Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Tập hợp các kiến thức của các bài học về Văn học, tiếng Việt và tập làm văn để viết bài viết số 2 (tự sự) .

2. Kỹ năng :

- Tái hiện, liên tưởng để làm văn .

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Đề và đáp án.

2. Học sinh:

- Soạn bài.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định:(1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)Kiểm tra phần chuẩn bị của hs

3. Bài mới:

ĐỀ : Kể về lần em được đi xa.

ĐÁP ÁN:

1/ Mở bài: Thời điểm, do đâu được đi chơi xa? Đi đâu? Cùng ai?

2/ Thân bài:

- Kể lại những sự việc đáng nhớ xảy ra trên đường đi, ở nơi đến cùng những cảm xúc, suy nghĩ của mình về những gì mình đã thấy, đã nghe, đã gặp. .

3/ Kết bài: Mong muốn sẽ có những chuyến đi chơi xa bổ ích như thế nữa.

 

doc 8 trang Người đăng thu10 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10
Tiết : 37, 38
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
NS: 27/10/2010
ND: 29/10/2010
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Tập hợp các kiến thức của các bài học về Văn học, tiếng Việt và tập làm văn để viết bài viết số 2 (tự sự) .
2. Kỹ năng : 
- Tái hiện, liên tưởng để làm văn .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Đề và đáp án.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)Kiểm tra phần chuẩn bị của hs
3. Bài mới:
ĐỀ : Kể về lần em được đi xa.
ĐÁP ÁN:
1/ Mở bài: Thời điểm, do đâu được đi chơi xa? Đi đâu? Cùng ai? 
2/ Thân bài:
- Kể lại những sự việc đáng nhớ xảy ra trên đường đi, ở nơi đến cùng những cảm xúc, suy nghĩ của mình về những gì mình đã thấy, đã nghe, đã gặp. ...
3/ Kết bài: Mong muốn sẽ có những chuyến đi chơi xa bổ ích như thế nữa.
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9, 10: Đạt các yêu cầu trên. Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc . Không quá 2 lỗi diễn đạt.
- Điểm 7, 8 : Đầy đủ các ý, diễn đạt mạch lạc, không qua 3 lỗi diễn đạt.
- Điểm 5, 6 : Bài viết đầy đủ những có vài đoạn diễn đạt còn lúng túng.
- Điểm 3, 4 : Bài viết sơ sai, không đảm bảo nội dung, nhiều đoạn kể chuyện rời rạc.
- Điểm 1, 2: Bài yếu, không nắm được phương pháp, chỉ có vài đoạn chiếu lệ.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc có sai phạm nghiêm trọng về tư tưởng.
4. Dặn dò:
 - Học bài.
 - Chuẩn bị Luyện nói kể chuyện(tt).
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 10
Tiết : 39
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
NS: 28/10/2010
ND: 30/10/2010
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn .
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn .
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lý; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo .
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn .
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế .
- Kể lại được truyện .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(3 phút) - Trong truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”, em thấy mụ vợ ông lão đánh cá là người thế nào? Tìm một số chi tiết phân tích.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được chú thích, bố cục vb.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 8 phút.
- GV cho HS đọc.
- Cho hs tìm hiểu chú thích.
- Yêu cầu hs phân bố cục.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của vb.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 20 phút.
- Hoàn cảnh sống của Ếch có gì đặc biệt?
- Ếch sống lâu trong môi trường như thế, nó đã nhìn mình và nhìn đời ra sao?
- Sự nhìn nhận ấy đúng không?
- Do đâu mà Ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?
Hoạt động 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 4 phút.
- Truyện ngụ ngôn: “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 5 phút.
- Cho HS viết đoạn văn ngắn có dùng thành ngữ : “Ếch ngồi đáy giếng”
Hoạt động 6: Dặn dò.
 Thời gian: 2 phút.
- Học bài.
 - Chuẩn bị Thầy bói xem voi.
- Đọc.
- Tìm hiểu.
- Đoạn 1: Từ đầu đến “chúa tể”.
- Đoạn 2: Phần còn lại .
- Ếch sống trong một cái giếng.
- Ếch đã thấy bầu trời qua miệng giếng, nó thấy bầu trời “chỉ bé bằng chiếc vung”. Còn bản thân nó thì coi như một vị chúa tể.
- Không đúng, hoàn toàn chủ quan sai lệch.
- Do cơn mưa lớn làm tràn bờ giếng, đưa Ếch ra ngoài, do cái thói chủ quan, nhâng nháo, chả thèm để ý đến xung quanh. Vì thế mà Ếch bị chết. 
- TL
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Đọc: 
2. Chú thích: 
3. Bố cục: 
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hoàn cảnh sống của ếch:
- Sống lâu ngày trong cái giếng.
- Xung quanh nó toàn là các con vật bé nhỏ, chúng hoảng sợ khi Ếch cất tiếng kêu.
* Hoàn cảnh ấy đã ảnh hưởng đến cách nhìn và cách nghĩ của Ếch.
2. Cách nhìn nhận vấn đề của Ếch.
- Không đúng, hoàn toàn chủ quan và sai lệch.
III. Tổng kết:
4. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 10
Tiết : 40
THẦY BÓI XEM VOI
ĐEO NHẠC CHO MÈO (HDDT)
NS: 28/10/2010
ND: 30/10/2010
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn .
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn .
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo .
2. Kĩ năng:
 - Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn .
 - Liện hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế ở truyện Thầy bói xem voi.
 - Nắm được các sự việc chính của truyện Đeo nhạc cho mèo. 
 - Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Bình giảng, thuyết trình.
- Nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(3 phút) Kể truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Nêu ý nghĩa của truyện?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được chú thích, bố cục của hai vb.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 8 phút.
- GV cho HS đọc.
- Cho hs tìm hiểu chú thích.
- Yêu cầu hs phân bố cục.

Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của hai vb.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 20 phút.
- Các thầy bói xem voi trong hoàn cảnh cá nhân như thế nào?
- Các thầy đã xem như thế nào? Có điều gì đáng chú ý trong cách xem này?
- Sự miêu tả voi của các thầy bói có đúng với hiểu biết thực tế của họ không? Có đúng với con voi thực không? Vì sao?
- Cuối cùng các thầy bói có tìm được tiếng nói chung trong miêu tả voi hay không? Kết cục của cuộc thảo luận như thế nào?
- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc họp làng Chuột?
- Mục đích cuộc họp là gì?
- Không khí cuộc họp lúc đầu diễn ra như thế nào? Ai đề xuất sáng kiến? Thái độ của hội nghị với sáng kiến như thế nào?
- Không khí cuộc họp lúc phân công như thế nào?
- Hãy chỉ ra sự đối lập ấy? Nêu ý nghĩa?
 Các nhân vật Chuột trong truyện đã gợi cho chúng ta liên tưởng đến loại người nào trong xã hội cũ?
- Kết quả việc Chuột Chù đi đeo nhạc cho Mèo ra sao?
Hoạt động 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 4 phút.
- Bài học mà tác giả dân gian muốn gởi gắm trong hai câu chuyện này là những bài học gì?
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Đóng vai.
Thời gian: 5 phút.
- Cho hs đóng vai năm thầy bói xem voi.
Hoạt động 6: Dặn dò.
 Thời gian: 2 phút.
- Học bài.
 - Chuẩn bị Trả bài kiểm tra văn.
- Đọc.
- Tìm hiểu.
- 2 phần.
+ Từ đầu ... sờ đuôi.
+ Còn lại.
- Các thầy bói bị hỏng mắt, chưa từng biết hình thù con voi.
- Các thầy đã dùng “tay” để xem, xem bằng cách “sờ” vò con voi quá lớn cho nên mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi.
- Cách tả voi của thầy bói đúng bộ phận, sai tổng thể.
- Cả năm thầy đều chung một cách xem voi, phiến diện: dùng bộ phận để nói toàn thể, không nghe ý kiến của nhau, không xem bằng mắt.
- Họ hàng nhà Chuột mang nỗi sợ Mèo truyền kiếp nên mới quyết định họp bàn mưu chống lại Mèo.
- Đưa ra sáng kiến: Đeo nhạc cho Mèo.
- HS thảo luận
- Một không khí nặng nề, sợ hãi bao trùm. Không ai dám nhận, việc phân công thành chuyện đùn đẩy, né tránh.
-Những chi tiết đối lập ấy chứng tỏ sự hèn nhát của hội đồng Chuột. 
+ Ông Cống chính là loại cường hào, địa chủ, có quyền ăn, quyền nói, tha hồ sai phái mọi người như một ông vua con.
+ Anh Nhắt, phải chăng cũng là người có máu mặt, khôn ngoan, ranh ma, mồm miệng đỡ chân tay, trốn trách nhiệm.
+ Chuột Chù chính là hình ảnh những người nông dân nghèo khổ, chậm chạp, thấp cổ, bé họng, buộc phải nhận nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm nhất.
 Rõ ràng tôn ti, trật tự trong làng Chuột, trong làng xã, xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng là rất bất bình đẳng, độc đoán, chuyên quyền.
- Kết quả tất yếu phải xảy ra. Vừa trông thấy Mèo, không những chuột Chù mà cả làng Chuột đều sợ cuống, vắt chân lên cổ, chạy bán sống bán chết. 
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Đọc: 
2. Chú thích: 
3. Bố cục: 
II. Tìm hiểu chi tiết:
A. Thầy bói xem voi:
1. Cuộc xem voi của năm thầy bói:
- Hoàn cảnh cá nhân: bị hỏng mắt, chưa từng biết hình thù con voi.
- Miêu tả chỉ đúng bộ phận, sai tổng thể.
2. Kết quả tranh luận:
- Đánh nhau toát đầu, chảy máu.
B. Đeo nhạc cho mèo:
1/ Cuộc họp của làng Chuột:
- Chống lại kẻ thù truyền kiếp.
- Ông Cống đề xuất ý kiến đeo nhạc cho Mèo.
- Hội nghị tán thưởng.
2. Kết quả:
- Khi thực hành: Tất cả đều vô cùng sợ hãi, không ai dám nhận nhiẹm vụ này.
- Kết quả: không thực hiện được.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK trang 103
4. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc