Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8 - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8 - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

1- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học, giúp học sinh nắm được: Đặc điểm của danh từ - Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật

II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- Các em thường mắc lỗi nào trong cách dùng từ?

 (Lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa).

- Vậy làm cách nào để khắc phục những lỗi trên?

 (Phải cẩn thận khi dùng từ; dùng từ phải đúng,chính xác mới có hiệu quả; chỉ dùng những từ nhớ chính xác hình thức ngữ âm; khi không hiểu hoặc chưa hiểu rõ nghĩa của từ không đầy đủ, khi chưa hiểu nghĩa cần tra từ điển.)

2. Bài mới:

 A- Giới thiệu bài mới

B-tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8 - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày.... tháng ..... năm 2006 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 Bài 8: Tiết 30 -31 
 Văn bản 
Cây bút thần
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh hiểu nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích “Cây bút thần “ và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện.
II. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Sự thông minh của em bé được thể hiện qua mấy lần? Kể các lần thử thách đó? Tính chất, mức độ của các lần thử thách đó?
Nêu ý nghĩa của truyện?
2. Bài mới:
A- Giới thiệu bài: Dân tộc nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của riêng mình. Bên cạnh những đặc điểm khác biệt, truyện cổ tích của các dân tộc có rất nhiều điểm tương đồng, nhất là về đặc trưng thể loại. “Cây bút thần” là truyện cổ tích Trung Quốc- một nước láng giềng có quan hệ giao lưu và có nhiều nét tương đồng về văn hoá với nước ta. Truyện “Cây bút thần” thể hiện quan niệm của ND về công lí xã hội, về mục đích tài năng nghệ thuật đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. Sức hấp dẫn của truyện không chỉ ở ND, ý nghĩa mà còn ở rất nhiều chi tiết thần kì độc đáo, lung linh.
B-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV đọc mẫu một đoạn. HS đọc
? Truyện có thể chia thành mấy đoạn, nội dung của từng đoạn?
? Tóm tắt những sự việc chính do các nhân vật thực hiện?
? HS Kể lại truyện.
* HS đọc chú thích. Chú ý những chú thích 1,3,4,7,8
1-Đọc -chú thích
Đoạn 1: Từ đầu ...lấy làm lạ: ML học vẽ và có được cây bút thần.
Đoạn 2: Tiếp ...em vẽ cho thùng: Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ.
Đoạn 3: Tiếp ...phóng như bay: ML dùng bút chống lại tên địa chủ.
Đoạn 4: Tiếp ...lớp sóng hung dữ : Mã Lương dùng bút thần chống lại tên vua hung ác tham lam.
Đoạn 5: Còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm (Bằng 1 hoạt động )
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Truyện có những NV nào? NV nào là NV chính? NV nào là NV phụ?
? NV chính trong truyện thuộc kiểu NV nào?
? Phương thức diễn đạt của văn bản?
? Tóm tắt những sự việc chính của truyện?
? Qua việc tóm tắt những sự việc chính, nhận xét gì về trật tự diễn biến của sự việc 
? Trật tự diến biến này giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa các sự việc trong truyện?
(Tích hợp kiến thức TLV- sự việc và nhân vật trong văn tự sự)
- Phương thức diễn đạt: Tự sự
- Trật tự xuôi 
- Mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc
 - Sự việc chính:
 + Mã Lương ham vẽ nhưng nghèo không có tiền mua bút vẽ. Mã Lương được thần tặng cho cây bút thần.
 + ML dùng cây bút vẽ cho những người nghèo khổ.
 + Mã Lương không vẽ cho tên địa chủ và dùng bút chống lại hắn cùng tên vua tham lam độc ác.
 + Mã Lương lại dùng cây bút, đi khắp mọi nơi vẽ cho những người lao động nghèo khổ.
Hoạt động 3: Phân tích nhân vật Mã Lương
? Mã Lương được giới thiệu ntn ở phần đầu câu chuyện? Hãy nêu theo những đặc điểm sau: Tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng?
(Tích hợp kiến thức TLV- Lời văn đoạn văn tự sự)
Thảo luận:
? Mã Lương thuộc kiểu NV nào trong truyện cổ tích?
(Thông minh? Tài năng khác thường? Mồ côi?)
- GV hướng cho HS về kết luận: ML thuộc kiểu NV có tài năng kì lạ - kiểu NV rất phổ biến trong truyện cổ tích. Đặc điểm chung của kiểu NV này là mỗi người có một tài năng kì lạ hay nổi bật nào đó và luôn dùng tài năng đó để làm việc thiện, chống lại cái ác.
 Ví dụ “chàng bắn giỏi”có thể bắn trúng bất kì vật gì, ở đâu; chàng “Lặn giỏi” có thể mò kim đáy biển, sống dưới nước như cá; chàng Chữa bệng giỏi có thể cải tử hoàn sinh cho mọi người, kể cả người đã chết (Ba chàng thiện nghệ), hoặc như Thạch Sanh có tài diệt chằn tinh, diệt đại bàng (Thạch Sanh) =>(Tích hợp dọc: kiến thức về đặc điểm truyện cổ tích)
? NV Mã Lương trong truyện có tài năng ntn?
? Những nguyên nhân gì khiến ML vẽ giỏi như vậy?
? Ngoài nguyên nhân ấy, điều gì khiến cho ML có thể vẽ giỏi ?
? Giữa nguyên nhân thực tế và nguyên nhân thần kì có quan hệ với nhau ntn? (Tại sao ML lại được ban bút thần, tại sao ông cụ lại ban cho ML cây bút chứ không phải vật gì khác?)
? Trong truyện cổ tích chúng ta thường gặp những chi tiết thần kì như đôi hài đi được bảy dặm, tấm thảm có thể bay lên không trung, cây cải tử hoàn sinh giúp cho người chết sống lại...Những chi tiết ấy đã mở ra một cánh cửa sổ để trong vào một thế giới với bao điều tốt đẹp, thế giới của nhữngười ước mơ. Vậy chi tiết cây bút thần giúp cho Mã Lương có tài năng phi thường như vậy, nhân dân ta muốn thể hiện mơ ước gì?
=> ước mơ và niềm tin về những khả năng kì diệu của con ngưòi
? Sau khi kể người (tức là giới thiệu nhân vật), tác giả đi vào kể việc (tức là kể các hành động, việc làm của nhân vật. Theo em, đó là hành động nào?
(Tích hợp TLV-Lời văn tự sự)
Mã Lương vẽ cho người nghèo.
? Có bút thần trong tay ML đã vẽ gì cho những người nghèo khổ?
? Nhận xét gì về những thứ mà Mã Lương vẽ cho người nghèo?
? Tại sao Mã Lương lại vẽ cho họ những công cụ lao động mà không vẽ cho họ của cải vật chất sẵn có cho họ hưởng thụ?
GV: Bình, nâng cao: Mã Lương không vẽ của cải vật chất sẵn có để hưởng thụ mà vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống để người lao động tự nuôi sống mình một cách lâu dài, chủ động. Hơn ai hết, ML hiểu những người lao động có những gì và thiếu những gì. Có lẽ cũng như Mã Lương, họ có lòng say mê yêu lao động, có sự cần cù chăm chỉ, nhưng chỉ vì nghèo, họ thiếu công cụ lao động)
? Qua hành động này, em hiểu gì về Mã lương?
? Với những kẻ tham lam, Mã Lương đã vẽ gì cho chúng?
? Với tên địa chủ, Mã Lương đã sử dụng cây bút ntn với hắn?
? Tại sao ML không vẽ cung tên tiêu diệt tên địa chủ ngay từ đầu?
? Với tên vua, ML có cách sử dụng bút thần khác với tên địa chủ ntn? Qua những chi tiết này, em thấy ML có những phẩm chất gì?
(Khảng khái, dũng cảm, thông minh)
? Qua những chi tiết này, em có nhận xét gì về quan niệm của nhân dân về mục đích của tài năng nghệ thuật?
(+ Tài năng nghệ thuật phải được phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác)
? Cũng qua những chi tiết này, qua nhân vật ML, người xưa còn thể hiện quan niệm như thế nào về công lí xã hội?
(+Những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh, được nhận phần thưởng xứng đáng, kẻ độc ác tham lam bị trừng trị.)
=>GV Bình nâng cao ...
2- Tìm hiểu truyện:
+ Nhân vật Mã Lương
- Giới thiệu nhân vật:
- Tên: Mã Lương
- Lai lịch: mồ côi, nhà nghèo
- Tính tình: chăm chỉ
- Tài năng: thông minh, vẽ rất đẹp: vẽ chim, chim tung cánh bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông bơi lội.
- Mã Lương được tặng bút thần
- Nguyên nhân:
- Say mê cần cù, chăm chỉ cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có.
- Được ông cụ già tặng cho một cây bút thần
=> Những nguyên nhân trên quan hệ chặt chẽ với nhau vì ML là một cậu bé ham học vẽ, cậu vẽ rất đẹp nhưng không có tiền mua một cây bút. Cây bút thần cũng vì lí do này mà chỉ trao cho ML chứ không phải ai khác. Chính vì vậy mà cây bút là phần thưởng xứng đáng cho ML. Hơn nữa, tài năng của ML thực sự đạt tới đỉnh cao khi có sự say mê, năng khiếu và cả phương tiện thể hiện nữa.
Mã Lương sử dụng bút thần:
+ Mã Lương vẽ cho người nghèo:
 - Vẽ thùng, đèn, cày cuốc...
=>Thể hiện là người yêu lao động, hiểu cuộc sống của người lao động
+ Mã Lương trừng trị kẻ tham lam độc ác.
* Với tên địa chủ:
- Không vẽ một thứ gì.
- Vẽ thang, ngựa để chạy trốn
- Vẽ cung tên tiêu diệt tên địa chủ
* Với tên vua:
 - Vẽ trái ngược ý vua
 - Vờ đồng ý vẽ cho vua
 - Vẽ biển, sóng, gió...cùng với lòng tham của vua 
 =>Khảng khái, dũng cảm, thông minh
=>Tài năng nghệ thuật phải được phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác)
=>Những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh, được nhận phần thưởng xứng đáng, kẻ độc ác tham lam bị trừng trị
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa truyện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng vô cùng phong phú và độc đáo của ND. Theo em chi tiết nào trong truyện là gợi cảm lí thú hơn cả?
? Hãy tìm trong truyện dân gian, còn có những chi tiết thần kì nào tương tự? (Đôi đũa thần, cái mâm thần, lọ nước thần, cây đèn thần...)
? So với những vật thần kì ấy, cây bút thần giống và khác ở điểm nào?
Thảo luận nhóm ý nghĩa của “cây bút thần”?
? Qua việc tìm hiẻu những chi tiết của truyện, tìm hiểu về NV Mã Lương em hãy cho biết ý nghĩa của truyện?
GV cho HS trình bày kết quả và tham gia bình giảng cùng HS (Đây là lúc tạo chất văn cho bài dạy)
ý nghĩa cây bút thần 
+ Là phần thưởng xứng đáng dành cho ML
 + Có những khả năng kì diệu
 + Chỉ có ở trong tay Mã lương, bút thần mới phát huy tác dụng, trong tay kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại
 + Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân, giúp đỡ kẻ nghèo khó, trừng trị kẻ tham lam độc ác. Nó cũng thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
ý nghĩa truyện:
Truyện thể hiện quan niệm của ND về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ của ND về những khả năng kì diệu của con người 
 Hoạt động 5: Ghi nhớ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS chuẩn bị trong 2 phút những nét đặc sắc về NT của truyện theo hướng dẫn :
- Những chi tiết tưởng tượng, thần kì 
- Đặc điểm của NV cổ tích trong truyện 
Từ đó cho HS rút ra ý nghĩa của truyện?
- HS rút ra ghi nhớ
Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Cây bút thần với những khả năng sức mạnh kì diệu của nó là chi tiết tưởng tượng thần kì đặc sắc. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ của nhân dân về những khả năng kì diệu của con người 
Hoạt động 6: Luyện tập : Tuỳ vào thời gian còn lại của tiết học 
- Kể diễn cảm lại truyện
 - Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích, kể tên những truyện cổ tích mà em đã học?
Hoạt động 7: Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học bài, kể diễn cảm truyện.
Viết đọan văn kể lại sáng tạo sự việc Mã Lương đấu tranh với vua.
Chuẩn bị bài danh từ.
 Ngày soạn: Ngày..... tháng ..... năm 2006 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 
Bài 8: Tiết 32 
Danh từ
1- Mục tiêu cần đạt: Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học, giúp học sinh nắm được: Đặc điểm của danh từ - Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật
II-tiến trình tổ chức các họat động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ:
Các em thường mắc lỗi nào trong cách dùng từ?
 (Lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa).
Vậy làm cách nào để khắc phục những lỗi trên?
 (Phải cẩn thận khi dùng từ; dùng từ phải đúng,chính xác mới có hiệu quả; chỉ dùng những từ nhớ chính xác hình thức ngữ âm; khi không hiểu hoặc chưa hiểu rõ nghĩa của từ không đầy đủ, khi chưa hiểu nghĩa cần tra từ điển.) 
2. Bài mới:
 A- Giới thiệu bài mới
B-tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Tìm danh từ trong câu:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Các em đã được tìm hiểu danh từ ở lớp 5, hãy nhắc lại khái niệm thế nào là danh từ?
* Dựa vào những hiểu biết ấy, em hãy gạch chân những danh từ trong cụm danh từ in đậm có trong câu văn?
 ba con trâu ấy 
* Xung quanh danh từ trong cụm danh từ vừa xác định, còn có những từ nào? *Những từ ấy thuộc từ loại nào?
(Trước là số từ, sau là chỉ từ)
 * Em hãy tìm thêm trong câu văn ấy xem còn danh từ nào nữa không?
Tìm danh từ trong câu:
ba // con trâu // ấy 
 ST DT CT(Chỉ từ)
vua, làng, thúng, gạo nếp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của danh từ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
?Qua việc tìm những danh từ trong câu, em hãy cho biết danh từ biểu thị những gì?
(Danh từ là những từ chỉ người, vật....)
? Hãy thử kết hợp số từ và chỉ từ đằng trước hoặc sau mỗi danh từ ấy?
Danh từ có thể kết hợp với từ nào đằng trước nó và sau nó?
Rút ra kết luận thứ nhất về danh từ?
? Hãy đặt câu với các danh từ mà em vừa tìm hiểu?
? Nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp của các danh từ ấy trong câu?
Rút ra kết luận thứ hai về danh từ?
1-Đặc điểm của danh từ 
+ Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tương, khái niệm.
+ Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy , đó ...ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ)
+ Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ.Khi là vị ngữ , danh từ cần có từ là ở phía trước
 Hoạt động 3: Phân loại danh từ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Đọc những cụm danh từ trong ví dụ?
? Những danh từ nào dùng để gọi tên sự vật?
? Những danh từ nào chỉ đơn vị để tính đếm người hoặc vật?
Rút ra kết luận thứ nhất 
* Sau khi rút ra kết luận thứ nhất, giáo viên cho học sinh làm nhanh bài tập sau để phân biệt danh từ chỉ loại và chỉ từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm.
BT1: Trong những danh từ sau, chỉ rõ đâu là danh từ chỉ loại của sự vật, danh từ nào chỉ cá thể người, vật, hiện tượng...?
(Cơn, mưa, ngọn, núi, mớ, rau, ....)
BT2: a- Cho nhóm loại từ: Ông, anh, gã, thằng, tay, viên.
Hãy kết hợp những DT chỉ loại trên với danh từ “thư kí và nhận xét nghĩa và sắc thái biểu cảm của những từ kết hợp ấy ntn?
b- Cho nhóm loại từ : Bức, phong, cái, chiếc, lá...
Kết hợp với danh từ “thư”và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của từng tổ hợp?
? Từ đó rút ra nhận xét về ý nghĩa của danh từ chỉ loại?
 (Không chỉ cho ta biết hình dáng, chủng loại, mà còn thể hiện sắc thái biểu cảm)
GV chuyển sang loại khác của danh từ.
? HS chú ý vào những danh từ chỉ đơn vị.
GV thay những danh từ đơn vị vào các ví dụ như sau:
Ba chú trâu Một vị quan
Ba rá gạo Sáu tấn thóc
? Nhận xét xem trường hợp nào đơn vị tính đếm không thay đổi, trường hợp nào đơn vị tính đếm đã thay đổi? Thay đổi như thế nào?
? Những danh từ đơn vị thay vào mà đơn vị đo đếm không thay đổi thuộc nhóm danh từ đơn vị nào? Những danh từ đơn vị thay vào mà đơn vị tính đếm đã thay đổi thuộc nhóm danh từ đơn vị nào?
Rút ra kết luận thứ hai:
? Học sinh đọc ví dụ sau:
 + ba thúng thóc đầy + ba tạ thóc nặng
? Chỉ ra danh từ chỉ đơn vị? Thuộc nhóm nào?
? Chỉ ra số thóc ở ví dụ nào được đo lường một cách chính xác? Số thóc ở ví dụ nào chỉ đo lượng một cách ước chừng? Nhờ đâu mà em biết ?
? Vậy tại sao không thể nói “nhà tôi có ba tạ thóc rất nặng”?
? Rút ra kết luận về danh từ đơn vị quy ước?
(+Danh từ đơn vị quy ước có hai loại:
 + Danh từ chỉ đơn vị chính xác
 + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng)
GV cho HS nhắc lại những ND chính của bài học bằng phần ghi nhớ.
2-Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
 KL1 Danh từ tiếng Việt chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật .Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm.
KL2
Danh từ đơn vị gồm hai nhóm là:
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
Danh từ chỉ đơn vị quy ước.
+Danh từ đơn vị quy ước có hai loại:
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác.
 + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
Luyện tập
Bài tập 1: Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật:
nhà , bàn , ghế, san, bếp, xe, ...
Bài tập 2: + Liệt kê những loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ngài, viên, vị, em, cô, chú, bác, ông
 + Liệt kê những loại từ chuyên đứng trước DT chỉ đồ vật: cái, bức, tấm, tờ, quyển, pho, chiếc ...
Bài 3: Liệt kê các danh từ 
+ Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, ki-lô-mét, tấn tạ, yến...
+ Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ, đàn, bó, ...
Bài 4: Chính tả: Cây bút thần (từ đầu...dày đặc các hình vẽ)
Viết đúng các chữ “s, d" và các vần uông, ương...
Bài tập 5:
Một số các danh từ đơn vị và sự vật trong bài chính tả trên:
Chỉ đơn vị: em, que, con, bức
Chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim...
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà:
Học bài, làm BT 4,5 - T 87.
Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 8.doc