Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Tập làm văn LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững hơn các đặc điểm của kể chuyện sáng tạo bằng tưởng tượng qua việc luyện tập xây dựng 1 dàn bài chi tiết.

2. Kĩ năng: Luyện các kỹ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý, trình bày thành một dàn bài hoàn chỉnh.

3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện kĩ năng bộ môn.

B. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ, ra đề và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.

HS: Học sinh nhận đề, chuẩn bị dàn bài chi tiết ở nhà.

C. Phương pháp: Thực hành.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

I. Ổn định(1p)

II. KTBC(2p): KT sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
NG: Tiết 58 
- Tập làm văn Luyện tập Kể chuyện tưởng tượng
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm vững hơn các đặc điểm của kể chuyện sáng tạo bằng tưởng tượng qua việc luyện tập xây dựng 1 dàn bài chi tiết.
2. Kĩ năng : Luyện các kỹ năng : Tìm hiểu đề, tìm ý, trình bày thành một dàn bài hoàn chỉnh.
3. Thái độ : Có ý thức rèn luyện kĩ năng bộ môn.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, ra đề và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.
HS: Học sinh nhận đề, chuẩn bị dàn bài chi tiết ở nhà.
C. Phương pháp : Thực hành.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
I. ổn định(1p)
II. KTBC(2p): KT sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
III. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1 :(30p)
GV: Giao đề bài luyện tập.
? Học sinh đọc lại đề luyện tập:
Kể chuyện mười năm sau em trở lại thăm ngôi trường hiện nay em đang học.
GV y/c HS tìm hiểu đề.
? Nội dung của đề bài là gì ? Xác định thể loại ?
HS :
 Lưu ý :
 Chuyện kể về thời tương lai nhưng không được tưởng tượng viển vông, lung tung mà cần căn cứ vào sự thật hiện tại.
GV y/c HS chuẩn bị nội dung thảo luận:
? Với đề bài này cần nêu được những ý nào?
GV: Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài chi tiết.
 HS: Làm bài tập theo nhóm: xây dựng dàn bài chi vào bảng phụ( 10phút ).
? Lớp nhận xét?
GV sửa chữa và bổ sung.
GV y/c HS trình bày dàn ý của bản thân theo từng mục, phần nhỏ, sau đó điều chỉnh bổ sung.
Hoạt động 2 (8p)
 Hướng dẫn tham khảo một số đề bài.
? Lập dàn ý, sau đó viết thành bài hoàn chỉnh cho 1 trong các đề bài.
I, Đề bài:
 Kể lại 10 năm sau em sẽ về thăm lại mái trường xưa mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những gì có thể xảy ra.
1. Tìm hiểu đề :
- Kiểu bài( thể loại) : kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung chủ yếu :
+ Chuyến về thăm lại trường cũ sau 10 năm.
+ Cảm xúc, tâm trạng của em trong và sau chuyến thăm ấy.
2. Tìm ý:
a) 10 năm nữa em sẽ 22 tuổi. Dự kiến lúc đó của em sẽ là:
- Sinh viên đại học vừa tốt nghiệp ra trường.
- Có thể sẽ đi làm.
- Đi bộ đội về phép hoặc đã ra quân.
b) em về thăm trường vào dịp nào?
- Ngày 20/11.
- Ngày thành lập trường.
- Ngày họp lớp.
c) Mái trường sau 10 năm thay đổi như thế nào?
- Hình ảnh các thầy cô giáo lúc bấy giờ?
- Hình ảnh ngôi trường, lớp học ngày xưa bây giờ ra sao?
d) Gợi nhớ những kỉ niệm cũ(hiện tại bây giờ).
e) Cuộc gặp gỡ với các thầy cô giáo cũ(hoặc bạn bè).
g) Suy nghĩ khi chia tay máI trường.
3. Dàn bài:
a) Mở bài :
- Mười năm nữa là năm nào ? Năm ấy em bao nhiêu tuổi ? Em vẫn đang đi học hay đã đi làm ?
- Em về thăm trường cũ vào dịp nào ? (Hội trường).
b) Thân bài :
- Tâm trạng trước khi về thăm : bồn chồn, sốt ruột, lo lắng.
- Cảnh trường, lớp sau 10 năm xa cách có gì đổi thay, thêm, bớt ? Cảnh các khu nhà, vườn hoa,...
- Gặp gỡ với các thầy cô giáo cũ, mới như thế nào ? Thầy dạy bộ môn, thầy chủ nhiệm, thầy cô hiệu trưởng, bác bảo vệ, lao công phục vụ...
- Gặp gỡ bạn cũ, những kỷ niệm bạn bè vụt nhớ lại, những lời hỏi thăm cuộc sống hiện nay, những hứa hẹn...
c) Kết bài :
- Phút chia tay lưu luyến...
- ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy ?
* Cho học sinh viết thành văn từng phần, sau đó tự đọc lại và tự sửa lại
II, Một số đề bài khác.
Đề bài:
a) Mượn lời 1 đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể lại chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.
b) Thay ngôi kể bộc lộ tâm tình của nhân vật truyện cổ tích mà em yêu thích.
c) Tưởng tượng một đoạn kết mới cho 1 truyện cổ tích nào đó.
IV. Củng cố:(1p) GV chốt lại nội dung bài học.
V. HDVN:(3p) - Ôn tập kể chuyện tưởng tượng.
 - Lập dàn ý, sau đó viết thành bài hoàn chỉnh cho đề sau :
Đề bài : Trong giấc mơ đêm qua, em đã gặp công chúa Quỳnh Nga – vợ chàng Thạch Sanh anh hùng : Em hãy kể lại chuyện đó trong bức thư gửi 1 người bạn thân đang ở xa.
 - Chuẩn bị bài: “ Con hổ có nghĩa”:
 + Đọc văn bản.
 + Trả lời câu hỏi SGK.
 + Rút ra bài học.
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ------------------------------------------**&**------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 58.doc