĐ3: Hướng dẫn ôn tập phần Tập làm văn. ? Bài văn tự sự có bố cục như thế nào ? ? Nêu dàn bài của bài văn tự sự ? ? Khi kể chuyện, người ta có thể vận dụng ngôi kể như thế nào ? ? Thế nào là văn miêu tả ? ? Em đã học các thể văn miêu tả nào ? (Văn miêu tả cảnh, miêu tả người, miêu tả sáng tạo ) ? Nêu dàn bài của bài văn miêu tả cảnh ? ? Nêu dàn bài văn miêu tả người ? ? Khi nào cần viết đơn ? ? Những mục nào không thể thiếu trong lá đơn ? HĐ4: Hướng dẫn học sinh luyện tập HS lập dàn bài theo yêu cầu GV kiểm tra, nhận xét, kết luận. HS lập dàn bài GV gọi một số học sinh trình bày Lớp nhận xét GV nhận xét, kết luận. (MB: Tình huống quen bạn. TB: - Giới thiệu vài nét về ngoại hình, tính cách của bạn - Kể chi tiết tình huống gặp và quen bạn - Những ngày sau khi quen nhau; tình bạn càng gắn bó KB: Mong ước tình bạn ngày càng tốt đẹp. ) HS viết đơn GV gọi một số HS trình bày trước lớp HS nhận xét GV nhận xét, kết luận. III. Phần Tập làm văn a. Văn tự sự: * Bố cục: 3 phần Dàn bài của bài văn tự sự. + MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. + TB: Kể diễn biến sự việc. + KB: Kể kết cục sự việc. b. Văn miêu tả: * Dàn bài của bài văn miêu tả cảnh: + MB: Giới thiệu cảnh được tả. + TB: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. + KB: Nhận xét, đánh giá, suy nghĩ về cảnh vật đó. * Dàn bài văn miêu tả người + MB: Giới thiệu người được tả. + TB: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói) + KB: Nhận xét, nêu cảm nghĩ về người mình tả. c. Đơn từ. IV. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Hãy lập dàn bài cho đề sau: Tả một loài hoa mà em yêu thích 2. Bài tập 2: Hãy lập dàn bài cho đề bài sau: Kể về một người bạn em mới quen . 3. Bài tập 3: Chẳng may em bị ốm, hãy viết một lá đơn xin phép nghỉ học. Kớ duyệt Ngày 10 thỏng 5 năm 2010 Nguyễn Thị Hương 3. Củng cố (3'): - GV hệ thống kiến thức. 4. Hướng dẫn học ở nhà (2'): - Ôn toàn bộ kiến thức văn học từ đầu năm. - Nắm chắc nội dung, nghệ thuật từng văn bản - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra kiểm tra tổng hợp cuối năm. -------------------------------------------------------- Tiết:134 Tổng kết phần Văn và Tập làm văn (Tiếp theo) Dạy 6a:...................... 6b:....................... I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:Giúp HS : Củng cố kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học, đã biết và đã tạo lập văn bản. Nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp. Năm vững bố cục cơ bản của bài văn với các nội dung và yêu cầu của từng phần. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức đã học làm bài tập II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: bảng phụ ghi các văn bản và phương thức biểu đạt. - HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài (1'): I. Các loại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học: HS đọc yêu cầu 1- GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà- Nhận xét. TT PT biểu đạt Các bài văn đã học 1 2 Tự sự Miêu tả - Truyền thuyết : Con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giày - Cổ tích : Sọ Dừa, Thạch Sanh ... - Ngụ ngôn : ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi... - Truyện cười : Treo biển, Lợn cưới, áo mới ... - Truyện trung đại : Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con... - Tiểu thuyết : Bài học đường đời..., Vượt thác . - Truyện ngắn : Bức tranh của em gái tôi. - Thơ có nhiều yếu tố tự sự : Đêm nay Bác không ngủ. 3 Biểu cảm - Lượm - Mưa 4 Nghị luận - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 5 Thuyết minh - Động Phong Nha , Cầu Long Biên..., * Phương thức biểu đạt : GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà- Lớp nhận xét- GV nhận xét, kết luận. TT Tên văn bản Phương thức biểu đạt chính 1 Thạch Sanh Tự sự 2 Lượm Biểu cảm 3 Mưa Biểu cảm 4 Bài học đường đời... Miêu tả 5 Cây tre Việt Nam Thuyết minh II. Đặc điểm và cách làm: 1. Mục đích, nội dung, hình thức trình bày: Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức Tự sự Thông báo, giải thích, nhận thức - Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả. Văn xuôi, tự do Miêu tả Hình dung, cảm nhận - T/ chất, thuộc tính của con người, sự vật Văn xuôi, tự do Đơn từ Đề đạt yêu cầu Lí do và yêu cầu Theo mẫu, không theo mẫu 2. Nội dung từng phần trong văn bản tự sự và miêu tả : Các phần Tự sự Miêu tả Mở bài Giới thiệu nhân vật, tình huống sự việc - Giới thiệu đối tượng Thân bài Diễn biến tình tiết sự việc -Tả đối tượng từ xa đến gần , từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể. Kết bài - Kết quả sự việc, suy nghĩ - Cảm xúc, suy nghĩ III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Kể lại bằng văn xuôi bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" GV gọi 2 HS kể- HS khác nhận xét, bổ sung. 2. Bài tập 2: Từ bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa, Hãy viết lại bài văn miêu tả trận mưa theo tưởng tượng cảu em. HS viết bài- GV gọi 1 số HS đọc bài viết- HS khác nhận xét, GV nhận xét. 3. Bài tập 3: Thiếu : + Đơn gửi ai? + Gửi làm gì? 3. Củng cố (3') : - GV hệ thống kiến thức - Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn miêu tả. 4. Hướng dẫn học ở nhà (2'): - Ôn tập toàn bộ kiến thức văn tự sự, miêu tả đã học - Chuẩn bị bài tổng kết Tiếng Việt Tiết:135 Tổng kết Tiếng Việt Dạy 6a:...................... 6b:....................... I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS : - Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong chương trình Tiếng Việt . - Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn..., so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá... - Biết phân tích các đơn vị ngôn ngữ đó. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức về các từ loại, các biện pháp tu từ vào làm bài. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV: Các ví dụ cho từng từ loại, phép tu từ, câu đơn - HS: Ôn tập kiến thức theo câu hỏi SGK. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra : Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài (1'): 1. Các từ loại đã học: HS theo rõi bảng trong SGK Từ loại Phó từ Chỉ từ Lượng từ Động từ Số từ Danh từ Tính từ VD: Những, các... VD : Một, hai... VD Đã, sẽ, đang... VD Này,nọ, kia... c VD Vui, buồn... VD Hà Nội Bảng... VD Đi, ném ngủ... v 2. Các phép tu từ : Các phép tu từ Phép so sánh Phép nhân hoá Phép ẩn dụ Phép hoán dụ 3. Các kiểu cấu tạo câu: Câu Câu đơn , Câu ghép Câu có từ là Câu không có từ là 4. Các dấu câu đã học: - Dấu kết thúc câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than - Dấu phân cách các bộ phận câu: Dấu phẩy. II. Luyện tập: 1. Đặt câu với mỗi từ loại: - HS đặt câu với các từ loại đã học - GV kiểm tra, nhận xét . 2. Đặt câu có dùng một trong các phép tu từ đã học: - HS đặt câu - GV kiểm tra, nhận xét. 3. Củng cố (3'): - GV hệ thống kiến thức. - Đấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi chấm, dấu chấm than có công dụng gì ? 4. Hướng dẫn học ở nhà(2'): - Đặt câu với mỗi biện pháp tu từ đã học. - Chuẩn bị bài ôn tập tổng hợp. Tiết: 137- 138 Kiểm tra tổng hợp cuối năm (Đề do phòng GD ra) 6a, 6b:....................... Tiết: 139, 140 Chương trình Ngữ Văn địa phương Dạy 6a:...................... 6b:....................... I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường, nơi địa phương mình đang sinh sống. - Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 6 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương. - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, trình bày các vấn đề ở địa phương 3. Thái độ: Bước đầu biết bày tỏ thái độ cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - GV: Đọc tài liệu về các di tích lịch sử Hà Tuyên - HS: chuẩn bị theo yêu cầu SGK (T.127) III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1(10'):Báo cáo kết quả tìm hiểu - HS lên báo cáo kết quả tìm hiểu của tổ: + Các vấn đề của địa phương được tìm hiểu + Những di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh địa phương. HĐ2(25'):Trình bày trước lớp - HS có bài viết tốt trình bày trước lớp ( Chọn những bài viết về những vấn đề khác nhau) - Nhận xét + Nội dung vấn đề trình bày + Diễn đạt đã mạch lạc, rõ ràng chưa? HĐ3. Tổng kết (5') - GV tổng kết các vấn đề HS trình bày - GV nhận xét chung - Muốn thực hiện tốt bài văn viết về một vấn đề của địa phương, em cần chú ý điều gì? ( Nghiên cứu thực tế, tìm vấn đề thích hợp để viết, tìm phương thức biểu đạt phù hợp, diến đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc...) * Tích hợp bảo vệ môi trường GV? Để bảo vệ được môi trường trong sạch cũng như bảo vệ được các danh lam thắng cảnh ở địa phương, chúng ta phải làm gì? Làm như thế nào? HS: Trao đổi nhóm bàn, trình bày ý kiến. GV: Nhận xét, phân tích, bổ sung, thống nhất ý kiến khả thi. I. Báo cáo kết quả tìm hiểu II. Trình bày trước lớp III. Tổng kết 3. Củng cố (3') - Yêu cầu cần thiết để làm tốt một bài văn viết về các vấn đề địa phương 4. Hướng dẫn ôn tập hè - Văn bản: Đọc lại các VB đã học, nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của từng văn bản. - Tiếng Việt: Nắm vững kiến thức về: + Từ vựng ( cấu tạo từ, các lớp từ, nghĩa của từ, từ Hán Việt), + Ngữ pháp ( từ loại, cụm từ, câu, dấu câu), Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ, Hoạt động giao tiếp. - Tập làm văn: các kiểu văn bản- cách làm văn bản: + Tự sự + Miêu tả + Đơn từ * Mỗi em viết 2 bài văn kể chuyện và 2 bài miêu tả ( 1 tả người, 1 tả cảnh)- tự chọn chủ đề- nộp bài vào ngày 30- 8- 2010.
Tài liệu đính kèm: