Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Tiết 1 đến tiết 4

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Tiết 1 đến tiết 4

 I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết .

- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu tiên

- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện .

II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức :

- Khái niệm thể loại truyền thuyết .

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.

2.Kĩ năng :

- Đọc diễn cảm văn bàn truyền thuyết.

- Nhận ra những sự việc chính của truyện.

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.

III-CHUẨN BỊ :

• Giáo viên :SGK, SGV, G-ÁN

• Học sinh : Đọc bài trước, vở học, bài soạn

IV-CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1.Ổn định lớp : ( 1 phút)

2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tập sách học sinh. ( 3 phút)

3.Giới thiệu bài mới : Mỗi người chúng ta đều thuộc về một dân tộc . Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại , truyền thuyết kì diệu , vậy dân tộc kinh (Việt)chúng ta ra đời và sinh sống ra sao ? thì hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu văn bản “Con Rồng cháu Tiên”. ( 1 phút)

 

doc 11 trang Người đăng thu10 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Tiết 1 đến tiết 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần: 01 – Tiết :01
 Bài 1
Văn bản : 
	I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết .
Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu tiên
Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện .
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức :
Khái niệm thể loại truyền thuyết .
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
2.Kĩ năng :
Đọc diễn cảm văn bàn truyền thuyết.
Nhận ra những sự việc chính của truyện.
Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
III-CHUẨN BỊ :
Giáo viên :SGK, SGV, G-ÁN
Học sinh : Đọc bài trước, vở học, bài soạn
IV-CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp : ( 1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tập sách học sinh. ( 3 phút)
3.Giới thiệu bài mới : Mỗi người chúng ta đều thuộc về một dân tộc . Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại , truyền thuyết kì diệu , vậy dân tộc kinh (Việt)chúng ta ra đời và sinh sống ra sao ? thì hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu văn bản “Con Rồng cháu Tiên”. ( 1 phút)
TG
NỘI DUNG
HĐGV
HĐHS
10’
35’
I.Giới thiệu văn bản:
1.Thể loại : 
Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sự được kể.
2.Đọc và tìm hiểu chú thích : 
II. Tìm hiểu văn bản
1.Nguồn gốc, tài năng, hình dạng LLQ và Âu Cơ.
 a. Lạc Long Quân:
Con trai T.Long nữ - ở dưới nước – giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt 
-> Lạc Long Quân là người tốt 
 b.Âu Cơ :
Sống trên núi , con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên.
2.Kết quả cuộc hôn nhân và mục đích chia con.
- Sinh cái bọc có 100 trứng, nở 100 con trai, không cần bú lớn nhanh như như thổi, khỏe mạnh.
-Cai quản các phương(xuống biển,lên rừng)
3.Ý nghĩa truyện :
-Truyện giải thích nguồn gốc cao đẹp của VN ta xuất phát từ “con Rồng cháu Tiên”
-Ước nguyện của dân tộc là đoàn kết , giúp đỡ lẫn nhau , gắn bó lâu bền .
4.Nghệ thuật :
-Sử dụng yếu tố tưởng tượng, kì ảo kể về nguồn gốc và hình dạng LLQ và Âu Cơ, về việc sinh nở.
-Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh
- Giới thiệu sơ lược về VHDG gồm 12 thể loại (Thần thoại, TT,CT,.)
- Cho hs đọc dấu sao chú thích ở (sgk tr 7)
- Giới thiệu sơ lược truyền thuyết là gì để hs biết, hiểu.
-Hs ghi bài.
Con Rồng cháu tiên thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
Phân đoạn và đọc mẫu một đoạn .
- Gọi hs đọc phần tiếp theo .
- Nhận xét cách đọc của từng hs .
- Tóm tắt truyện .
- Cho hs giải thích một số từ khó (1) ,(2), (3), (5), ,(7), -> nhận xét, giải thích thêm .
H. Văn bản có mấy nhân vật chính là ai 
H. lạc Long Quân là ai ? ở đâu ? giúp dân làm những việc gì ?
H. Qua đó ta thấy Lạc Long Quân là người như thế nào ?
H. Au Cơ là người sống ở đâu ? Cô ấy con ai? Là người như thế nào ?
Kể tiếp văn bản và giới thiệu tranh 
H. Chuyện Âu Cơ sinh có gì kì lạ ?
H. Vì sao Lạc Long Quân trở về biển mà không cùng sống với Au Cơ nữa ?
H. Cuối cùng Lạc Long Quân và Âu cơ giải quyết như thế nào ? Vì sao vậy ?
H. Qua truyện muốn giải thích con người VN ta có nguồn gốc từ đâu ? 
H. Vậy ước nguyện của dân tộc ta là gì?
 Chốt ý – ghi bài
H. Tìm chi tiết trong truyện mang tính hoang đường kì ảo ? Vua hùng Vương là con của ai ? con thứ mấy ?
Chốt ý
-lắng nghe
- Hs đọc (truyền thuyết là gì)
-Ghi bài
- Nghe dò theo
- Lớp nghe để góp ý 
- Nghe để tập kể lại
- Hs trả lời
- Hs trả lời : 2 nhân vật
- HS trả lời : ( Con trai T.Long nữ ở dưới nước – giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt )
-> Lạc Long Quân là người tốt 
- Hs trả lời : (sống trên núi , con thần nông, xinh đẹp tuyệt trần )
- Cả lớp nghe
- Hs kể sự kì lạ (sinh cái bọc có 100 trứng, nở 100 con trai, không cần bú lớn nhanh như như thổi .)
- Thảo luận nhóm (2’) đại diện nhóm phát biểu 
- Cá nhân trả lời (Hai chia con)
- Thảo luận nhóm (3’), đại diện nhóm phát biểu 
 Ghi bài
 Thảo luận nhóm , đại diện nhóm phát biểu .
Ghi bài
3’
2’
4. Củng cố :
5. Dặn dò :
H.Gọi hs đọc ghi nhớ sgk tr 8
H. Kể lại truyện “Con Rồng cháu Tiên”
- Tìm đọc “Qủa bầu mẹ“ , “Kinh và Ba Na là anh em” và tập kể .
Đọc phần ghi nhớ
- Cá nhân kể miệng.
- Cả lớp nghe và cùng thực hiện .
 BÁNH CHƯNG, BÁNH GIÀY
(truyền thuyết)
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần: 01 – Tiết :02
 Văn bản	
 ( Tự học có hướng dẫn)
	I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giày.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức :
Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2.Kĩ năng :
Đọc – hiểu một văn bàn thuộc thể loại truyền thuyết.
Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
III-CHUẨN BỊ :
Giáo viên :SGK, SGV, G-ÁN
Học sinh : Đọc bài trước, vở học, bài soạn
IV-CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp : ( 1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tập sách học sinh. ( 3 phút)
3.Giới thiệu bài mới : Mỗi khi tết đến xuân về người VN ta lại nhớ đến câu đối : “Thịt mở ,dưa hành , câu đối đỏ
Cây nêu , tràng pháo , bánh chưng xanh” .Với câu đối ấy thì theo các em còn thiếu thứ (bánh ) gì ? Nó thường biểu hiện điều gì ? Truyền thuyết đó vào thời vua nào ? Thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu văn bản “Bánh chưng bánh giày” ( 1 phút)
TG
NỘI DUNG
HĐGV
HĐHS
20’
I-Giới thiệu văn bản:
Đọc và tìm hiểu chú thích
II - Tìm hiểu văn bản :
1/ Vua Hùng chọn người nối ngôi :
- Vua già, nước bình yên,
- Tiêu chuẩn không cần con trưởng mà làm vừa ý vua .
- Nhân lễ tiên vương.
2. Cuộc đua tài, dâng lễ vật :
3. Kết qủa cuộc thi tài :
Lang Liêu được nối ngôi vua.
GV : Hướng dẫn cách đọc theo đoạn -> nhận xét cách đọc và sửa chữa phát âm 
- Gọi hs kể tóm tắt đoạn truyện .
- Nhận xét 
GV : Cho hs giải thích từ khó (1) (2) (3,) (4) ,(7), (8), (9) (12), (13).
GV hỏi : Vua Hùng chọn người nối ngôi với hoàn cảnh nào? Điều kiện và hình thức thực hiện ?
GV cho hs kể tóm tắt đoạn đua tài dâng lễ .
GV mở rộng thêm một số truyện khác gần giống .
GV gọi hs đọc đoạn cuối truyện .
GV hỏi : Ai là người được truyền nối ngôi vua ? vì sao được ?
GV cho hs thảo luận về cách đặt tên hai thứ bánh kết hợp giới thiệu tranh .
- Đọc to đúng giọng theo sự hướng dẫn.
- HS kể .
- HS nghe
- HS giải thích .
- HS trả lời và thảo luận nhóm -> đại diện nhóm trả lời 
- HS kể 
- HS nghe.
- HS đọc
- HS trả lời (Lang Liêu vì làm vừa ý Vua)
- HS thảo luận nhóm
5’
III. Tổng kết :Ghi nhớ sgk /12
 Giáo viên cho hs đọc ghi nhớ sgk/12
- HS đọc
3’
2’
IV-CỦNG CỐ :
V-DẶN DÒ :
 GV hướng dẫn kể theo ngôi thứ nhất .
HS kể lại truyện ở ngôi thứ nhất 
H. Qua truyện em thích nhất điều gì ? vì sao?
- Em hãy mô tả loại bánh ở miền Nam ta làm cúng tổ tiên vào dịp tết.
- Các em tìm đọc bài thơ : “Qua thậm thình” (nếu có).
- Tập kể truyện diễn cảm .
- Đọc trước tiết : “Từ , cấu tạo từ Tiếng Việt”
- HS kể 
- HS trả lời -> có nhận xét
- HS nghe để thực hiện .
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần: 01 – Tiết : 03
 TỪ, CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
Nắm chắc định nghĩa từ,cấu tạo của từ.
Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức :
 Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2.Kĩ năng :
 Nhận diện, phân biệt được:
+Từ v tiếng.
+Từ đơn và từ phức.
+Từ ghép v từ ly.
Phân tích cấu tạo của từ.
III-CHUẨN BỊ :
Giáo viên :SGK, SGV, G-ÁN, bảng phụ
Học sinh : Đọc bài trước, vở học, bài soạn
IV-CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp : ( 1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tập sách học sinh. ( 3 phút)
3.Giới thiệu bài mới : Ở bậc tiểu học các em đã được học một số từ tiếng Việt có những loại từ gì ?từ đó như thế nào ? ( 1 phút)
	 TG
NỘI DUNG
HĐGV
HĐHS
10’
10’
I.Từ là gì :
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
II. Từ đơn và từ phức
* Tiếng :Là đơn vị cấu tạo nên từ .
* Từ đơn : Là từ chỉ có 1 tiếng.
* Từ Phức : Là từ gồm 2 tiếng trở lên.
* Phân loại từ phức : 
 Có 2 loại
* Từ ghép: Ghép lại các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
* Từ láy : Có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
* Sơ đồ 
 Treo bảng phụ có câu: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách /ở ăn.
H. Trong câu trên có mấy từ ? Dựa vào dấu hiệu nào em biết ?
Giảng : 9 tiếng ấy kết hợp với nhau tạo thành một đơn vị trong văn bản .
H. Đơn vị ấy gọi là gì ?
 Từ là gì ?
Cho làm bài tập nhanh : Đặt câu với các từ : Em, trường, đẹp, rất, quá, nhà.
H. “Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và / cách/ ăn ở. Nhận xét giữa các từ có gì khác nhau ? tại sao ?
- GV chốt lại vấn đề từ có 1 tiếng và từ có 2 tiếng.
H. Từ là gì ?
 Khi nào được coi là 1 từ ?
- Cho hs đọc và ghi bt nhanh : em/ đi/ xem/ vô tuyến truyền hình/ tại câu lạc bộ/ nhà máy giấy/. Xác định mấy từ ?
Cho hs đọc câu sgk/13 “Từ đấy. . .giấy” xác định tiếng trong từ .
H. Vậy từ đơn là gì ? Từ phức là gì ?
 Hai từ “trồng trọt, chăn nuôi”có gì giống và khác nhau ? Nó thuộc từ gì ?
- Cho hs điền vào bảng sgk/13 xác định từ nào là từ ghép , từ nào là từ láy.
H. Từ phức có mấy loại ?
 Từ ghép là gì ?
 Từ láy là gì ?
Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ :
Từ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
 Từ láy
Cho hs làm bài tập nhanh: Tìm 5 từ có 1 tiếng và 5 từ có 2 tiếng .
- Cả lớp theo dõi.
- HS trả lời : Có 9 từ dựa vào dấu (/).
- HS nghe
- HS trả lời :
(đơn vị ấy gọi là câu).
- Cá nhân trả lời
- Bổ sung.
- HS hoạt động nhóm 2’
- HS trả lời : Từ có 1 tiếng, có 2 tiếng.
- HS nghe.
- HS trả lời :
(khi 1 tiếng có thể trực tiếp tạo nên câu)
- HS hoạt động nhóm 3’
- HS xác định – nhận xét
- HS trả lời 
“chăn nuôi”: gồm 2 tiếng có quan hệ về nghĩa.
“trồng trọt”: gồm 2 tiếng có quan hệ láy âm.
- HS điền vào bảng phụ 
- HS trả lời : Có 2 loại
Từ ghép, từ láy.
- HS theo dõi ghi vào vở.
- HS ghi nhanh ở bảng
 -> sửa chữa.
15’
III-.Luyện tập :
Bài tập 1,2,3
GV hướng dẫn làm bài tập (bằng miệng tại lớp)
- HS làm miệng 
5’
IV-Củng cố
V- Dặn dò
Từ có mấy loại ? hãy kể ra.
Từ phức có mấy loại ? cho ví dụ từng loại.
- GV hướng dẫn bt về nhà 
- GV dặn kỹ Làm bt 4,5 sgk
Đọc tiết : giao tiếp , văn bản
- HS về nhà làm
- HS chú ý để thực hiện.
GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần: 01 – Tiết:04
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
Bước đầu hiểu biết giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức :
 Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh, hnh chính – cơng vụ.
2.Kĩ năng :
 Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biêu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể.
III-CHUẨN BỊ :
Giáo viên : SGK, SGV, G-ÁN 
Học sinh : Đọc bài trước, vở học, bài soạn
IV-CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp : ( 1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tập sách học sinh. ( 3 phút)
3.Giới thiệu bài mới : Trong chương trình và cách học tập tập làm văn lớp 6 nó có những nét cụ thể như : Nó kết hợp chặt chẽ với phần tiếng Việt và văn học , giảm lý thuyết và tăng thực hành , luyện tập. Hôm nay ta học tiết đầu tiên đó là giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt . ( 1 phút)
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
20’
 I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
1.Văn bản và mục đích giao tiếp:
* Giao tiếp : Là hoạt động truyền đạt , tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương diện ngôn từ .
* Văn bản :Là chuổi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất , có liên kết mạch lạc , vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp .
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt :
- Văn bản tự sự 
- Văn bản miêu tả.
- Văn bản biểu cảm .
- Văn bản nghị luận.
- Văn bản thuyết minh
- Văn bản hành chính công vụ 
- Gv cho đọc 3 câu phần 1 (sgk/15, 16) nhận xét từng câu.
 - GV sửa chữa , chốt lại về giao tiếp để đi đến ghi nhớ .
- Gv cho hs đọc câu còn lại . Trả lơi câu hỏi sgk /16.
Gv giới thiệu tranh : Một người đang phát biểu , nhóm hs đang đọc thông báo, thiệp cưới, đơn, tập thơ 
H. Các phần giới thiệu trên có phải là văn bản không ?
H. Theo em hiểu văn bản là cái gì ?
- GV giới thiệu 6 kiểu văn bản ,cho hs đọc bài tập, gọi lên bảng sắp xếp các câu vào các loại văn bản .
Chốt lại các loại văn bản , nó thuộc loại chương trình khối lớp nào, dùng trong từng loại của nội dung của nó 
- 3 hs đọc 3 câu và kết hợp nhận xét.
- HS nghe, ghi .
- Cá nhân trả lời
- HS xem và nhận xét.
- Cá nhân trả lời : phải
- HS trả lời và ghi tập.
- HS làm miệng – nhận xét – sửa chữa.
15’
II.Luyện tập:
 Bài tập :1,2
- GV cho làm phần luyện tập (sgk/17,18) bài tập 1,2.
- HS làm miệng - nhận xét – sửa chữa.
5’
IV-Củng cố
V- Dặn dò
- Gv cho hs đặt và sửa.
- Đặt một tình huống là văn bản tự sự.
- Đặt một tình huống là văn bản miêu tả .
- Gv dặn kỹ 
- HS học bài làm bài tập : Đoạn văn : “Bánh hình vuông. . .chứng giám” – Bánh Chưng bánh Giày – thuộc kiểu văn bản gì ? tại sao .
- Tìm mỗi loại vb một tình huống
Sang tiết sau trả bài “Con Rồng chu tin”.
- Đọc trước văn “Thánh Gióng”
- HS hoạt động nhóm lớn , mỗi nhóm 1 tình huống . Trả lời có sửa chữa.
- HS chú ý để thực hiện .

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 6 tuan 1.doc