Một số dạng bài tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn miêu tả

Một số dạng bài tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn miêu tả

Phân môn tập làm văn mang tính chất thực hành tổng hợp. Làm văn là vận dụng kết quả tổng hợp của việc học tập các môn Văn - Tiếng Việt để sáng tạo ra văn bản. Học sinh lớp 6 mới tập làm văn, tập sáng tạo. Mọi sự sáng tạo trong làm văn đều phải được thực hiện trên cơ sở nắm vững các quy tắc cơ bản về làm văn. Văn miêu tả là thể loại được học trong chương trình lớp 6 THCS. Trước hết để sáng tạo được văn bản, học sinh phải hiểu từ, biết dùng từ để đặt câu tiến tới dựng đoạn để tạo thành văn bản. Như vậy đòi hỏi học sinh phải có những kỹ năng nhất định trong việc dùng từ, tạo lời, đặt câu, dựng đoạn: Đạt được mục đích đó, giáo viên luôn luôn không ngừng nâng cao cải tiến giờ dạy. Đặc biệt là phải có hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh lớp 6 khi học văn miêu tả.

 Ngay từ cấp học Tiểu học, học sinh đã được học từ, nhận biết về câu. Lên lớp trên câu được giảng một cách chặt chẽ hơn. Câu được coi là sự thể hiện của một tư tưởng hoàn chỉnh, có một cấu trúc nòng cốt chủ - vị và có một ngữ điệu, một mục đích nhất định. Đó là những lý luận cần thiết để các em có được những khái niệm về câu và viết được những câu đúng ngữ pháp. Nhưng thế vẫn chưa đủ. Muốn tạo nên một đơn vị lớn hơn câu như đoạn văn, bài văn, ngoài những quy tắc đã biết để gắn các thành phần câu với nhau, ta còn phải tuân theo một số quy tắc khác nữa để tạo nên sự gắn bó hữu cơ, sự thống nhất trong bài văn, đoạn văn.

 

doc 8 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số dạng bài tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- đặt vấn đề
i. lời mở đầu
Phân môn tập làm văn mang tính chất thực hành tổng hợp. Làm văn là vận dụng kết quả tổng hợp của việc học tập các môn Văn - Tiếng Việt để sáng tạo ra văn bản. Học sinh lớp 6 mới tập làm văn, tập sáng tạo. Mọi sự sáng tạo trong làm văn đều phải được thực hiện trên cơ sở nắm vững các quy tắc cơ bản về làm văn. Văn miêu tả là thể loại được học trong chương trình lớp 6 THCS. Trước hết để sáng tạo được văn bản, học sinh phải hiểu từ, biết dùng từ để đặt câu tiến tới dựng đoạn để tạo thành văn bản. Như vậy đòi hỏi học sinh phải có những kỹ năng nhất định trong việc dùng từ, tạo lời, đặt câu, dựng đoạn: Đạt được mục đích đó, giáo viên luôn luôn không ngừng nâng cao cải tiến giờ dạy. Đặc biệt là phải có hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh lớp 6 khi học văn miêu tả. 
	Ngay từ cấp học Tiểu học, học sinh đã được học từ, nhận biết về câu. Lên lớp trên câu được giảng một cách chặt chẽ hơn. Câu được coi là sự thể hiện của một tư tưởng hoàn chỉnh, có một cấu trúc nòng cốt chủ - vị và có một ngữ điệu, một mục đích nhất định. Đó là những lý luận cần thiết để các em có được những khái niệm về câu và viết được những câu đúng ngữ pháp. Nhưng thế vẫn chưa đủ. Muốn tạo nên một đơn vị lớn hơn câu như đoạn văn, bài văn, ngoài những quy tắc đã biết để gắn các thành phần câu với nhau, ta còn phải tuân theo một số quy tắc khác nữa để tạo nên sự gắn bó hữu cơ, sự thống nhất trong bài văn, đoạn văn. 
ii. Thực trang của vấn đề cần nghiên cứu
1.Thực trạng
 Bộ môn Văn - Tiếng Việt trong các nhà trường THCS từ nhiều năm nay được đặc biệt quan tâm. Vì môn học này nó có vai trò rất to lớn đối với hoạt động giao tiếp của con người. Hơn nữa nó là cơ sở để học sinh học tập tốt các môn học khác. Chính vì vậy mà việc giảng dạy bộ môn này cũng cần được quan tâm rất nhiều. Mặt khác ta thấy Tiếng Việt còn là một yếu tố để phát triển tư duy cho học sinh. Tiếng Việt còn là kết quả cuộc đấu tranh lâu đời của một dân tộc anh hùng, giàu tinh thần sáng tạo. Với đặc điểm của tiếng nói giàu âm thanh, giàu hình tượng, có khả năng phát triển nhanh chóng để đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp, nghiên cứu, học tập của một dân tộc trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. TiếngViệt góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc. 
	Hiểu biết và vận dụng Tiết Việt là động lực để học sinh góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng mẹ đẻ. 
	Mục đích của việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường THCS là gì? Để trả lời được câu hỏi này cũng không phải là chuyện đơn giản. Nhưng theo tôi thì dạy Tiếng Việt là dạy cho học sinh cách sử dụng đúng các từ, viết đúng câu, giúp các em có thêm vốn từ để sử dụng trong giao tiếp. Giúp các em có vốn để sáng tạo văn bản khi cần thiết. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy các em mới chỉ biết viết câu đúng ở mức độ đơn giản. Còn khi viết đoạn văn thì hầu như các em còn lúng túng. Điều này chứng tỏ kỹ năng viết đoạn văn của học sinh còn yếu. Có một số em viết được đoạn văn nhưng chưa hay, từ ngữ chưa được chọn lọc. 
	Miêu tả là dùng ngôn ngữ để tái hiện, khắc hoạ các hiện tượng của thế giới, làm hiện lên tính chất, trạng thái của chúng, giúp cho người đọc hiểu và cảm nhận thế giới sâu sắc hơn. Chính vì vậy mà miêu tả mang tính chất khách quan, làm cho mọi sự vật, hiện tượng sống lại ngay trước mắt người đọc. Mặt khác miêu tả bộc lộ trực tiếp năng lực cảm nhận của con người trước sự vật. 
	Một đoạn văn miêu tả hay vừa lột tả được đặc trưng sự vật, vừa gây được thẩm mỹ khó quên. 
	Một bài văn tả cảnh gồm có nhiều đoạn. Mỗi đoạn văn triển khai một ý lớn. Biết dựng đoạn, bài văn sẽ mạch lạc và ý sẽ không trùng lặp. Đoạn văn gồm nhiều câu liên kết chặt chẽ với nhau nhằm tả một nét tổng quát về cảnh. Mỗi đoạn văn nhằm nêu lên một ý nhất định. Các đoạn văn trong bài phải được liên kết với nhau bằng bộ phận liên kết. Đoạn văn thường bắt đầu bằng viết hoa chữ cái đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. 
	Trong nhà trường văn miêu tả là hình thức luyện tập phương thức miêu tả và năng lực miêu tả. "Một số bài tập rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn miêu tả" là một công việc không dễ dàng. Đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng kết hợp giữa giờ học Tiếng Việt, tập làm văn một cách hợp lý và tự nhiên. 
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
	Dựa vào việc điều tra, khảo sát chất lượng về việc học văn, viết văn của học sinh THCS, nhất là các em học sinh lớp 6 mới ở Tiểu học lên. 
	Qua việc điều tra này tôi thấy khi học sinh viết một đoạn văn thường mắc những lỗi sau đây: 
	Viết được đoạn văn nhưng không đúng theo thể loại, bởi vì các em chưa dùng từ gợi tả, mà lại dùng từ văn kể lể sự vật, sự việc. 
	Một lỗi mà học sinh lớp 6 thường mắc phải vừa là chưa biết diễn đạt ý văn bằng sự quan sát, nhận xét và hiểu biết của mình. Câu văn viết lủng củng, rườm rà, tối nghĩa, sai ngữ pháp. Sự mạch lạc, sự liên kết giữa các câu chưa chặt chẽ. 
	Tóm lại: Qua việc điều tra tôi thấy các em mắc phải 4 lỗi trong việc trình bày một bài văn miêu tả đó là: 
	- Chưa dùng từ ngữ gợi tả (âm thanh, hương vị, màu sắc, dáng vẻ, hoạt động ...) 
	- Chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ (nhân hoá, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng ...)
	- Chưa biết đặt câu dựng đoạn. 
	- Chưa biết diễn đạt ý văn.
Trên cơ sở đó tôi đã chọn đề tài ’’Một số dạng bài tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn miêu tả’’, giúp cho các em khắc phục những lỗi khi viết văn. 
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành kiểm tra, khảo sát học sinh khối lớp 6 Trường THCS Yên Thịnh năm học 2009 -2010 két quả thu được như sau:
Lớp 
Sĩ số
Thành thạo
Chưa thành thạo
SL
%
SL
%
6A
35
18
51,4
13
48,6
6B
34
10
29,4
24
71,6
6C
36
12
33,3
24
66,6
B. giải quyết vấn đề
I. các giải pháp thực hiện
1. Đối với giáo viên
- Chấm trả bài văn của học sinh kỹ lưỡng đặc biệt chú ý cách dùng từ trong bài.
- Rút ra những lỗi chung nhất của các em.
- Tìm và đưa ra các dạng bào tập phù hợp để các e củng cố, sửa chữa.
-Hệ thống kiến thức về văn miêu tả, Tiếng Việt phần từ loại( chủ yếu động từ và tính từ) và các biện pháp nghệ thuật tu từ Tiếng việt (chủ yếu nhân hoá, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng).
2. Đối với học sinh 
- Đọc bài chấm của giáo viên, chú ý các lỗi giáo viên sửa trong bài hoặc có thể tự sửa lại.
- Đọc nhiều bài văn mẫu về văn miêu tả, phải thường xuyên trau dồi vốn từ để có một vốn từ phung phú.
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về văn miêu tả và phần Tiếng việt có liên quan (như đã nêu ở phần I).
- Cộng tác đắc lực và tích cực với giáo viên, chủ động thực hành với các dạng bài tập mà giáo viên đâ ra đồng thời phải tìm tòi những dạng bài văn miêu tả để tự sửa lỗi cho mình.
ii. các biện pháp tổ chức thực hiện
	1. Dạng bài tập thứ nhất. Cho 2 đoạn văn yêu cầu học sinh so sánh và phân tích để tìm ra lỗi sai. 
Ví dụ: 
	- Đoạn văn thứ nhất: "Mặt trời đã mọc. Trên cao những đám mây trắng đang bay. Tất cả mọi vật đều hoạt động khi mặt trời lên".
	- Đoạn văn thứ hai: "Phương đông đã hửng sáng. Trong không trung bao la, những đám mây trắng được nhuộm một màu phớt hồng rực rỡ. Vạn vật như bừng tỉnh dưới những tia nắng bình minh. Một làn gió thoảng qua đem theo cái mát dịu của sương mai và hương thơm nhè nhẹ của đất trời. Một ngày mới bắt đầu". 
	Giáo viên yêu cầu: Hãy đọc kỹ hai đoạn văn trên và so sánh xem đoạn văn này giúp em cảm nhận được cảnh vật một cách cụ thể hơn? Vì sao?.
	Đoạn văn nào chưa miêu tả nổi bật được cảnh vật? Vì sao?.
	Học sinh sẽ dễ dàng phát hiện được đoạn (1) sẽ không hay bằng đoạn (2) vì người viết chưa sử dụng được những từ ngữ gợi tả màu sắc, gợi tả không gian, trạng thái, hương vị, hoạt động trạng thái và sự liên tưởng độc đáo. 
2. Dạng bài tập thứ hai. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn. 
	Ví dụ: "Ngày chưa tắt hẳn, trăng (1) lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ (2) lên ở (3) trời sau rặng tre đen của làng xa. Mấy (4) mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một (5) dần rồi tắt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ (6) đưa lại thoảng những hương (7) ngát". 
Cho các từ. 
1. A. Đã ; 	B. mới 	C. Chưa 	D. đang 
2. A. Nhẹ nhàng 	B. từ từ 	C. đột ngột 	D. Vùng lên 
3. A. Giữa 	B. bầu 	C. chân 	D. đỉnh 
4. A. Tảng 	B. bóng 	C. vầng 	D. sợi 
5. A. Mảnh 	B. to 	C. tan 	D. mờ 
6. A. Mênh mang 	B. hiu hiu	C. phảng phất 	D. khẽ khàng 
7. A. Bát 	B. dịu 	C. thơm 	D. lộng. 
Yêu cầu học sinh chọn từ ở A, B, C, D điền vào số cho thích hợp. Học sinh dễ dàng chọn được các từ sau điền vào chỗ trống. 
1. đã 	3. chân 	5. mờ	7. thơm 
2. từ từ 	4. sợi 	6. phảng phất.
3. Dạng bài tập 3. Cho đoạn văn yêu cầu học sinh sửa câu đúng ngữ pháp và sắp xếp ý lôgíc, dựng thành một đoạn văn miêu tả theo trình tự không gian từ bao quát đến cụ thể. 
	Ví dụ: "Mưa tạnh và tất cả tạo cho ta một cảm giác mát mẻ, thích thú. Gió nhè nhẹ thổi hoà với tiếng chim hót líu lo. Cây cối được khoác trên mình một áo mới, thơm tho, sạch sẽ có điểm những giọt nước sáng long lanh như những viên ngọc bích. Vòm trời như cao hơn".
	Yêu cầu: Phân tích đoạn văn. 
	- Đoạn văn trên miêu tả cảnh vật gì? (cảnh sau cơn mưa) 
	- Em có nhận xét gì về cách đặt câu. (Câu 1 viết chưa đúng ngữ pháp diễn đạt tối nghĩa). 
	- Trình tự trong đoạn văn được sắp xếp như thế nào? 
	- Em hãy sửa lại câu cho đúng ngữ pháp và sắp xếp lại vị trí các câu theo trình tự không gian. 
4. Dạng bài tập thứ tư. Tìm và sử dụng các biện pháp tu từ để đặt câu dựng đoạn miêu tả một cảnh vật cho sẵn. 
	Ví dụ: Em hãy chọn lọc những từ ngữ gợi tả không gian, màu sắc, âm thanh, hương vị, trạng thái hoạt động và các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá, liên tưởng, tưởng tượng) để viết một đoạn văn miêu tả cảnh vật "Mùa xuân tươi đẹp đã về"). 
	Với dạng bài tập này giúp luyện cho các em cách chọn lọc từ ngữ, dùng từ, đặt câu theo sự cảm nhận và nhận thức của cá nhân. 
c. Kết luận
i. kết quả ngiên cứu
Từ việc hướng dẫn học sinh một số dạng bài tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn miêu tả nêu trên tôi đã áp dụng cho luyện một số dạng bài tập này thì chất lượng các em biết dùng từ, đặt câu dựng đoạn trong văn miêu tả đã tăng lên rõ rêt.
Cụ thể kết quả kảo sát của các em học sinh khối lớp 6 Trường THCS Yên Thịnh năm học 2010-2011 như sau:
Lớp 
Sĩ số
Thành thạo
Chưa thành thạo
SL
%
SL
%
6A
32
24
75
8
25
6B
32
26
81,2
6
18,8
6C
32
22
68,8
10
31,2
ii. bài học kinh nghiệm
Trên đây là " Một số bài tập rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn trong văn miêu tả". Đã được tôi áp dụng đối với học sinh khối 6 trường THCS Yên Thịnh. Tôi nghĩ rằng việc làm này là rất cần thiết đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn này. Với đề tài này tôi có một mong muốn duy nhất đó là luyện cho các em kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn và diễn đạt ý trong việc hành văn của học sinh. Đồng thời cũng rèn cho các em kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với mọi người trong xã hội. 
Trên cơ sở đó giúp các em phát triển tư duy, có trí thẩm mỹ biết quan sát tinh tường và có tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật biết yêu thiên nhiên, yêu quý cuộc sống và con người trong xã hội. 
	Yên Thịnh, ngày 27 tháng 3 năm 2011
	Người thực hiện 
Trương Thị Thắng 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan(1).doc