Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 12 - Trường THCS Phước Thiền

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 12 - Trường THCS Phước Thiền

 Tiết 45

Ngày soạn: 04/11/10

I. Mức độ cần đạt:

 -Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa của truyện.

 - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.

 1. Kiến thức:

 - Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

 - Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.

2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.

 - Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.

 - Kể lại được truyện.

3. Giáo dục:

 - Giáo dục học sinh tinh thần yêu lao động, đoàn kết thương yêu nhau, biết sống Mình vì mọi người, mọi người vì mình.

II.Chuẩn bị

 +GV: Giáo án – SGK – Tranh ảnh

 + HS: Bài soạn

 

doc 14 trang Người đăng thu10 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 12 - Trường THCS Phước Thiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
 Tiết
 Bài dạy
12
45
46
47
48
- Chân, tay, tai, mắt, miệng
- Kiểm tra Tiếng Việt
- Trả bài viết số 2
- Luyện tập xây dựng bài tự sự
 ù Bài đọc thêm
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG.
 Tiết 45 
Ngày soạn: 04/11/10
I. Mức độ cần đạt:
 -Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa của truyện.
 - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
 1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. 
 - Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
 - Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
 - Kể lại được truyện.
3. Giáo dục: 
 - Giáo dục học sinh tinh thần yêu lao động, đoàn kết thương yêu nhau, biết sống Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
II.Chuẩn bị
 +GV: Giáo án – SGK – Tranh ảnh
 + HS: Bài soạn 
III.Các bước lên lớp
 1.Ổn định lớp:
 Kiểm tra sĩ số.
 2.Bài cũ: 
 ? Qua những truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi,đã học, em rút ra những bài học gì cho mình?
 Yêu cầu: + Phải mở rộng tầm hiểu biết, không huyênh hoang
 + Không phán xét tìm hiểu sự vật, sự việc môt cách phiến diện.
 3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài : Trong cuộc sống, con người không thể sống tách biệt mà phải nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại và phát triển Truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miệng sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về bài học đó.
 b.Bài giảng :
Hoạt động Thầy và trò
Nội dung
² Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung
+ Hướng dẫn hs đọc.- Chú ý cách đọc phù hợp tâm lí nhân vật: Cụ mắt ấm ức, cậu tay, Chân bực bội, đồng tình, bác Tai ba phải.
+ Giáo viên đọc – HS đọc
+ HS đọc phân vai
+ Học sinh đọc chú thích.
? Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, em hãy kể lại nội dung câu chuyện?
? Truyện thuộc thể loại gì?
? Xác định phương thức biểu đạt?
? Xác định ngôi kể? 
? Truyện có những nhân vật nào? Những nhân vật đó có gì đặc biệt? (nhân vật: Chân, tay, tai, mắt, miệng ® những bộ phận cơ thể con người được nhân hoá, Các nhân vật được viết hoa).
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Mấy sự việc lớn? Nội dung chính của mỗi sự việc? Hãy tìm phần văn bản tương ứng với sự việc đó?
+ Chân, Tay, Tai, Mắt: bàn bạc không làm lụng, chung sống với Miệng.
+ Hậu quả: Tất cả đều lờ đờ, tê liệt.
+ Sửa chữa sai lầm.
² Hoạt động 2 : Đọc- hiểu văn bản 
+ HS đọc thầm
? Trước khi quyết định chống lại Miệng tất cả các nhân vật này sống chung như thế nào?
* Thảo luận:
? Cách đặt tên cho từng nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì ? Cách dùng: Cụ , Cậu , Bác , Lão, cô có phù hợp đặc điểm từng bộ phận không? 
Lấy ngay tên những bộ phận cơ thể con người để đặt tên cho nhân vật. Đây là biện pháp nhân hoá- ẩn dụ thường gặp trong thể loại ngụ ngôn.
- Cách gọi tên kèm đại từ xưng hô như thế cũng rất phù hợp.
? Đang sống hòa thuận, giữa họ đó có chuyện gì xảy ra? Ai là người phát hiện ra vấn đề? Như vậy có hợp lí không? Vì sao?
Cô mắt là người phát hiện ra sự bất hợp lí giữa việc làm với sự hưởng thụ, cũng rất hợp lí vì mắt chuyên nhìn nhận và quan sát
? Khi ấy họ đó có những hành động gì để giải quyết sự so bì ấy?
- Cả bốn nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt đình công không làm việc
? Đi hăm hở là đi như thế nào?Thái độ của họ khi đến nhà lão Miệng?
? Em nhận thấy Chân, Tay, Tai, Mắt có tính cách gì?
1. Luôn muốn sự công bằng.
2. Ghét những kẻ lời làm hay ăn.
3. Hay so bì, tị nạnh.
GV: Tính so bì tị nạnh thiệt hơn với những người thân thiết của mình đã khiến tất cả phải chịu hậu quả
?Hậu quả của việc làm trên là gì?Ai là người nhận ra trước? ? Cách tả này có giống khi ta bị đói không?
(tất cả đều bị mỏi mệt: 
 + Cậu chân, cậu tay: không còn muốn cất mình lên để chạy, nhảy, vui đùa 
 + Cô mắt lúc nào cũng lờ đờ.
 + Bác tai lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong
Chính bác Tai là người phát hiện ra trước.)
? Vì sao Miệng không ăn tất cả đều mệt mỏi, rã rời? (Tất cả đều sống chung một cơ thể, một bộ phận có một chức năng, liên quan với nhau chặt chẽ).
? Cuối cùng họ đã nhận ra điều gì sau những ngày mệt mỏi đó? Câu chuyện đã kết thúc bằng việc làm gì của họ? (cho lão miệng ăn ® mọi người khoẻ mạnh bình thường)
? Việc tác giả dân gian biến các cơ quan thành nhân vật như người có gì độc đáo? Có hợp lý không? (độc đáo và hợp lý vì tạo sự gần gũi với người đọc).
? Các nhân vật đã rút ra bài học gì sau những việc làm của bản thân? (mỗi người một việc không ai tị ai cả)
* Chuyển ý – Bài học
? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện về các nhân vật ? 
(Mối quan hệ của cá nhân với cộng đồng và trong cuộc sống)
² Hoạt động 3 : Tổng kết
? NT đặc sắc của đoạn truyện này là gì?
? Truyện khuyên chúng ta nên tránh thói xấu gì?
? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
* GV: Hợp tác, tôn trọng lẫn nhau là con đường sống, phát triển của XH ta hiện nay. So bì, tị nạnh, kèn cựa nhỏ nhen là những tính xấu cần tránh, cần phê phán.
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK
@ GV liên hệ giáo dục môi trường cho Hs
² Hoạt động 4 : Luyện tập 
? Em biết những truyện ngụ ngôn nào hoặc câu nói nào có ý nghĩa tương tự như nội dung câu chuyện?
I.Tìm hiểu chung
- Kể tóm tắt truyện
- Thể loại: Truyện ngụ ngôn
- Phương thức biểu đạt: tự sự
- Nhân vật:Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 
 à dùng bộ phận cơ thể con người để nói chuyện con người.
- Bố cục: 3 phần
II.Đọc hiểu văn bản
 1.Sự việc chính của truyện
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sống với nhau thân thiện, đoàn kết trên 1 cơ thể con người.
- Chân, Tay, Tai, Mắt đình công không làm việc.
- Tất cả cảm thấy mỏi mệt, rã rời, lờ đờ.
- Họ nhận ra sai lầm của sự so bì ,tị nạnh không đoàn kết.
2.Bài học ngụ ngôn
- Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Hành động, ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ và vừa tác động đến người khác.
III.Tổng kết
 1.Nghệ thuật:Mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuỵên về ngườià ẩn dụ
2.Nội dung: Truyện nêu ra bài học về vai trò của mỗi thàh viên trong cộng đồng, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, gắn bó nương tựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
IV.Luyện tập
- Truyện: Lục súc tranh công.
- Khẩu hiệu: "Mỗi người vì mọi người."
4.Củng cố:
 ? Trong cuộc sống chúng ta cũng không thể mắc phải sai lầm như Chân, Tay, Tai, Mắt, em hãy lấy VD? (công việc của lớp, của tổ)
 ? Sau khi học xong câu chuyện này em thấy mình cần phải làm gì với gia đình, tập thể lớp, tổ
 5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài, kể được truyện
 - Chuẩn bị để Kiểm tra tiếng Việt.
IV.Rút kinh nghiệm:
sửa chữa sai lầm
không cùng
chung sống
sống vui vẻ
 ganh tị so bì
mệt mỏi rã rời
Tiết 46
Ngày soạn: 29/10/09
Ngày dạy: /11/09
 Tiết 46
Ngày soạn: 04/11/10
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mức độ cần đạt:
 1. Kiến thức: 
 - Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức về phần tiếng việt, h/s nhận ra những sai lầm mắc phải để kịp thời sửa chữa.
 - Tổng hợp được các kiến thức đã học.
 2. Kỹ năng: 
 - Rèn ý thức tự giác ,nâng cao kỹ năng làm bài theo hình thức trắc nghiệm.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức học tập, làm bài
II.Chuẩn bị :
 +GV : Ra đề - Đáp án
 +HS : Học bài – Giấy, bút
II.Các bước lên lớp
 1.Ổn định lớp:
 Kiểm tra sĩ số. 
 2.Bài cũ: 
 3.Bài mới:
 a. Giới thiệu tiết kiểm tra
 b. Bài kiểm tra :
 * MA TRẬN 
CHỦ ĐỀ
CAÙC CAÁP ÑOÄ TÖ DUY
TOÅNG
NHAÄN BIEÁT
THOÂNG HIEÅU
VAÄN DUÏNG
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TL
Câu
Điểm
Danh từ
1
1
1
3
0.25
2.0
3.0
5.25
Cụm danh từ
1
1
0.5
0.5
Nghĩa của từ
1
1
2
0.25
0.25
0.5
Từ nhiều nghĩa
2
2
0.5
0.5
Từ - cấu tạo từ
1
1
1
3
0.25
0.25
2.0
2.5
Từ mượn
1
1
2
0.25
0.5
0.75
Tổng câu
Tổng điểm
4
4
2
2
1
13
1.0
1.0
0.75
2.25
3.0
10.0
 * GV phát đề
I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm, mỗi câu đúng 0,25 điểm, câu 9,10 = 1 điểm)
 Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau:
1.Khi làm vị ngữ danh từ cần có từ nào đứng trước?
 A. Từ “hãy” B. Từ “của” C. Từ “là” D. Từ “cũng”
2. Từ “hèn nhát” chỉ sự thiếu can đảm đến mức đáng khinh. Cách giải thích trên theo kiểu:
 A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. B. Miêu tả sự vật cần biểu thị
 C. Đưa ra những từ đồng nghĩa. D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
3. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
 A. Đo đỏ B. Tim tím C. Tươi tốt D. Trăng trắng.
4. Ý nào nói đúng nhất về nguyên tắc mượn từ ?
 A. Là làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp.
 B. Là một cách làm giàu tiếng Việt .
 C. Là lạm dụng từ nước ngoài.
 D. Là mượn một cách tùy tiện.
5. Từ “mũi” nào trong các từ ngữ sau được dùng với nét nghĩa chỉ bộ phận của cơ thể người?
 A. Mũi thuyền B. Mũi kim C. Mũi Cà Mau D. Mũi dọc dừa.
6. Thế nào là nghĩa của từ ?
 A. Là nội dung của sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,  mà từ biểu thị. 
 B. Là hình thức của sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,mà từ biểu thị. 
 C. Là cách giải thích nghĩa của từ.
 D. Là hiện tượng chuyển nghĩa của từ .
7.Trong các từ sau có bao nhiêu từ nhiều nghĩa?
 Hoa hồng, chân, học sinh, đi, ngữ văn, ăn, chạy.
 A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu. 
8.Trong các cách chia lọai từ phức sau, cách nào đúng?
 A. Từ ghép và từ láy B. Từ phức và từ láy
 C. Từ phức và từ ghép D. Từ phức và từ đơn.
9. Hãy tạo lập cụm danh từ cho mỗi danh từ sau:
 - Ngôi nhà:........................................... ..
 - Quyển sách..........................................
10. Lựa chọn và điền các từ sau đây vào ô trống phù hợp với nguồn gốc của nó: 
 sa-lông, tủ chè, ti-vi, mít tinh, hội thảo, ăn uống, sinh họat, áo sơ- mi. 
Từ thuần Việt
Từ mượn
tiếng Hán
Từ mượn
tiếng Pháp
Từ mượn
tiếng Anh
II.TỰ LUẬN: (7 điểm )
Câu 1: Phân biệt từ đơn, từ phức? Cho ví dụ? (2 đ)
Câu 2: Phân lọai danh từ bằng sơ đồ? (2 đ)
Câu 3: Tìm năm danh từ chỉ sự vật? Viết một đọan văn từ 3- 5 câu có các danh từ ấy?(3đ) 
4.Củng cố : 
 - Thu bài
 - Nhận xét giờ kiểm tra
5. Dặn dò : 
 - Xem lại các bài Tiếng Việt
 - Chuẩn bị : Trả bài viết số 02
IV.Rút kinh nghiệm:
* Sơ đồ phân loại Danh từ
 DANH TỪ
DANH TỪ 
CHỈ SỰ VẬT
DANH TỪ 
CHỈ ĐƠN VỊ
DANH TỪCHUNG
DTĐV TỰ NHIÊN
DANH TỪ RIÊNG
DTĐV QUY ƯỚC
DT ĐV
CHÍNH XÁC
DTĐV
ƯỚC CHÙNG
 Tiết 47
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 02
 VĂN TỰ SỰ
Ngày soạn: 05/11/10 
I. Mục tiêu cần đạt: 
 1.Kiến thức: Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa lỗi trong bài làm của học sinh, giúp các em nhận ra lỗi mình đã mắc, chữa lỗi.
 2.Kỹ năng: chữa lỗi 
 3.Giáo dục:ý thức tự giác, cố gắng. .
II.Chuẩn bị :
 +GV : Chấm bài- Bảng phụ ghi lỗi sai
 +HS : Xem lại đề bài
III.Các bước lên lớp
 1.Ổn định lớp:
 Kiểm tra sĩ số.
 2.Bài cũ: 
 3.Bài mới:
Hoạt động Thầy và trò
 Ghi bảng
* Hoạt động 1: GV chép đề lên bảng 
 Đề: Kể về một thầy giáo hay cô giáo mà em quí mến. - Nhắc lại kiến thức về văn Tự sự ?
* Hoạt động 2Định hướng 
*Hoạt động 3 Lập dàn ý 
* Yêu cầu của đề bài
- Học sinh viết được một bài văn kể chuyện có nội dung, nhân vật, sự việc, thờigian,địa điểm, nguyên nhân, kết quả và kể theo lời văn của mình.
 - Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lý..
*Hoạt động 4 :Nhận xét chung
- GV nhận xét ưu điểm, nhược điểm của HS 
- Chọn một số bài tiêu biểu à giới thiệu với HS 
*Hoạt động 5: Sửa lỗi
+ Gv đưa bảng lỗi của hs đã thống kê ở những dạng khác nhau.
- GV đọc nội dung một số bài 
? Em có nhận xét gì về nội dung của bạn?
? Theo em, nếu kể lại bạn phải kể như thế nào?
? Trong lỗi về hình thức có rất nhiều lỗi, hãy kể những lỗi thường gặp?
? Cách dùng từ của bạn có chỗ nào chưa ổn? Bạn sai do đâu?
?Em hãy sửa lỗi giúp bạn?
? Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của bạn? Theo em muốn diễn đạt hay hơn, trôi chảy hơn làm như thế nào?
*Hoạt động 6: Thẩm định
+ GV nêu kết quả cụ thể a.Đọc bài khá-yếu.
b.Đọc bài yếu
+ Thống kê số điểm.
*GV hướng dẫn trao đổi, thảo luận
- Nguyên nhân viết tốt? 
 -Nguyên nhân viết chưa tốt?
+ GV trả bài cho HS và nêu yêu cầu:
1. Mỗi HS tự xem bài của mình và sửa lỗi
2. Trao đổi cho nhau để rút kinh nghiệm
I.Đề bài:
 Đề: Kể về một thầy giáo hay cô giáo mà em quí mến. 
II.Định hướng
1.Thể loại:
 Văn Tự sự ( Kể chuyện đời thường) 
2.Nội dung:
 Kể về thầy (cô) giáo.
 + Ngôi kể: thứ nhất
III. Dàn ý
1.Mở bài : (1.5đ)
 Giới thiệu chung về thầy (cô) mà em định kể.
2.Thân bài : (7đ)
- Tả hình dáng,tính tình của cô
 + kể về lời nói cử chỉ,việc làm
 + Những cử chỉ của cô dành cho em và các bạn,kỷ niệm mà em nhớ mãi
 + Suy nghĩ của em về những tình cảm đó.
3.Kết bài : (1,5đ)
 Nêu cảm nghĩ của em về cô, tình thầy trò
IV.Nhận xét chung:
a.Ưu điểm:
- Đa số các em đều biết kể một câu chuyện có ý nghĩa.
- Có bố cục và có lời văn hợp lý.
- Diễn đạt trôi chảy.
- Chữ viết sạch đẹp.
- Biết kết hợp miêu tả cảm nghĩ.
b.Tồn tại:
- Nội dung sơ sài, không làm nổi bật chủ đề, truyện kể đơn điệu, thiếu cảm xúc
- Diễn đạt còn vụng, chữ viết xấu, viết tắt.
- Kỹ năng dựng đoạn kém
- Một số học sinh làm lạc đề do không đọc kĩ đề.
- Bài làm sơ sài, không kể hết ý.
V.Sửa lỗi chung:
Lỗi sai
Hình thức sai
Sửa đúng
+ cô dáo, thươn iêu, hai lăm, miệt mày,
+ Tóc cô đen nháy 
-Giọng nói đàng hoàng
+Em yêu quí cô như mẹ yêu quí của em.
+Thầy cô không chỉ truyền bá tri thức cho em mà còn dạy chúng em làm con người.
 Chính tả
 Dùng từ
 Diễn đạt
Dùng từ, 
Diễn đạt
-Cô giáo, thương yêu, hai năm, miệt mài.
+ đen nhánh
- nhỏ nhẹ, từ tốn
+ Em rất thương yêu, kính trọng cô như người mẹ thứ hai.
+ Thầy cô không những chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giáo dục chúng em bài học làm người.
VI.Thống kê số điểm:
Lớp
Điểm
3-4
5-6
7-8
9-10
6
6
6
- Bài điểm cao:
- Bài điểm thấp:
4.Củng cố: 
 Thu bài - Đếm số bài
 Nhận xét tiết trả bài viết
5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà:
 -Xem lại lý thuyết và văn mẫu để học tập
 - Tập viết đoạn văn sửa từng đoạn sai
 - Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng bài tự sự 
IV.Rút kinh nghiệm:
“  Tôi nhớ không quên tình cảm cô dành cho tôi, khi thì cô cho tôi quyển tập, cây bút, có khi thì quyển sách, Lúc đó, lòng tôi cảm thấy thật vui sướng ”
 Tiết 48
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ
 KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
Ngày soạn: 05/11/10 
I.Mục tiêu cần đạt: 
 - Giúp học sinh hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự kể chuyện đời thương.
thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự, sửa những lỗi chính tả phổ biến.
 - Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thương.
 - Biết tìm ý, lập dàn ý cho văn kể chuyện đời thương.
 1.Kiến thức: 
 - Nhân vật và sự kiện được kể trong kể chuyện đời thường.
 - Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường.
 2.Kỹ năng: 
 - Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường.
 3.Giáo dục: Có ý thức học tập
II.Chuẩn bị:
 +GV: Giáo án –SGK – Bảng phụ
 +HS: Bài soạn 
III.Tiến trình hoạt động
 1.Ổn định lớp:
 Kiểm tra sĩ số.
 2.Bài cũ: 
 ´Kể một sự việc mà em nhớ nhất trong chuyến về quê.
 *Yêu cầu: Kể ngắn gọn, đủ ý, thể hiện nội dung cần trình bày.
 3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Chuyện đời thường là những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định nào đó. Bài học hôm nay giúp các em biết cách kể những câu chuyện đời thường đó.
 b.Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Nội dung
³ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV:Trước hết ta đi tìm hiểu kể chuyện đời thường là ntn ? (treo tranh)
? Quan sát và cho biết nội dung bức tranh? Từ nội dung này ta có đề bài: Cảnh sum họp gia đình
? Em hãy đặt mình là em nhỏ trong tranh kể lại 1 buổi xum họp ở gia đình em?
+ Lên bảng chỉ vào tranh và kể.
? Em hãy so sánh câu chuyện bạn kể với những truyện cổ tích, TT, ngụ ngôn đã học 
 GV: Truyện bạn vừa kể là câu chuyện đời thường. Em hãy nêu ý hiểu của mình?
? Em hãy đặt thêm các đề bài tương tự? - Kể về một người bạn tốt
 - Kể về một buổi cắm trại
? Nhận xét các đề có gần gũi với cuộc sống của chúng ta không?
(Những đề gọi là đề kể chuyện đời thường )
? Em hiểu kể chuyện đời thường là gì?
* Chuyển ý - Yêu cầu
+ Học sinh đọc các đề tự sự trong SGK.(GV treo bảng phụ)
+ HS đọc đề 2
? Đề yêu cầu gì? kể người hay kể việc là trọng tâm?
?Theo em có nên kể như thật: tên thật, địa chỉ thật, những sự việc thật tuyệt đối không?
?Cần phải kể tập trung vào điều gì, chọn nhân vật như thế nào? cho phù hợp?
? Yêu cầu của kể chuyện đời thường là gì?
* Chuyển ý – Cách làm 
Đề bài: Kể chuyện về ông hay bà của em.
+ Học sinh đọc đề ở mục 2, đề yêu cầu chúng ta làm gì?
?Bước đầu tiên chúng ta phải làm gì? Đọc kỹ đề, chú ý những từ trọng tâm, xác định yêu cầu của đề.
?Khi kể về người cụ thể ta thường kể về những gì? 
- Ngoại hình, tính tình, sở thích ,việc làm
+ Trong đề này chúng ta chọn 1số ý để kể (Treo tranh ông tưới cây)
- Sở thích, tình cảm của ông với cháu.
+ 1 em đọc dàn bài
+ GV treo bảng phụ ghi dàn bài
? Phần mở bài đã thực hiện đúng nhiệm vụ chưa? Khi kể về người thật ,việc thật có nên dùng danh từ riêng không? Thường dùng danh từ chung
? Phần thân bài đã phù hợp với phần chọn ý chưa? Qua việc kể ý thích của ông có bộc lộ tính tình của ông không? Thứ tự kể trong bài phải ntn?
? Em đã kể theo ngôi kể nào?
+ Gọi 1 em đọc bài tham khảo.
Đưa ra nhận xét.
- Bài làm sát với dàn ý
- Tất cả các ý trong bài đều được phát triển thành văn, thành các câu cụ thể.
- Các sự việc kể trong bài xoay quanh chủ đề người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.
? Vậy để viết 1bài văn kể chuyện đời thường ta làm ntn? 
? Em hãy nhắc lại các bước làm bài văn tự sự? 
³ Hoạt động 2: Luyện tập
?Từ dàn ý bài trước, em hãy xây dựng dàn ý cho đề bài 
 Đề: Hãy kể về người bà kính yêu của em 
?Xác định các bước làm bài
? Em sẽ kể về những đổi mới trên các mặt nào?
+ Chia lớp làm 3 nhóm mỗi nhóm viết 1 phần.
Đại diện trình bày, nhận xét ,bổ sung.
nhận xét, uốn nắn sửa chữa
* Yêu cầu :
- Bài làm sát với đề.
-Các sự việc trong bài làm sát với dàn bài.
- Mối liên hệ giữa dàn ý với bài văn.
I.Tìm hiểu chung
 1.Kể chuyện đời thường
 Kể về người thật, việc thật mà mình từng gặp từng trãi qua để lại những cảm xúc, những ấn tượng nhất định
2.Yêu cầu
- Nhân vật và sự việc cần phải hết sức chân thật, không bịa đặt.
- Các sự việc, chi tiết được lựa chon tập trung cho một chủ đề nào đó, tránh kể tùy tiện, rời rạc.
Ví dụ:
 1.Kể về một bữa tiệc sinh nhật của người bạn thân.
 2.Kể về một tiết học tốt trong lớp em.
3. Các bước làm bài văn KCĐT
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý, Lập dàn ý
( chọn ngôi kể và thứ tự kể, chọn lời văn kể phù hợp)
- Viết bài
- Phát hiện và sửa lỗi
II.Luyện tập: 
Đề bài: Hãy kể về người bà kính yêu của em
1.Tìm hiểu đề :
- Thể loại: kể chuyện đời thường
- Nội dung: Người bà kính yêu ( bà nội, bà ngoại,)
2.Tìm ý:
3.Lập dàn bài:
 a.Mở bài: 
 Giới thiêụ vài nét về bà nội 
 b. Thân bài:
 - Kể vài nét về hình dáng
 - Kể những việc làm của bà trong gia đình, thái độ đối với mọi người.
 - Sở thích và ước mơ của bà.
 - Thái độ, tình cảm của em đối với bà.
c.Kết bài: Cảm nghĩ của em về bà.
4.Viết thành văn.
* Đoạn mở bài:Trong gia đình, bà nội là người tôi thương yêu nhất, tuy bà đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng vẫn còn dẻo dai và nhanh nhẹn.
* Đoạn thân bài: Bà nội rất quan tâm đến chúng tôi . Mỗi khi thấy hai chị em tôi ngồi học bài, bà bảo: “ Các cháu phải ráng mà học hành cho giỏi giang. Ngày xưa, bà và bố mẹ các cháu chẳng được học hành chu đáo, nên bây giờ các cháu phải học thay cho cả bà và cha mẹ đấy!”. Buổi tối, bà thường kể chuyện cho chúng tôi nghe. Qua lời bà kể nhỏ nhẹ, chị em tôi rất dễ hình dung ra người hiền, kẻ ác trong từng câu chuyện và dần dần hiểu được thế nào là lẽ phải, là lẽ công bằng, là đạo lí ở trên đời.
* Đoạn kết bài: Hai chị tôi đều rất yêu thương bà nội. Tôi mong bà mãi mãi khỏe mạnh để vui sống cùng gia đình đến khi tôi trưởng thành.
4.Củng cố:
 Œ Kể chuyện đời thường là kể về những việc gì? 
  Tìm hiểu đề và phương hướng làm bài như thế nào?
5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà
 - Học sinh đọc bài tham khảo.
 - Từ dàn bài trên viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 -Chuẩn bị bài:Viết bài viết số 3
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12co anh KTKN.doc