Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 1 đến tuần thứ 18

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 1 đến tuần thứ 18

CHÍNH TẢ -PHÂN BIỆT HỎI ,NGÃ

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp hs viết đúng chính tả hơn về dấu hỏi ,dâú ngã.

B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :

Giới thiệu:Sai chính tả là một vấn đề tương đối phổ biến hiện nay ở học sinh, đặc biệt là lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã.Vì vậy, tiết học này giúp các em một phần nào hạn chế đước sự lẫn lộn trên

 

doc 43 trang Người đăng thu10 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 1 đến tuần thứ 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN: 1 
 TIẾT :1+2
 NS:15/8/2007
CHÍNH TẢ -PHÂN BIỆT HỎI ,NGÃ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp hs viết đúng chính tả hơn về dấu hỏi ,dâú ngã.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
Giới thiệu:Sai chính tả là một vấn đề tương đối phổ biến hiện nay ở học sinh, đặc biệt là lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã.Vì vậy, tiết học này giúp các em một phần nào hạn chế đước sự lẫn lộn trên
 HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG BÀI
 Hoạtđộng1: GVhướng dẫn Hs về nguyên tắc cơ bản khi viết những từ có dấu hỏi ,dấu ngã .
Gv nêu ra một số mẹo nhỏ đối với những từ có sử dụng thanh ngã .
 + Những từ diễn tả trạng thái ,tâm trạng thường mang thanh ngã
 VD :suy nghĩ ,nỗi lòng,..
 + Những từ chỉ họ ,tên người 
 VD:nguyễn ,đỗ ,lão ,
 +Thanh ngang thường đi sau là thanh hỏi. 
 +Thanh nặng thường đi sau nó là thanh ngã .
GV ghi câu sau lên bảng và lí giải:
 “Chị Huyền mang Nặng Ngã đau ,
HỏI không Sắc thuốc lấy đâu mà lành”.
Hs chú ý lắng nghe,nêu ý kiến 
Hs lắng nghe và tìm thêm một số từ khác có sữ dụng dấu ngã 
HS lắng nghe và ghi nhận 
Hs quan sát , ghi nhận
I.Một số đặc điểm cơ bản .
 +Diễn tả tâm trạng , trạng thái .
 +Các từ chỉ họ ,tên người. 
 +Các từ ngữ chuyển tiếp
àThường mang thanh ngã
 +sau thanh ngang thường mang thanh hỏi. 
 +Sau thanh nặng thường là thanh ngã .
HẾT TIẾT 1 , SANG TIẾT 2
 Hoạt động 2:Hướng dẫn hs luyện tập 
 -Gv đọc cho hs viết chính tả có cac từ sau :
 +thủ thỉ ,phấn khởi,đầy đủ, ngái ngủ ,của cải.
 +sợ hãi ,lỗi lầm ,dễ chịu ,mũm mĩm ,
 -Hs lên bảng thực hiện .Hs bên dưới nhận xét àGv kết luận 
 -GVyêu cầu hs phát âm mỗi từtrênàgv nhận xét và chỉnh sửa(nếu có )
Hs dựa vào lí thuyết lên bảng thực hiện 
Hs khác nhận xét 
Hs phát âm đúng chính tả 
II.Viết chính tả .
 -thủ thỉ , phấn khởi, đầy đủ ,ngáy ngủ ,
 -sợ hãi ,lỗi lầm ,mũm mĩm , 
E.CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
 1.Củng cố:Theo em làm thế nào để hạn chế việc viết sai dấu hỏi, dấu ngã.
 2.Dặn dò:Cần đọc tham khảo nhiều sách baó có nội dung lành mạnh để tự hoàn thiện về chính tả.
 TUẦN 2
 TIẾT 3+4
 NS:18/8/2007
CHÍNH TẢ PHÂN BIỆT HỎI ,NGÃ
(Bài tập thực hành )
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giup hs tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân biệt hỏi, ngã khi viết cũng như khi nói. 
B.TIÊN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG BÀI
 Hoạt động 1:Hướng dẫn hs viết chính tả.
-GV chọn một đoạn văn trong truyện “Thạch Sanh”, đọc trước lớp một lần .Yêu cầu hs lắng nghe .
-Gv đọc chậm lại hs viết chính tả 
 Lưu ý hs viết chính tả nói chung nhưng trọng tâm là ở những từ có dấu dấu hỏi,ngã .
 Hoạt động 2:Kiểm tra, nhận xét ,góp ý.
 -Kiểm tra:yêu cầu hs nộp khoảng 10 cuốn tập gv xem xét về lỗi chính tả .
 +Nhận xét :
 +trình bày; 
 +chữ viết ;
 +chính tả .
 -Góp ý :
 +về trình bày 
 +chữ viết
 +chính tả :
 +xem và đọc nhiều sách bổ ích 
 +xem lại một số mẹo nhỏ về hỏI ngã
Hs chú ý 
-Hs lắng nghe 
-Hs viết chính tả
Hs chú ý lắng nghe để khắc phục về sau
Hs lắng nghe và ghi chú 
I.Viết chính tả .
Các đoạn văn:
 -Đoạn văn 1:trích truyện “ThạchSanh”(trang61/sgk)
HẾT TIẾT 3,SANG TIẾT 4
 Hoạt động 3:đọc chính tả cho hs viết .
 -Gv đọc nhanh đoạn văn đầu của truyện “Cây bút thần”,trang 80 ,sgk
 -Gv đọc chậm lại để hs viết .
 -Hs viết xong, gv hướng dẫn hs trao chéo tập cho nhau để hs bước đầu tự nhận xét .
 Hoạt động 4:Kiểm tra kĩ năng viết chính tả của hs 
 -Gv nhận xét, cho điểm công khai.
 -GV củng cố lại cách khắc phục như ở tiết (1),(2),(3)
Hs chú ý lắng nghe 
Hs nghe và viết chính tả 
Hs lăng nghe 
Hs xem lại kiết thức cũ 
 -Đoạn văn 2:trích truyện “Cây bút thần “,trang 80 ,sgk
II.Nhận xét :
 -hình thức trình bày ;
 -chữ viết ;
 -lỗI chính tả
E.CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
1.Củng cố:Yêu cầu và hướng dẫn Hs đọc, phát âm đúng hỏi, ngã ở đoạn văn vừa ghi ở trên.
2.Dặn dò:Phải thường xuyên đọc nhiều truyện để rèn luyện cách phát âm, cũng như làm quen với những trường hợp ngoại lệ.
 TUẦN 3
 TIẾT 5+6
 NS:20/8/2008
RÈN LUYỆN PHÁT ÂM-TR/CH,S/X,V/D/GI,C/T
&
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp hs phát âm đúng các phụ âm tr/ch,s/x,v/d/gi,c/t.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG BÀI
 Hoạt động1:Hướng dẫn học sinh phát âm tr/ch
 -Gv gọi học sinh lên bảng ghi các từ sau :
 +tra xét ,trầm tĩnh ,trại giam ,trơ trụi,trợ cấp ,trách nhiệm ,trát tự ,
 +bắt chước ,chích thuốc,sửa chữa ,chúc mừng 
-Gv gọi mỗi học sinh phát âm một từ để xem học sinh phát âm chuẩn hay chưa chuẩn ,gv nhận xét và hướng dẫn học sinh cách khắc phục .
 Hoạt động 2:Gv hương dẫn học sinh phân biệt S/X
 *Gv hướng dẫn học sinh cách phát âm (s,x)
 *Gv hướng dẫn học sinh một số đặc điểm chung để dể dàng trong việc phân biệt “s”,”x”
 -Các từ bắt đầu bằng “s” có hai đặt điểm :
 +Khoảng 20 từ chỉ tên động vật :sam, sán ,sâu ,sên ,sếu ,sò ”
 +Khoảng 33 từ tên cây :sả ,sen ,súng ,sắn,sim(trừ 4 từ :xoài ,xương sống ,xương bồ ,xoan)
-Các từ bắt đầu bằng “X” là các từ diễn đạt trạng thái “xiên xéo”: xeo, xế,xếch, xệch xạc, xiên ,xiên xẹo
-Các từ diễn đạt trạng thái tốt phần lớn mang âm “S” :sáng suốt, sốt sắng, sạch sẽ, sắc sảo,. sâu sắc ,sung sướng(trừ 5 từ : sàm sỡ, suồng sả, sừng sỏ, sống sượng).
-Các từ diễn đạt trạng thái xấu phần lớn mang âm “X”: xạo ,xảo, xanh xao, xốc xược(trừ 2 từ :xinh xắn, xong xuôi)
 Hầu hết từ “xà” thì phụ âm đầu là “x”
 -Thông thường “s” chỉ láy với “s”
 Hoạt động3 :Gv đọc chính tả cho học sinh viết 
 -GV gọi 4 học sinh lên bảng viết các từ sau: sáng tạo ,sản xuất ,sang trọng ,sung sướng 
 -HS viết xong, gv nhận xét, kết luận và gọi hs phát âm.
Hs lên bảng viết chính tả
Mỗi HS ghi một từ
Hs lắng nghe và phát âm đúng
Hs lắng nghe và ghi nhận
Hs lắng nghe và ghi nhận
Hs ghi chú. 
Hs lên bảng thực hiện .
Hs phát âm.
I.Cách phát âm tr/ch
 Khi phát âm những từ có phụ âm đầu là “tr”ta phải đánh lưỡi
II.Những mẹo nhỏ về sự biến hóa “S”, “X”:
-Các từ bắt đầu bằng “S” có hai đặc điểm:
 +Từ tên thú(20từ ). 
 +Từ tên cây(33từ).
-Các từ bắt đầu bằng “X” thường diễn đạt trạng thái xấu (trừ các từ :xinh xắn, xong xuôi).
-Hầu hết các từ xà phụ âm đầu là “X”
HẾT TIẾT 5, SANG TIẾT 6
Hoạt động4: Gv hướng dẫn học sinh viết và phát âm đúng các từ có phụ âm đầu là v/d/gi 
* Gv viết các từ sau lên bảng rồi yêu cầu học sinh thực hiện :
 -vây, dây, giây.
 cá, sợi.
 điện, phút..
 -viết, giết ,diết.
..giặc, da..
văn , chữ ..
 -vẻ, dẻ, giẻ.
..da, hạt .
..vang, văn.
* Hs lên bảng thực hiện xong , gv chỉnh sửa rồi gọi học sinh phát âm tại lớp các từ ấy .
 Hoạt động 5:Hs viết các từ có phụ âm cuối là c/t.
 *Gv ghi lên bảng các từ khuyết sau:
 -lệch ạ...,nhếch nhá...,xệch xa...,san sa...,man ma...
 -dượ... liệu, cá cượ...bắt chướ..., lướt thướ...,,xanh mướ...
 *Gv yêu cầu HS thực hiện xong, gv nhận xét và chữa lại.
 *GV gọi HS phát âm tại lớp các từ vừa đã ghi.
Hs quan sát và thực hiện theo yêu cầu
Hs phát âm đúng các từ
Hs lên bảng thực hiện việc viết chính tả
Hs phát âm các từ vừa viết
I. Các từ :vây, dây, giây.
 Vây cá, dây điện, giây phút ...
II. Các từ có phụ âm cuối là “c/t”
 Lệch lạc, xệch xạc, san sát, man mát...
C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
 1.Củng cố: các phụ âm đầu v/d/gi khi phát âm có gì khác nhau?
 2.Dặn dò:
 -Về nhà đọc thêm nhiều sách có để rèn luyện thêm về chính tả
 -Xem lại bài tìm hiểu chung về văn tự sự (trang 27,sgk)
 TUẦN 4
 TIẾT 7+8
 NS:03/9/2008
CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ
&&&
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp Hs nhận diện được những tác phẩm thuộc phương thức trự sự và biểu cảm.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG BÀI
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn Hs tóm tắt truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
 Gợi ý
HỎI: Nguyên nhân nào dẫn đến việc Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau?
HỎI:Nguyên nhân nào dẫn đến hàng TT dâng nước đánh ST?
HỎI: Truyện kết thúc mang ý nghĩa gì?
-> GV ghi các sự việc lên bảng.
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn Hs nhận biết phương thức tự sự.
 -Yêu cầu Hs quan sát các sự việc vừa tóm tắc ở HĐ 1.
 -Gv nêu vấn đề:
 +Các sự việc diễn ra theo trình tự như thế nào?
 +Theo trình tự ấy có làm cho câu chuyện thêm mạch lạc, rõ ràng, già ý nghĩa hay không?
 ->Kết luận: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự vịệc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
Hs lắng nghe.
HS tóm tắt các sự việc theo hướng dẫn.
Hs quát sát các sự việc đã tóm tắt
Hs suy, nghĩ trả lời
Hs lắng nghe
I.Cách xác định kiểu văn bản tự sự 
-Tóm tắt trước các sự việc chính .
-Nhận xét xem, các sự việc ấy có diễn ra theo một thứ tự nhất định không.
-Các sự việc ấy có đem lại cho câu chuyện một ý nghĩa hay không.
HẾT TIẾT 7, SANG TIẾT 8
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG (TT)
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS luyện tập:
 -Nêu vấn đề:
 +Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” có phải là một văn bản tự sự kông?Vì sao?
 +Tự sự ở đây có vai trò gì?
 - Gợi ý:
 +Tóm tắt truyện theo các sự việc chính .
 +Xem các sự việc ấy có mối quan hệ với nhau hay không? Kết thúc truyện có mang lại một ý nghĩa gì không?
-> Văn bản được trình bày theo phương thức nào?
Hs lắng nghe
HS dựa vào gợi y,ù trả lời
II.Luyện tập:
 - Đề:Truyện “Ôâng lão đánh cá và con cá vàng” có phải là văn bản tự sự hay không? Vì sao?
 -Trả lời:Truyện Ôâng lão...cá vàng” là một văn bản tự sự
C.CỦNG CỐ -DẶN DÒ:
 1.Cu ... át là những yếu tố không có thật .
-Như vậy kể chuyện tưởng tượng là kể như thế nào?
-Khi kể có dựa trên cơ sở sự thật nào hay không? Vì sao?
-Kể chuyện tưởng tượng có chú ý đến trình tự kể hay không ? Vì sao?
->Chốt kể chuyện tưởng tượng là kể theo trí nhớ của người kể nhưng phải dựa trên cơ sở sự thật nào đó.
-Trình tự kể rất cần thiết vì nó góp phần làm cho lời kể mạch lạc, sinh động hơn.
Hs giải thích nghĩa của từ “tưởng tượng”
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ, trả lời.
HS thảo luận theo bàn, đại diện nêu ý kiến.
HS chú ý lắng nghe
I.Cách kể chuyện tưởng tượng 
 Kể theo trí tưởng tượng của mình nhưng phải dựa trên cơ sở sự thật nào đó
*Dặn dò :Kể chuyện tưởng tượng là kể như thế nào?
 *Dặn dò:Về nhà thử viết một đoạn văn kể chuyện tưởng tượng.
HẾT TIẾT 25, SANG 26
HOẠT ĐỘNG2:Hưiớng dẫn Hs luyện tập.
-Yêu cầu hs:
 +nhắc lại kiến thức cũ.
 +viết một đoạn văn có yếu tố tưởng tượng (chủ đề tự chọn)
-HS thực hiện bên dưới 10 phút
-Gv chia bảng thành 8 phần, gọi 8 HS lên bảng thực hiện.
-Gv cùng Hs nhận xét về nội dung và hình thức trình bày.
Hs nhắc lại kiến thức cũ
HS vioết đoạn văn
Hs lên bảng thực hiện
HS cùng gv nhận xét
II.Luyện tập:
Viết một đoạn văn có sử dụng yếu tố tưởng tượng (chủ đề tự chọn)
C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
1.Củng cố:Ở Hoạt động 2
2.Dặn dò:
 -Tự rèn luyện thêm về văn tưởng tượng (có thể xem sách tham khảo
 -Xem lại từ tiết 10->26 để kiểm tra
 Tuần 14
 Tiết 27
CÁCH KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG(TT)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp Hs:
-Nâng cao kĩ năng về kể chuyện tưởng tượng
-Kiểm tra viết để nắm vững hơn về kĩ năng trình bài đoạn văn
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG BÀI
Hoạt động 1:Viết đoạn văn kể chuyện tưởng tượmg
-Yêu cầu HS viết đoạn văn kể chuyện tưởng tượng theo chủ đề tự chọn.
Hoạt động 2: GV chia bảng làm 6 phần, gọi 6 hs lên bảng trình bay
Hoạt động 3: Gv goị hs nhận xét và kết luận.
-Hs viết đoạn văn
-Hs lên bảng thực hiện
-Hs nhận xét
Viết một đoạn văn kể chuyện tưởng(chủ đề tự chọn)
Củng cố : Để làm một bài văn kể chuyện tưởng tượng hay ta cần chú ý những gì?
Dặn do:ø Tiết sau kiểm tra viết đoạn văn.
 Tuần 14
 Tiết 28
KIỂM TRA VIẾT
A.KIỂM TRA: sĩ số
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG (TT)
HOẠT ĐỘNG 1: Gv nhắc lại mục tiêu cần đạt.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn về hình thức thực hiện
	-Trình bày trong một đôi giấy
	-Không coppy , không tẩy xóa
	-Bài làm phải mang tính sáng tạo
HOẠT ĐỘNG 3: Gv chép đề văn lên bảng: 
 Hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu để giới thiệu một nhân vật trong truyện cổ tích mà em thích 
C. Dặn dò:Xem lại bài ngôi kể trong văn tự sự đã học chính khóa
 Tuần 15
 Tiết 29-30
CÁCH KỂ CHUYỆN THEO NGÔI THỨ NHẤT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS nắm vững hơn thế nào là ngôi kể thứ nhất
B. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG BÀI
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS ôn lại ngôi kể.
?. Ngôi kể là gì?
?. Ngôi kể có tác dụng như thế nào trong văn tự sự?
?. Theo em thông thường trong văn tự sự người ta dùng ngôi kể nào là phổ biến? Tại sao?
=> Gv chốt lại vấn đề và hỏi tiếp:
?. Em hiểu thế nào là ngôi kể thứ nhất , ngôi kể thứ 3?
?. Ngôi kể thứ nhất có đặc điểm và tác dụng gì?
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập 
Gv đọc đoạn văn yêu, yêu cầu HS nhận diện ngôi kể
HẾT TIẾT 29, SANG 30
HỌT ĐỘNG 3 : luyện tập viết đoạn văn.
Yêu cầu HS viết đoạn văn chủ đề tự chọn (sử dụng ngôi kể thứ nhất để viết)
Gợi ý: Gv đọc và phân tích một đoạn văn mẫu kể chuyện theo ngôi thứ nhất
HOẠT ĐỘNG 4:
- HoÏc sinh viết bài và lên bảng thực hiện
-Gv nhận xét và sửa chữa.
-Hs suy nghĩ, trả lời
-Hs lắng nghe 
-Hs suy nghĩ, trả lời
-HS nhận dạng ngôi kể
-Hs viết đoạn văn theo gợi ý
Hs lên bảng thực hiện
Hs lắng nghe
I. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất
 -Người kể xưng tôi , ta khi kể
-Người kể phải xác định vai trò, vị trí của mình trong khi kể để biểu đạt những gì mình sẽ kể
ii. Luyện tập: 
 Viết đoạn văn kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
* Củng cố: Luyện tập
* Dặn dò: Xem lại bài phó từ đã học.
 Tuần 16
 Tiết 31+32
	CÁCH KỂ CHUYỆN THEO NGÔI THỨ NHẤT; ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS: 
	-Hiểu sâu hơn thế nào là ngôi kể thứ nhất]
	-Nắm vứng hơn về các loại phó từ đã học
B. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
HĐGV
HĐHS
NDB
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tiếp tục viết đoạn văn kể chuyện theo ngôi thứ nhất
-GV chép đề văn lên bảng: Em hay kể lại cảm xúc của em, khi đọc một lá thư sắp chia tay của một người bạn thân nhất với em.
-Cho học sinh thới gian 10 phút để thực hiện
HOẠT ĐỘNG 2:Gv chia bảng làm 6 phần, gọi 6 HS lên bảng thực hiện
HOẠT ĐỘNG 3: GV nhận xét và cho điểm để phân biết giữa các đoạn.
TIẾT 32: ÔN TẬP TIẾNGVIỆT
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại kiến thức cũ
Phó từ là gì?
Phó từ có tác dụng gì trong cụm từ?
Hãy nêu một số phó từ mà em biết.
Theo em phó từ bổ nghĩa cho động từ, tính từ về mặt nào?
Chốt theo ghi nhớ ở bài phó từ
HOẠT ĐỘNG 2: hướng dẫn HS luyện tập
-Gv chép đoạn văn “ Thưa anh, em.dám nói”(BHĐĐT) và đoạn “càng đổ dần .đơn điệu”(SNCM”
-Yêu cầu HS tìm phó từ và quan hệ ý nghĩa của chúng.
HOẠT ĐỘNG 3: Gv nhận xét và kết luận
Hs viết đề văn trên bảng vào vở 
Hs thực hiện
Hs lên bảng trình bày
Hs lắng nghe
-Hs dựa vào kiến thức đã học nhắc lại
-Hs lắng nghe
-Hs chú ý và chép đoạn văn vào vở rồi thực hiện yêu cầu
-Hs lắng nghe
*Đề: Em hay kể lại cảm xúc của em, khi đọc một lá thư sắp chia tay của một người bạn thân nhất với em.
* Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
* Luyện tập: Xác định phó từ và ý nghĩa boẩ sung.
*Củng cố: Thông qua luyện tập
* Dặn dò: Xem trước bài “So sánh”
 Tuần 17
 Tiết 33+34
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp Hs khắc sâu hơn kiến thức ở bài so sánh và biết vận dụng so sánh đúng chỗ
B. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
HĐGV
HĐHS
NDB
HOẠT ĐỘNG 1: Oân tập về so sánh
-yêu cầu Hs neu lại định nghĩa về so sánh và tác dụng của nó.
-Yêu cầu hs trình bày cấu tạo đầy đủ của phép so sánh.
=> Chốt: như ghi nhớ ở bài so sánh.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
-Yêu cầu HS tìm câu ca dao , tục ngữ hoạc thành ngữ có sử sụng phép so sánh.
-Yêu cầu Hs xác định kiều so sánh và phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của chúng.
HOẠT ĐỘNG3: Gv nhận xét và chỉnh sửa.
	TIẾT 34
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn HS đi sâu vào phân tích tác dụng của so sánh.
-Yêu cầu HS tìm các câu tục ngữ, ca dao có sử dụng phép so sánh
-Yêu cầu HS xác định chụẩn so sánh 
-Gọi Hs phân tích tác dụng gợi hình thống qua chuẩn so sánh
=> Gv kết luận lại vấn đề.
HOẠT ĐỘNG 6: Hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh trong hánh văn như thế nào cho thích hợp.
-Hs nhắc lại kiên 1thức cũ về phép so sánh
-Hs lắng nghe
-Hs tìm ca dao tục ngữ có sử dụng phép so sánh và phân tích gí trị tạo hình.
-Hs lắng và ghi nhận.
-Hs tìm các câu tục ngữ, ca dao có sử dụng phép so sánh
-Hs chỉ ra chuẩn so sánh và phân tích tác dụng.
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe.
I Oân tập về phép so sánh
II. Luyện tập:
 1. Tìm phép so sánh và phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm.
Dặn dò: Xem trước bài Cách tìm ý của bài văn tả cảnh
Tuần 18
Tiết 35+36
CÁCH TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý CỦA KIỂU BÀI TẢ CẢNH
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp Hs: 
-Nắm sâu sắc hơn về nội dung yêu cầu của đề lkhi đọc đề.
-Biết tìm ý chính, ý phụ cho bài văn tả cảnh trước khi làm bài.
B. TIẾN TÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG.
HĐGV
HĐHS
NDB
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn Hs cách tìm hểu đề.
 Gv ghi đề văn lên bảng như sau: Hãy tả lại hình ảnh cây bàng trước sân trường em.
?. Đề văn trên yêu cầu làm gì ?
?. Những từ ngữ nào giúp em biết rõ yêu cầu của đề?
=>Chốt lại và hỏi tiếp.
?. Vậy tìm hiểu đề là tìm hiểu những gì?
=> Tìm hiểu từ ngữ thể hịên nội dung yêu cầu đề.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
-Gv chép đề văn sau lên bảng:
 Tả lại cảnh hoàng hôn ở quê em.
-Gọi HS xác định yêu cầu của đề.
-Gv nhận xét và kết luận.
 HẾT TIẾT 35, SANG 36
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý của đề văn tả cảnh
-Gv chép đề lên bảng: Hãy tả lại hình ảnh cây bàng trước sân trường em.
-Gv nêu vấn đề:
-Để tả cây bàng ta cần chú ý đến những điểm nổi bậc nào? Những điểm ấy có cần thiết không?
- Trong quá rình tìm ý để viết bài, ta cần quan sát khôn ? Vì sao?
- Trong quía tình tìm ý có cần thiết pphải sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lí không?
=> GV chốt lại sau mỗi câu trả lời của HS .
Hỏi tiếp: Vậy tìm ý là tìm những gì?
=> Chốt tìm ý là tìm ý chính và ý phụ để viết bài.
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập 
Đề: Hãy tả lại cảnh hoàng hôn ở quê em.
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề, tìm ý cho đề văn trên
-Gọi Hs lên bnảg thực hiện
=> Gv nhận xét và kết luận lại vấn đề.
Hs quan sát
Hs suy nghĩ, trả lời
Hs lắng nghe
HS trả lời câu hỏi
Hs quan sát
Hs sát định yêu cầu đề văn
Hs lắng nghe
GS quan sát
Hs lắng và trả lời câu hoỉ
Hs lắng nghe
Hs tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn
HS lắng nghe
I. Cách tìm hiểu đề:
-Tìm hiểu yêu cầu của đề
-Xác định các từ ngữ trọng tâm.
II. Cách tìm ý:
Dựa vào yêu cầu của đề để tìm ý chính, ý phụ.
III. Luyện tập.
Đề: Tả lại cảnh hoàng hôn ở quê em.
Dặn dò: Xem trước đề văn sau:
 Tả lại hình ảnh cây mai vàng vào dịp tết
	 Yêu cầu:
	-Tìm hiểu đề
	-Tìm ý
	-Lập dàn ý.

Tài liệu đính kèm:

  • docHOC KY I.doc