Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Củng cố, nâng cao về biện pháp so sánh

Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Củng cố, nâng cao về biện pháp so sánh

3. Các kiểu so sánh:

* Dựa vào mục đích của so sánh, người ta có thể chia so sánh thành mấy kiểu?

a. So sánh ngang bằng:

VD: Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây

Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng

(Ngô văn Phú)

* Những từ ngữ thường được dùng để thể hiện sự so sánh ngang bằng là những từ nào?

- như, là, y hệt, tựa, gióng, bao nhiêu.bấy nhiêu, chẳng khác gì.

* GV: Đôi khi, so sánh không chỉ là tìm sự giống nhau của hai sự vật, sự việc mà còn nhằm tác động mạnh mẽ đến người đọc để sự diễn đạt trở nên sinh động hơn,nên có thể so sánh còn mang tính chất cường điệu:

Đội ngũ ta trủng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông.

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.

(Tố Hữu)

b. So sánh hơn kém:

GV cũng sử dụng các ví dụ để phân tích giúp các em nhận biết và phân biệt.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Củng cố, nâng cao về biện pháp so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Củng cố, nâng cao về biện pháp so sánh.
I. Nội dung kiến thức cần nắm:
1. Khái niệm về so sánh:
* HS nhắc lại: thế nào là so sánh?
So sánh là đối chiếu hai sự vật, sự việc có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: + Mỏ Cốc như một chiếc dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
+ Trong như tiếng hạc bay qua
 Đục như nước suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
2. Cấu tạo của phép so sánh:
So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức đực sự vật một cách dễ dàng cụ thể hơn. Vì vậy, mỗi so sánh thường gồm có bốn yếu tố:
- Vế A: Đối tượng được so sánh.
- Phương diện so sánh: bộ phận hoặc đặc điểm được so sánh.
- Từ ngữ so sánh
- Vế B: Sự vật làm chuẩn để so sánh.
Sơ đồ:
Vế A
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
Rừng đước
Dừa 
Dựng lên cao ngất
đủng đỉnh
Như
Như là
một bức tường thành vô tận
đứng chơi
* Trong bốn yếu tố trên đây, yếu tố nào không thể vắng mặt trong phép so sánh?
- Yếu tố : vế A và vế B
* HS quan sát VD:
	a. Tính nó hay lèo nhèo dai như đỉa.
	b. Đồ đỉa đói.
Trong (a): Có đầy đủ cả hai vế, ta biết là so sánh tính hay vòi vĩnh lằng nhằng của một đứa trẻ khiến cho người khác thấy khó chụi giống như con đỉa cũng có đặc điểm bám rất dai, chỉ buông con mồi khi đã no nê mà thôi.
Trong (b): Chỉ có sự vật: đỉa đói, ta hiểu không phải để nói đến con đỉa mà trên đặc điểm của con đỉa dai dẳng, lằng nhằng mà ta hiểu muốn nói đến tính của một người...
Vậy VD (a) là so sánh, còn VD (b) là ẩn dụ.
* Yếu tố 2 và 3 có thể vắng mặt. Khi yếu tố 2 vắng mặt gọi đó là so sánh chìm vì phương diện so sánh không lộ ra mà đòi hỏi người nghe, người đọc phải tự mình liên tưởng, tưởng tượng, cũng vì thế mà kích thích trí tuệ và tình cảm hơn.
* Trong các VD sau:
"Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh".
Có mấy so sánh? Nhận xét về cấu tạo của so sánh ở đây?
- 2 so sánh, giống nhau ở chỗ không dùng từ ngữ so sánh. 
* Trật tự so sánh có khi nào thay đổi hay không?
VD: Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng
Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.
3. Các kiểu so sánh:
* Dựa vào mục đích của so sánh, người ta có thể chia so sánh thành mấy kiểu?
a. So sánh ngang bằng:
VD: Trên trời mây trắng như bông
ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
(Ngô văn Phú)
* Những từ ngữ thường được dùng để thể hiện sự so sánh ngang bằng là những từ nào?
- như, là, y hệt, tựa, gióng, bao nhiêu...bấy nhiêu, chẳng khác gì...
* GV: Đôi khi, so sánh không chỉ là tìm sự giống nhau của hai sự vật, sự việc mà còn nhằm tác động mạnh mẽ đến người đọc để sự diễn đạt trở nên sinh động hơn,nên có thể so sánh còn mang tính chất cường điệu:
Đội ngũ ta trủng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông...
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.
(Tố Hữu)
b. So sánh hơn kém:
GV cũng sử dụng các ví dụ để phân tích giúp các em nhận biết và phân biệt.
4. Tác dụng của phép so sánh:
* HS so sánh hai cách diễn đạt sau:
a. Công ơn cha mẹ đối với chúng ta rất to lớn.
b. Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
=> So sánh giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể và sinh động hơn cách diễn đạt thông thường, giúp người đọc người nghe hình dung cụ thể sự vật sự việc được nói đến.
VD2: Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
(Nguyễn Duy)
GV đẻ các em nhận xét, cảm nhận được sự thú vị trong so sánh trên, chỉ ra được hình ảnh so sánh ấy khiến ta không chỉ thấy đợc vẻ đẹp của màu rơm vàng óng mà còn hình dung sự bao bọc của rơm đối với con người, hơn thế còn là tình cảm của nhân dân đối với chiến sĩ, tình cảm của đất đai đối với con người...
=> Thái độ tình cảm của người viết đối với sự vật, sự việc được nói đến đồng thời gợi trong người đọc người nghe những tình cảm cảm xúc sâu xa.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm phép so sánh trong các vídụ sau và nêu tác dụng của so sánh ấy:
a. Tổ Quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng- mũi Cà Mau.
(Mũi Cà Mau- Xuân Diệu)
b. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.
c. Dượng Hương Thư như một po tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
d.Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Bài tập 2: Kể các thành ngữ tục ngữ có sử dụng phép so sánh.
Bài tập 3: Nói về thiếu niên nhi đông, Bác Hồ viết:
Trẻ em như búp trên cành
a. Phép so sánh này có yếu tố nào bị lược đi.
b. Yếu tố bị lược có thể được thay thé bằng những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau đây:
tươi non, đầy hứa hẹn, đáng trân trọng, chứa chan hy vọng, đầy sức sống, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn, chưa đáng chú ý...
Theo em, lược bỏ yếu tố thứ hai đi có tác dụng gì trrong so ssánh?
Bài 4: Hãy viết một đoạn văn tả cảnh phiên chơ Tết có sử dụng các biện pháp so sánh.
Bài tập 2:
Các thành nggữ, tục ngữ:
Vui như...	lò dò như
Buồn như	lập cập
đẹp như...	xưng xỉa như
xấu như...	lúng túng như
khoẻ như	im thin thít như...
 yếu như...	ồn ào như...
gầy như...
béo như
Phần bổ sung: Vai trò của so sánh trong văn miêu tả:
Lý thuyết: 
So sánh là hệ quả của tưởng tượng và liên tưởng. Khi quánát một đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy: từ màu sắc tới hình dáng, từ kích thước đến trạng thái thường gợi ch người quan sát nggĩ tới những hìnha nhr khác có cùng nét tương đồng nào đấy. Chính sự liên tưởng này làm cho trang văn miêu tả hay hơn và đối tượng miêu tả hiện lên rõ rệt hơn, hấp dẫn hơn.
- Nếu xét về đối tượng sóánh, có thể có các hiện tượng so sánh:
+ Có thể so sánh người với người: Nó chăm chỉ cần mẫn hệt như cô Tấm trong truện cổ tích.
+ So sánh người với các loài vật về tính cách đặc điểm nào đó: Lão ta ranh ma như một con cáo già; Tấm lưng anh rộng và bè bè như lưng gấu
+ So sánh người với cây cối: Chấm cứ như một cây xương rồng; cô bé ấy cứ như cây lúa non, lăngụ lẽ lớn lên từ bùn đất.
+ So sánh người với các hiện tượng thiên nhiên: Giọng lão ta lúc nào cũng rền vang nư sấm
+ So sánh vật với vật, cảnh với cảnh: Cây gạo như một tháp đèn khổng lồ gọi đến bao nhiêu là chim; vầng trăng non giữa bầu trời hệt như một cái lièm vàng ai bỏ quên giữa đồng lúa chín; diều như chiếc thuyền trôi trên sông Ngân...
+ so sánh vật với người: Chim già đãy, đầu hói như môt thày tu mặc áo xám...
- Nếu xét về cách thức so sánh, có những hiện tượng so sánh:
So sánh theo hướng thu nhỏ lại: Trái đất ba phần tư nước mắt- Đi như giọt lệ giữa không trung ( Xuân Diệu)
+ So sánh theo hướng phóng đại: Rệp bò lổm ngổm như....
+ So sánh theo hưỡng cụthể hoá: Măt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩn phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn...
+ So sánh theo hướng trừu tượng hoá: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nõi niềm cổ tích tuổi xưa.
Hướng dẫn ôn tập
I. Bài học đường đời đầu tiên:
1. Đây là đoạn trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?
2. Đoạn trích kể về chuyện gì?
- Bài học đầu tiên mà Dế Mèn nhận được từ Dế Choắt.
3. Tom tắt nội dung đoạn văn bản một cách ngắn gọn: từ 5-7 câu:
Do ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên Dế Mèn đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. Dế Mèn coi thường mọi người xung quanh, nhất là đối với anh bạn hàng xóm ốm yếu, khốn khổ mà chú gọi là Dế Choắt. Dế Mèn thường chê bai và không nhận lời cầu khẩn giúp đỡ của Dế Choắt. Một lần, nhìn thấy chị Cốc to xù đang đứng rỉa lông cánh trước cửa hang, Dế Mèn đã trêu chọc chị ta một cách xấc xược dù Dế Choắt đã lên tiếng can ngăn. Cốc nồi giận, trút nhầm sự bực bội của mình vào Dế Choắt yếu ớt, khiến chú ta phải chết một cách thương tâm. Trước khi nhắm mắt, Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn và khuyên nhủ: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình". Dế Mèn tỉnh ngộ, vô cùng ân hận, đứng lặng trước mộ Dế Choắt và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình.
4. Tryện kể bằng lời của nhân vật nào? Ngôi kể nào? Ngôi kể ấy có tác dụng gì?
5. Nhận xét về tính cách cuả Dế Mèn trong đoạn văn này.
6. Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài.
7. Nêu ý nghĩa của đoạn văn bản?
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
8. Em hãy thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt và đứng lặng giờ lâu bên nấm mộ của người bạn xấu số.
II. Văn bản Sông nước Cà Mau:
1. hình dung của em về vị trí của người quan sát và nhận xét vị trí ấy thuận lợi gì cho việc miêu tả.
2. Tên gọi các dòng sông, kênh rạch ở Cà Mau có gợi cho em cảm nhận thế nào về vùng đát này? Đó là những địa danh được gọi theo cách nào?
3. Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng đất cực nam của Tổ Quốc?
 Đoạn trích nằm trong tác phẩm Đất rừng phương Nam, nhà văn Đoàn Giỏi đã đưa người đọc đến với vùng đất muĩ tận cùng của Tổ quốc, vùng đât mà nhà văn Nguyễn Tuân gọi là ngón chân cái của Tổ Quốc còn lấm bùn biển mặn, một vùng đất có vẻ đẹp hùng vĩ và rộng lớn, đầy sức sống hoang dã, thiên nhiên khoáng đạt với sông ngòi kênh rạch chằng chịt và cảnh chợ Năm Căn phong phú độc đáo, từ đó bồi đắp lòng yeu mến gắn bó với mọi miền của dất nước ta tươi đẹp và giàu có.
4. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài sông nước Cà Mau.
III.
Tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh.
Câu chuyện được kể qua lời của người anh trai Kièu Phương. Kiều Phương là một cô bé rất hay lục lọi và em thường làm bẩn mặt mình vì điều đó nên người anh gọi em là Mèo. Có lúc người anh phát hiện thấy em bí mật tự chế thuốc vẽ nhưng không để tâm. Người bạn của bố là một hoạ sỹ bất ngờ nhận thấy tài năng hội hoạ của Kiều Phương qua các tranh vẽ giấu của em nên bố mẹ rất vui sướng đã tạo mọi điều kiện cho em học vẽ. Thấy em được khen ngợi và có tài thực sự, người anh vô cùng buồn bã về mình từ đó nảy sinh thái độ ghen ghét, hay gắt gỏng một cách vô cớ với em. Kiều Phương được tham gia hội thi vẽ quốc tế và đạt giải nhất. Người anh gượng gạo đi xem triển lãm tranh của em cùng gia đình và thấy ngỡ ngàng, rồi hãnh diện và cuối cùng xấu hổ khi thấy người được vẽ trong tranh chính là mình. Trước tâm hồn nhân hậu và tài năng toả sáng của em gái, người anh thấy hối hận vô cùng.
2. Vì sao tác giả lại kể chuyện bằng ngôi kể thứ nhất qua lời cả người anh?
+ Thể hiện được diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chân thực hơn, từ đó làm nổi bật chủ đề truyện: thái độ và sự ân hận của người anh về tính tự ti, đố kỵ của mình.
3. Em hãy nêu lên những ý ngiã của truyện mà em cảm nhận được?
+ Phê phán thói xấu, ghen ghét đố kỵ đối với thành công của người khác.
+ Ca ngợi giá trị của tâm hồn trong sáng và tấm lòng nhân hậu.
+ Biểu dương sức mạnh của nghệ thuật có khả năng cảm hoá con người, hướng con người tới ánh sáng của lòng thiện, cái tốt đẹp.
Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh/
4.Cam nhận của em về hai nhân vật.
5. Giải thích tâm trạng người anh khi đứng trước tấm tranh của emgái:
thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
6. Thành công lớn nhất của tác giả trong vănản này là gì?
Nghệ thuật miêu tả tâmlý nhân vật.
IV.Vượt thác:
1. Đoạn văn trích ở chương nào? trong tác phẩm nào ?Của tác giả nào?
2. Nêu trình tự miêu tả trong văn bản?
+ Con thuyền qua đoạn sông phẳng lăng trước khi đến chân thác.
+ Con thuyền vượtqua đoạn sông có nhiều thác dữ.
+ Con thuyền ở đoạn sông đã vượt qua thác dữ.
3. Nhận xte về vị trí người quan sát và theo em vị trí ấy thuận lợi gì cho viẹc quan sát và miêu tả.
4. Nêu cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động qua đoạn văn?
5. Chỉ ra những điểm chung trong cách miêu tả của hai nhà văn trong hai đoạn văn: Sông nước Cà Mau và Vượt thác /
+ Theo trình tự thời gian và không gian.
+ Vị trí của người quan sát.
6. Chỉ ra điểm chung trong nghệ thuật cả hai đoạn vănbnả và tác phẩm: Bức tranh của em gái tôi và bài học đường đời đầu tiên?
+ Ngôi kể thứ nhất.
+ kết hợp hài hoà giữa tự sự và miêu tả, đặc biệt là miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật.
7. Đoặn văn Luỹ làng của nhà văn nào? Những chi tiết nào trong đoạn văn ấy chứa phé so sánh?
8. Đoặn văn Biển đẹp của nhà văn nào? Trình tự miêu tả trong đoạn văn đó là thế nào? Những chi tiết nào là sự so sánh? Chọn một chitiết theo em là thú vị nhất và nêu tác dụngcủa nó?
9. Trong các văn bản đã học, em thích văn bản nào hơn cả, tại sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong 6-3.doc