Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 59: Con hổ có nghĩa

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 59: Con hổ có nghĩa

 - Hướng dẫn đọc thêm CON HỔ CÓ NGHĨA

( Truyện trung đại )

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững nội dung và ý nghĩa của truyện: Đề cao cái nghĩa qua câu chuyện hai con hổ nhớ ơn, đền ơn con người.

- Cách kể giản dị, vừa mang tính chất truyền kỳ, vừa pha tính chất ngụ ngôn rút ra bài học đạo đức, lẽ sống 1 cách trực tiếp.

- Kết cấu gồm 2 truyện nhỏ nối tiếp nhau thể hiện 1 chủ đề.

2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng kể chuyện sáng tạo.

3. Thái độ: GD lòng biết ơn đối với người đã giúp đỡ mình.

B. Chuẩn bị :

GV: Soạn giáo án, tranh ảnh minh họa, đọc các tài liệu có liên quan.

HS: Trả lời câu hỏi SGK.

C. Phương pháp: Đọc, đàm thoại, phân tích, thảo luận

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

I. Ổn định(1P)

II. KTBC:(2P) KT sự chuẩn bị của học sinh.

III. Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 59: Con hổ có nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG Tiết 59 
 - Hướng dẫn đọc thêm Con hổ có nghĩa
( Truyện trung đại )
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững nội dung và ý nghĩa của truyện : Đề cao cái nghĩa qua câu chuyện hai con hổ nhớ ơn, đền ơn con người.
- Cách kể giản dị, vừa mang tính chất truyền kỳ, vừa pha tính chất ngụ ngôn rút ra bài học đạo đức, lẽ sống 1 cách trực tiếp.
- Kết cấu gồm 2 truyện nhỏ nối tiếp nhau thể hiện 1 chủ đề.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng kể chuyện sáng tạo.
3. Thái độ: GD lòng biết ơn đối với người đã giúp đỡ mình.
B. Chuẩn bị :
GV : Soạn giáo án, tranh ảnh minh họa, đọc các tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi SGK...
C. Phương pháp: Đọc, đàm thoại, phân tích, thảo luận
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
I. ổn định(1P)
II. KTBC:(2p) KT sự chuẩn bị của học sinh.
III. Bài mới
Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 (5p) Tìm hiểu khái niệm truyện trung đại.
? HS đọc chú thích */SGK/143?
? Em hiểu truyện trung đại VN là gì?
HS: Trả lời dựa theo SGK.
? Đặc điểm của truyện trung đại VN là gì?
Giới thiệu vài nét về tác giả Vũ Trinh
Hoạt động 2 (25p) Hướng dẫn đọc, kể, giải thích từ khó, tìm hiểu bố cục văn bản,pt văn bản.
? Kể toàn truyện 1 lần?
HS: Tóm tắt truyện
? HS giải nghĩa từ “nghĩa”, “mỗ”?
HS: Dựa và SGK trả lời.
? Truyện có kết cấu như thế nào ?
HS: - P1: Từ đầu đến :sống qua được”: Truyện con hổ thứ nhất và bà đỡ Trần.
- P2: Còn lại: Truyện con hổ thứ 2 và bác tiều.
? Tên truyện “Con hổ có nghĩa” gợi cho em suy nghĩ gì?
HS: Gợi trí tò mò cho người đọc bởi hổ báo thường mang bản tính hung dữ, nay lại được kể là con vật có nghĩa.
? Tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa 2 truyện về cốt truyện, cách kể, ngôi kể, nhân vật, biện pháp nghệ thuật.
HS : 
? Tóm tắt những sự việc xảy ra với bà đỡ Trần?
? Cái nghĩa  của con hổ thứ nhất được thể hiện ở những chi tiết nào trong truyện ? Em có nhận xét gì ?
HS : 
? Cái nghĩa của con hổ được thể hiện ở truyện 2 như thế nào ? Hãy nhận xét về cái nghĩa đó ?
HS: 
? Hãy so sánh mức độ trả ơn của 2 con hổ?
HS: So với chuyện 1 cái nghĩa của con hổ ở truyện được nâng cấp hơn : nếu ở con hổ trước đền ơn 1 lần là xong thì con hổ sau đền ơn mãi mãi à Bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Hoạt động 4 (3p) Hướng dẫn tổng kết. 
? Tại sao người viết dùng con hổ để nói chuyện cái ‘nghĩa’ của con người?
HS: Nếu dùng voi, nai, gấu...để nói chuyện nghĩa của con người thì ít tác dụng không thể bằng dùng con hổ – chúa sơn lâm, nổi tiếng hung dữ, tàn bạo. Bởi câu chuyện tự nó toát lên ý nghĩa ngụ ngôn: Đến con hổ hung dữ còn có nghĩa ơn sau nặng như thế. Còn con người?
? Nghệ thuật, lời kể có gì đặc sắc ?
HS: 
? HS đọc ghi nhớ?
Hoạt động 5 (3p) Gv hướng dẫn HS luyện tập.
? Hãy tìm những câu tục ngữ thể hiện chủ đề tư tưởng này ?
HS : Tự suy nghĩ trả lời.
I. Thế nào là truyện trung đại VN?
1. Khái niệm về Truyện trung đại.
Truyện trung đại là khái niệm dùng để chỉ những truyện ngắn, vừa, dài được sáng tác trong thời kỳ xã hội phong kiến (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) bằng chữ Hán, Nôm.
2. Đặc điểm :
II. Đọc - hiểu từ ngữ bố cục
1. Đọc và kể.
2. Giải thích từ khó : 
III. Tìm hểu VB.
1. Bố cục : 
2. Phân tích 
a) Những điểm giống nhau :
- Cốt truyện : Người giúp hổ thoái nạn hổ biết ơn, đền ơn.
- Cách kể : theo trật tự thời gian.
- Ngôi kể : thứ 3.
- Nhân vật : hổ, người.
- Biện pháp nghệ thuật : nhân hóa, đối chiếu, tương ứng
b) Những điểm khác nhau :
* Truyện 1 :
+ Bà đỡ Trần bị động sợ hãi vì bị hổ chồng cõng đi đỡ đẻ cho hổ vợ.
+ Hổ đền ơn bà, giúp bà thoát khỏi nạn đói.
+ Ngoài ra cái nghĩa còn thể hiện : hổ đực hết lòng với hổ cái, vui mừng khi có con, lễ phép thắm tình lưu luyến trong lúc chia tay với bà đỡ à mang đức tính của con người.
* Truyện 2 :
+ Bác Tiều Mỗ chủ động liều mình cứu hổ thoát chết vì hóc xương.
+ Hổ đền ơn bằng các loại thịt thú rừng.
+ Khi bác chết Hổ thương tiếc bác, nhảy, gầm lên quanh quan tài của bác.
III. Tổng kết 
1. Nội dung: Con hổ nổi tiếng hung dữ, tàn bạo – còn có nghĩa nặng, huống chi là con người à gây tác động mạnh tới người đọc.
2. Nghệ thuật :
- Cốt truyện đơn giản
- Lời kể mộc mạc, mang tính ngụ ngôn, giáo huấn khá rõ.
- Người viết có dùng trí tưởng tượng, nhưng không thoát ly khỏi thực tế à làm truyện gần gũi, đáng tin hơn.
* Ghi nhớ : Sách giáo khoa
IV. Luyện tập
- Tục ngữ :
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ăn một quả trả cục vàng.......đựng
- Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán.
IV. Củng cố: (2p)? Em rút ra được bài học gì qua truyện “Con hổ có nghĩa”?
V. HDVN: (3p)- Học thuộc ghi nhớ?
 - Kể lại truyện?
 - Chuẩn bị bài “Động từ”
 + Nghiên cứu ngữ liệu/SGK.
 + Trả lời các câu hỏi.
 + Rút ra khái niệm về động từ?
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------**&**------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 59.doc