Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2009 - 2010 môn: Sinh học - đề chuyên thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề

Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2009 - 2010 môn: Sinh học - đề chuyên thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (1,0 điểm)

 Tại sao ADN được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

Câu 2. (2,0 điểm)

 Trình bày các đặc trưng cơ bản của quần thể? Nêu ý nghĩa sinh thái và ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu các đặc trưng đó?

Câu 3. (1,0 điểm)

 Trình bày cơ chế phát sinh đột biến đa bội và cơ chế hình thành thể đa bội?

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2009 - 2010 môn: Sinh học - đề chuyên thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc - ®µo t¹o
Nam ®Þnh
®Ò chÝnh thøc
®Ò thi tuyÓn sinh líp 10 N¨m häc 2009 - 2010
M«n: SINH HỌC - §Ò chuyªn
Thêi gian lµm bµi 150 phót, kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò
§Ò thi gåm 01 trang 
Câu 1. (1,0 điểm)
	Tại sao ADN được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
Câu 2. (2,0 điểm)
	Trình bày các đặc trưng cơ bản của quần thể? Nêu ý nghĩa sinh thái và ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu các đặc trưng đó?
Câu 3. (1,0 điểm)
	Trình bày cơ chế phát sinh đột biến đa bội và cơ chế hình thành thể đa bội?
Câu 4. (2,0 điểm)
	Xét ví dụ sau: Ở người, tính trạng nhóm máu được xác định như sau:
Kiểu gen IAIA; IAIO xác định nhóm máu A; Kiểu gen IBIB; IBIO xác định nhóm máu B
Kiểu gen IOIO xác định nhóm máu O; Kiểu gen IAIB xác định nhóm máu AB.
Bố có nhóm máu B, mẹ có nhóm máu A. Con sinh ra có đứa có nhóm máu O, có đứa có nhóm máu AB.
	Sự di truyền tính trạng nhóm máu ở người có tuân theo quy luật phân li của Menđen không? Giải thích? 
Câu 5. (2,5 điểm)
	Ở một loài thực vật, khi cho lai hai cá thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 3 cặp tính trạng tương phản được F1. Cho F1 giao phối ở F2 thu được:
3 cây thân cao, hoa tím, quả dài; 6 cây thân cao, hoa tím, quả tròn
3 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 1 cây thân thấp, hoa tím, quả dài
2 cây thân thấp, hoa tím, quả tròn; 1 cây thân thấp, hoa trắng, quả tròn.
	Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1. Biết cả 3 tính trạng trên là tính trạng đơn gen; gen qui định màu sắc hoa liên kết hoàn toàn với gen qui định hình dạng quả và phân li độc lập với gen qui định chiều cao cây. 
Câu 6. (1,5 điểm)
	Một gen dài 5100Ao có A = 2G. Một đột biến liên quan tới 1 cặp nucleotit làm thay đổi 1 liên kết hidro nhưng không làm thay đổi chiều dài gen. Gen đột biến tự nhân đôi một số lần cần môi trường cung cấp 3507 nucleotit loại G. Xác định dạng đột biến và số nucleotit mỗi loại cung cấp cho quá trình tái bản trên của gen đột biến. 
----------- Hết ----------
Hä vµ tªn thÝ sinh: .
Sè b¸o danh: 
Ch÷ ký cña gi¸m thÞ 1: ...............
Ch÷ ký cña gi¸m thÞ 2: ...............
CÂU
Ý
NỘI DUNG
1 (1,0 điểm)
ADN được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử
Mang và bảo quản thông tin di truyền: 
Thông tin di truyền là thông tin về toàn bộ cấu trúc protein của cơ thể. 
Trình tự sắp xếp các nucleotit trong ADN quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein.
Tính chất đặc trưng: 
Mỗi ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit trong cấu trúc.
Hàm lượng ADN trong mỗi tế bào có tính chất đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.
Tỉ lệ (A + T)/(G + X) mang tính đặc trưng cho mỗi loài sinh vật.
Truyền đạt thông tin di truyền 
ADN có khả năng tự nhân đôi: duy trì tính đặc trưng và ổn định 
Tính đặc trưng của ADN được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể nhờ:
Cơ chế nhân đôi và phân li của ADN cùng NST trong nguyên phân ổn đinh qua các thế hệ tế bào.
Cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp của ADN cùng NST trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh ổn định qua các thế hệ cơ thể
ADN có khả năng tổng hợp ARN từ đó làm khuôn để tổng hợp protein 
Có khả năng đột biến
2 (2,0 điểm)
Đặc trưng của quần thể
Đặc trưng về tỉ lệ giới tính
- Khái niệm: Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. 
Tỉ lệ giới tính thay đổi tuỳ theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của loài, sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái, điều kiện môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,, ngoài ra, tỉ lệ giới tính còn phụ thuộc vào cách tham gia sinh sản của các cá thể trong quần thể. 
- Ý nghĩa sinh thái: Là đặc điểm thích nghi của loài đảm bảo cho sự sinh sản đạt hiệu quả cao nhất, đặc biệt trong điều kiện môi trường thay đổi. 
- Ý nghĩa thực tiễn: ứng dụng trong chăn nuôi gia súc ghép đôi có hiệu quả và khai thác bền vững nguồn tài nguyên.
Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi
Quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.
Các nhóm tuổi
Ý nghĩa sinh thái
Nhóm tuổi trước sinh sản
Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
Nhóm tuổi 
sinh sản
Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.
Nhóm tuổi 
sau sinh sản
Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
- Thành phần nhóm tuổi của quần thể được biểu thị bằng hình tháp.
Dạng hình tháp phát triển có đáy rộng.
Dạng ổn định có đáy rộng vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc đứng.
Dạng giảm sút có đáy hẹp, nhóm có tuổi trung bình lớn hơn nhóm tuổi thấp.
- Ý nghĩa sinh thái: cho ta thấy hình ảnh của sự phát triển của quần thể trong tương lai.
- Ý nghĩa thực tiễn: Vận dụng khai thác tài nguyên hợp lí, có hiệu quả.
Đặc trưng về mật độ
- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. 
Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.
Chỉ số mật độ quần thể cho ta biết số lượng của quần thể sẽ tăng hay giảm. 
Ý nghĩa sinh thái: mật độ là một chỉ số quan trọng thể hiện sự cân bằng giữa khả năng sinh sản của quần thể và sức chịu đựng của môi trường, phản ánh khả năng khai thác nguồn sống của quần thể.
Ý nghĩa thực tiễn: ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt.
3 (1,0 điểm)
Cơ chế phát sinh đột biến đa bội và cơ chế hình thành thể đa bội
Cơ chế phát sinh đột biến đa bội:
Dưới tác động của các tác nhân vật lí (tia phóng xạ, thay đổi nhiệt độ đột ngột) hoặc tác nhân hóa học (conxixin) vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể 
gây ra sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào (nguyên phân và giảm phân).
Cơ chế hình thành thể đa bội:
Trong nguyên phân: Tác nhân gây đột biến tác động lên quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng (2n) hoặc tế bào hợp tử làm cho tất cả các nhiễm sắc thể không phân li tạo ra tế bào có số lượng nhiễm sắc thể tăng lên gấp đôi. Tế bào đột biến này phát triển thành cơ thể đột biến.
Trong giảm phân: Tác nhân gây đột biến tác động lên quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử (2n) làm cho tất cả các nhiễm sắc thể không phân li tạo ra giao tử có số lượng nhiễm sắc thể tăng lên gấp đôi. Giao tử đột biến này thụ tinh với các giao tử khác tạo thành hợp tử và phát triển thành cơ thể đột biến.
4 (2,0 điểm)
Xét sự di truyền tính trạng nhóm máu ở người:
Bố nhóm máu B, mẹ nhóm máu A sinh ra con có nhóm máu O có kiểu gen IOIO đã nhận IO của bố và IO của mẹ. Con có nhóm máu AB có kiểu gen IAIB nhận IA từ mẹ, nhận IB từ bố.
P cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau, tuân theo quy luật phân li của Menđen.
(Học sinh giải thích bằng sơ đồ lai cũng cho điểm tối đa) 
Giải thích
Nội dung của quy luật phân li: 
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. 
- Theo Menđen: 
Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền qui định. 
Cơ thể F1 chứa cả nhân tố di truyền của bố và nhân tố di truyền của mẹ. Cặp nhân tố di truyền này không hoà lẫn vào nhau nên khi giảm phân chúng phân li thành 2 loại giao tử.
- Theo di truyền học hiện đại:
Nhân tố di truyền chính là gen, trong tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào sinh dục sơ khai, nhiễm sắc thể luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng thì gen cũng tồn tại thành cặp alen tương ứng.
Trong giao tử nhiễm sắc thể tồn tại thành từng chiếc trong cặp thì gen cũng tồn tại thành từng alen tương ứng.
Khi giảm phân hình thành giao tử do có sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng dẫn đến sự phân li của cặp gen tương ứng cho nên trong giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một alen và tỉ lệ 2 loại giao tử này là ngang nhau.
5 (2,5 điểm)
Bài tập
Xét riêng từng cặp tính trạng:
- Xét tính trạng chiều cao thân
P thuần chủng, khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản, tính trạng đơn gen, F1 đồng tính, F2 phân tính: Cao/ thấp = 3/1 
=> Cao là tính trạng trội so với thấp. 
Qui ước: A qui định tính trạng thân cao; a qui định tính trạng thân thấp. F1 dị hợp 1 cặp gen Aa. P : AA x aa
- Xét tính trạng màu sắc hoa
P thuần chủng, khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản, tính trạng đơn gen, F1 đồng tính, F2 phân tính: Tím/ trắng = 3/1 
=> Hoa tím là tính trạng trội so với hoa trắng.
Qui ước: B qui định tính trạng hoa tím; b qui định tính trạng hoa trắng. F1 dị hợp 1 cặp gen Bb. P : BB x bb
- Xét tính trạng hình dạng quả
P thuần chủng, khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản, tính trạng đơn gen, F1 đồng tính, F2 phân tính: Tròn/ dài = 3/1 
=> quả tròn là tính trạng trội so với quả dài. 
Qui ước: D qui định tính trạng quả tròn; d qui định tính trạng quả dài. F1 dị hợp 1 cặp gen Dd. P : DD x dd
Vậy F1 dị hợp 3 cặp gen Aa, Bb, Dd.
Xét chung cả 3 tính trạng: 2 cặp gen Bb và Dd liên kết hoàn toàn và phân li độc lập với cặp gen Aa.
ở F2 phân li 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1 = (3 : 1) x (1: 2: 1) 
Kiểu gen của F1 là Aa Bd/bD 
Kiểu gen của P: AA Bd/Bd x aa bD/bD
 hoặc aa Bd/Bd x AA bD/bD
Sơ đồ lai: P : aa Bd/Bd x AA bD/bD
Sơ đồ lai: P : AA Bd/Bd x aa bD/bD
6 (1,5 điểm)
Gen ban đầu
Số nucleotit của gen ban đầu 
N = (L/3,4Ao ) x 2 = (5100Ao/3,4Ao ) x 2 = 3000 (nucleotit)
A + G = 3000/2
A = 2G
=> A = T = 1000 (nucleotit)
 G = X = 500 (nucleotit)
Gen đột biến:
Chiều dài gen không đổi, thay đổi 1 liên kết hidro => đột biến thay thế 1 cặp nucleotit (A - T bằng G - X hoặc ngược lại)
Môi trường cung cấp 3507 nucleotit loại G. 
Nếu đột biến thay 1 cặp A - T bằng G - X thì ở gen đột biến có:
G = X = 501 nucleotit
A = T = 999 nucleotit
Môi trường cung cấp cho gen đột biến tự nhân đôi:
 X = G = (2k - 1) x 501 = 3507 => k = 3
 A = T = (2k - 1) x 999 = (23 - 1) x 999 = 6993.
Nếu đột biến thay 1 cặp G - X bằng A - T thì 
G = X = 499 nucleotit
A = T = 1001 nucleotit
Môi trường cung cấp cho gen đột biến tự nhân đôi:
 X = G = (2k - 1) x 499 = 3507 => k lẻ => loại

Tài liệu đính kèm:

  • docDE va DAP AN CHUYEN SINH LE HONG PHONG NAM DINH2010.doc