Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 16 - Trường THCS Minh Thắng

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 16 - Trường THCS Minh Thắng

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Nắm được đặc điểm của cụm động từ.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 Nghĩa của cụm động từ

 Chức năng cú pháp của cụm động từ.

 Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.

 Ý nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm danh từ.

2. Kĩ năng

 Sử dụng cụm động từ.

III. CHUẨN BỊ

Giáo viên: - Soạn bài

 - Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. Bảng phụ, lấy thêm Vd về cụm ĐT

Học sinh: - Học bài cũ

- Soạn bài

 

doc 14 trang Người đăng thu10 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 16 - Trường THCS Minh Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 16
STT
TÊN BÀI
TIẾT PPCT
1
2
3
Cụm động từ
Tính từ và cụm tính từ 
Mẹ hiền dạy con (Tích hợp môi trường)
61
62
63
Tiết 61
 Ngày soạn: 01/12/2010
 Ngày dạy: 06/12/2010
CỤM ĐỘNG TỪ	
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được đặc điểm của cụm động từ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Nghĩa của cụm động từ
Chức năng cú pháp của cụm động từ.
Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
Ý nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm danh từ.
2. Kĩ năng
Sử dụng cụm động từ. 
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: - Soạn bài
 - Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. Bảng phụ, lấy thêm Vd về cụm ĐT
Học sinh: - Học bài cũ
- Soạn bài
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ (KT 15 phút)
Câu 1(6đ): Nêu đặc điểm của động từ? Cho ví dụ.
Câu 2(4đ): Hãy cho biết trong số những từ in đậm sau, từ nào là danh từ, từ nào là động từ?
a) Bà nắm (1)ba nắm (2) cơm
b) Nó bước (1) từng bước (2) chắc chắn.
* Đáp án: Câu 1: - Hs nêu được đặc điểm của động từ (4đ)
 - Cho VD đúng (2đ)
 Câu 2:(mỗi ý đúng 1đ)
 a)nắm (1), Động từ; nắm (2): DT
 b) bước (1) : Động từ; bước (2): DT
3. Bài mới : 
ĐT là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Nó thường kết hợp với các từ cũng, đã, đang, sẽ, hãy, vẫn, đừng, chớ.để tạo thành cụm ĐT. Vậy CĐT là gì? Có cấu tạo 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
(GTBM)
ĐT là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật..
v HĐ2: Hình thành kiến thức mới
B1: Giúp Hs hiểu thế nào là CĐT
? Trong câu trên có những ĐT nào?
Thử lược bỏ cá từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhân xét về vai trò của chúng?
Tìm một cụm động từ . 
Đặt câu vói một cụm động từ è Nhận xét về hoạt động của cụm động từ với một động từ?
I- Cụm động từ là gì?
1. Bài tập
a) - Đã đi nhiều nơi
 PNT ĐT PNS
- cũng ra những câu đố oái oăm 
 PNT ĐT PNS
- để hỏi mọi người.
 PNT ĐT PNS
b) Không thể thiếu được vì nếu bỏ đi thì những câu đó không thể Hiểu được 
c/ Tìm 1 cụm động từ 
. Đang học bài ngữ pháp (cụm đt)
 PNT ĐT PNS
. Em / đang học bài ngữ pháp (câu)
 CN VN
. Em / học 
 CN VN
è - Ý nghĩa đầy đủ hơn, cấu tạo phức tạp hơn động từ 
- Hoạt động trong câu giống như đt
Vậy ntn gọi là cụm động từ? Nêu ý nghĩa và hoạt động của cụm động từ?
2. Bài học 
Ghi nhớ (SGK/148)
Vẽ mô hình của cụm động từ trong câu đã hướng dẫn ở phần một?
? Vậy mô hình cấu tạo của cụm động từ có mấy phần? đó là những phần nào? cho một ví dụ minh họa?
Có 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau.
? Em hãy tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ?
Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa gì?
µ Một số từ thường dùng cho phần trước: đã, sẽ, đang, cũng, còn, không, chưa
µ Gv cho Hs lấy Vd thêm.
*Tích hợp: với cụm DT, bài ĐT, cụm tính từ sắp học.
*Giáo dục: qua việc lấy ví dụ.
II: Cấu tạo của cụm động từ
1. Bài tập
a/ Mô hình cấu tạo 
Phần trước
Phần TT
Phần sau
Đã 
đi
nhiều nơi
Cũng
ra
những câu đố oái ăm
Để
hỏi
mọi người
 b/ Các cụm động từ – ý nghĩa của phụ ngữ 
* Phần trước- phần sau:
- Nam đang làm bài tập -> sự tiếp diễn – đối tượng của hành động
- Em đừng đặt quyển sách lên bàn -> chỉ ngăn cản - hướng của hành động 
- Huy hãy dừng lại ở ngã ba đường -> chỉ khuyến khích - địa điểm 
- Tôi đã học thi suốt mấy ngày đêm -> chỉ khẳng định - thời gian 
- Tôi ném ly xuống đất cho bể -> chỉ mục đích 
- Bạn ấy học yếu vì lười biếng -> chỉ nguyên nhân 
- Em phải lau bảng bằng khăn ướt -> phương tiện 
- Chiếc xe lao nhanh vun vút -> chỉ cách thức 
Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa nào?
2. Bài học 
Ghi nhớ (SGK/148)
v HĐ3: HD HS luyện tập
	HS lên bảng làm
II. Luyện tập
Bài tập 1
a/ Còn đang đùa nghịch ở sau nhà 
b/ _ Yêu thương Mị Nương rất mực 
 _ Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng 
c/ Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ 
_ Có thì giờ đi hỏi em bé thông minh nọ 
_ Đi hỏi em bé thông minh nọ 
Em hãy ghép các cụm động từ nói trên vào mô hình cụm động từ?
Bài tập 2
Mô hình cấu tạo cụm động từ 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Còn đang 
Đùa nghịch
ở sau nhà 
yêu thương 
Mị Nương rất mực 
muốn kén
cho con .xứng đáng 
Đành tìm 
sứ thần ..để cónọ
Có 
giờ đi hỏi ý.nọ
Đi hỏi
ý kiến em bé thông minh nọ
Hs thảo luận nhóm:
Chia lớp thành 3 nhóm
Đại diện nhóm trả lời -> HS nhận xét
GV chốt -> cho điểm
Bài tập 3
Chưa, không đều có ý nghĩa phủ định 
Chưa phủ định tương đối, hàm nghĩa 
Không là phủ định tuyệt đối, hàm nghĩa 
à Thấy sự thông minh, nhanh trí của em bé
Bài tập 4
Hs viết đoạn văn – tìm cụm động từ
v HĐ4: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Soạn bài: Tính từ và cụm tính từ
Đọc các ví dụ
Trả lời các câu hỏi SGK
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
Tiết 62
 Ngày soạn: 02/12/2010
 Ngày dạy: 07/12/2010
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ	
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được đặc điểm của tính từ và cụm tính từ.
Nắm được các loại tính từ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Khái niệm tính từ :
Ý nghĩa khái quát của tính từ.
Đặc điểm ngữ pháp của tính từ.
Các loại tính từ.
Cụm tính từ :
Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau
Nghĩa của cụm tính từ.
Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
2. Kĩ năng
Nhận biết tính từ trong văn bản.
Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết.
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
Bảng phụ, lấy thêm Vd
Học sinh: 
Học bài cũ
Soạn bài
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu đặc điểm của cum ĐT.
? Cấu tạo của CĐT? Cho Vd
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
(GTBM)
..
v HĐ2: Hình thành kiến thức mới
B1: Tìm hiểu đặc điểm của TT.
µ Gv cho Hs đọc Vd a,b Sgk.
` Tìm TT trong câu a và b.
` Kể thêm 1 số TT em biết và nêu ý nghĩa khái quát của chúng.
` Từ VD trên, em hãy nêu ý nghĩa khái quát của TT?
` So sánh TT với ĐT?
µ Gv lần lượt lấy Vd với sự kết hợp với các từ trên.
*Tích hợp: phần văn: Em bé thông minh
I- Đặc điểm của tính từ:
1. Bài tập
a/ Tính từ là: oai, bé.
b/ Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
VD2: Một số TT khác: Xanh, đỏ
- Chua, cay, ngọt, bùi, nhạt,
- lệch, nghiêng, thẳng tắp, xiêu vẹo
à TT là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
c) - Cơm đã chín
- Nước đang sôi
-> TT có thể kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn
d) Em bé // thông minh.
 CN VN
- TT làm chủ ngữ, vị ngữ
Vậy ntn gọi là tính từ? 
2. Bài học 
Ghi nhớ (SGK/154)
B2: phân loại tính từ 
µ Gv lần lượt đưa ra 2 loại tính từ – 1 số chỉ mức độ: rất, hơi, khá, quá, lắm, lấy Vd...
µ Gv đưa ra 1 số Vd chỉ TT có đặ điểm tuyệt đối.
II- Các loại tính từ: 
Có hai loại tính từ:
1. TT chỉ đặc điểm tương đối:
(có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
VD: Bông hoa này rất đẹp.
 Cái nhà này đẹp quá.
2. TT chỉ đặc điểm tuyệt đối: 
(không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
VD: Những bông lúa này vàng hoe.
* Ghi nhớ (SGK/154)
B3: cụm tính từ
µ Gv vẽ mô hình cụm TT lên bảng.
` Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm TT in đậm trong câu sau.
µ Gv thảo luận: cả lớp tìm đặt một cum TT và vẽ mô hình.
III- Cụm tính từ:
1. Bài tập
Được chia làm 3 phần:
Phần trước
Phần tr. tâm
Phần sau
Vốn đã rất
yên tĩnh
nhỏ
sáng
lại
vằng vặc ở trên không
µ Nêu đặc điểm của mô hình cụm tính từ?
2. Bài học
Mô hình cụm tính từ gồm 3 phần:
- Phần trước
- Phần trung tâm
- Phần sau
Ghi nhớ (SGK/155)
v HĐ3: HD HS luyện tập
	HS lên bảng làm
II. Luyện tập
Bài tập 1
 a/ sun sun như con đỉa
b/ chần chẫn như cái đòn càn.
c/ bè bè như cái quạt thóc.
d/ sừng sững như cái cột đình.
đ/ tun tủn như cái chổi sể cùn
Hs thảo luận nhóm
µ Gv chốt lại bài, nhận xét cho điểm. 
Bài tập 2
- Các TT đều là từ láy có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
- Hình ảnh mà TT gợi ra là sự vật bình thường.
- Đặc đểm chung của 5 ông thầy bói là nhận thức hạn hẹp và chủ quan.
v HĐ4: Dặn dò
Học bài, làm các BT còn lại
Soạn bài: Mẹ hiền dạy con
Đọc kĩ bài
Trả lời theo câu hỏi SGK
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
Tiết 63
 Ngày soạn: 03/12/2010
 Ngày dạy: 08/12/2010
 MẸ HIỀN DẠY CON
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện 
Hiểu cách viết truyện gần với viết kí, viết sử ở thời trung đại. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Hiểu được những bước đầu về Mạnh Tử.
Những sự việc chính trong truyện.
Ý nghĩa của truyện.
Cách viết truyện gần với viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại. 
2. Kĩ năng
Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.
Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện. 
Kể lại được truyện
III. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: 
Soạn bài
Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
Tìm thêm 1 số truyện có nội dung tương tự.
Học sinh: 
Học bài cũ
Soạn bài
Tập kể chuyện
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
KT sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới : 
 ?Bạn nào hãy đọc cho cô một câu DC- TN nói về công lao của cha mẹ đối với con cái?
HS phát biểu 
? Em hiểu công lao của cha mẹ đối với con cái qua các câu CD- TN đó ntn?
Như vậy công ơn của cha mẹ là vô cùng to lớn  cũng như công lao của mẹ thầy MT mà chúng ta sẽ được tìm hiểu trong tiết học hôm nay bài Mẹ hiền dạy con 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
v HĐ1: Khởi động
( Giới thiệu bài mới)
? Nêu xuất xứ của truỵên? 
Mẹ hiền dạy con là một truyện trong sách Liệt nữ truyện (truyện về các bậc liệt nữ; Liệt nữ: người đàn bà có tiết nghĩa hoặc có khí phách anh hùng) của Trung Quốc xưa, đươc Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc vàTử An Trần Lê Nhân chọn dịch, in trong sách Cổ học tinh hoa (tinh hoa của nền cổ học) lần đầu 1926, được tái bản nhiều lần. Riêng truyện Mẹ hiền dạy con đã nổi tiếng xưa nay ở Trung Quốc cũng như ở nước ta.
I. Giới thiệu
-Trích Liệt nữ truyện của Trung Quốc.
v HĐ2: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
µ GV hướng dẫn HS cách đọc: Đọc to rõ ràng chú ý các sự việc xảy ra giữa hai mẹ con thầy Mạnh Tử
µ GV đọc mẫu -> HS đọc tiếp
II. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
1. Đọc
Giải thích các chú thích 
Em hiểu gì về thầy Mạnh Tử?
Mạnh Tử:(372 ? – 289 ? tr.CN) tên Mạnh Kha. Người đất Trâu (nay gọi là huyện Trâu) thuộc tỉnh Sơn Đông Trung Quốc , học trò của Tử Tư - cháu của Khổng Tử. Mạnh Tử cùng học trò viết sách Mạnh Tử -tác phẩm quan trọng và rất nổi tiếng, được coi là một trong bốn tác phẩm kinh điển (tứ thư) của nho gia . Ông là một bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời Chiến quốc, được các nhà nho suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử.
- Mạnh Tử - Tri thức - Bậc đại hiền
2. Từ khó
? truyện được viết theo phương thức biểu đạt nào?
? Ngôi kể thứ mấy? (thứ 3)
3. Phương thức biểu đạt
Tự sự
? Truyện kể về ai và về những sự việc gì?
=> Muốn hiểu đúng mức giá trị của truyện Mẹ hiền dạy con, phải biết thầy Mạnh Tử là người như thế nào. Hiểu được địa vị lịch sử của Mạnh tử sẽ hiểu được công lao dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử mà truyện đã phản ánh. Vậy truyện được phản ánh như thế nào, cô trò chúng ta sẽ cùng đi qua phần III. Đọc-hiểu văn bản
4. Tóm tắt
Truyện kể về mẹ con thầy MT – việc dạy con của người mẹ với 5 sự việc cụ thể
SỰ VIỆC
CON
MẸ
1
- Bắt chước đào,chôn,lăn,khóc.
- Dọn nhà ra gần chợ.
2
- Bắt chước nô nghịch cách bán buôn điên đảo.
- Dọn đến ở cạnh trường học.
3
- Bắt chước học tập lễ phép,cắp sách vở.
- Vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”
4
- Hỏi mẹ: “Người ta giết lợn làm gì thế ?”
- Nói đùa - sau hối hận - mua thịt lợn về cho con ăn thật.
5
- Bỏ về nhà chơi.
- Liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
Trong 5 sự việc trên, nhưng sự việc nào liên quan đến MTS?
-> 3 sự việc đầu
? Còn hai sự việc sau nói về điều gì?
-> PP dạy con
v HĐ4: Đọc-hiểu văn bản
? Trong ba sự việc đầu, sự việc nào tốt sự việc nào không? 
? Em hiểu buôn bán điên đảo là như thế nào?
? qua 3 sự việc này em thấy trẻ con hay có tính cách gì? -> bắt chước theo người lớn
Vậy Mạnh Tử sống lâu ở mtg không tốt sẽ gây ra hậu quả gì? -> hình thành thói quen xấu
? Bà mẹ đã qđ điều gì? Dời nhà
? bà đã dời nhà đến mấy lần?
Lần thứ 3 bà có hài lòng không? Chi tiết nào khẳng định điều đó? -> Vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”
? Vì sao bà hài lòng?
-> Vì gần trường (môi trường tốt) MT sẽ học được những điều tốt: lễ phép, chăm chỉ học hành, tiếp thu tri thức... Em hãy tìm một số câu TN nói về sự ảnh hưởng của mts?
- “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
- “ Ở bầu thì tròn , ở ống thì dài”
- “ Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.”
 ? Em hiểu các câu tn này ntn?
Mực là tối khi rây vào áo sẽ bẩn-> là điều ko tốt
Sáng
=> ở mt tốt sẽ học được những điều hay, lẽ phải
? mtg có vai trò như thế nào trong việc hình thành nhân cách của con người?
Tóm lại: Vai trò của môi trường sống tác động tới nhân cách trẻ em , nhân cách con người 
? Muốn hình thành nhân cách con người tốt thì phải chọn mts ntn?
Tạo cho con một mts tốt đẹp
? Trong thực tế nếu gần mt xấu ko có đk chuyển nhà thì mình sẽ làm gì? 
? trong thực tế thì dời một căn nhà ntn? (rất tốn kém
? Tại sao mẹ thầy MT lại chọn cách này? -> thương con, hi sinh vì con rất ít
? Câu tn nào có ý nghĩa như trên?
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Mặc dù ở mt ko tốt nhưng biết chọn lọc cái hay, cái tốtGD Hs
III. Đọc-hiểu văn bản
1. Ba sự việc đầu
- Nghĩa địa
- Chợ 
-> Hai môi trường không phù hợp với con bà
- Nhà gần trường học -> bà vui lòng -> bà vui lòng.
=> Tạo cho con một mts tốt đẹp
Sv 4 khi nhà xóm giết lợn, con đã hỏi gì?
Con hỏi: người ta giết lợn làm gì?
? Mẹ đã trả lời sao?
-Mẹ nói đùa : ngươì ta giết lợn cho con ăn đấy.
? Làm xong bà tự nghĩ về việc làm của mình như thế nào?
- “Ta nói nhỡ mồm rồi! Con ta thơ ấu trí thức mới mở mang mà ta nói dối nự, thì chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối hay sao?”
? Không phải chỉ nghĩ bà còn sửa chữa việc làm của mình bằng cách gì?
- biến nói đùa thành sự thật : Mua mua thịt lợn về cho con ăn để chứng tỏ mình đã nói đúng sự thật với con
? ý nghĩa giáo dục con ở sự việc thứ tư là gì?
Dạy con đức tính trung thực.
Nhà MT nghèo lắm nhưng người mẹ vẫn cố gắng mua thịt về cho con ăn
? Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ về tính trung thực ?
*Thành ngữ, tục ngữ có ý nghĩa tương tự:
-Nói lời phải giữ lấy lời
-Lời nói đi đôi với việc làm.
-Nói đâu làm đấy.
Tuy nhiên trong thực tế đôi lúc người mẹ phải nói dối vì một lý do chính đáng nào đó. Vd 
Do đó lỡ khi em nghe người thân của mình nói điều gì đó ko đúng sự thật thì chớ vội nghĩ họ xấu, mà do họ có một lý do nào đó ko nói đc. Vì vậy chúng ta cần thông cảm
2. Hai sự việc sau
a. Sự việc thứ 4
- Con: hỏi người ta giết lợn làm gì?
- Mẹ:
+ Trả lời bằng cách nói đùa.
+ Biến nói đùa thành sự thật: Mua thịt lợn về cho con ăn
Dạy con đức tính trung thực.
? Sự việc gì xảy ra trong lần cuối?
Gv treo tranh
Con bỏ học về chơi _ Mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
? Việc bà mẹ cắt đứt tấm vải liệu đứa con có hiểu được ý đồ của người mẹ không? -> ko vì con quá nhỏ
(? Song song với việc ấy người mẹ còn làm gì nữa?)
? bà mẹ giảng giải bằng cách nào? 
? Em có nx gì về thái độ và hành động của người mẹ? 
Thái độ : Cương quyết dứt khoát
. Tính cách: quyết liệt 
Chắc chắn rằng mẹ MTđã mất rất nhiều công sức để dệt nên tấm vải đó. Nhưng khi tấm vải bị cắt đi rồi thì có sd đc nữa ko?
Cũng nhu chúng ta nếu bỏ học giữa chừng thì công danh sự nghiệp có thành ko? 
GD HS chăm chỉ học hành
? với cách GD này đã dem lại hiệu quả ntn?
Trở thành một bậc đại hiền
Gv treo tranh
 Ở Vịêt Nam, từ rất xa xưa, tên tuổi Mạnh Kha (Mạnh Tử) đã đi liền sau Khổng Tử và hai ông được coi là hai vị thánh tiêu biểu nhất của đạo Nho .Tại Văn Miếu ở Hà Nội, xung quanh tượng Khổng Tử có tượng Mạnh Tử được đặt thờ cùng ba vị khác (tứ phối). 
Qua sự việc 5, người mẹ muốn GD con điều gì?
- Phải có chí học tập chuyên cần
b. Sự việc thứ 5
- Con: bỏ học về chơi 
- Mẹ: cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
 => Dạy con có chí học tập chuyên cần
v HĐ5: Tổng kết
? Nhận xét về cốt truyện? 
Nghệ thuật kể chuyện (Đặt biệt kết thúc truyện tác giả đã dùng biện pháp NT nào? nhằm mục đích gì?)
Người viết tai sao ko kđ ma phải hỏi – dặt
Một lòng
Để mọi người suy ngẫm về công lao GD của mẹ thầy MT 
 IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản
- Thứ tự tự nhiên
- Các chi tiết thật giàu ý nghĩa
Câu chuyện ca ngợi ai?
? Em hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử là người thế nào?
Mẹ thầy MT là tấm gương sáng về tình thương con..
2. Ý nghĩa văn bản
Ca ngợi bà mẹ Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là phương pháp dạy con hợp lý:
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp
- Dạy cho con đức tính trung thực, có chí học tập
- Không nuông chiều con, ngược lại rất kiên quyết 
v HĐ6: Luyện tập 
? Từ chuyện mẹ con thầy MT em suy nghĩ gì về đạo làm con của mình? 
¬ Học sinh tự làm trả lời cá nhân
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung?
V. Luyện tập: 
Bài tập 1: 
Chi tiết “Bà mẹ thầy Mạnh Tử...trờn khung” cho thấy:
 - Bà mẹ Mạnh Tử hết sức chú trong việc dạy con và thái độ trong việc dạy con là khi cần thiết thì hết sức dứt khoát, nghiêm khắc. Việc bà cắt đứt tấm vải tỏ rõ một thái độ phản đối mạnh mẽ của bà trước việc con bỏ học đi chơi, bà cũng biết rằng hành động dứt khoát và nghiêm khắc của mình sẽ có tác dụng tốt giúp con hiểu ra điều phải, trái và sẽ cố gắng hơn trong học tập.
 - Cắt phăng đi một tấm vải đang dệt không phải là một việc mà bà mẹ nào cũng có thể làm. Nhưng cắt một tấm vải, chịu tốn kém một ít về mặt của cải bạc tiền, để bồi dưỡng, giáo dục con có dược một nhân cách lớn, quả là một việc đáng làm và việc làm ấy rất đáng trân trọng ..
Bài tập 3:
Có hai yếu tố Hán việt đông âm 
 - tử: chết
 - tử: con
Hãy cho biết các kết hợp dưới đây được sử dung với nghĩa nào?
Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.
Bài tập 3: 
- Công tử
- Hoàng tử 
- Đệ tử 
=> dùng chữ tử 
với nghĩa là con
 -Tử trận
 -Bất tử 
 -Cảm tử 
=> dùng chữ tử với nghĩa là chết
v HĐ6: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Tập kể diễn cảm truyện
Xem lại đề KT TLV số 3, tiết sau trả bài
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (BGH)

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6CHUAN KTCo anh.doc