Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 53: Kể chuyện tưởng tượng

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 53: Kể chuyện tưởng tượng

Tiết 53- Tập làm văn

KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức: Giúp học sinh bước đầu nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản. Điểm lại một số bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số loại bài văn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn có yếu tố tưởng tượng.

3. Thái độ: Có ý thức học tập thể loại nghiêm túc.

B. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ, soạn giáo án.

 HS: Chuẩn bị chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài kể chuyện sáng tạo.

C. Phương pháp:

- Đọc, phân tích mẫu.

- Thảo luận.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

I. Ổn định: kt sĩ số

II. KTBC(5p): ? Tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 53: Kể chuyện tưởng tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ns:
NG: 
Tiết 53 - Tập làm văn
Kể chuyện tưởng tượng
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức : Giúp học sinh bước đầu nắm được nội dung, yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản. Điểm lại một số bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số loại bài văn.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết văn có yếu tố tưởng tượng. 
3. Thái độ : Có ý thức học tập thể loại nghiêm túc.
B. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, soạn giáo án.
 HS: Chuẩn bị chọn đề tài, tìm tòi nội dung, cốt truyện để viết một bài kể chuyện sáng tạo.
C. Phương pháp :
- Đọc, phân tích mẫu.
- Thảo luận.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
I. ổn định: kt sĩ số
II. KTBC(5p): ? Tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?
III. Bài mới :
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1(15p) : GV hướng dẫn tìm hiểu lý thuyết.
? Học sinh kể tóm tắt truyện ngụ ngôn : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng? Và cho biết trong truyện người ta tưởng tượng ra điều gì?
HS: - Kể lại truyện.
- Người ta tưởng tượng các bộ phận cơ thể người thành những tên riêng của các nhân vật;sự đố kị của các n/vật Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng.
? Chi tiết nào dựa vào sự thật ? Chi tiết nào tưởng tượng ra? 
HS : - Sự tưởng tượng đó dựa trên thực tế : Các bộ phận nằm trên 1 cơ thể nhưng mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng và cùng phục vụ cho sự tồn tại của cơ thể người.
- Chi tiết tưởng tượng : Sự đình công của n/vật Chân, Tay, Tai và Mắt.
? Vì sao em biết rõ đây là truyện ngụ ngôn dân gian hoàn toàn do tưởng tượng mà có ?
HS:chi tiết trong truyện đều không có thực.
? Người kể đã vận dụng tưởng tượng như thế nào ?
HS : Người ta đã vận dụng mối quan hệ mật thiết gữa các bộ phận của cơ thể với nhau
? Tưởng tượng đóng vai trò như thế nào  ở trong truyện này ?
? HS đọc VB/SGK/130,131 ?
? Người ta tưởng tượng ra điều gì trong truyện này ?
HS :- Tưởng tượng truyện 6 con gia súc nói được tiếng người.
? Những tưởng tượng dựa trên thực tế nào? Nhằm mục đích gì?
HS: - Những tưởng tượng đó dựa trên cơ sở thực tế c/sống, đặc thù của từng loài gắn với công việc cụ thể của mỗi con vật được nhắc đến.
- Mục đích: Các con vật tuy khác nhau về công việc nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì tị nạnh.
? Truyện tưởng tượng ra điều gì? Điều gì gắn với hiện thực ? Mục đích của sự tưởng tượng đó?
HS: - Truyện tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ trò truyện với Lang Liêu.
- Cơ sở thực tế: Người kể chuyện xưng “em” ở ngôi kể thứ nhất; nhà nấu bánh chưng ngày Tết. Hiểu được phẩm chất của Lang Liêu qua truyện “Bánh chưng, bánh giầy”.
- Mục đích: Bộc lộ những suy nghĩ của mình về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và về phẩm chất của người lao động. 
? Đến đây em hiểu kể chuyện tưởng tượng là gì? Có thể kể tùy tiện được không?
HS dựa vào ghi nhớ để trả lời.
Hoạt động 2(20p) : Hướng dẫn luyện tập ở lớp.
 Học sinh: Chọn một trong các đề ở SGK để tìm ý, lập dàn ý cho đề.
A. Lý thuyết: Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.
1. Ngữ liệu:
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Lục súc tranh công.
- Giấc mơ của Lang Liêu.
2. Phân tích.
a) VB Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
b) Truyện Lục súc tranh công 
c) VB Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu.
3. Nhận xét.
- Tưởng tượng là người ta nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, chỉ dựa vào một phần thực tế.
- Không thể kể kể tùy tiện.
* Ghi nhớ/ SGK.
B. Luyện tập.
Đề 1 : Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay...
 Dàn ý :
* Mở bài :
- Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửa Long.
- Thuỷ Tinh – Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới này.
* Thân bài :
- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, 
- Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt : Huy động sức mạnh tổng lực : Đất, đá, xe ben, tàu hỏa, trực thăng, cát sỏi đặc biệt là những khối bê tông đúc sẵn...
- Các phương tiện thông tin hiện đại : vô tuyến, điện thoại di động...
- Cảnh bộ đội, công an, giúp nhân dân chống lũ..
- Cả nước quyên góp lá lành đùm lá rách.
- Cảnh những chiến sĩ hy sinh vì dân.
* Kết bài : 
 Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ XXI.
IV. Củng cố(2p): Thế nào là kể chuyện t.tượng? T.tượng phải dựa trên yếu tố nào?
V. HDVN(2p): - Học thuộc lòng ghi nhớ. Hoàn thành bài tập còn lại.
 - Tìm hiểu vai trò của tưởng tượng, nhân hóa trong một số truyện ngụ ngôn đã học, trong truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài.
 - Chuẩn bị bài: “Ôn tập truyện dân gian”
+ Nghiên cứu các câu hỏi trong SGK. 
+ Lập bảng thống kê các truyện theo hướng dẫn của SGK.
E. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nội dung bài học
(Kết quả hoạt động của học sinh)
Hoạt động 1	I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.
(Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng)
* Học sinh kể tóm tắt truyện ngụ ngôn : Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Giáo viên nêu câu hỏi.
? Truyện này có thật ? Nhân vật có thật ? Sự việc có thật ?
? Vì sao em biết rõ đây là truyện ngụ ngôn dân gian hoàn toàn do tưởng tượng mà có ?
? Người kể đã vận dụng tưởng tượng như thế nào ?
? Tưởng tượng đóng vai trò như thế nào ? ở trong truyện này ?
? Có phải tất cả mọi chi tiết, sự việc trong truyện đều là bịa đặt hay không ? Vì sao em biết ?
? Chi tiết nào dựa vào sự thật ?
? Chi tiết nào tưởng tượng ?
* Truyện : Lục súc thành công, giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu à giáo viên cho học sinh thảo luận theo hệ thống câu hỏi trên.
* Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập ở lớp
- Học sinh chọn một trong các đề ở SGK để tìm ý, lập dàn ý cho đề.
Đề 1 : Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay...
 Dàn ý :
* Mở bài :
- Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửa Long.
- Thuỷ Tinh – Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới này.
* Thân bài :
- Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công vẫn với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội
- Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt : Huy động sức mạnh tổng lực : Đất, đá, xe ben,...
- Các phương tiện thông tin hiện đại : vô tuyến, điện thoại di động...
- Cảnh bộ đội, công an, giúp nhân dân chống lũ..
- Cả nước quyên góp lá lành đùm lá rách.
- Cảnh những chiến sĩ hy sinh vì dân.
* Kết bài : 
 Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ 21.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập ở nhà.
 Tìm hiểu vai trò của tưởng tượng, nhân hóa trong một số truyện ngụ ngôn đã học, trong truyện ‘Dế mèn phiêu lưu kí’ của Tô Hoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 53.doc