Tiết 49
Ngày soạn : 11/11/10
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS về phần văn tự sự.
2.Kỹ năng:
Trình bày viết một bài văn tự sự.
3. Giáo dục: ý thức tự giác, nghiêm túc.
II.Chuẩn bị :
+ GV : ra đề
+ HS : Giấy bút
III.Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài :
Tuần Tiết Bài dạy 13 49 50 51 52 - Bài viết số 3 - Treo biển - Lợn cưới áo mới - Số từ, lượng từ BÀI VIẾT SỐ 3 Tiết 49 Ngày soạn : 11/11/10 I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS về phần văn tự sự. 2.Kỹ năng: Trình bày viết một bài văn tự sự. 3. Giáo dục: ý thức tự giác, nghiêm túc. II.Chuẩn bị : + GV : ra đề + HS : Giấy bút III.Các bước lên lớp 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2.Bài cũ: 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài : b.Bài giảng : Hoạt động Thầy và trò Nội dung @ Hoạt động 1: Giáo viên ghi đề + Cho học sinh đọc đề. * Đề bài:Em hãy kể về bố (mẹ) của em @ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách thức tiến hành bài làm. - Xác định nội dung, yêu cầu đề bài. @ Hoạt động 3: GV nhắc nhở học sinh về yêu cầu của bài làm. 1.Hình thức: -Trình bày sạch sẽ rõ ràng, viết cẩn thận tránh những lỗi dùng từ thường gặp. -Bố cục, mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng phân đoạn hợp lí -Hạn chế việc tẩy xoá , không dùng hai màu mực trên một bài làm -Ghi rõ, ngày tháng năm làm môn kiểm tra, thời gian làm bài 2.Nội dung: -Phải đọc kỹ yêu cầu đề bài. -Biết dựa vào bài luyện tập xây dựng bài văn tự sự để định hướng khi làm bài -Bài văn phải thể hiện rõ hình ảnh người bố (mẹ) giúp người đọc cảm nhận cụ thể, đầy đủ -Cần biết kèm yếu tố miêu tả, cảm nghĩ -Lời văn trôi chảy, mạch lạc thể hiện rõ ý mình muốn kể gì, viết gì? -Sử dụng ngôi kể thứ nhất và thứ 3 -Ngôn ngữ, cách kể cần chân thật, tự nhiên. -Có thể hư cấu thêm vài yếu tố @ Hoạt động 4: Học sinh tiến hành làm bài. @ Hoạt động 5: thu bài Gv thu bài theo trật tự Đếm số bài. @ Hoạt động 6 GV nêu thang điểm I.Đề bài: Em hãy kể về bố (mẹ) của em II. Định hướng 1.Thể loại: Văn Kể chuyện ( đời thường) 2.Nội dung: Kể về bố hoặc mẹ III. Dàn ý 1. Mở bài: - Giới thiệu chung về bố (mẹ) - Niềm tự hào của em về bố (mẹ) 2.Thân bài: - Hình dáng, tuổi tác của bố (mẹ) - Nghề nghiệp của bố (mẹ) - Sự chăm lo cho gia đình - Sở thích (đọc sách báo, ) - Lời khuyên dạy của bố (mẹ). 3.Kết bài -Bày tỏ lòng yêu kính, biết ơn bố (mẹ) -Thầm nhủ cố gắng để làm vui lòng bố mẹ. IV. Học sinh làm bài: Yêu cầu nghiêm túc V.Thu bài: Lớp 61 : Lớp 62: Vắng: VI. Thang điểm + Mở bài: (1,5đ) + Thân bài: (7đ) ý1: 1đ ; ý2: 1đ; ý3: 1,5đ; ý4:1,5đ; ý5: 2đ + Kết bài: 1,5đ 4.Củng cố: Nhận xét tiết bài viết. 5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà - Xem lại dàn bài - Chuẩn bị bài mới : “Treo biển, lợn cứơi áo mới” IV.Rút kinh ngiệm: Tiết 50 TREO BIỂN ( Truyện cười) Ngày soạn : 11/11/09 I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nắm được khái niệm sơ lược về truyện cười. - Hiểu , cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện. - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện. 1.Kiến thức: - Khái niệm truyện cười . - Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật,sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển. - Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác. 2.Kỹ năng: - Đọc- hiểu văn bản truyện cười Treo biển. - Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện. - Kể lại câu truyện. 3. Giáo dục: II.Chuẩn bị : + GV : Giáo án – SGK- Tranh ảnh minh hoạ + HS : Soạn bài III.Tiến trình hoạt động : 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2.Bài cũ: Kiểm tra 15 phút ´ Tóm tắt truyện : “Chân , tay, tai, mắt, miệng” ´ Nêu ý nghĩa của truyện 3.Bài mới a.Giới thiệu bài : Tiếng cười giúp con người cảm thấy yêu đời hơn, sống vui tươi hơn, thật vậy ông bà ta đã từng nói “1 nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ” và theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì những ai cười nhiều thì sống lâu hơn kẻ luôn cau có, bi quan, chính vì thế ở Nhật đã mở những lớp dạy cười nên ở Nhật luôn dẫn đầu thế giới về tuổi thọ cao. Trở lại với tiếng cười trong truyện cười một trong 12 thể loại văn học dân gian ta sẽ thấy với sự sáng tạo của ông cha ta, tiếng cười đã được đưa lên tầm cao và rất được coi trọng ở phần truyện cười này . b.Bài giảng : Hoạt động thầy và trò Ghi bảng * Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung + Học sinh đọc phần chú thích GV: hiện tượng đáng cưòi là hiện tượng ngược đời, lố bịch trái tự nhiên thể hiện ở cử chỉ , lời nói hành vi của một người nào đó . ? Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống nào em cho là hiện tượng đáng cười? (nói ngọng, bắt chước, nổ, đua đòi) GV :Truyện cừơi muốn đem lại tiếng cười cho người đọc cần phải có hiện tượng đáng cười. Bên cạnh đó người đọc phải phát hiện được hiện tượng đáng cười trong truyện cười. Hai yếu tố trên giúp tiếng cười bộc lộ trọn vẹn ? Qua phần khái niệm truyện cười, truyện cười có mấy ý nghĩa ? (Ý nghĩa mua vui và ý nghĩa phê phán) ? Như vậy truyện cười có mấy loại? -Từ hai ý nghĩa trên truyện cười được chia làm hai loại. +Truyện cười hài hước + Truyện cười châm biếm Đằng sau tiếng cười mua vui hay phê phán truyện còn giúp cho con người nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống biết soi mình vào những thói hư tật xấu để nhìn nhận lại mình để sống tốt hơn. ?Khi đọc hai truyện cười này em có nhận xét gì về độ dài của truyện? Truyện cười thường rất ngắn có cốt truyện, có nhân vật. ?Theo em ngoài ý nghĩa mua vui, phê phán truyện cười còn có mục đích gì? Truyện cười hướng người đọc, người nghe tới những điều tốt đẹp. ? Đặc đỉêm trên của truyện cười giống với đặc điểm nào của truyện ngụ ngôn ? khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống + Giáo viên giới thiệu cách đọc ² Bài “Treo biển” đọc chậm rãi ở phần đầu, lời góp ý của các vị khách đọc một cách chỉ trích bắt bẻ. + Học sinh đọc chú thích “cá ươn”giải nghĩa theo cách nào? à Đưa ra từ trái nghĩa ? Trong câu: “Một cửa hàng bán cá to tướng” xác định cụm danh từ có trong câu? Một / cửa hàng / bán cá t1 T s1 + Học sinh kể tóm tắt truyện ? Truyện treo biển có mấy sự việc chính? Phần văn bản tương ứng? - Treo biển. - Góp ý, chữa biển, cất biển ?Theo em sự việc nào gây cười nhất ? (sửa biển, cất biển) @ Hoạt động 2 : Đoc - hiểu văn bản + HS đọc phần 1 GV :Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thường thấy chương trình quảng cáo; quảng( rộng) cáo( thông báo) cho mọi người biết về một sản phẩm nào đó nhằm mục đích tăng lợi nhuận. Ở đây chủ cửa hàng cũng quảng cáo ? Nội dung biển quảng cáo là gì?Nội dung đó tương ứng với những từ ngữ nào ? Biển quảng cáo gồm mấy yếu tố ? + "ở đây": Thông báo địa điểm của cửa hàng. + "có bán": Thông báo hoạt động. + "cá": Thông báo mặt hàng bán. + "tươi": Thông báo chất lượng hàng ? Bốn yếu tố này có cần thiết cho biển quảng cáo này không? Em có thể thêm hay bớt thông tin nào trên tấm biển không ? nó có tác dụng gì cho cửa hàng? ? Em có thường gặp những tấm biển thông báo như vậy chưa? Có giống tấm biển này không? (có) ? Tấm biển này có gì đáng cười không? GV :Một cái biển với nội dung trên thật bình thường phù hợp không có gì phải bàn cải nhưng nó lại nãy sinh nhiều điều thú vị * Chuyển ý – Lời góp ý + HS đọc phần 2 ? Cái đáng cười nảy sinh khi nào? (có người góp ý). ? Có mấy người góp ý? Góp ý như thế nào? 1- Nên bỏ chữ tươi à Nhà hàng bỏ luôn. 2- Bỏ chữ "ở đây" à Nhà hàng bỏ luôn. 3- Bỏ "có bán" à Nhà hàng bỏ. 4- Bỏ "cá" à Nhà hàng cất biển. ? Theo em việc nhà hàng bày cá ra, treo biển tại cửa hiệu của mình thì có thể bỏ chữ nào là hợp lý không cần thiết ? (ở đây) ? Vậy lời góp ý nào nên nghe theo, còn lời góp ý nào không nên nghe? - Lời góp ý của người thứ 2: nên nghe vì đây là lời góp ý hợp lý (thông tin không cần thiết) - Những lời góp ý: 1, 3, 4 không nên nghe vì bỏ đi biển sẽ thiếu thông tin, người đọc sẽ không hiểu. ?Tại sao không nên bỏ chữ: "có bán cá tươi". ? Em có nhận xét gì về người chủ cửa hàng trước những lời góp ý ? ? Cái cười bộc lộ rõ nhất ở chi tiết nào? ? Ý nghĩa cái cười trong truyện? ? Theo em nhà hàng đáng cười vì điều gì? A. Tự làm mất biển quảng cáo. B. Nghe theo lời người khác một cách ngớ ngẩn. C. Biến việc treo biển thành vô nghĩa. D. Cả 3. * GV: góp ý cho cái biển hợp lý, gọn gàng thí dẫn tới cái biển không còn chữ nào phải cất đi Þ sự phi lý ngược đời ? Nếu là chủ cửa hàng em sẽ làm như thế nào? Em sẽ trả lời như thế nào trước những lời góp vô lý? (treo biển: có bán cá tươi và giải thích không thể bỏ những chữ này được vì đó là hoạt động và mặt hàng, chất lượng mặt hàng kinh doanh của nhà hàng). ? Qua câu truyện, em rút ra bài học gì về cách dùng từ? * Hoạt động 3 : Tổng kết -Truyện Treo biển thuộc loại truyện cười nào? (hài hước và châm biếm) -Truyện cười châm biếm phê phán thói xấu gì? + Học sinh đọc ghi nhớ SGK * Hoạt động 4 : Luyện tập I .Tìm hiểu chung : + Truyện cười là loại truyện kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong XH. + Tóm tắt + Bố cục: 2 phần II.Đoc- hiểu văn bản 1.Cửa hàng quảng cáo: - Bốn yếu tố cần thiết cho biển quảng cáo giúp cửa hàng đông khách, bán chạy : địa điểm, hoạt động, loại mặt hàng, chất lượng hàng bán. 2.Lời góp ý của khách và phản ứng của nhà hàng - Bốn ý kiến góp ý đều mang tính cá nhân, chủ quan, thiếu hiểu biết. - Nhà hàng :Không có lập trường, ai nói gì cũng cho là phải. => Cái ngược đời phi lí, trái tự nhiên gây nên tiếng cười. III.Tổng kết : 1.Nghệ thuật: Với những tình huống gây cười bất ngờ và thú vị. 2.Nội dung: Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến và không biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến người khác. IV. Luyện tập: Bài tập /125 4.Củng cố : ´Trong các từ ngữ làm nên cái biển, theo em từ nào có ý nghĩa tác động mạnh vào tâm lí và thu hút khách mua hàng nhất A. ở đây B. có C. bán D. cá tươi. 5.Dặn dò : Hướng dẫn về nhà - Học bài, kể lại truyện. - Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học truyện Treo biển. - Soạn bài Lợn cưới áo mới. IV.Rút kinh nghiệm * Hướng dẫn đọc thêm Tiết 51 Ngày soạn : 11/11/09 LỢN CƯỚI ÁO MỚI - Truyện cười - I. Mục tiêu bài học: - Hiểu rõ hơn về thể loại truyện cười. - Hiểu, cảm nhận thấy được được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật gây cười của truyện. - Kể lại được truyện cười . 1.Kiến thức: - Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong Lợn cưới áo mới. - Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ. - Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên. 2.Kỹ năng: - Đọc- hiểu văn bản truyện cười Lợn cưới áo mới. - Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện.. - Kể lại câu c ... chú thích ? Xác định thể loại ? PTBĐ ? ?Tóm tắt truyện @ Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản + HS đọc truyện ?Truyện có mấy nhân vật và đó là những nhân vật nào? 2 nhân vật ? Hai nhân vật được nói đến ở những sự việc gì ? ? Những nhân vật này có điểm gì giống và khác nhau? + giống: khoe của + khác: mức độ khoe và vật khoe ? Em hiểu như thế nào là khoe của? *GV: khoe khoang tỏ ra có của hơn người, đây là thói xấu, hay được biểu hiện ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, cách nói năng, giao tiếp. * Chuyển ý – Yếu tố gây cười + HS đọc thầm VB ? Anh thứ nhất có gì để khoe? Có cái áo mới may đem khoe ? Theo em, sự vật này có đáng đem khoe không? Tại sao? Một sự vật rất bình thường, không đáng khoe. ? Anh có áo đã làm như thế nào để có thể khoe được chiếc áo? - Mặc áo: đứng ở cửa từ sáng đến chiều. - Không thấy ai hỏi, tức lắm. ? Cuối cùng anh ta đã khoe được áo trong hoàn cảnh nào? với ai? Khi anh có lợn tất tưởi tìm lợn: giơ vạt áo ra, "từ lúc tôi mặc cái áo mới này ? Cử chỉ điệu bộ của anh ta? ?Em có những nhận xét gì về những việc làm, điệu bộ, lời nói của anh có áo? Anh có áo thật lố bịch, nực cười anh ta đã kiên trì, quan tâm khoe áo, cố tình khoe trong hoàn cảnh người nghe không để ý, khoe một cách cụ thể, trịnh trọng ?Lẽ ra, người có áo phải nói như thế nào? (tôi không thấy con lợn nào cả) GV: Thông tin thừa trong câu trả lời đã làm nổi bật tính cách khoe khoang. ?Anh có lợn có gì để khoe? Có con lợn chuẩn bị làm cỗ. ?Theo em một con lợn để làm cỗ có đáng khoe không? Một sự việc bình thường. ? Anh ta khoe trong hoàn cảnh nào? - Đang "tất tưởi" đi tìm lợn. - Hỏi "bác có thấy con lợn cưới." ?Theo em câu hỏi trên có gì khác thường? Câu hỏi thừa từ "cưới", " của tôi" ? Vì sao anh ta cố tình hỏi thừa? Mục đích của anh ta hỏi để khoe chứ không phải đi tìm lợn. GV: lợn cưới thường to, béo. ? Anh ta có chú ý đến cái áo của anh có áo không? (không à chỉ lo khoe của của mình, không chú ý đến người khác) ? Theo em trong hai nhân vật, cách khoe của của anh nào lố bịch hơn, vì sao? (anh có áo vì anh ta dồn hết tâm sức vào việc vô ích, gây cười). * GV: đó là sự gặp gỡ của 2 "kì phùng địch thủ" trong cách khoe của Þ tiếng cười bật ra. ? Theo em tiếng cười ở đây có ý nghĩa? ? Qua câu chuyện, em hiểu tác giả dân gian muốn nhắc nhở ta điều gì? * Hoạt động 3 : Tổng kết ? Qua hai truyện đã học, em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện cười? Truyện cười ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, khai thác những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống ? Truyện phê phán thói xấu gì? Thói xấu này có phổ biến trong xã hội không? ?Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì trong cuộc sống ? + HS đọc ghi nhớ * Hoạt động 4 : Luyện tập I .Tìm hiểu chung : - Truyện cười à VBTS - Tóm tắt II.Đoc hiểu văn bản 1.Giới thiệu nhân vật - Người khoe lợn, kẻ khoe áo à khoe của, thích học đòi 2.Yếu tố gây cười - Lời lẽ, điệu bộ của 2 anh có tính khoe của hết sức hài hước, lố bịch. => Đây là sự gặp gỡ của 2 "kì phùng địch thủ" trong cách khoe của à tiếng cười thú vị III.Tổng kết 1.Nghệ thuật : - Nghệ thuật phóng đại, tình huống bất ngờ gây cười. - Miêu tả nhân vật qua điệu bộ, hành động, ngôn ngữ . 2.Nội dung : Truyện phê phán,chế giễu những người có tính hay khoe của – một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. IV. Luyện tập: 1. Đóng vai một trong hai nhân vật kể lại truyện 4.Củng cố : ´ Tính khoe của biểu hiện tập trung nhất ở loại người : A. Muốn cho kẻ khác thấy mình giỏi giang B. Muốn cho kẻ khác thấy mình sang trọng C. Giàu có, thích học đòi D. Ưa kiêu ngạo. 5.Dặn dò : Hướng dẫn về nhà - Học bài, kể lại truyện, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ sau khi học xong truyện. - Xem bài Số từ, lượng từ. IV.Rút kinh ngiệ Tiết 52 SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ Ngày soạn : 12/11/10 I.Mục tiêu cần đạt: - Nhận biết,nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ. - Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói và viết. 1.Kiến thức: Khái niệm số từ và lượng từ: - Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ. - Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ: + Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ. + Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ. 2.Kỹ năng: - Nhận diện được số từ và lượng từ. - Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị. - Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết. 3.Giáo dục:ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II.Chuẩn bị : + GV : Giáo án – SGK – Bảng phụ viết VD và bài tập + HS : bài soạn III.Tiến trình hoạt động : 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2.Bài cũ: ´Cụm danh từ là gì? Vẽ mô hình cụm danh từ? ´ Cho câu văn sau “Tôi nhớ đến những mùa đông năm nào.” Hãy xác định cụm danh từ và sắp xếp chúng vào mô hình. 3.Bài mới a.Giới thiệu bài: Khi danh từ kết hợp với các từ chỉ số lượng đứng trước và một số từ ngữ khác sẽ tạo thành cụm danh từ. Vậy thế nào là từ chỉ số lượng? Bài học hôm nay. b.Bài giảng: Hoạt động thầy và trò Ghi bảng @ Hoạt động 1: Số từ là gì? + Gọi HS đọc ví dụ (SGK/ 128) ? Hai ví dụ trên trích từ những văn bản nào em đã học? àST- TT; Thánh Gióng ?Cho biết những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? (Hai chàng; một trăm ván cơm nếp; một trăm nẹp bánh chưng; chín ngà; chín cựa; chín hồng mao; một đôi) ? Những từ được bổ sung thuộc từ loại nào? - Danh từ. ? Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho các danh từ? chỉ số lượng sự vật + HS đọc ví dụ (b) ? Trong ví dụ b từ " sáu" bổ sung ý nghĩa cho từ nào? bổ sung ý nghĩa gì? - Hùng Vươngà số thứ tự. ? Từ được bổ sung ý nghĩa là từ loại gì? Danh từ + GV cho thêm ví dụ a. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. b. Tuần này, lớp chúng ta đứng thứ tư toàn khối. ? Trong ví dụ trên, từ nào chỉ số lượng, từ nào chỉ số thứ tự? +GV: Những từ chỉ số lượng và số thứ tự ta gọi là số từ. ? Vậy theo em số từ là gì? + HS trả lời – Ghi bài * Chuyển ý - Vị trí + HS đọc lại các ví dụ ? Em có nhận xét gì về vị trí của số từ chỉ số lượng trong cụm danh từ? Đứng trước danh từ ? Số từ chỉ số thứ tự đứng ở vị trí nào trong cụm từ? ( sau danh từ ) ? Vị trí của số từ trong cụm danh từ? Þ HS đọc ghi nhớ 1 (SGK/128) + Đọc trong bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng xác định số từ? + Xét ví dụ : mỗi thứ một đôi ?Từ “đôi” trong ví dụ có phải là số từ không? Vì sao ? "đôi" không phải là số từ mà đôi là danh từ chỉ đơn vị ? Ngoài từ “đôi” em biết từ nào có cấu tạo tương tự? (chục, tá, cặp ) ? Khi tìm hiểu về số từ, cần lưu ý điều gì? @ Hoạt động 2: Lượng từ là gì? + Học sinh đọc đoạn văn SGK/128 ? Xác định cụm danh từ có từ in đậm và xếp các từ đó vào mô hình cụm danh từ? (Thảo luận) * Vẽ mô hình cụm danh từ. MÔ HÌNH CỤM DANH TỪ Phần trước Phần TT Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 Cả Các Những mấy Vạn kẻ hoàng tử tướng lĩnh quân sư thua trận ?Nghĩa của các từ in đậm trong VD có gì giống và khác danh từ? - Giống số từ là hàm ý nghĩa chỉ số lượng, đứng vị trí trước danh từ. + Khác: nó chỉ ra cái lượng ít hay nhiều của sự vật chứ không cụ thể như số từ. ? Vậy những từ này được gọi là lượng từ? Em hiểu lượng từ là gì ?(chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật). * Chuyển ý – Phân loại ? Hãy tìm lượng từ có ý nghĩa tương tự? (Tất cả, tất thảy, mọi, từng những, các, mọi ) ? Trong các lượng từ trên từ nào chỉ tổng thể (Toàn thể)? (cả hoặc tất cả, tất thảy). ? Những từ nào chỉ ý tập hợp, phân phối? (những, các, mọi ) ? Lượng từ có mấy nhóm? Cho ví dụ? + Học sinh đọc ghi nhớ 2 (SGK/ 129) * Chuyển ý – Phân biệt số từ, lượng từ + Xét ví dụ ( bảng phụ) a. Hai học sinh, năm cậu học trò, hai đám ruộng, mười khu công nghiệp, đứng nhất, Hùng Vương thứ sáu, anh ba b.Tất cả học sinh, mấy cậu học trò, những đám ruộng, các khu công nghiệp. + HS đọc – Thảo luận ? Xác định số từ và lượng từ ? So sánh cách dùng số từ và lượng từ trong các cụm danh từ trên? + HS trình bày à nhận xét ? Số từ và lượng từ khác nhau như thế nào? * Chuyển ý – Khả năng kết hợp + Xem lại mô hình cấu tạo cụm danh từ + Hs điền cấu tạo các cụm danh từ vào sơ đồ Phần trước Phần TT Phần sau t1 T2 T1 T2 s1 s2 Những mấy Hai Tất cả đám cậu vua đám Học sinh Ruộng Học trò Hùng Vương Ruộng Thứ sáu + So sánh và rút ra kết luận. @ Hoạt động 3: Luyện tập +Bài 1.129 ? Tìm số từ trong bài thơ sau. -Học sinh thảo luận nhóm, học sinh thảo luận nhóm. +Bài 2/129 ? Các từ in đậm được dùng với ý nghĩa như thế nào? + Bài 3/129 ? Nghĩa của từ từng và mỗi có gì khác nhau? I.Bài học: 1.Số từ . a.Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật. b. Vị trí của số từ + Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ (Hai chàng, chín ngà) + Khi biểu thị số thứ tự, số từ đứng sau danh từ (Hùng Vương thứ sáu) * Lưu ý: Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị + Số từ không trực tiếp kết hợp với chỉ từ. + Danh từ chỉ đơn vị có thể trực tiếp kết hợp số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau. 2.Lượng từ a.Khái niệm: Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật (đứng trước danh từ) VD: những, cả, mấy, vạn b.Phân loại lượng từ: - Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy - Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, các mọi, từng. 3.Phân biệt số từ và lượng từ + Số từ chỉ số lượng cụ thể và số thứ tự ( một, hai, ba, bốn, nhất, nhì, .) + Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều ( không cụ thể: những, mấy, tất cả, dăm, vài,) 4.Khả năng kết hợp: ( trong mô hình cấu tạo cụm danh từ) +Số từ chỉ số lượng làm phụ ngữ t1 ở trước trung tâm. + Số từ chỉ thứ tự làm phụ ngữ S1 . +Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể làm phụ ngữ t2 +Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối làm phụ ngữ t1 II.Luyện tập * Bài 1/129 Các số từ trong bài thơ "Không ngủ được" a. Một, hai, ba, năm: Chỉ số lượng đứng trước DT. b. Bốn, năm: chỉ số thứ tự đứng sau DT. *Bài 2/129 Các từ in đậm -Trăm núi, ngàn khe, muôn nỗi tái tê đều được dùng để chỉ số lượng nhiều, rất nhiều của sự vật * Bài 3/129 + Điểm giống và khác: -Giống: tách ra từng sự vật, từng cá thể. -Khác: +Từng: mang ý nghĩa lần theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác. +Mỗi: Mang ý nghĩa nhấn mạnh tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt. 4.Củng cố: ´ Số từ là gì ? Lượng từ là gì? ´ Từ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: Rồi Bác đi vén chân người người một. A. Mỗi B. Nhiều C. Từng D.Mấy ( Đáp án C) 5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà -Về nhà học bài. - Xác định số từ, lượng từ trong một tác phẩm truyện đã học. - Chuẩn bị bài mới “Kể chuyện tưởng tượng ” IV.Rút kinh ngiệm:
Tài liệu đính kèm: