Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 20 - Trường THCS TT Madaguoi

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 20 - Trường THCS TT Madaguoi

Tuần 20 Tiết : 79 SO SÁNH

Ngày soạn :4/1/2011

Ngày dạy :5/1/2011

A. Mức độ cần đạt.

giúp học sinh nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh. Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo ra những so sánh hay.

B. Trọng tm kiến thức:

1. Kiến thức :- Cấu tạo của php tu từ so snh.

 - Các kiểu so sánh thường gặp.

2. Giáo dục : giáo dục học sinh niềm tự hào về sự phong phú của tiếng Việt.

 3. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng so sánh.

 - Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đ dng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh.

C. Phương pháp: phn tích, thảo luận, pht vấn

D. Tiến trình hoạt động.

 1. Ổn định.

 2. Bài cũ :Thế nào là phó từ? Tác dụng của phó từ ? Sà lấy ví dụ minh họa?

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 20 - Trường THCS TT Madaguoi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết : 79	 SO SÁNH
Ngày soạn :4/1/2011	 
Ngày dạy :5/1/2011
A. Mức độ cần đạt.
giúp học sinh nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh. Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo ra những so sánh hay.
B. Trọng tâm kiến thức: 
1. Kiến thức :- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.
 - Các kiểu so sánh thường gặp.
2. Giáo dục : giáo dục học sinh niềm tự hào về sự phong phú của tiếng Việt.
 3. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng so sánh.
 - Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh.
C. Phương pháp: phân tích, thảo luận, phát vấn
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định.
 2. Bài cũ :Thế nào là phó từ? Tác dụng của phó từ ? Sà lấy ví dụ minh họa?
 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 :
 Học sinh đọc các ví dụ ở bảng phụ.
? Trong mỗi phép so sánh trên, các sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy? So sánh các sự việc, sự vật với nhau như vậy để làm gì?
Học sinh đọc câu văn trong sách giáo khoa.
? Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu văn vừa đọc?
 Từ ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là so sánh? Lấy ví dụ minh họa?
 Học sinh đọc ghi nhớ ở sách giáo khoa.
Hoạt động 2 :
? Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã phân tích ở mục I?
I. Tìm hiểu chung.
1. So sánh là gì?
 a. Ví dụ : sách giáo khoa.
 Trẻ em - búp trên cành.
 Rừng đước - dãy trường thành vô tận.
ð làm nổi bật hình ảnh và tăng sức gợi hình, gợi cảm.
ð so sánh.
b. Bài học : So sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác co nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Cấu tạo của phép so sánh.
 a. Ví dụ : sách giáo khoa.
MÔ HÌNH PHÉP SO SÁNH
Vế A (sự vật được so sánh).
Phương diện so sánh.
Từ so sánh.
Vế B (sự vật dùng để so sánh).
Trẻ em
Rừng đước
dựng lên cao ngất
như
như
búp trên cành.
hai dãy trường thành vô tận.
? Nêu thêm một số từ ngữ so sánh khác mà em biết?
? Cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây có gì đặc biệt?
 - Trường Sơn : chí lớn ông cha
 Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào.
 - Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
? Nêu mô hình đầy đủ của phép so sánh? Trong thực tế, mô hình đó có thể bị thay đổi không? Vì sao? Lấy ví dụ minh họa?
 Học sinh đọc ghi nhớ ở sách giáo khoa.
Hoạt động 3 :
 Học sinh thảo luận bài tập.
? Tìm ví dụ minh hoạ cho cách đồng loại và so sánh không đồng loại?
? Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống cho sẵn để tạo thành phép so sánh?
? Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong văn bản “Sông nước Cà Mau”?
 b. Bài học : Cấu tạo của so sánh: 
- Sự vật được so sánh.
- Phương diện so sánh.
- Từ so sánh.
- Sự vật dùng để sp sánh.
II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1.
 a. So sánh đồng loại.
 Lương y như từ mẫu.
 Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện 
 b. So sánh khác loại.
 Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng 
 2. Bài tập 2.
 Khoẻ như voi.
 Đen như bồ hóng, đen như cột nhà cháy 
 Trắng như bông, trắng như ngà 
 Cao như núi 
 3. Bài tập 3.
 - Càng đổ về gần hướng Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
 - Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy Trường Thành vô tận 
III. Hướng dẫn tự học.
 - Nhận diện so sánh trong văn bản.
 - Chuẩn bị bài “So sánh” (tiếp theo).
E.Rút kinh nghiệm :
Tuần 20 Tiết : 80 & 81 QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT
Ngày soạn :5/1/2011	TRONG VĂN MIÊU TẢ	
Ngày dạy :5/1/2011
A. Mức độ cần đạt. 
- Nắm được một số thao tác cơ bản cần thiết cho việc viết văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng ,so sánh và nhận xét .
- Thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Biết cách vận dụng những thao tác trên khi viết văn miêu tả.
 B. Trọng tâm kiến thức:
 1. Kiến thức : 
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát , tưởng tượng , somsanh1 và nhận xét trong văn miêu tả.
 2. Giáo dục : thông qua nội dung tiết học, tiếp tục giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
 3. Kĩ năng : 
- Kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản : quan sát , tưởng tượng, so sánh , nhận xét trong văn miêu tả.
C. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn, thảo luận, tích hợp
D. Tiến trình hoạt động.
 1. Ổn định.
 2. Bài cũ : Thế nào là văn miêu tả? Lấy ví dụ về một văn bản miêu tả và chỉ ra yếu tố miêu tả trong văn bản đó?
 3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 :
 Học sinh đọc các đoạn trích ở bảng phụ.
Thảo luận :
? Mỗi đoạn văn trên giúp cho em hình dung được những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?
? Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào? Để viết được những đoạn văn trên, người viết phải có những năng lục nào?
? Hãy tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong mỗi đoạn? Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì độc đáo?
 Đọc đoạn văn của Đoàn Giỏi đã bị lượt bớt một số chứ.
? So sánh với đoạn nguyên văn ở mục 1 và 2 để chỉ ra đoạn văn này đã bị lượt bỏ những từ gì? Những chữ đó đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?
? Muốn miêu tả, người miêu tả cần phải có những năng lực gì? Tác dụng của quan sát, tưởng tượng, nhận xét trong văn miêu tả?
Hoạt động 2 :
 Học sinh thảo luận bài tập.
? Hãy lựa chọn năm từ thích hợp trong những từ cho sẵn điền vào chỗ trống trong đoạn văn ở bảng phụ?
 Học sinh đọc đoạn văn ở bài tập 2.
? Trong đoạn văn trên, nhà văn Tô Hoài tập trung miêu tả một chú Dế Mèn có thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng. Những hình ảnh tiêu biểu và sắc sảo nào đã làm nổi bật điều đó?
? Nếu tả quang cảnh một buổi sánf trên quê hương thì em sẽ liên tưởng và so sánh những hình ảnh, sự vật sau đây với những gì?
I. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 1. Tìm hiểu ví dụ. 
 - Đoạn 1 : Tái hiện lại hình ảnh ốm yếu, tội nghiệp của Dế Choắt.
 Hình ảnh tưởng tượng, so sánh : so sánh dáng vẻ gầy gò và dài lêu nghêu của Dế Choắt với dáng vẻ của “gã nghiện thuốc phiện”
 - Đoạn 2 : Đặc tả quang cảnh vừa đẹp, thơ mộng vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
 - Đoạn 3 : Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân.
 Các hình ảnh thể hiện : cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ 
 2. Ghi nhớ : sách giáo khoa.
II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1.
 a. Gương bầu dục, cong cong, lấp ló, cổ kính, xanh um.
 b. Khi miêu tả Hồ Gươm, tác giả đã lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu : Mặt hồ  sáng long lanh, Cầu Thê Húc màu son, Đền Ngọc Sơn, gốc đa già rễ lá xum xuê, Tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ.
 2. Bài tập 2.
 Đầu to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng  như hai lưỡi liềm, sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đổi hùng dũng 
 3. Bài tập 3.
 Hình ảnh so sánh.
 - Mặt trời như một chiếc mâm lửa.
 - Bầu trời trong sáng và mát mẻ như khuôn mặt của bé sau một giấc ngủ dài.
 - Những hàng cây như những bức tường thành cao vút 
III Hướng dẫn tự học
 - Nhớ được mục đích của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 - Nhận biết được điểm nhìn miêu tả, các chi tiết tưởng tượng , so sánh trong một đoạn văn miêu tả.
 - Chuẩn bị bài “Luyện nói : quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”.
E. Rút kinh nghiệm : 
.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 Tuan 20.doc