A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh hiểu
+ Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
+ Nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” và
“ Bánh chưng, bánh giầy”
+ Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo
+ Kể được hai truyện.
B. CHUẨN BỊ
Tranh trong sách giáo khoa
Tranh ảnh đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu
Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: 14/08/2009 Ngày dạy: 20/08/2009 Bài 1 Con Rồng, cháu Tiên (Truyền thuyết) Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu + Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết + Nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” và “ Bánh chưng, bánh giầy” + Chỉ ra và hiểu ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo + Kể được hai truyện. Chuẩn bị Tranh trong sách giáo khoa Tranh ảnh đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu C. Khởi động 1. Kiểm tra : Sách, vở 2. Giới thiệu bài mới: Truyền thuyết là thể loại tiêu biểu rất phát triển ở Việt Nam được nhân dân bao đời ưa thích, năm 1969, nhân ngày giỗ tổ vua Hùng, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhận định: “ Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích”. “ Con Rồng, cháu Tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. D. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1 : hướng dẫn tìm hiểu chung Học sinh đọc phần chú thích sgk Giáo viên chốt lại ý chính ơ Chú ý: Truyền thuyết không phải là lịch sử - Học sinh đọc và tìm hiểu bố cục. Yêu cầu mỗi học sinh đọc một phần tự tóm tắt nội dung cơ bản - Học sinh đọc phần chú thích Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu chi tiết + Học sinh đọc phần 1 : Đoạn này kể về ai ? Nguồn gốc, hình dạng Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì đặc biệt ? Họ có điểm nào giống và khác nhau ? àHọc sinh suy nghĩ trả lời ơ Nhận xét về nguồn gốc và hình dạng ấy ( kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ) + Hãy kể lại những việc làm của Lạc Long Quân : Những chi tiết ấy có ý nghĩa gì ? Nhận xét về cách kể chuyện ( hấp dẫn, thu hút người đọc thể hiện sự kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật ) + Cuộc kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kì lạ ? - Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào ? - ý nghĩa của sự việc đó? + Học sinh quan sát tranh và nêu cảm nghĩ + Thảo luận nhóm nhỏ: 3 phút ý nghĩa của truyện + Theo em những chi tiết nào trong truyện là tưởng tượng kì ảo? Vai trò của các chi tiết đó trong truyện? (Tô đậm tính cách kỳ lạ, lớn lao của nhân vật. Thần linh hóa nguồn gốc, giống nòi, làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm) Truyện có liên quan đến sự kiện nào trong thời quá khứ? (Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt) Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần ghi nhớ -học sinh đọc ghi nhớ - Giáo viên giải thích thêm Hoạt động 4 : Luyện tập I. Định nghĩa sơ lược về truyền thuyết - Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo - Thể hiện thái độ, 1 cách đánh giá của nhân dân. II. Tìm hiểu chung : Đọc - chú thích Tóm tắt Bố cục : 3 phần Từ đầu --> Long Trang Tiếp --> Lên đường Còn lại III. Phân tích văn bản : 1. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ Nguồn gốc và hình dạng + Đều là thần + Lạc Long Quân :nòi Rồng, ở nước, sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ + Âu Cơ : giống tiên, ở núi, xinh đẹp tuyệt trần Sự nghiệp mở nước + Bảo vệ dân + Dạy dân cách ăn ở, trồng trọt 2. Cuộc kết duyên và chia ly a. Kết duyên: + Sinh ra bọc trăm trứng -> Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ. -> Thần kỳ hóa nguồn gốc, giống nòi. b. Chia ly: - Chia con cai quản 4 phương 3. ý nghĩa : - Giải thích, suy tôn nguồn gốc - Biểu hiện ý nguyện đoàn kết III. Tổng kết : SGK T8 III.Luyện tập + Kể lại truyện + Em biết những truyện nào của các dân tộc Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện này ? Kể lại một truyện và so sánh. + Chi tiết "Cái bọc trăm trứng” có ý nghĩa như thế nào ? + Viết đoạn văn bày tỏ niềm tự hào của mình về nguồn gốc ‘‘ Con Rồng, cháu Tiên’’ e. Hướng dẫn học + Học thuộc, hiểu phần ghi nhớ, định nghĩa truyền thuyết + Làm BT 1, 2, 3 ( SBT trang3) + Soạn “Bánh chưng, bánh giầy” Tiết 2 Ngày soạn: 15/08/2009 Ngày dạy: 20/08/2009 Bài 1 Bánh chưng, bánh giầy (Truyền thuyết) A. mục tiêu cần đạt : như tiết 1 B. Chuẩn bị : Tranh trong sách giáo khoa C.khởi động 1. Kiểm tra : Vở soạn : 5 học sinh Truyền thuyết là gì ? Kể lại truyện và nêu ý nghĩa 2. Giới thiệu bài mới: Tục gói bánh chưng, bánh giầy ngày Tết cổ truyền làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” . d. tiến trình tổ chức các hoạt động daỵ và học Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động1 : hướng dẫn tìm hiểu chung Học sinh đọc và tìm hiểu bố cục Đọc từng phần và tóm tắt nội dung Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết Học sinh đọc phần 1. Đoạn truyện kể về điều gì ? Thảo luận : Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? Với ý định như thế nào ? Đoạn truyện còn lại kể về việc gì ? - Kể những sự việc chính dẫn đến việc Lang Liêu được nối ngôi - Vì sao trong 20 người con của vua Hùng chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ? ơ Thảo luận : 5 phút + Vì sao Lang Liêu được nối ngôi? ơ Vậy chí của vua là gì ? ( Chọn người tài giỏi giữ cho muôn dân cuộc sống ấm no yên bình, phải coi trọng nghề nông vì đây là nghề nuôi sống con người ) Truyện nhằm giải thích và đề cao điều gì ? ( chú ý hệ thống các truyện Sự tích trầu cau, dưa hấu) ơ Thảo luận Hoạt động 3: Luyện tập I. Tìm hiểu chung 1. Đọc- chú thích 2. Tóm tắt 3. Bố cục - Từ đầu đến chứng giám - Tiếp đến hình tròn - Còn lại II. Phân tích văn bản: 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi + Hoàn cảnh : Nhà vua đã về già Đất nước thanh bình Không biết chọn ai trong 20 người con + ý định: Nối được chí vua + Hình thức: Thử tài trong ngày lễ Tiên nương 2. Lang Liêu được nối ngôi: + Chàng là người thiệt thòi nhất + Sống gần gũi với dân thường + Hiểu được ý thần + Làm ra được hai thứ bánh hợp ý vua. + Nối được chí vua 3. ý nghĩa + Giải thích nguồn gốc hai loại bánh + Đề cao nghề nông III. Tổng kết : SGKT12 IV. Luyện tập Cho biết phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết. Trong truyện em thích chi tiết nào nhất? Vì sao? Hãy thử đóng vai Lang Liêu kể lại ngắn gọn chuyện “Bánh chưng, bánh giầy”. Chú ý : Trong khi kể chuyển ngôi thứ 3 sang thứ 1 + Truyện cổ nên không xưng “tôi” mà xưng “ ta” + Phải nắm chắc các sự kiện chính để kể + Học sinh trình bày, các bạn nhận xét E. hướng dẫn học Ghi nhớ, kể chuyện Từ, cấu tạo từ Tiết 3 Ngày soạn: 15/08/2009 Ngày dạy: 22/08/2009 Bài 1 Từ và cấu tạo từ của từ tiếng Việt A.mục tiêu cần đạt Giúp học sinh hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt. + Khái niệm về từ + Đơn vị cấu tạo từ + Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy ) B. Chuẩn bị : -Bảng phụ C. khởi động 1. Kiểm tra : Chuẩn bị bài 2. Bài mới : d. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên v à học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1:lập danh sách từ và tiếng trong câu Học sinh kẻ vở + Đếm số lượng từ và tiếng + Kẻ bảng vào vở điền theo yêu cầu của giáo viên. à Theo mẫu phần 2 + Từ khác tiếng như thế nào? ( Tiếng dùng để tạo từ, từ dùng để đặt câu) Hoạt động 2:Phân tích đặc điểm của từ Theo em, từ là gì ? Cho các tiếng sau: Chọn từ thích hợp để đặt câu: Nhà, làng, phố, phường, em, sông Hồng, Đà, Lam, phong cảnh, rất, vô cùng, cạnh, tươi đẹp, cảnh vật, nằm. Ví dụ : Làng em nằm cạnh sông Hồng phong cảnh rất tươi đẹp Hoạt động 3 : phân loại các từ Em hiểu thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức? Tìm 5 từ đơn, 5 từ phức Có những loại từ phức nào ? Hoạt động 4: hệ thống hoá kiến thức Giáo viên chốt lại kiến thức đã học bằng những nội dung nêu trong mục ghi nhớ Hoạt động 5 : Luyện tập I. Tìm hiểu bài : 1. Ví dụ : Bài tập 1.SGK Thần/ dạy / dân/ cách / trồng trọt / chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở/ Nhận xét: Có 9 từ - 11 tiếng Cấu tạo + Có từ 1 tiếng + Có từ hai tiếng II. Bài học : 1. Từ là gì ? - Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 2. Phân loại từ: a. Từ đơn: Chỉ gồm một tiếng b. Từ phức : Gồm hai tiếng trở lên + Từ ghép: Các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa + Từ láy: Các tiếng láy âm nhau Ghi nhớ : SGK III. Luyện tập Bài 1 : Gọi 1 học sinh lên bảng, còn lại làm bài vào vở, sau đó các bạn khác nhận xét, bổ sung Từ Kiểu cấu tạo từ Từ ngữ thay thế Nguồn gốc Từ ghép Nguồn cội, tổ tiên, gốc gác, nòi giống, gốc rễ Bài 2 : Thảo luận theo nhóm nhỏ : Cách cấu tạo a. Theo giới tính ( Nam trước, nữ sau) Ông bà, cha mẹ b. Theo thứ bậc ( Trên trước, dưới sau) Ông cháu, con cháu Bài tập 5 : Thảo luận, cử học sinh làm nhanh lên bảng a. Tả tiếng cười : ha hả, khanh khách, hi hí, hô hô, nhăn nhở, toe toét, sang sảng, khúc khích, sằng sặc b. Tả tiếng nói : khàn khàn, ông ổng, lè nhè, léo nhéo, oang oang, sang sảng, trong trẻo, thỏ thẻ c. Tả dáng điệu : đủng đỉnh, nghênh ngang, khệnh khạng E.Hướng dẫn học Từ là gì? Phân biệt từ đơn, từ phức Làm bài tập còn lại Cho tiếng “ làm” tạo thành 5 từ đơn, 5 từ phức. Chuẩn bị bài sau Tiết 4 Ngày soạn: 17/08/2005 Ngày dạy: 22/08/2009 Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt A. mục tiêu: - Huy động kiến thức của học sinh về các loại văn bản mà học sinh đã biết - Hình thành sơ bộ các khái niệm văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt B. chuẩn bị : Các loại văn bản khác nhau C. khởi động 1. Kiểm tra : Chuẩn bị bài của học sinh 2. Giới thiệu bài mới : Đây là tiết học mở đầu cho chương trình TLV THCS có nhiệm vụ giới thiệu chung về văn bản, các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt . d. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học hoạt động của giáo viên và học sinh nội dung cần đạt HĐ1 + Học sinh lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi ở mục 1 a. Nói viết cho người ta biết b. Có thể nói 1 từ, 1 câu hay nhiều câu c. Câu ca dao là một lời khuyên gồm 2 câu : câu chủ đề : Giữ chí cho bền câu 2 : Giải thích rõ thêm giữ chí cho bền là gì ? d, e: đều là văn bản vì có mục đích thông tin của nó + Văn bản là gì? + Học sinh đọc bảng phân loại trong SGK + Theo em căn cứ vào đâu mà người ta chia thành 6 kiểu văn bản? ( mục đích giao tiếp ) + Làm bài tập SGK (T17) Hoạt động 2: Luyện tập I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt 1. Văn bản và mục đích giao tiếp a. BT1 (a, b) SGK Nhận xét : + Khi nói hay viết có thể dùng 1 từ, một câu hay nhiều câu + Nói hay viết phải có đầu có đuôi b. BT 1c: + Câu ca dao viết ra để khuyên răn nhắc nhở : Giữ chí cho ... bụng - Anh ấy tốt bụng 2) Chỉ ra các lỗi dùng từ và sửa lại cho đúng(2đ) - Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kì. - Trong tiết trời giá buốt, trên cánh đồng làng, đâu đó đã điểm xiết những nụ biếc đầy xuân sắc. 3) Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật cá vàng trong truyện cổ tích”Ông lão đánh cá và con cá vàng” có dùng các từ: “tưởng tượng,” “tượng trưng” 4) Câu thưởng điểm:1 đ Nêu một số nghĩa chuyển của các từ: nhà, ăn, chơi và đặt câu Củng cố, hướng dẫn: Chuẩn bị cho tiết trả bài số 2 Xem lại đề bài Dàn ý bài viết Tiết 47 Trả bài làm văn số 2 A. Mục tiêu Học sinh nắm được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình và biết cách sửa chữa Củng cố một bước về cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn và bố cục một câu chuyện về kỉ niệm B Tiến trình 1 ổn định 2 Trả bài HĐ1 I. Đề bài: Kể một kỉ niệm về tuổi ấu thơ làm em nhớ mãi Học sinh đọc lại yêu cầu HĐ2 II. Nhận xét chung Ưu: -Xây dựng các sự việc -Kể lại câu chuyện có nhân vật theo một diễn biến -Các câu chuyện có ý nghĩa Nhược: - Diễn đạt ở nhiều bài còn yếu, lặp từ, câu dài - Vă n không có nhiều yếu tố cảm xúc HĐ 3 III. Chữa các lỗi sai 1 Lỗi chính tả: trai sạn, rỗng tuêch, tâm chí 2 Lỗi từ: Tiếng gió nhè nhẹ thổi vào vách ngói. Em cũng vậy, đã có một lần em mắc lỗi, lần mắc lỗi đó đã trở thành một kỉ niệm đối với em. Lần đó chỉ vì tính ích kỉ mà em đã làm cho bạn em sau đó bị ốm. Những chú chim đứng vào cành cây trú mưa. Mái tóc cô đen nhánh mềm mại như dải lụa đào. Tính ích kỉ của tôi lại vang lên. 3. Lỗi câu: Khi bạn ấy sinh nhật xong Mở chiếc ví ra, chao ôi bao nhiêu là tiền em nghĩ chắc ai đánh rơi đây, cầm chiếc ví trong tay, em đi về nhà đút vào ngăn kéo tủvà nghĩ rằng với số tiền như thế thì mua đủ thứ đồ chơi mới. HĐ4: Xây dựng dàn ý khái quát 1 Mở bài: Tên kỉ niệm- thời gian- địa điểm. 2 Thân bài: Diễn biến các sự việc. 3 Kết bài: Sự việc kết thúc. Tiết 48 Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh - Hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự, sửa những lỗi chính tả phổ biến. - Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn ý - Thực hành lập dàn bài B. tiến trình 1 ổn định 2 Kiểm tra 3 Giới thiệu: Kể chuyện đời thường là kể về những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hoặc lạ, nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nào đó. Một trong những yêu cầu hàng đầu của kể chuyện đời thường là nhân vật và sự kiện phải hết sức chân thực, không nên bịa đặt, thêm thắt tuỳ ý. I. Đề bài văn tự sự- kể chuyện đời thường Đề a,b,c,d,e,g 1 Đề d -Yêu cầu: tự sự(loại chuyện đời thường) -Nội dung:đổi mới ở quê em -Giới hạn: quê em 2. Đề b - Yêu cầu:tự sự -Nội dung: người thân của em - Giới hạn: không có II. Các bước xây dựng bài văn tự sự Đề bài: kể chuyện về ông của em 1. Tìm hiểu đề -TL: tự sự( kể chuyện đời thường -Nội dụng: kể chuyện về ông(kể hình dáng, tính tình, phẩm chất, sự việc...) 2. Dàn bài a Mở bài: Giới thiệu ông b Thân bài: ý thích củaông ông yêu các cháu c Kết bài: ông yêu các cháu 3. Viết bài hoàn chỉnh 4.Bài viết tham khảo: SGK Chú ý: Khi kể cần nêu đặc điểm nhân vật phù hợp với lứa tuổi,có tính cách, có ý nghĩ riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ... III. Luyện tập Lập dàn ý cho đề bài sau:Kể về một người thân của em(bố, mẹ, ông, bà, anh, chị,...) Giáo viên hướng dẫn học sinh lập theo các bước Chú ý: Dàn ý: 1. Mở bài Giới thiệu chung về gia đình: đầm ấm, hạnh phúc.. Giới thiệu người thân: em yêu quý, kính trọng nhất 2. Thân bài: Hình dáng: tuỳ từng người để nêu phù hợp VD:ông lưng còng, da nhăn nheo nhưng còn khoẻ bố mẹ: nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, vững vàng.... em: hồn nhiên, lập bập... Tính cách: điềm đạm, dịu dàng, tốt bụng, nghiêm khắc... Kỉ niệm, sự việc liên quan đến bản thân người viết Củng cố, hướng dẫn -Xem lại các đề bài -Chuẩn bị viết bài làm văn số 3 Đề 1: Kể về người bạn thân nhất của em Đề 2: Kể về những người thân trong gia đình Đề 3: Kể về một chuyến thăm quê Tuần 13 Tiết 49 – 50 Viết bài làm văn số 3 A. Mục đích yêu cầu: -Học sinh biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa - Biết viết bài có ý nghĩa đúng chính tả, ngữ pháp - Giáo viên kiểm tra được khả năng nhận thức, diễn đạt của học sinh B. Đề bài: Hãy kể về một người thân của em. Tiết 51 Treo biển- lợn cưới- áo mới A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu thế nào là truyện cười Hiểu nội dung, ý nghĩa nghệ thuật gây cười trong hai chuyện Lợn cưới áo mới và Treo biển B Tiến trình bài dạy 1 ổn định 2 Kiểm tra Kể lại chuyện và nêu ý nghĩa 3 Bài mới Giới thiệu rừng cười dân gian Việt Nam. Tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu Học sinh đọc chú thích Học sinh đọc truyện Treo biển Nội dung tấm biển treo ở cửa hàng có mấy yếu tố Chỉ ra nội dung vai trò của từng yếu tố đó Theo em có thể thêm hay bớt yếu tố nào ở tấm biển đó không?Vì sao? Nếu sự việc chỉ có vậy thì đã thành truyện chưa? Có mấy người góp ý về cái biển Nhận xét gì về từng ý kiến (ý kiến từng người đều có lí nhưng không nghĩ đến mối quan hệ của nó với từng yếu tố- mỗi người chỉ nghĩ đến một số thành phần của câu quảng cáo) + Qua truyện Treo biển, em hiểu gì về nghệ thuật truyện cười (ngắn gọn, khai thác biểu hiện trái tự nhiên) Đọc ghi nhớ sgk Làm câu 1,2 SBT Học sinh đọc truyện- kể lại chuyện Của đem khoe là những vật như thế nào +Cách khoe của ở đây có gì đáng chú ý? Lợn sổng- hỏi lợn cưới Anh có áo mới người ta hỏi lợn lại giơ áo mới Phân tích cái đáng cười trong hành động của hai nhân vật này Câu chuyện có ý nghĩa gì Đọc ghi nhớ: SGK A.Định nghĩa truyện cười SGK(chú thích *) Có hai loại: - mua vui (hài hước) - phê phán( châm biếm) B. Tìm hiểu các truyện I. Treo biển 1. Đọc- tìm hiểu chung 2. Phân tích a. Nội dung của tấm biển ở đây có bán cá tươi Có 4 yếu tố cần thiết cho quảng cáo: + ở đây: địa điểm + có bán: hoạt động + cá: mặt hàng + tươi: chất lượng b. Người góp ý: Những người góp ý chỉ quan tâm đến một số thành phần quảng cáo mà không thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của thành phần khác - Người nghe góp ý(chủ hàng) không suy xét, không có chủ kiến, thực hiện như một cái máy c ý nghĩa + truyện hài hước tạo tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến + Có ý thức về chủ kiến, phải biết tiếp thu chọn lọc ý kiến của người khác 3. Ghi nhớ: SGK 4. Luyện tập: cách dùng từ II. Lợn cưới áo mới 1. 1. Đọc- tìm hiểu chung 2. Phân tích a. Nội dung + Của đem khoe là những thứ bình thường hàng ngày + Cách khoe của: Anh có lợn khoe trong tình huống không thích hợp Anh có áo mới kiên nhẫn quá đáng, lố bịch + Cái đáng cười Cười vì hành động và ngôn ngữ của nhân vật Của chẳng đáng là bao b. ý nghĩa Phê phán tính khoe của,một tính xấu rất phổ biến trong xã hội 3. Ghi nhớ: SGK 4. Luyện tập: Học sinh làm bài tập 1,2 SBT ĐọcĐẽo cày giữa đường Củng cố, hướng dẫn Nhắc lại ý chính trong định nghĩa truyện cười Chuẩn bị bài sau: Số từ và lượng từ Tiết 52 Số từ và lượng từ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ Biết dùng số từ và lượng từ khi nói, viết B Tiến trình bài dạy 1 ổn định 2 Kiểm tra Trong câu sau có mấy cụm danh từ Ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa và mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ 3 Bài mới Những từ: một, mấy...: số từ và lượng từ Đọc VD: SGK Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào. Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì? Những từ nào bổ sung ý nghĩa về số lượng: vị trí Từ bổ sung ý nghĩa thứ tự đứng ở vị trí nào Từ “đôi” không phải số từ vì mang ý nghĩa đơn vị. Sau một, đôi không thể sử dụng danh từ đơn vị VD: một trăm con trâu một đôi con trâuà không Đọc VD- SGK -Những từ in đậm có gì giống và khác số từ + Giống: đứng trước danh từ + Khác: số từ: chỉ số lượng hoặc thứ tự lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều + Lượng từ có thể chia thành mấy loại(căn cứ vào cấu tạo của cụm danh từ ) I. Số từ 1. VD: SGK a. hai chàng, một trăm ván một trăm nệp, chín ngà, chín cựa, chín hồng mao, một đôi à đứng trước danh từ, bổ sung về số lượng b Hùng Vương thứ sáu: đứng sau danh từ,bổ sung về thứ tự 2. Nhận xét a. Bổ sung ý nghĩa về số lượng, thứ tự cho danh từ: số từ b. Vị trí: - Chỉ số lượng: đứng trước danh từ - Chỉ thứ tự: đứng sau danh từ c. Phân biệt: Số từ và danh từ đơn vị - đôi, tá, cặp, chục Ghi nhớ: SGK tr 184 II. Lượng từ 1. Ví dụ: SGK các hoàng tử, cả mấy vạn tướng lĩnh, những kẻ thua trận 2. Nhận xét a. Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật: lượng từ b. Có 2 nhóm - ý nghĩa toàn thể: cả, tất thảy, tất cả... - ý nghĩa tập hợp hoặc phân phối: mọi mỗi, các... * Ghi nhớ: SGK 129 III Luyện tập Bài số 1: Số từ chỉ số lượng: một, hai, ba, năm... Số từ chỉ thứ tự: (canh) bốn, (canh) năm Bài số 2: So sánh “từng”, “mỗi” + Giống: tách ra từng sự vật, từng cá thể + Khác: Từng: mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác Mỗi: nhấn mạnh, tách riêng. Tuần 14 Kể chuyện tưởng tượng A. Yêu cầu cần đạt Giúp học sinh hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự Điểm lại một số bài tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tượng trong một số bài văn B. Tiến trình bài dạy 1. ổn định 2. Kiểm tra Cách xây dựng bài văn kể chuyện đời thường Kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo khác nhau ở điểm gì 3 Bài mới Theo em hiểu thế nào là truyện tưởng tượng Học sinh đọc ghi nhớ I.Tìm hiêủ chung về kể chuyện tưởng tượng 1 Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng + Những chi tiết có thật: các bộ phận chân tay Miệng không ăn, chân tay rã rời Miệng chỉ ăn, các bộ phận khác phải làm việc + Chi tiết tưởng tượng: nói tiếng người tị nhau chống lại hoà thuận + Mục đích: thể hiện tư tưởng phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau 2 Lục súc tranh công + Tóm tắt + Yếu tố tưởng tượng” Sáu con gia súc nói tiếng người Sáu con kể công, kể khổ + Yếu tố thật: Cuộc sống và công việc của mỗi giống vật + Mục đích tưởng tượng nhằm thể hiện tư tưởng: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người không nên so bì nhau II. Ghi nhớ: SGK tr. 133 III. Luyện tập Bài số 1 Đọc bài văn “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” Tóm t ắt Chỉ ra yếu tố tưởng tượng Mục đích ý nghĩa Bài số 2 Làm bài 1 SGK Hướng dẫn Về nhà chuẩn bị các bài trong SGK, mỗi tổ chuẩn bị 1 đề Soạn bài sau: Ôn tập truyện dân gian
Tài liệu đính kèm: