Giáo án môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Ngũ Lão

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Ngũ Lão

BÀI 1: VĂN BẢN: CON RỒNG CHÁU TIÊN

TIẾT 1 +2 : ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1. Kiến thức:

- Khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu

-Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong 1 tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước .

2.Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết

-Nhận ra những sự việc chính của tryuện .

-Nhận ra 1 số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện

3.Thái độ:

- Tình cảm yêu kính ông bà tổ tiên, tự hào truyền thống dân tộc.

 

doc 192 trang Người đăng thu10 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Ngũ Lão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy : 17.8.2010
 Bài 1: Văn bản: Con rồng cháu tiên
Tiết 1 +2 : ĐọC – hiểU văn bản
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu 
-Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong 1 tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước .
2.Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết 
-Nhận ra những sự việc chính của tryuện .
-Nhận ra 1 số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện 
3.Thái độ:
- Tình cảm yêu kính ông bà tổ tiên, tự hào truyền thống dân tộc.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
 1) GV : SGV, SGK, tranh - Bức tranh về Lạc Long Quân - Âu Cơ cùng 100 người con chia nhau lên rừng xuống biển. Tranh ảnh về Đền Hùng và đất Phong Châu.
 2) HS: chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
III. Tổ chức dạy và học
1. ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ :
-GV kiểm tra sách vở của HS
3. Bài mới. 
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
-Thời gian :3 phut
-Phương pháp + Kĩ thuật :thuyết trình 
Giới thiệu bài 
Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong thần thoại truyền thuyết kì diệu. Dân tộc kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo : “Con Rồng cháu tiên”
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 2 : Tri giác 
-Thời gian :7 phút
-Phương pháp + Kĩ thuật :đọc diễn cảm
Hoạt động 3 : Phân tích +đánh giá.
-Thời gian :50 phút
-Phương pháp + Kĩ thuật : vấn đáp
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản:
? Em hiểu thế nào là truyền thuyết, kể một số truyền thuyết mà em biết.
Gv nhận xét bổ sung.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các mặt và sự kiện lịch sử.
Gv đọc mẫu hướng dẫn học sinh đọc.
Gv nhận xét H/s đọc
Gv gọi H/s đọc chú thích khó, giải thích (1, 2, 3, 4,5..)
? Văn bản: Con Rồng cháu Tiên được chia làm mấy đoạn.
? Nội dung chính của từng đoạn.
? Có em nào có cách chia khác lí giải vì sao.
Gv kết luận chia ba đoạn.
? Truyện có mấy nhân vật chính, đó là nhân vật nào.
? Truyện kểt về những sự việc gì.
? Lạc Long Quân là ai, hình giáng của LLQ được miêu tả như thế nào.
? Nhận xét về tài năng của LLQ.
Gv kết luận: LLQ là một vị thần tài đức vẹn toàn, được mọi người yêu quý.
? Hình ảnh bà Âu Cơ được miêu tả với những tính chất kì lạ, đẹp đẽ nào.
? LLQ kết duyên cùng Âu Cơ đó là những vẻ đẹp nào của thần tiên được hoà hợp.
? Theo em qua mối duyên tình này người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc.
? Truyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ.
? Theo em chi tiết mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm con có ý nghĩa gì.
Gv kết luận: Từ trong cội nguồn dân tộc ta đã là một khối thống nhất.
Hoạt động 4:Đánh giá 
-Thời gian :5 phút
-Phương pháp + Kĩ thuật : nhóm
? LLQ và Âu Cơ đã chia con như thế nào.
? Vì sao cha mẹ lại chia con theo hai hướng: lên rừng xuống biển.
Gv cho H/s thảo luận.
? Nửa cuối truyện cho ta biết thêm điều gì về XH phong tục tập quan của người Việt cỏ xưa.
Gv khái quát.
? ý nghĩa của truyện CRCT.
? Tìm các chi tiết hoang đường kì ảo trong truyện nêu vai trò của nó. 
H/s đọc chú thích SGK trang 7. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thường có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo.
H/s lấy VD
2 H/s đọc văn bản
1 H/s kể lại truyện
Khôi ngô: Vẻ mặt thông minh đẹp đẽ.
Tập quán: Thói quen của một địa phương được mọi người làm theo.
Đ1:Từ đầu đến Long trang: việc kết hôn của LLQ và Âu Cơ.
Đ2:Tiếp đến ...lên đường: việc sinh con và chia con của LLQ và Âu Cơ
Đ3: Còn lại: Sự trưởng thành của các con LLQ và Âu Cơ.
2 nhân vật LLQ và Âu Cơ
Truyện kể về LLQ kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra bọc 100 trứng, nở thành 100 con.
LLQ là một vị thần con trai của thần Long Nữ.
Hình dáng: mình rống, sống dưới nước.
Tài năng : sức khoẻ phi thường có công với nhân dân về nhiều mặt diệt trừ yêu quái, giúp dân làm ăn.
- Nguồn gốc cao quý : thuộc dòng dõi tiên, họ thần Nông nhan sắc tuyệt trần, bà thích đi du ngoạn nhiều nơi ...
H/s thảo luận.
Dân tộc ta có nguồn gốc cao quý, thiêng liêng.
Sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khẻo đẹp.
H/s thảo luận nhóm.
Từ đồng bào có nghĩa cùng bào thai, mọi người trên đất nước ta cùng chung nguồn gốc => giống nòi cao quý thiêng liêng.
50 con theo mẹ lên núi.
50 con theo cha xuống biển.
Vì Rồng quen sống ở nước nòi Tiên quen sống ở non cao.
Người con trai trưởng của LLQ và Âu Cơ lên làm vua gọi HV có tục truyền ngôi cho con trưởng => XH còn sơ khai.
H/s thảo luận.
2 H/s đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung.
- Khái niệm truyền thuyết (SGK trang 7)
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc tìm hiểu chú thích
2. Bố cục: gồm 3 đoạn.
Đ1:Từ đầu đến long trang
Đ2:Tiếp đến ...lên đường
Đ3: Còn lại.
3. Phân tích
a. Giải thích cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
- Lạc Long Quân: là con thần Biển có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch, diệt yêu quái giúp dân.
Âu Cơ: là con thần Nông sinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ.
Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con trai => Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra.
b. Ước nguyện muôn đời của dân tộc Việt Nam.
- 50 người con theo mẹ lên núi 50 theo cha suống biển => Đất nước được mở rông về hai hướng: Rừng và Biển.
- Tên nước đầu tiên là Văn Lang trải qua nhiều triều đại Hùng Vương.
III. Tổng kết.
Nội dung
Nghệ thuật
Ghi nhớ:(SGK trang8)
4, Củng cố 
Hoạt động 5 :Củng cố +luyện tập 
-Thời gian :7 phút
-Phương pháp + Kĩ thuật : Đọc diễn cảm .
Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Học sinh đọc phần đọc them SGK trang 9
- Em có nhận xét gì về nguồn gốc của dân tộc Việt nam.
5.Hướng dẫn về nhà
)
- Học bài làm bài tập 1 SGK
- Tập kể truyện Con Rồng cháu tiên trong vai kể của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Soạn bài: Bánh chưng bánh giày.
 ______________________________________________________________
Ngày dạy:17.8.2010
 Văn bản
Bánh chưng bánh giầy
(Hướng dẫn đọc thêm)
I. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức:
-Nhân vật và sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyêng thuyết .
-Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong 1 tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương .
-Cách giải thích của người Việt cổ về 1 phong tục và quan niệm đề cao lao động ,đề cao nghề nông -1 nét đẹp văn hoá của người Việt. 
2.Kĩ năng:
- Đọc hiểu 1 văn bản thuộc thể loạ truyền thuyết .
-Nhận ra những sự việc chính trong truyện . 
3.Thái độ:
- Tình cảm yêu kính ông bà tổ tiên, tự hào truyền thống dân tộ
II. II. Chuẩn bị của thầy và trò:
-GV: SGV, SGK, tranh 
-HS: chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
III. Tổ chức dạy và học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
a,Truyền thuyết là gì?
A. Những câu chuyện hoang đường
B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đén các skiện, nvật lsử của 1 dtộc.
C. Lsử dtộc, đất nước được p/ánh chân thực trong các câu chuyện về 1 hay nhiều nvật lsử.
D. Cuộc sống hthực được kể lại 1 cách nghệ thuật.
b, ý nghĩa truyện Con rồng cháu tiên?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài 
Mỗi khi tết đến, xuân về, người Việt Nam chúng ta lại nhớ tới câu đối quen thuộc và rất nổi tiếng.
Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”
Bánh chưng và bánh giày là hai thứ bánh không những rất ngon, rất bổ không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của dân tộc Việt Nam mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa, lí thú. Các em có biết hai thứ bánh ấy bắt nguồn từ một truyền thuyết nào từ thời vua Hùng ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Gv nêu một vài đặc điểm của truyền thuyết.
Truyện này gắn với giai đoạn lịch sử của các vua Hùng.
GV hướng dẫn H/s đọc.
GV đọc mẫu.
GV nhận xét cách đọc của H/s.
GV cho H/s giải thích chú thích.
Gv giải thích: Từ khó 4, 5, 9, 12,...
? Văn bản có thể được chia thành mấy đoạn, nội dung của từng đoạn là gì.
? Khi về già vua Hùng có nguyện vọng gì.
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào điều kiện và hình thức thực hiện.
? Em thử bàn luận về điều kiện và hình thức truyền ngôi của Hùng Vương. ý nghĩa đổi mới và tiến bộ đối với đương thời.
GV cho H/s thảo luận nhóm.
Gv cho H/s đọc đoạn: “Các Lang ai cũng muốn ... Tiên Vương”
? Việc các Lang đua nhau tìm lễ vật thật quý, thật hậu chứng tỏ điều gì.
GV kết luận: ý của Vua là gì, chí của Vua là gì các Lang không đoán được => càng làm cỗ hậu càng xa vời ý Vua.
? Lang Liêu tuy cũng là lang nhưng khác với các lang ở điểm nào. Vì sao Lang Liêu buồn nhất.
? Vì sao thần chỉ mách giúp Lang Liêu.
GV => từ những điều thần gợi ý lang Liêu làm bánh rất ngon, độc đáo, bánh chưng, bánh giầy => chứng tỏ Lang Liêu rất thông minh và khéo tay.
? Tại sao Vua Hùng chấm cho Lang Liêu được nhất. Chi tiết Vua nếm bánh và ngẫm nghĩ rất lâu có ý nghĩa gì.
? Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy ăn tết có từ bao giờ.
? Giải thích ý nghĩa của phong tục này.
? Truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có ý nghĩa những gì.
Gv hướng dẫn H/s làm BT1 
H/s nhắc lại khái niệm trường thuyết.
2 H/s đọc văn bản.
1 H/s tóm tắt truyện.
1 H/s kể một lần.
Long: con của vua.
Chứng giám : Soi xét và làm chứng.
Đoạn 1: Giới thiệu vua Hùng và câu đố của nhà vua.
Đoạn 2: Lang Liêu được thần mách bảo làm bánh.
Đoạn 3: Lang Liêu thắng cuộc giải thích tục làm bánh chưng, bánh giày.
Là muốn truyền ngôi cho con.
Hoàn cảnh: Vua già, giặc đã dẹp yên các con đông.
Hình thức: thử thách nhân ngày lễ tiên vương các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý ta...
Vua Hùng không truyền ngôi theo lệ từ trước: truyền ngôi cho con trưởng. Vua chú trọng tài chí hơn là trưởng thứ.
Chọn lễ tiên vương để các lang dâng lễ vật => đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên, trời đất.
H/s thảo luận.
Hình thức vua Hùng thử tài các con giống như ra một câu đố để tìm người tài giỏi thông minh, hiểu được ý mình.
H/s đọc đoạn “Người buông nhất ... hình tròn” 
Lang Liêu nghèo, không được Vua ưu ái, không kiếm được lễ vật nhhw anh em, chàng cho rằng mình không làm tròn chữ hiếu.
H/s thảo luận.
Thần mách bảo lang Liêu ví đó là nhân vật mồ côi, bất hạnh...
Thần không làm hộ mà gợi ý mách bảo. Lang Liêu phải suy nghĩ hoạt động => tự lực 
=> Tài năng sáng tạo của Lang Liêu.
Lễ vật của Lang Liêu vừa lạ, quen, nếm thử mùi vị ngon lành, béo, đậm đà của hai thứ bánh, Vua ngẫm nghĩ lâu để thưởng thức vị ngon của bánh, về tình cảm, nhân cách của đứa con trai nghèo.
H/s thảo luận.
H/s đọc yêu cầu bài tập 1.
H/s  ... 
VD : Sách, bút, tổ quốc,...
(từ đơn, từ phức)
Từ đơn là từ chỉ có một tiếng
Từ phức là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng.
- Từ ghép : Là kiểu từ phức được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
VD : Công nhân, giáo viên, kĩ sư...
Từ láy là kiểu từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng tạo nên chúng.
Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. 
ND đó có thể phản ánh sự vật, hoặc tính chất hoạt động quan hệ...
Con mắt : nghĩa gốc
Mắt na : nghĩa chuyển
Học sinh nêu khái niệm.
VD : 1,2, nhà cửa...
Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài...
Thăm quan -> tham quan.
Truyện dân gian.
Yếu điểm : dùng với nghĩa nhược điểm.
Danh từ là những từ chỉ người vật, hiện tượng khái niệm.
DT thường làm chủ ngữ trong câu
Khi làm VN, danh từ có từ là đứng trước. 
DT chỉ sự vật, đơn vị.
DT chung, riêng.
ĐT là những từ chỉ trạng thái hành động của sự vật.
ĐT thường kết hợp với : đã, sẽ, đang.
TT là từ chỉ đặc điểm, tính chất, miêu tả của sự vật...
VD : xanh đỏ, tím, cao thấp.
TT thường làm VN trong câu.
Số từ : 2,9,10, nhất, nhì.
Lượng từ : cả, những, mỗi.
Chỉ từ : này, kia, đó, nọ...
Cụm danh từ là một laọi tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành.
Cụm động từ gồm 3 bộ phận Phần trước, TT, phần sau.
Cụm TT là một laọi tổ hợp từ do TT và một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thành.
H/s viết đoạn văn.
H/s tình bầy.
1.Cấu tạo từ.
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng đặt câu.
Từ ---- Từ đơn
 Từ phức --- Từ ghép
2. Nghĩa của từ.
- Nghĩa gốc : xuất hiện từ đầu.
- Nghĩa chuyển : được hình thành từ nghĩa gốc.
3. Phân loại từ về mặt nguồn gốc.
Từ TV gồm hai loại :
Từ thuần Việt, 
Từ mượn : mượn các ngôn ngữ khác, từ mượn tiếng Hán.
4. Lỗi dùng từ .
- Lỗi lẫn lộn các từ gần âm.
- Lỗi lặp từ.
- Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
5. Từ loại
a. Danh từ.
DT chỉ sự vật, đơn vị, danh từ chung, danh từ riêng.
b. Động từ.
Khái niệm : SGK
VD : Đi đứng, ăn, học.
c. Tính từ .
VD : Xanh, tốt, đẹp, cần cù...
d. Số từ.
e. Lượng từ.
g. Chỉ từ.
6. Cụm từ
a. Cụm DT
VD : Ba con trâu đực
b. Cụm động từ.
VD : Sẽ đi du lịch
c. Cụm TT
VD : Rất tốt với bạn bè
7. Bài tập.
4, Củng cố
Hoạtđộng5 :Củng cố + luyện tập.
-Thời gian :22 phút
-Phươngpháp+Kĩ thuật :vấn đáp +nhóm+phiếu học tap
 Hướng dẫn luyện tập.
Gv khái quát lại bài giảng.
ở mỗi đơn vị kiến thức H/s lấy được VD và làm được bài tập.
Vận dụng kiến thức đã học khi viết văn.
5.Hướng dẫn về nhà.
Tự ôn tập tiếp kiến thức đã học.
Làm tiếp các bài tập.
Chuẩn bị tốt để KTHK I.
_______________________________________________________
Ngày dạy:
Tuần 17
Tiết 67 + 68 kiểm tra học kỳ I
A/ Mục tiêu bài học:
- Bài kiểm tra nhằm đánh giá được học sinh ở những phương diện sau:
+ Đánh giá khả năng nhận thức của học sinh về môn Ngữ Văn trong học kỳ I.
+ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá, suy luận lô gích vấn đề trên cơ sở kiến thức đã học.
+ Định hướng học tập môn Ngữ văn ở học kỳ II để đạt kết quả tốt hơn.
B, Chuẩn bị
GV: Ra đề.
H/s ôn tập lại những kiến thức đã học trong kì I.
C, Các bước lên lớp 
1,ổn định tổ chức:(1 phút )
Lớp : 6A
Lớp : 6B....
2, Kiểm tra bài cũ:( 0phút )
3, Kiểm tra: ( 86 phút )
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
1.Truyện truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào ?
A. Có yếu tố kì ảo.
B. Có yếu tố hiện thực.
Có cốt lõi là sự thật lịch sử.
Thể hiện thái độ của nhân dân.
2.Trong 4 cách chia từ loại từ phức sau, cách nào đúng nhất ?
Từ phức và từ đơn.
Từ ghép và từ láy.
Từ phức và từ láy.
Từ phức và từ ghép.
3.Bộ phận mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì ?
Tiếng Nga. 
Tiếng Anh.
 C. Tiếng Pháp.
 D. Tiếng Hán.
4.Phần kết luận trong bài văn tự sự có ý nghĩa gì ?
A. Kể diễn biến sự việc.
B. Kể kết cục sự việc.
C. Nêu ý nghĩa bài học.
D. Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. 
5.Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại ?
 A. Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 B. Thầy bói xem voi; ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
 C. Cây bút thần; Sọ Dừa; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
 D. Sự tích Hồ Gươm; Em bé thông minh; Đeo nhạc cho mèo.
6.Nhận xét nào đúng về kể chuyện tưởng tượng sáng tạo ?
A. Dựa vào một câu chuyện cổ tích rồi kể lại. 
B.Tưởng tượng và kể câu chuyện có lôgíc tự nhiên và có ý nghĩa.
 C. Kể lại câu chuyện đã được học trong sách vở.
 D. Nhớ và kể lại một câu chuyện có thật.
7.Trong câu “Một ngày, 2 ngày, rồi 3 ngày cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời”, từ “bọn” thuộc loại từ nào ?
A. Danh từ chỉ đơn vị.
B. Động từ.
C. Số từ.
D. Lượng từ. 
8.Mục đích chính của truyện cười là gì ?
 Phản ánh hiện thực cuộc sống. 
Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán.
 C. Đả kích một vài thói xấu.
 D. Nêu ra bài học giáo dục con người.
Phần II. Tự luận ( 6 điểm)
Câu 1. ( 1 điểm).
Điền các chỉ từ: này, đấy, đây, kia vào chỗ trống thích hợp trong các câu sau:
a. Cô ............ cắt cỏ bên sông.
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang ...........
b. Cấy cầy vốn nghiệp nông gia.
Ta .......... trâu ......... ai mà quản công.
Câu 2. (5 điểm).
	Em hãy kể về người bà của em.
Đáp án biểu điểm
II. Đáp án.
Phần I. Trắc nghiệm.
Mỗi đáp án đứng ( 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
C
D
B
A
C
Câu 1. ( 1 điểm)
a. Cô kia cắt cỏ bên sông.
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
b. Cấy cầy vốn nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Câu 2. ( 5 điểm)
MB: Giới thiệu chung về bài, công việc, tình cảm của bà với mọi người trong gia đình. 
TB: Kể về công việc hàng ngày của bà...
Những việc bà làm, giúp đỡ người khác.
Sở thích của bà, những thú vui trong công việc,...
KB: Tình cảm suy nghĩ của em với bà.
4.Củng cố : ( 2 phút )
 GV nhận xét giờ kiểm tra.
 GV thu bài ,đếm bài
5.Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
Xem lại đề bài.
Đọc bài “Chương trình ngữ văn địa phương”. 
______________________________________________
Ngày dạy:
chương trình ngữ văn địa phương
phần văn học
I. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức 
- Một số truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hoá dân gian của địa phương 
2. Kỹ năng :
- Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu ,biểu diễn 1 trò chơi dân gian hoặc sân khấu hoá 1 truyện cổ dân gian đã học .
II. Chuẩn bị:
	- G. và H. sưa tầm, ghi chép 1 số câu truyện DG địa phương.
III. Thực hiện 
A. ổn định lớp:
B. Kiểm tra:
C. Bài mới.
*Giới thiệu bài
* Tiến trình bài giảng
?
Em đã học n2 truyện DG nào? trong CT ngữ văn 6/tập 1? 
- Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
?
Tìm hiểu qua sách báo hoặc người thân xem quê hương mình có các thể loại đã học ở trên ko? Nếu có, hãy ghi chép lại và nắm chắc ND 1 vài truyện thể hiện rõ mầu sắc địa phương nhất.
?
N2 truyện đó có gì giống ạ truyện DG đã học trong SGK Ngữ văn 6 tập I? 
?
Quê em còn có các SH VHDG nào độc đáo?
- Chọi trâu Đồ sơn: 9/8
- Chơi đu, hát đúm: Thuỷ nguyên.
- Chọi gà, đấu vật, bơi thuyền, hát chèo.
?
Đọc VB sưu tầm và nói rõ nguồn gốc? Ai kể? Từ sách báo nào? 
- Bổ sung, sửa chữa, hiệu chỉnh VB sưu tầm.
II. Trên lớp.
?
?
?
- Giới thiệu rõ t/c' địa phương của VB?
- Viết 1 bài về tài liệu sưu tầm.
G. thu bài về chấm.
Ngày dạy: 
 	 Tiết 71: hoạt động ngữ văn: thi kể chuyện
I. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức 
- Một số truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hoá dân gian của địa phương 
2. Kỹ năng :
- Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu ,biểu diễn 1 trò chơi dân gian hoặc sân khấu hoá 1 truyện cổ dân gian đã học .
II. Chuẩn bị:
	- G. và H. sưa tầm, ghi chép 1 số câu truyện DG địa phương.
III. Thực hiện 
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra:.
3, Bài mới: ( 38 phút )
 I. Chuẩn bị bài ở nhà:
Cho các em tự đăng ký chuẩn bị các chương trình sau:
- Diễn kịch, hoạt cảnh:
Truyện: “Ông lão đánh cá & con cá vàng”
 “Em bé thông minh”.
- Kể chuyện diễn cảm: 
(Cả những truyện dân gian sưu tầm được thông qua dự kiến truyện với cô giáo.)
- Ngâm thơ, đọc thơ, ca dao dân gian, trung đại (sưu tầm thơ Trung đại ở NV7).
- Hát dân ca.
- Ra câu đố về nhân vật, truyện.
- Vẽ tranh: - Thánh Gióng đánh giặc Ân.
 - Lang Liêu chuẩn bị bánh lễ Tiên Vương.
* Lưu ý:
- Phần diễn hoạt cảnh phải viết kịch bản, đưa giáo viên xem và duyệt kịch bản.
- Kể chuyện sưu tầm, được cô giáo duyệt trước.
- Có thể vẽ tranh ở nhà hoặc nếu mang đến lớp vẽ thì được cộng thêm điểm.
II. Hoạt động trên lớp:
- Cử người dẫn chương trình.
- Phân công trang trí lớp.
- Cử ban giám khảo, thư ký.
	+ Đại diện mỗi tổ 1 người, không cử trước.
	+ Giáo viên ngữ văn.
- Biểu điểm:
	(Đến phần tiết mục nào, người dẫn chương trình nêu biểu điểm của phần đó.)
- Tiến hành hđ.
- Thư ký tổng hợp điểm.
- Tuyên dương, phát thưởng.
4.Củng cố : ( 3 phút )
Trong chương trình ngữ văn 6 HKI em thích nhất câu chuyện nào ? Vì sao 
5.Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
Tập kể câu chuyện yêu thích.
 Hoạt động theo nhóm: Tập đóng 1 hoạt cảnh yêu thích.
Tuần 18
Tiết 72 
Trả bài kiểm tra học kỳ I
 Ngày soạn: 5 / 1 / 2008
 Ngày day: ...... / 1 / 2008
A/ Mục tiêu bài học:
- Đánh giá mức độ làm bài, sáng tạo của H/s qua bài kiểm tra HK I.
- Học sinh tiếp tục rèn luyện kĩ năng tự sửa chữa bài viết của bản thân, nhận xét bài viết của bạn.
- Đánh giá năng lực của bản thân, có phương hướng học kỳ II.
B, Chuẩn bị
GV ; Chấm trả bài.
C, Các bước lên lớp 
1,ổn định tổ chức:(1 phút )
Lớp : 6A
Lớp : 6B...
2, Kiểm tra bài cũ:( 0 phút )
3, Bài mới: ( 40 phút )
I .Đề bài
(Như tiết 67, 68)
II. Đáp án.
Phần I. Trắc nghiệm.
Mỗi đáp án đứng ( 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
C
D
B
A
C
Câu 1. ( 1 điểm)
a. Cô kia cắt cỏ bên sông.
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
b. Cấy cầy vốn nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Câu 2. ( 5 điểm)
MB: Giới thiệu chung về bài, công việc, tình cảm của bà với mọi người trong gia đình. 
TB: Kể về công việc hàng ngày của bà...
Những việc bà làm, giúp đỡ người khác.
Sở thích của bà, những thú vui trong công việc,...
KB: Tình cảm suy nghĩ của em với bà.
III. Nhận xét chữa lỗi
Đa số H/s hiểu đề, biết cách làm bài.
	Làm tương đối đúng phần trắc nghiệm.
	Kể chuyện về bà sâu sắc, giầu cảm xúc.
	Phần bài tập điền từ làm chưa chính xác.
	Một số bài tạp làm văn viết còn sơ sài...
4.Củng cố : ( 2 phút )
 GV nhận xét tiết trả bài.
 GV gọi điểm vào sổ.
5.Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
Xem lại đề bài.
Chuẩn bị sách vở học kỳ II.
Soạn bài: “Bài học đường đời đầu tiên”
___________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6 ki I chuan kien thuc ki nang.doc