Tiếng Việt TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A. Mục tiêu cần đạt
1.kiến thức:Giúp HS nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản.
Nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
2.Kĩ năng:Nhận biết và vận dụng tính từ, cụm tính từ trong nói, viết.
3.Thái độ:hs có ý thức học tập bộ môn, có ý thức vận dụng trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị
GV: SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.
HS: Nghiên cứu bài, trả lời câu hỏi.
C.Phương pháp.
- Phương pháp quy nạp, hoạt động nhóm.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
I- Ổn định tổ chức (1)
II- Kiểm tra bài cũ (5)
? Thế nào là cụm động từ? Cấu tạo của cụm động từ? Cho ví dụ?
NS: NG: Tiết 65 Tiếng Việt tính từ và cụm tính từ A. Mục tiêu cần đạt 1.kiến thức:Giúp HS nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản. Nắm được cấu tạo của cụm tính từ. 2.Kĩ năng:Nhận biết và vận dụng tính từ, cụm tính từ trong nói, viết. 3.Thái độ:hs có ý thức học tập bộ môn, có ý thức vận dụng trong cuộc sống. B. Chuẩn bị GV: SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập. HS: Nghiên cứu bài, trả lời câu hỏi. C.Phương pháp. - Phương pháp quy nạp, hoạt động nhóm. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. I- ổn định tổ chức (1’) II- Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là cụm động từ? Cấu tạo của cụm động từ? Cho ví dụ? III- Bài mới Hoạt động 1(18p) ? Em hãy nhắc lại thế nào là tính từ mà em đã học ở tiểu học? - 2 HS nhắc lại GV treo bảng phụ (VD a, b). ? HS đọc ngữ liệu? ? Tìm tính từ trong các câu trên? a) bé, oai b) vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi ? Tìm thêm các tính từ khác và nêu ý nghĩa của chúng? (miêu tả màu sắc, mùi vị, hình dạng...?) HS: - xanh, đỏ, vàng, tím ngắt... - chua, cay, ngọt... - ngay, thẳng, nhăn nhúm, loắt choắt... ? Vậy em hiểu thế nào là tính từ? - 2 HS phát biểu. GV chốt : ? So sánh đặc điểm của tính từ với động từ? Cho VD? - TT giống động từ đó là có khả năng kết hợp với: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn - Kết hợp với các từ : hãy, đừng, chớ: hạn chế hơn động từ - Khả năng làm CN: giống động từ. - Khả năng làm VN: Tính từ hạn chế hơn động từ. VD: Em bé thông minh đlà cụm từ đ phải thêm từ mới thành câu: Em bé thông minh lắm. ? 1 HS đọc ghi nhớ? ? Trong các tính từ tìm được ở phần I.VD a, b trong bảng phụ thì những từ nào có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá...) - Tính từ: bé, oai. - Vì đó là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối của sự vật. ? Từ nào không thể kết hợp được với những từ chỉ mức độ? Tại sao? - Tính từ: vàng hoe, vàng ối, vàng lịm. - Vì những TT này chỉ đặc điểm tuyệt đối của sự vật. GV chốt: Như vậy, nếu dựa vào khả năng kết hợp và ý nghĩa thì có 2 loại TT: - TT chỉ đặc điểm tuyệt đối: Không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ( rất, hơi, lắm, quá...). - TT chỉ đặc điểm tương đối: Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ(rất, hơI, lắm, quá...). ? HS đọc ghi nhớ/SGK? GV treo bảng phụ có chứa ngữ liệu SGK/155. ? Tìm các tính từ trong phần được in đậm(gạch chân)? HS: Yên tĩnh, nhỏ, sáng. GV: Những tổ hợp từ được in đậm (phần gạch chân) là cụm tính từ. ? Hãy xác định và đặt nó vào mô hình cụm TT? Phần trước Trung tâm Phần sau vốn đã rất yên tĩnh này nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không ? Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm TT? HS: ? Phần phụ trước của cụm tính từ bổ sung ý nghĩa gì cho tính từ? HS: - Quan hệ từ, - Sự tiếp diễn( vốn, đã, vẫn...) - Mức độ( rất, hơ, lắm, quá...) ? Phần phụ ngữ sau bổ sung ý nghĩa gì cho TT trung tâm? HS: - Chỉ vị trí, sự so sánh, phạm vi, nguyên nhân của đặc điểm, tính chất.. GV sơ kết: - Phụ ngữ đứng trước chỉ: quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ. đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định... - Phụ ngữ đứng sau có thể biểu thị : vị trí, so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất. ? HS đọc ghi nhớ ? A - Lý thuyết I. Đặc điểm của tính từ 1. Ngữ liệu: sgk 2. Phân tích 3. Nhận xét - Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái - Kết hợp với đã, đang, sẽ... - Làm CN: giống động từ. - Làm VN: hạn chế hơn động từ. * Ghi nhớ 1 : sgk(154) II. Các loại tính từ 1. Ngữ liệu. 2. Phân tích. 3. Nhận xét. - Chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ) - Chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ) * Ghi nhớ 2/SGK/154. III. Cụm tính từ 1. Ngữ liệu?SGK/155. 2. Phân tích. 3. Nhận xét. - Cấu tạo tương tự cụm động từ gồm 3 phần: + Phần phụ trước: + Phần trung tâm: + Phần phụ sau: * Ghi nhớ 3 : sgk(155) Hoạt động 2(20p) ? HS đọc, xác định yêu cầu? ? Tìm các tính từ trong cụm tính từ? - HS trả lời miệng - HS trả lời miệng - HS thảo luận, trình bày B. Luyện tập Bài tập 1(155) – sun sun như con đỉa – chần chẫn như cái đòn càn – bè bè như cái quạt thóc. – sừng sững như cái cột đình – tun tủn như cái chổi sể cùn. Bài tập 2(156) - Các tính từ đều là từ láy đ gợi hình, gợi cảm. - Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi - Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan. Bài tập 3(156) Động từ Tính từ a) gợn sóng êm ả b) nổi sóng c) nổi sóng dữ dội d) nổi sóng mù mịt e) giông tố kinh khủng kéo đến - Động từ, tính từ những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn -> thể hiện sự thay đổi thái độ của cá vàng trước những đòi hỏi ngày một quá quắt của mụ vợ ông lão.... Bài tập 4(156) - Tính từ dùng lần đầu được dùng lặp lại thể hiện sự trở lại như cũ của vợ chồng ông lão đánh cá: a) cái máng lợn đã sứt. - cái máng lợn mới - cái máng lợn sứt mẻ b) – một túp lều nát - một ngôi nhà đẹp - một tòa lâu đài to lớn - một cung điện nguy nga - túp lều nát ngày xưa Bài tập 5(SBT - 63) VD: Rẻ như bèo, đẹp như tiên... IV. Củng cố: ? TT là gì? Chức vụ cú pháp của TT trong câu? Cờu tạo của cụm TT? V. Hướng dẫn về nhà (2p) - Học bài, làm bài tập 7 (SBT), tìm 3 tính từ, đặt câu với mỗi cụm TT vừa tìm được. - Ôn tập Tiếng việt cho thi học kì I. - Tập chữa bài số 3 của mình. E. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: