Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 26: Em bé thông minh (Tiết 2) - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 26: Em bé thông minh (Tiết 2) - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa của văn bản : Đề cao trí tuệ dân gian, tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.

- Giáo dục: ý thức rèn luyện, bồi dưỡng trí tuệ, ý thức tôn trọng trí tuệ của những người dân lao động.

- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu kiểu nhân vật trong truyện cổ tích.

* Trọng tâm:

Tìm hiểu văn bản .

* Tích hợp:

- Yếu tố nhân vật, sự việc trong văn tự sự.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài.

2/ HS: Học bài, soạn bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ ổn định tổ chức: 1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 5'

Trong truyện, em bé thông minh đã trải qua những thử thách nào? Tại sao lại phải có nhiều thử thách như vậy?

Đáp án:

Có 4 lần thử thách (giải câu đố của viên quan, giải 2 câu đố của nhà vua, giải câu đó của sứ giả nước ngoài )

=> Nhiều lần thử thách như vậy, em bé thông minh vẫn vượt qua một cách dễ dàng càng khẳng định trí tuệ hơn người của em bé.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 26: Em bé thông minh (Tiết 2) - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26: Em bé thông minh (T2)
(Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp HS tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa của văn bản : Đề cao trí tuệ dân gian, tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
- Giáo dục: ý thức rèn luyện, bồi dưỡng trí tuệ, ý thức tôn trọng trí tuệ của những người dân lao động.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu kiểu nhân vật trong truyện cổ tích.
* Trọng tâm: 
Tìm hiểu văn bản .
* Tích hợp:
- Yếu tố nhân vật, sự việc trong văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài, soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
Trong truyện, em bé thông minh đã trải qua những thử thách nào? Tại sao lại phải có nhiều thử thách như vậy?
Đáp án: 
Có 4 lần thử thách (giải câu đố của viên quan, giải 2 câu đố của nhà vua, giải câu đó của sứ giả nước ngoài )
=> Nhiều lần thử thách như vậy, em bé thông minh vẫn vượt qua một cách dễ dàng càng khẳng định trí tuệ hơn người của em bé.
3/ Bài mới:
Phương pháp
- HS đọc "Nghe chuyện ấy nhà vua mừng lắm đến ăn mừng với nhau rồi"
- ý chính của đoạn?
- Nhà vua đã ra 1 câu đố như thế nào?
 (Hình thức là 1 lời ra lệnh, như một thánh chỉe, không thể không làm).
- Em có nhận xét gì về câu đố của vua.
- Tại sao nhà vua lại ra câu đố oái oăm như vậy?
A. Định bắt tội dân làng.
B. Thể hiện tính cách oái oăm của nhà vua (người có quyền uy).
C. Thử thách dân làng.
D. Thử tài em bé thông minh?
(HS chọn đáp ứng đúng)
- Dân làng đã phản ứng như thế nào trước lời đố của nhà vua?
- Chi tiết này đã làm nổi bật điều gì?
(Trí tuệ của cả tập thể lơn, đủ mọi thành phần, lứa tuổi đều phải bó tay)
- Trong khi dân làng đang vô cùng lo sợ như vậy, thì phản ứng của em bé thông minh như thế nào? 
- Tại sao em bé lại coi đây là lộc vua ban? (em bé thông minh đã dựa vào vật gì để khẳng định điều đó?)
(Thúng gạo nếp - chỉ cần đưa 2 con trâu đực là đủ cho lời thách đố, vua cho thếm 2 thúng gạo với ý để khao dân làng).
- Chi tiết "em liền bảo cha" khẳng định điều gì?
- Đến hoàng cung em bé đã giải lời đố của nhà vua bằng cách nào?
- Có nhận xét gì về cách giải đối của em bé? (Em giải đố như vậy có tác dụng gì? => Nhà vua không thể lý giải được).
- Lần thứ 2, nhà vua ra câu đố như thế nào? 
- Theo em, điều này có thể thực hiện được không? Nếu thực hiện được phả có điều kiện gì? (chỉ khi có phép màu của truyện cổ tích).
- Nhưng em bé thông minh lại không phải là người có phép màu, em đã giải đáp câu đố này như thế nào? 
- Lời đáp này của em bé thông minh đã khiến nhà vua có thái độ như thế nào? Thái độ ấy khẳng định điều gì?
- Theo em phép màu nhiệm của em bé chính là điều gì? (Trí tuệ hơn người, tài trí thông minh hiếm có )
- Sứ giả nước ngoài ra câu đố như thế nào? Mục đích của câu đố này?
- Việc giải đố có ý nghĩa gì? Có giống những lần trước không? (không giống vì đây là thể diện, là vận mệnh của nước nhà, không thể coi thường)
- Câu đố này rất khó, em hãy tìm chi tiết khẳng định điều này?
- Điều này cho thấy mức độ khó của câu đố lần này như thế nào so với những lần trước?
- Khi đến hỏi em bé, em bé có suy nghĩ, vò đầu bứt tai không? Em bé thông minh đã trả lời như thế nào? 
- Tại sao tác giả dân gian lại tưởng tượng em bé giải đố bằng lời hát? (Thể hiện sự hồn nhiên đáng yêu của em bé, đồng thời cho thấy câu đố này qúa dễ dàng, chỉ như một trò chơi đối với em bé thông minh)
- Lời giải đố của em đã mang đến kết quả như thế nào? ý nghĩa?
- Việc giải đố lần này của em bé thông minh đã cho em suy nghĩ gì?
- Nhờ trí tuệ của mình, em bé không chỉ cứ cha, cứu dân làng, cứu mình cứu cả dân tộc, em đã được hưởng một cuộc sống như thế nào? 
- Kết cục này thể hiện ước mơ gì của người xưa?
- ý nghĩa của truyện ? (ghi nhớ SGK)
- HS đọc truyện (SGK)
- Truyện kể về ai? ý nghĩa của truyện?
- Câu truyện này cho em suy nghĩ gì? (Nhân tài của nước ta không chỉ có trong truyện cổ tích, dân tộc ta ở thời đại nào cũng có những thần đồng, những tài năng đáng tự hào như LTV, Nguyễn Hiền)
- Liên hệ bản thân? 
2/ Em bé thông minh giải câu đố của nhà vua lần thứ nhất .
- Ra lệnh: Từ 3 thúng gạo nếp, ba con trâu đực phải đẻ thành 9 con trâu.
à Thánh chỉ, bắt buộc phải làm .
à Câu đố vô cùng oái oăm, không thể thực hiện được, đặt dân làng vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.
à Mục đích: Thử tài em bé thông minh.
- Dân làng: Tưng hửng, lo lắng, bao nhiêu cuộc họp vẫn không có cách giải quyết, coi đây là 1 tai hoạ (chấp nhận bó tay chịu phạt)
=> Một câu đố không thể có lời giải, quá khó với mọi người.
- Em bé thông minh: Bảo cha thưa với dân làng mổ trâu đồ xôi ăn mừng và làm lộ phí trẩy kinh.
=> Phản ứng nhanh, không cần suy nghĩ, tính toán trước sau à Mục đích trí tuệ của em bé.
- Đến hoàng cung: Em bé thông minh khóc, xin vua ra lệnh cho cha mình đẻ em bé à Để nhà vua tự nói ra "giống đực làm sao mà đẻ được " 
=> Cách giải đó bất ngờ ngay cả với nhà vua, khiến nhà vua thán phục, chịu công nhận em bé thông minh quả là lỗi lạc.
3/ Giải câu đố lần thứ 2 của nhà vua: 
- Ra lệnh: cho một con chim sẻ dọn thành 3 cỗ thức ăn.
à Câu đó bất ngờ, không có lời giải.
- Em bé thông minh : đưa một chiếc kim yêu cầu rèn thành 1 con dao để xẻo thịt chim.
à Nhà vua phục hẳn.
=> Em bé thông minh quả là nhân tài lỗi lạc của đất nước.
4/ Giải câu đó của sứ giả nước ngoài
- Sứ giả câu đố: Xỏ 1 sợi chỉ qua đường xoáy trôn ốc của một con ốc vặn 
à Chiếm bờ cõi nước ta.
- Các đại thần vò đầu suy nghĩ, bao nhiêu ông trạng, bao nhiêu nhà thông thái đều bó tay.
à Câu đố này khó hơn tất cả những câu đố khác, những người được coi là bộ não của nước nhà đều không thể có lời giải.
- Em bé thông minh hát:
"Tang.
 kiến mừng kiến sang"
=? Em bé giải câu đố một cách dễ dàng, hồn nhiên như chơi một trò chơi con trẻ.
- Sứ giả nước láng giềng vô cùng thán phục.
à Em bé đã cứu nguy cho vận mệnh, thể diện của nước nhà.
=> Em bé thông minh quả xứng với tên gọi mà mọi người đặt cho em, em có một trí tuệ không ai có thể vượt qua được.
- Nhà vua sai xây dinh thự cạnh hoàng cung cho em ở.
=> Những người có trí tuệ, có tài năng sẽ được hưởng hạnh phúc, được trọng dụng.
III. Luyện tập:
Bài đọc thêm: Chuyện Lương Thế Vinh.
à Truyện kể về thần đồng LTV à Khẳng định LTV là một người thực sự tài năng như có phép thần.
4/ Củng cố: 1'
- Tại sao người xưa lại tưởng tượng những truyện về những nhân vật thông minh với những câu đố oái oăm như vậy?
(Tạo tiếng cười vui vẻ.)
5/ Dặn dò: 1'
- Tập kể truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 26.doc