1Tuần 1 Ngày soạn: 14/ 08/ 2009
Tiết 1 Ngày dạy: 17/ 08/ 2009
Bài 1
Văn bản: CON RỒNG, CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp cho học sinh:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, Cháu Tiên”
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
+ Sgk, bài soạn,
+ Bức tranh đẹp, kì ảo về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 con chia tay
nhau lên rừng, xuống biển;
+ Bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm
- Học sinh: Sgk, vở ghi, vở soạn.
1Tuần 1 Ngày soạn: 14/ 08/ 2009 Tiết 1 Ngày dạy: 17/ 08/ 2009 Bài 1 Văn bản: CON RỒNG, CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp cho học sinh: - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, Cháu Tiên” - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: + Sgk, bài soạn, + Bức tranh đẹp, kì ảo về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 con chia tay nhau lên rừng, xuống biển; + Bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm - Học sinh: Sgk, vở ghi, vở soạn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, chỗ ngồi. 2. Bài cũ: Kiểm tra sgk, vở soạn, vở ghi. 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động Nội dung Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản Gv hướng dẫn học sinh từng đoạn truyện. Đoạn 1: Ngày xưa Long Trang Đoạn 2: Ít lâu sau lên đường Đoạn 3: Người con trưởng cháu Tiên. * Gv cho học sinh đọc thầm và tìm hiểu chú chú thích 1, 2, 3, 5, 7. Sau khi học sinh tìm hiểu chú thích thì Gv yêu cầu các em chú ý thật kỹ vào chú thích Gv nhấn mạnh cho học sinh các ý theo định nghĩa. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản “con rồng, cháu tiên” Gọi một hs đọc lại đoạn mở đầu. H? Hãy tìm những chi tiết trong truyện nói về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ? H? Nguồn gốc và hình dạng của hai nhân vật này có điều gì khác thường không? Hs trả lời gv nhận xét. H? Lạc Long Quân và Âu Cơ đã giúp dân làm những việc gì? Gv sử dụng kênh hình ở sgk để giới thiệu. Hs quan sát H? Em hãy tìm những hình ảnh tưởng tượng, kỳ lạ ở trong truyện?Hs phát hiện H? Em hiểu như thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo? (Không có thật, thần kỳ, lạ thường, hư cấu, hoang đường) H? Ý nghĩa của các chi tiết ấy như thế nào? Hs nêu ý nghĩa hs khác bổ sung gv tổng hợp và nhận xét. H? Nêu ý nghĩa của truyện? Hoạt động 3: Tổng kết Gv yêu cầu 1 học sinh đọc to, rõ cho cả lớp nghe. Gv giải thích thêm. Hoạt động 4: Luyện tập Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập dành cho học sinh giỏi, khá hoặc lớp có học sinh dân tộc. Gv yêu cầu học sinh kể truyện. I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích Khái niệm về truyền thuyết: Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thường có yếu tố kỳ ảo. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN 1. Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ: a. Nguồn gốc và hình dạng: - Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần. - Lạc Long Quân là nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long nữ. - Âu Cơ dòng tiên ở trên núi, dòng họ thần nông dạy loài người trồng trọt và cày cấy. - Lạc Long Quân sức khỏe vô địch. - Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. b. Sự nghiệp mở nước: - Lạc Long Quân diệt trừ yêu quái. - Âu Cơ dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở. 2. Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo: - Cả 2 đều là thần (Lạc Long Quân và Âu Cơ) - Âu Cơ sinh cái bọc 100 trứng nở 100 con - Chia con cái thành các phương. => Ý nghĩa: - Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, của sự kiện. - Thần kỳ hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu vào tổ tiên của mình. - Tăng sức hấp dẫn của câu truyện. 3. Ý nghĩa của truyện: - Giải thích suy tồn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của công người việt. - Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cội nguồn. III. TỔNG KẾT Ghi nhớ: Sgk IV. LUYỆN TẬP Bài 1: - Người Mường có truyện Quả trứng to nở ra con người. - Người Khơ Mú có truyện Quả Bầu Mẹ. Bài 2: - Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản. - Dùng lời văn của mình để kể. - Kể diễn cảm. Lạc Long Quân 4. Củng cố: - Làm bài tập Aâu Cơ Tổ tiên của người Việt là Lạc Long Quân và Aâu Cơ Vua Hùng Con Rồng - Đọc lại phần ghi nhớ. 5. Dặn dò: Về nhà - Làm bài tập số 1, 2, 3 sách bài tập Ngữ Văn - Học thuộc ghi nhớ - Đọc và soạn bài: Bánh chưng và Bánh giầy. Tuần 1 Ngày soạn:15/ 0 8/ 2009 Tiết 2 Ngày dạy: 18/ 08/ 2009 Văn bản: BÁNH CHƯNG VÀ BÁNH GIẦY ( HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp cho học sinh: - Nắm được nội dung, ý nghĩa của chuyện Bánh chưng và bánh giầy - Giáo dục các em yêu quý, tự hào trước nền văn hoá cổ truyền của dân tộc. - Đọc kể tóm tắt truyện. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: + Sgk, bài soạn, tranh ảnh đep; + Bức tranh, ảnh về cảnh nhân dân ta chở lá dong, chở gạo, xay đỗ, gói bánh. + Bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm - Học sinh: Sgk, vở ghi, vở soạn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: - Kể tóm tắt truyện Con rồng, cháu tiên. - Nêu ý nghĩa của truyện. 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:Đọc hiểu văn bản Gv hướng dẫn các em đọc (3 em) từng đoạn. Đoạn 1: Từ đầu chứng giám. Đoạn 2: Các lang hình tròn. Đoạn 3: Đến ngày ngày tết. Gv theo dõi và gọi học sinh nhận xét Chú ý các chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9,12,13. Hoạt động 2: Phân tích văn bản H? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì? Gv tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Đại diện học sinh trả lời H? Vì sao trong các con của vua chỉ có Lang Liêu được giúp đỡ? H? Vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời, đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn để nối ngôi vua? Hs thảo luận nhóm.Đại diện nhóm trả lời. H? Qua những chi tiết trên em hiểu về Lang Liêu là con người như thế nào? H? Hãy nêu ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy? Hoạt động 3: Tổng kết Gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ sgk Hoạt động 4: Luyện tập Hs trao đổi và đưa ra những ý nghĩa khác nhau về phong tục này. Hs có thể yêu thích các chi tiết khác nhau điều quan trọng là giải thích được vì sao? Gv đưa ra 2 chi tiết giúp các em định hướng và giải thích. I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 1. Đọc 2. Tìm hiểu chú thích: II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN 1. Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi - Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã dẹp yên, vua đã già, muốn truyền ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng. - Hình thức: Là một câu đố. 2. Kết quả - Lang Liêu là người con thiệt thòi nhất. - Lang Liêu gần gũi với dân thường. - Hiểu được ý thần và thực hiện được ý thần. => Lang Liêu được thần giúp đỡ. - Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế (Quý trọng nghề nông, hạt gạo) - Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa (Tưởng trời, tưởng đất, tưởng muôn loài) - Hai thứ bánh hợp ý vua cha. => Lang Liêu tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh ra mình. 3. Ý nghĩa - Giải thích nguồn gốc 2 loại bánh. - Đề cao lao động, đề cao nghề nông. III. TỔNG KẾT * GHI NHỚ: Sgk IV. LUYỆN TẬP Câu 1: Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy. Câu 2: Chi tiết thích nhất? Vì sao? -Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo. - Lời vua nói với mọi người về 2 loại bánh. 4. Củng cố: - Hướng dẫn các em làm luyện tập - Đọc ghi nhớ – học thuộc lòng. 5. Dặn dò: - Làm câu 4, 5 bài 1 sách Bài tập Ngữ Văn - Chuẩn bị tiết: Từ và cấu tạo từ Tiếng việt. Tuần 1 Ngày soạn: 17/ 08/ 2009 Tiết 3 Ngày dạy: 20/ 08/ 2009 TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp cho học sinh: - Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt cụ thể là: - Khái niệm về từ. - Đơn vị cấu tạo nên từ (tiếng). - Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy) II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: + Sgk, bài soạn; + Bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm. - Học sinh: Sgk, vở ghi, vở soạn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động Nội dung Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm từ là gì? Gv hướng dẫn học sinh cách tìm từ được phân cách bằng dấu gạch chéo. Hs phát hiện và trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của từ H? Các đơn vị tiếng và từ có gì khác nhau? Mỗi loại đơn vị dùng để làm gì? H? Khi nào 1 tiếng được coi là 1 từ? Hs phát hiện và trả lời. H? Từ là gì? Hs rút ra định nghĩa. Gọi 1 hs đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: Phân biệt từ đơn, từ phức H? Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các từ trong câu vào bảng phân loại. Gv kẻ bảng và yêu cầu học sinh kẻ bảng vào vở. Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm của từ đơn và từ phức. Gv nhấn mạnh nội dung bài học Gọi 1hs nhắc lại -> 1hs đọc ghi nhớ. Hoạt động 5: Luyện tập Bài 1: học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Gv hướng dẫn và gọi học sinh lên bảng làm bài tập. I.TỪ LÀ GÌ? 1. Lập danh sách các tiếng và danh sách các từ trong câu sau: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng/ trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở. (Con rồng, Cháu tiên) Gồm có: 9 từ Gồm có: 12 tiếng 2. Đặc điểm của từ: - Tiếng dùng để cấu tạo từ - Từ dùng để cấu tạo câu - Khi 1 tiếng có thể dùng để cấu tạo câu, tiếng ấy trở thành từ. * Ghi nhớ: Sgk Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. II. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC: 1. Từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ có/ tục/ ngày tết/ làm/ bánh chưng/ bánh giầy. (Bánh chưng, bánh giầy) Bảng phân loại Từ đơn: Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm. Từ láy: Trồng trọt Từ ghép: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh gầy. ... hút nhất đối với em khi vào chợ + Các quầy hàng được sắp xếp như thế nào? (hàng thực thực phẩm, hàng hoa quả, hàng áo quần) + Không khí chung của buổi chợ + Cảnh mua bán tấp nập như thế nào - Phần kết bài: Gây bất ngờ, gọn gàng. - Gv yêu cầu học sinh thảo luận, tìm hiểu yêu cầu của đề: về kiểu bài, về nội dung, hình thức. - Từ dàn ý đã xây dựng giáo viên cho học sinh đối chiếu với bài làm của mình. - Gv cho học sinh đọc 1 - 2 bài làm đạt điểm cao cho lớp nghe để học hỏi. Gv tổng kết và rút ra những điểm cần lưu ý để bài làm lần sau tốt hơn. + Ưu điểm: Một số em đã viết bài văn tưởng tượng trong bài viết có sử dụng hình ảnh so sánh. Có những bài viết có cơ sở thực tiễn. + Tồn tại: Một số em cẩu thả viết sai nhiều lỗi: Chính tả, câu từ, diễn đạt. Kết quả: Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 6c 03 06 11 14 * Củng cố: Yếu tố cần thiết của một bài văn miêu tả là gì? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung. Trước hết là phải biết quan sát rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tưởng, ví von, so sánh . . . để làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật. b. MÔN TIẾNG VIỆT Đáp án Phần trắc nghiệm: 5 điểm Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B Phần tự luận: 5 điểm Câu 1: Yêu cầu viết đúng chính tả khổ thơ dầu trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. * Cho điểm tối đa nếu học sinh viết đúng và sạch, đẹp. Câu 2: Đặt đúng một câu trần thuật đơn có từ là được 0,5 điểm * Tiến hành - Phần trắc nghiệm giáo viên đọc câu hỏi, học sinh nêu đáp án và xem mình có làm đúng hay không. Kết quả: Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 6c 4. Củng cố: Gv gọi điểm, cho điểm vào sổ lớn. 5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài Tổng kết phần văn và tập làm văn. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 35 Ngày soạn: 11/05/2008 Tiết 137 Ngày dạy: 14/05/2008 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: - Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt lớp 6; - Biết nhận diện các đợn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn, câu ghép, . . . so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, hoán dụ. - Biết phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó. II. CHUẨN BỊ GV: Bài soạn, sgk, sgv, HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới - Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Hệ thống hoá các từ loại đã học H? Thống kê các từ loại đã học? Giáo viên cho học sinh điền vào bảng. Từ loại Danh từ – Định nghĩa – Phân loại Động từ Tính từ Số từ Lượng từ Chỉ từ Phó từ H? Trình bày đặc điểm của cụm danh từ, động từ, tính từ? Hoạt động 2: Hệ thống hoá các phép tu từ đã học H? Em đã học được những biện pháp tu từ nào? Giáo viên cho học sinh hệ thống bằng sơ đồ. Các biện pháp tu từ Biện pháp so sánh Biện pháp Nhân hoá Biện pháp ẩn dụ Biện pháp hoán dụ – Khái niệm – Phân loại – Ví dụ – Khái niệm – Phân loại – Ví dụ – Khái niệm – Phân loại – Ví dụ – Khái niệm – Phân loại – Ví dụ Hoạt động 3: Các kiểu cấu tạo câu H? Lớp 6, các em được học những loại câu nào? Giáo viên chia học sinh theo nhóm điền vào bảng trống. Các kiểu cấu tạo câu Câu đơn Câu ghép Câu trần thuật có từ là Câu trần thuật không có từ là – Đặc điểm – Phân loại – Đặc điểm – Phân loại Hoạt động 4: Ôn tập dấu câu tiếng việt H? Lớp 6 các em được học những loại dấu câu nào? Giáo viên cho học sinh trao đổi bài đã chuẩn bị và chấm điểm. Sau đó giáo viên chốt lại bằng bảng phụ. Dấu câu Tiếng Việt Dấu kết thúc câu Dấu ngăn cách các bộ phận trong câu Dấu chấm Công dụng Dấu chấm hỏi Công dụng Dấu chấm than Công dụng Dấu phẩy, chấm phẩy, ngoặc đơn, gạch ngang . . . Công dụng 4. Củng cố Giáo viên cho học sinh ôn lí thuyết theo các bảng hệ thống và làm các bài tập trong sách giáo khoa. 5. Dặn dò - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài mới ôn tập tổng hợp. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 35 Ngày soạn:11/05/2008 Tiết 138 Ngày dạy:14/05/2008 ÔN TẬP TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Bài tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm, nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau: - Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn; - Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và tả) trong một bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung. II. CHUẨN BỊ GV: Bài soạn, sgk, sgv, HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới - Giới thiệu bài. Hoạt động 1: ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN Giáo viên cho học sinh nhắc lại các cụm bài, định nghĩa từng thể loại 1. Hệ thống thể loại văn bản - Truyện dân gian - Truyện trung đại - Truyện hiện đại - Thơ có yếu tố tự sự - Kí - Văn bản nhật dụng 2. Tổng kết truyện dân gian H? Trình bày các đặc điểm của bốn thể loại văn học dân gian đã học? Thống kê các tác phẩm ở từng thể loại? Trình bày vắn tắt nội dung từng tác phẩm? 3. Tổng kết truyện trung đại H? Trình bày đặc điểm của truyện trung đại? Thống kê và trình bày nội dung từng truyện đó? 4. Tổng kết truyện hiện đại H? Trình bày đặc điểm của truyện hiện đại? Thống kê và trình bày nội dung của những truyện đó? 5. Tổng kết về kí H? Những tác phẩm nào đã học thuộc thể kí? 6. Tổng kết về thơ H? Chương trình đã học những bài thơ nào? Đặc điểm của thơ? Mỗi bài biểu đạt tình cảm gì và có những đặc sắc gì về nghệ thuật? 7. Tổng kết văn bản nhật dụng H? Những văn bản nhật dụng đã học là những văn bản nào? Những văn bản đó đề cập tới những vấn đề gì? Giúp em bài học gì? * Lưu ý: Về nhà ôn lại theo nội dung trên. Hoạt động 2: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Khái quát nội dung chương trình H? Chương trình lớp 6 bao gồm những nội dung gì? - Từ cấu tao từ, nghĩa từ, lớp từ. - Từ loại và cụm từ cơ bản. - Câu thành phần chính của câu, câu trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không có từ là. - Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ. - Chữa lỗi dùng từ, dấu câu, chữa lỗi câu. 2. Ôn tập về cấu tạo từ H? Từ đơn và từ phức khác nhau như thế nào? Thế nò là từ ghép, từ láy? 3. Ôn về nghĩa từ và phân loại từ theo nguồn gốc H? Nghĩa của từ là gì? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Thế nào là từ thuần Việt? Từ mượn? 4. Ôn tập từ loại và cụm từ H? Nêu định nghĩa và đặc điểm của từng từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ. Đặc điểm của cụm danh từ, động từ, tính từ. 5. Ôn tập về các biện pháp tu từ H? Nêu bản chất của của các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ? 6. Ôn về các kiểu câu H? Thế nào là câu đơn? Câu ghép? Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không có từ là? 7. Ôn về dấu câu H? Nêu chức năng công dụng của các dấu câu: Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than và dấu phẩy. * Lưu ý: Về nhà ôn lại theo nội dung trên và làm bài tập cho từng nội dung trong sgk. Hoạt động 3: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN 1. Khái quát những nội dung đã học trong chương trình H? Chương trình Tập làm văn 6 đã học những kiểu văn bản nào? 2. Ôn về kiểu văn bản tự sự H? Kiểu văn bản tự sự có những yếu tố đặc trưng nào? Cách làm một văn bản tự sự? 3. Ôn về kiểu văn bản miêu tả H? Miêu tả là gì? Một bài văn miêu tả cần có yếu tố đặc trưng nào? Cách làm một bài văn miêu tả? 4. Ôn về đơn từ H? Cách viết đơn từ? * Lưu ý: Về nhà ôn lại theo nội dung trên và làm bài tập cho từng nội dung trong sgk. 4. Củng cố Hướng dẫn học sinh làm đề trắc nghiệm trong sgk 5. Dặn dò - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài mới Ôn tập về dấu câu. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 36 Ngày soạn: 16/05/2008 Tiết 139,140 Ngày dạy: 19/05/2008 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Văn và Tập làm văn) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: - Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống; - Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong Chương trình Ngữ văn 6, tập hai để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học. II. CHUẨN BỊ GV: Bài soạn, sgk, sgv, HS: Vở soạn, vở ghi, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra 3. Bài mới - Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh - Đọc những văn bản nhật dụng Ngữ văn 6 - Tìm hiểu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở địa phương, có ghi chép theo gợi ý sgk - Tìm hiểu vấn đề môi trường và việc bảo vệ, giữ gìn môi trường ở địa phương em, có ghi chép theo gợi ý sgk - Sưu tầm bài viết miêu tả cảnh đẹp danh lam thắng cảnh hay di tích lịch ở quê hương em. Hoạt động 2: Luyện nói - Chia nhóm lớp 8 – 10 em một nhóm Hoạt động 3. Luyện tập Xây dựng kế hoạch với nội dung tuyên truyền, bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp. 4. Củng cố Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch 5. Dặn dò - Về nhà học bài IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: