CỤM ĐỘNG TỪ
I/. Mục tiu:
- Nắm được đặc điểm của cụm động từ .
Lưu ý : HS đ học về động từ ở Tiểu học .
II/. Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức :
- Nghĩa của cụm động từ .
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ .
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ .
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ .
2.Kĩ năng :
Sử dụng cụm động từ .
Tuần : 16 Tiết : 61 NS: 17/11/2010 ND:22/11/2010 CỤM ĐỘNG TỪ I/. Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm của cụm động từ . Lưu ý : HS đã học về động từ ở Tiểu học . II/. Kiến thức chuẩn: 1.Kiến thức : - Nghĩa của cụm động từ . - Chức năng ngữ pháp của cụm động từ . - Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ . - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ . 2.Kĩ năng : Sử dụng cụm động từ . III/. Hướng dẫn - thực hiện: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Khởi động . 1.Ổn định lớp . 2.Kiểm tra bài cũ : Trong tiếng Việt có mấy loại động từ chính ? Mỗi loại cho một VD. 3.Bài mới : Cũng giống cụm danh từ, cụm động từ luôn có một phụ ngữ kèm theo để bổ sung ý nghĩa cho nó. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của Cụm động từ - GV treo bảng phụ có câu văn trích trong văn bản Em bé thông minh (147,sgk) Hỏi: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào ? -đã đi nhiều nơi ĐT -cũng ra những câu đố oái oăm ĐT -để hỏi mọi người ĐT Hỏi: Từ “đi”, “ra” thuộc từ loại gì? - GV gợi ý: Một tổ hợp từ gồm động từ + các từ ngữ phụ thuộc nó -> Cụm động từ. Hỏi: Vậy cụm động từ là gì ? Hỏi: Thử bỏ các từ ngữ in đậm ở các ví dụ trên được không ? GV chốt: Các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ nhiều khi chúng không thể thiếu được . Hỏi: Vậy phụ ngữ có vai trò gì trong cụm động từ ? Cho HS ghi câu bị lượt bỏ phụ ngữ trước và sau lên bảng : viên quan ấy đi đến đâu quan ra (là những câu không thể hiểu được) - GV cho một động từ “cắt” + Yêu cầu HS thêm phụ ngữ ở phía sau từ “cắt” để tạo thành cụm động từ rồi đặt câu với cụm động từ ấy. ->Rút ra nhận xét về hoạt động của cụm động từ - GV chốt lại như ghi nhớ trong sgk ->Gọi HS đọc to ghi nhớ Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của Cụm động từ : - GV vẽ mô hình cụm động từ (bảng phụ) - Yêu cầu học sinh điền các cụm động từ ở phần một vào đúng vị trí mô hình CĐT Gợi ý : - Xác định động từ chính trước - điền vào phần TT - Những từ còn lại tuỳ theo ý nghĩa mà nó bổ sung - điền vào phần trước hoặc phần sau . PT ĐT PS đã đi nhiều nơi cũng ra những câu đố ->Yêu cầu HS nêu cấu tạo và ý nghĩa của CĐT ->GV chốt lại như ghi nhớ - Yêu cầu HS tìm thêm một số phụ ngữ ở phần trước và phần sau (cũng, còn, đang, ngay, được) - Gọi HS đọc ghi nhớ ->Lưu ý HS CĐT có thể vắng mặt phần trước hoặc phần sau . - HS quan sát và đọc nội dung bảng phụ . - HS : bổ sung cho từ ra, đi , hỏi -Thuộc động từ - HS lắng nghe - HS dựa vào gợi y,ù trả lời - Không bỏ được - Phụ ngữ có vai trò rất quan trọng . - HS tạo CĐT và đặt câu - HS rút ra nhận xét - HS lắng nghe - HS quan sát mô hình cấu tạo CĐT và thực hiện yêu cầu qua gợi ý . - HS lắng nghe và đọc ghi nhớ - HS lắng nghhe và ghi chú I.Cụm động từ - Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nĩ tạo thành. -Cụm động từ cĩ ý nghĩa đầy đủ hơn và cĩ cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhiều động từ phải cĩ các từ ngữ phụ thuộc đi kèm , tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa . -Chức vụ ngữ pháp của cụm động từ trong câu giống như động từ : + Làm vị ngữ + Làm chủ ngữ : cụm động từ khơng cĩ phụ ngữ trước . II. Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ gồm ba phần : + Phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa quan hệ thời gian , sự tiếp diễn tương tự , sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động , sự phủ định hoặc khẳng định hành động + Phần trung tâm : luơn là động từ . + Phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các ý nghĩa quan hệ thời gian , sự tiếp diễn tương tự , hướng , địa điểm , thời gian , mục đích , nguyên nhân , phương tiện , cách thức hành động * Lưu ý : Cấu tạo của cụm động từ cĩ thể cĩ đầy đủ cả ba phần , cĩ thể vắng phần trước hoặc phần sau , nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải cĩ . Hoạt động 3 : Luyện tập . - Yêu cầu HS lần lượt xác định các yêu cầu bài tập (1,2,3) GV gợi ý từng bài như sau : Bài 1:Tìm cụm động từ - Xác định động từ chính trước(tt) -Xác định các phần phụ trước và sau(CĐT có thể thiếu PPT hoặcø sau) ->CĐT Bài 2:Chép các cụm động từ ở bài 1 vào mô hình CĐT(HS dựa vào mục II thực hiện) Bài 3 : Nêu ý nghĩa của phụ ngữ chưa và không (tức từ nào chỉ sự phủ định tương đối từ nào chỉ sự phủ định tuyệt đối) - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập - HS lắng và thực hiện các yêu cầu bài tập - HS lắng nghe và thực hiện các yêu cầu bài tập III.Luyện tập Bài tập 1, 2: Xác định mô hình cụm động từ SGK. PT TT PS Còn đang đùa nghịch ở sau nhà yêu thương Mị Nương hết mực muốn kén cho con người chồng thật xứng đáng đành tìm cách có thì giờ đi Hỏi .. đi Hỏi ý kiến . Bài tập 3: Phụ ngữ “chưa” và “không” đều mang ý nghĩa phủ định. + Chưa: phủ định tương đối. + Không: phủ định tuyệt đối Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị . 4.Củng cố: Thực hiện ở Hoạt động 3 5.Dặn dò: a.Bài vừa học: Nắm được nội dung ghi nhớ và xem lại các bài tập đã thực hiện b.Soạn bài : Mẹ hiền dạy con /150,sgk - Đọc truyện( tìm hiểu chú thích và cốt truyện ) -Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản c.Trả bài : Con hổ có nghĩa (Phần bài tập cho về nhà : Kể về con chó có nghĩa) . v Hướng dẫn tự học : - Nhớ các đơn vị kiến thức về động từ . - Tìm cụm động từ trong một đoạn truyện đã học . - Đặt câu có sử dụng cụm động từ, xác định cấu tạo cụm động từ . - HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . - HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . Tuần : 16 NS: 19/11/2010 Tiết : 62 ND: 23/11/2010 MẸ HIỀN DẠY CON (Trích Liệt nữ truyện - Truyện trung đại) I/. Mục tiêu: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Mẹ hiền dạy con . - Hiểu cách viết truyện gần với viết kí ở thời trung đại . II/. Kiến thức chuẩn: 1.Kiến thức : - Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử . - Những sự việc chính trong truyện . - Ý nghĩa của truyện . - Cách viết truyện gần với viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại . 2.Kĩ năng : - Đọc-hiểu văn bản truyện trung đại “Mẹ hiền dạy con” . - Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện . - Kể lại được truyện . III/. Hướng dẫn - thực hiện: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Khởi động . 1.Ổn định lớp . 2.Kiểm tra bài cũ : + Hãy kể lại chuyện “Con chó có nghĩa” mà em đã sưu tầm được . + Qua truyện trên em rút ra được bài học gì ? 3.Bài mới : Là người mẹ ai chẳng có lòng thương con, mong muốn con nên người, nhưng khó hơn nhiều là biết cách dạy con, giáo dục con sao cho có hiệu quả. Đó là chủ đề của bài học hôm nay. Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản. Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích : GV giới thiệu xuất xứ và Mạnh Tử: Chú thích é (SGK) . Mạnh Tử tên là Mạnh Kha (372 ? – 289 ? tr. CN) quê đất Trâu (huyện Trâu) tỉnh Sơn Đông học trò của Tử Tư , cháu của Khổng Tử , là một hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa . - GV hướng dẫn đọc(đọc rành rọt, mạch lạc, diễn cảm theo vai) -> gọi HS đọc văn bản. -Yêu cầu HS tìm hiểu chú thích thông qua chú giải ở sgk . Hoạt động 3 : Phân tích . Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản: - GV treo bảng tóm tắt đã chuẩn bị - Yêu cầu HS tóm tắt nội dung 5 sự việc dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử rồi điền đúng vị trí như trong bảng . Sự việc Con Mẹ Bắt chước: đào, chôn, lăn, khóc Dọn nhà ra chợ Bắt chước: Nô nghịch cách buôn bán điên đảo Dọn nhà đến cạnh trường học Học tập lễ phép . Chỗ ở được Hỏi mẹ về việc hàng xóm giết lợn Hối hận, mua thịt lợn về cho con ăn -> chữ tín Bỏ học Cắt đứt tấm vải đang dệt để dạy con Hệ thống câu hỏi : - Ba sự việc đầu có ý nghĩa giáo dục gì ? - Sự việc thứ tư có ý nghĩa giáo dục gì ? - Sự việc cuối cùng có ý nghĩa GD gì ? GV tùy theo tình hình lớp mà hệ thống câu hỏi đặt ra theo tình huống có vấn đề . - GV nhận xét và sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh . .Hỏi: Ở 3 sự việc đầu, mẹ dạy con bằng cách nào ? + Tại sao ở hai sự việc đầu bà mẹ nói “Chỗ này . . . ở được”. Sự việc thứ 3 lại nói “Chỗ này là chỗ con ta ở được” ? - Nhận xét câu trả lời HS. Hỏi: Tóm lại, ba sự việc đầu muốn nói lên cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử là chọn môi trường sống như thế nào ? Chốt: Chọn môi trường sống thích hợp và có lợi cho việc hình thành nhân cách . - GV yêu cầu HS thử tìm 1 số câu tục ngữ nói về sự ảnh hưởng của môi trường đến nhân cách con người.(Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài . . . ) Hỏi: Qua sự việc thứ 4 cho thấy bà mẹ muốn dạy con tính cách gì trong cuộc sống ? GV giảng: Đối với mỗi con người, việc giữ chữ tín là rất quan trọng, đặc biệt là đối với con trẻ. Theo sử cũ chép lại thì Tăng Sâm là một trong số học trò xuất sắc của Khổng Tử .Ngày còn bé, một hôm mẹ đi chợ, Tăng Sâm đòi đi theo. Mẹ giỗ: "ở nhà, mẹ đi chợ mua cho miếng gan lợn mà ăn". Ra chợ, không còn gan lợn để mua. Về nhà, để giữ chữ tín với con, bà đã cho mổ lợn nhà lấy một miếng gan cho con ăn. Hỏi: Qua sự việc thứ 5, em nhận xét thế nào về thái độ của người mẹ trong việc dạy con? Chốt : Bà mẹ thể hiện thái độ kiên quyết, dứt khoát để hướng con vào việc học tập chuyên cần . Mở rộng về kết quả của sự việc thứ 5 : + Con :học hành chăm chỉ hơn, lớn lên thành thầy MT nổi danh bậc đại hiền triết . + Mẹ :Mẹ hiền nổi tiếng dạy con Hỏi:Qua 5 sự việc trên , em hình dung bà mẹ thành Mạnh Tử là người như thế nào ? -Nhận xét - diễn giảng về ... ề mơi trường giáo dục con thành người . - Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về phương pháp dạy con trở thành bật vĩ nhân . Bà mẹ thầy Mạnh Tử - một người mẹ tuyệt vời : yêu con, thơng minh, khéo léo, nghiêm khắc trong việc dạy dỗ, giáo dục con thành bật vĩ nhân . Hỏi: Hãy nêu nhận xét về nghệ thuật viết truyện ? - GV nêu vấn đề: đặt tên truyện “Mẹ hiền dạy con” và kết thúc truyện tác giả viết “Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao? ” điều này có ý nghĩa gì? - GV nhận xét, nhấn mạnh: công lao cha mẹ vô cùng to lớn-> vì vậy, phận làm con phải hiếu thảo . Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa truyện -Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ”Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” - HS suy nghĩ, trả lời - Thảo luận tổ: khẳng định công lao của cha mẹ. - Nghe - HS suy nghĩ, trả lời 2.Nghệ thuật -Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử . -Cĩ nhiều chi tiết giàu ý nghĩa , gây xúc động đối với người đọc. 3.Ý nghĩa - Truyện nêu cao tác dụng của mơi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ . - Vai trị của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người . Hoạt động 3 : Luyện tập . Hướng dẫn HS luyện tập - Cho HS đọc và xác đinh yêu cầu bài tập 1. Gợi mở: Bà mẹ hành động cắt đứt tấm vải đang dệt thể hiện bà chú trọng đến việc gì của con ? Tác dụng của hành động đó? - Cho HS đọc và xác đinh yêu cầu bài tập 2. Gợi mở: Trước sự yêu thương dạy bảo của ông bà, cha mẹ làm chúng ta phải như thế nào ? - HS suy nghĩ, trả lời - HS suy nghĩ, trả lời - Trả lời cá nhân III.Luyện tập Bài tập 1: - Bà mẹ Mạnh Tử chú trọng việc dạy con, thái độ dứt khoát nghiêm khắc . - Việc làm đótỏ thái độ phản kháng mạnh giúp Mạnh Tử hiểu ra việc đúng việc sai . Bài tập 2: - Đạo làm con phải chăm học, rèn luyện nhân cách, học điều hay lẽ phải trở thành người giúp ích cho xã hội . Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dị . 4.Củng cố: Thực hiện ở Hoạt động 3 5.Dặn dò : a.Bài vừa học :Nắm được nội dung ghi nhớ b.Soạn bài : Tính từ và cụm tính từ / 153,sgk -Tìm hiểu các VD ở mục I(đặc điểm của cụm tính từ) -Tìm hiểu các VD ở mục II (Các loại tính từ) c.Trả bài :Con hổ có nghĩa v Hướng dẫn tự học : -Kể lại truyện . - Nhớ nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện . - Suy nghĩ về đạo làm con của mình sau khi học xong truyện “Mẹ hiền dạy con” . - HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . - HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . Tuần : 16 NS: 21/11/2010 Tiết : 63 ND:27/11/2010 TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ I/. Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm của tính từ và cụm tính từ . - Nắm được các loại tính từ . Lưu ý : HS đã học tính từ ở Tiểu học . II/. Kiến thức chuẩn: 1.Kiến thức : - Khái niệm tính từ : + Ý nghĩa khái quát của tình từ . + Đặc điểm ngữ pháp của tính (khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ) . - Các loại tính từ . - Cụm tính từ : + Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ . + Nghĩa của cụm tính từ . + Chức vụ ngữ pháp của cụm tính từ . + Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ . 2.Kĩ năng : - Nhận biết tính từ trong văn bản . - Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối . - Sử dụng tính từ ,cụm tính từ trong nĩi và viết . III/. Hướng dẫn - thực hiện: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Khởi động . 1.Ổn định lớp . 2.Kiểm tra bài cũ : - Cụm động từ là gì ? - Xác định Cụm động từ trong câu “Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà” 3.Bài mới : Ngọt, bùi . . . là loại tính từ . Hôm nay chúng ta tìm hiểu tính từ và cụm tính từ trong bài học . Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức . Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của tính từ - GV treo bảng phụ đã chuẩn bị - Gọi HS đọc -Yêu cầu HS dựa vào kiến thức ở Tiểu học tìm tính từ ở (a),(b) Chốt: a. bé, oai->tính chất b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi ->màu sắc (đặc điểm) -Yêu cầu HS lên bảng tìm thêm một số tính từ khác ngoài các tính từ ở 2 VD trên và nêu ý nghĩa khái quát của chúng. ( Lệch, nghiên, ngay, thẳng, thẳng băng, xiêu vẹo, nhăn nhúm xanh, đỏ, trắng, vàng, xanh lè, trắng toát, đỏ au chua, cay, ngọt, bùi, nhạt thếch, đáng ngắt ) - Từ các TT HS đã tìm hoàn chỉnh, GV hướng dẫn HS so sánh với động từ về khả năng kết hợp các phó từ cũng như với chức vụ cú pháp trong câu để thấy được điểm tương đồng giữa động từ và tính từ à Giữa tính từ và động từ có một số nét tương đồng . GV chốt : Kết hợp với :đã, sẽ, đang, cũng, vẫn (giống với động từ) . Kết hợp : hãy, chớ , đừng (TT hạn chế nhiều so với động từ) Làm chủ ngữ : giống nhau, còn vị ngữ TT hạn chế hơn ĐT . Ví dụ : (1) Em bé ngã. (2) Em bé thông minh ((1) thành câu, (2) mới là cụm) muốn “Em bé thông minh” là một câu = ta phải thêm sau “em bé” một chỉ từ hoặc trước một phụ từ (Em bé ấy thông minh - Em bé thông minh lắm hoặc Em bé rất thông minh) -Từ các VD trên, yêu cầu HS rút ra nội dung ghi nhớ ->Gọi HS đọc ghi nhớ Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại tính từ - GV yêu cầu nêu lại các tính từ đã tìm ở mục 1(bé, oai, vàng lịm, vàng ối ) - GV ghi thành hai hàng như sau: + bé, oai + vàng lịm,vàng hoe - Yêu cầu HS kết hợp với các từ chỉ mức độ rất, khá, lắm rồi rút ra nhận xét: - rất bé, oai lắm, hơi bé, khá bé. ->tính từ chỉ đặc điểm tương đối . - vàng lịm, vàng hoe, vàng ối, vàng tươi ->tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối . Chốt :Những từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ là tính từ tương đối. Còn những từ không kết hợp được với các từ chỉ mức độ là tính từ tuyệt đối. ->Gọi HS đọc to ghi nhớ 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu cụm tính từ . - GV treo bảng phụ có mô hình cụm tính từ như sau : PT TT PS vốn/đã/rất yên tĩnh nhỏ lại sáng Vằng vặc/ở trên không -Yêu cầu1 HS điền các cụm TT in đậm trong các câu đoạn văn đã cho (1/ III) vào đúng vị trí mô hình CTT như trên. -Yêu cầu2 HS tìm thêm một số phụ ngữ ở PT, PS và cho biết chúng bổ sung cho tính từ TT về ý nghĩa gì ? -> GV kết luận như ghi nhớ. -> GV gọi HS đọc to ghi nhớ. - Trả lời cá nhân - Nghe – ghi tựa - HS quan sát và đọc bảng phụ - HS xác định tính từ - HS tự tìm thêm tính từ mà em biết - Từ các tính từ HS phát triển thành câu - HS rút ra nội dung bài học và đọc ghi nhớ - HS nhắc lại các tính từ ở phần 1 - HS chú ý - HS thực hiện yêu cầu - HS lắng nghe - HS đọc to ghi nhớ - HS quan sát bảng phụ - HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu - HS lắng nghe và đọc ghi nhớ I.Đặc điểm của tính từ Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái . II.Các loại tính từ Cĩ hai loại tính từ : - Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (cĩ thể kết hợp với từ chỉ mức độ) . - Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (khơng thể kết hợp với từ chỉ mức độ) . - Tính từ và cụm tính từ cĩ thể làm chủ ngữ , vị ngữ trong câu . Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ . III.Cụm tính từ : - Cụm tính từ ở dạng đầy đủ nhất gồm ba phần : + Phụ ngữ ở phần trước cĩ thể biểu thị quan hệ thời gian , sự tiếp diễn tương tự , mức độ của đặc điểm , tính chất , sự khẳng định hay phủ định , + Phần trung tâm luơn là tính từ . + Phụ ngữ ở phần sau cĩ thể biểu thị vị trí , sự so sánh , mức độ , phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm , tính chất * Lưu ý : Cấu tạo của cụm tính từ cĩ thể cĩ đầy đủ cả ba phần , cĩ thể vắng phần phụ trước hoặc phần phụ sau , nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải cĩ . Hoạt động 3 : Luyện tập . Yêu cầu HS lần lượt đọc và xác định yêu cầu từng bài tập, GV lần lượt gợi ý HS thực hiện như sau: Bài 1: Tìm CTT trong 5 câu văn nhận xét về con voi của 5 ông thầy bói Gợi ý : - Xác định tính từ TT trước - Dựa vào mô hình CTT tìm PPT,PPS -> CTT Bài 2: Dựa theo phần gợi ý sẵn trong sgk thực hiện . Bài 3:Cách dùng động từ và tính từ ở 5 câu văn tả cảnh biển khi ông lão ra gặp cá vàng. Gợi ý :Cách dung như vậy gợi nên chiều hướng tăng dần hay giảm dần về mức độ ? - HS lần lượt đọc và xác định yêu cầu các bài tập . - HS lắng nghe, ghi chú rồi thực hiện lần lượt các bài tập - HS lắng nghe, ghi chú rồi thực hiện lần lượt các bài tập IV.Luyện tập Bài tập 1: Các cụm tính từ: a. sun sun như con đĩa b. chần chẫn như cái đòn càn c. bè bè như cái quạt thóc. d. sừng sững như cái cột đình đ. tun tủn như cái chổi sể cùn Bài tập 2:Tác dụng của việc dùng tính từ và phụ ngữ trong bài tập 1: Các tính từ đều là từ láy-gợi hình, gợi cảm. Hình ảnh gợi ra là một sự vật tầm thường, nhỏ bé. -> Năm thầy bói nhận thức hạn hẹp và chủ quan. Bài tập 3: Nhận xét: động từ và tính từ ở lần sau mạnh mẽ hơn lần trước -> sự giận dữ của cá vàng và biển trước những đòi hỏi ngày càng cao của mụ vợ. Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị . 4.Củng cố : Thực hiện ở Hoạt động 3 5.Dặn dò : a.Bài vừa học : Nắm kĩ nội dung các ghi nhớ và xem laịcác bài tập đã thực hiện . bTiết 64 :Trả bài viết số 3 - Lập dàn bài cho đề văn “Hãy kể về người cha (hoặc mẹ) của em” -Chuẩn bị vở để ghi nhận lại những ưu khuyết điểm ở bài làm . c.Trả bài :Kể chuyện tưởng tưởng . v Hướng dẫn tự học : - Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ . - Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học. - Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu. - HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . - HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . DUYỆT Ngày tháng ..năm 2010 Tổ Trưởng Huỳnh Cơng Trạng
Tài liệu đính kèm: