Tiết 43– Tập làm văn
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu : Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Biết lập dàn bài cho bài kể miệng theo một đề bài.
- Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay học thuộc lòng.
2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn kĩ năng kể miệng, chú ý lời kể phù hợp với ngôi kể và thứ tự kể, kĩ năng nhận xét bài tập nói của bạn.
3. Thái độ: GD thái độ nghiêm túc, sự tự tin về tác phong lời nói trước đông người.
B. Chuẩn bị :
GV: Máy chiếu, đọc các tài liệu có liên quan.
HS: Chuẩn bị theo y/c của GV ở tiết trước.
C. Phương pháp: Luyện tập thực hành, thảo luận, hoạt động nhóm tổ.
NS: 27/10/08 NG: 30/10/08 Tiết 43 – Tập làm văn Luyện nói kể chuyện A. Mục tiêu : Giúp học sinh : 1. Kiến thức: - Biết lập dàn bài cho bài kể miệng theo một đề bài. - Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay học thuộc lòng. 2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn kĩ năng kể miệng, chú ý lời kể phù hợp với ngôi kể và thứ tự kể, kĩ năng nhận xét bài tập nói của bạn. 3. Thái độ: GD thái độ nghiêm túc, sự tự tin về tác phong lời nói trước đông người. B. Chuẩn bị : GV : Máy chiếu, đọc các tài liệu có liên quan. HS : Chuẩn bị theo y/c của GV ở tiết trước. C. Phương pháp : Luyện tập thực hành, thảo luận, hoạt động nhóm tổ. D. Tiến trình tổ chức các hoạt đông dạy học. I. ổn định(1’) II. KTBC : KT sự chuẩn bị ở nhà của HS. Hoạt động 1(10’) : Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 1. Đề bài : - Nêu yêu cầu và các bước tập nói trong tiết học, chia tổ, nhóm, cử các tổ trưởng, nhóm trưởng, thư kí ghi chép biên bản. - Chiếu hắt 4 đề kể chuyện đã ra. + Đề 1 : Kể lại một chuyến về thăm quê của em. + Đề 2 : Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ, thương binh, neo đơn. + Đề 3 : Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sự (danh lam, thắng cảnh) + Đề 4 : Kể về một chuyến ra thành phố (hoặc thủ đô) 2. Một số dàn bài tham khảo. * Đề 1 : SGK * Đề 2 : a. Mở bài : - Nhân dịp nào đi thăm - Ai tổ chức ? Đoàn gồm những ai ? - Dự định đến thăm gia đình nào ? ở đâu ? b. Thân bài : - Chuẩn bị cho cuộc đi thăm - Tâm trạng của em trước cuộc đi thăm. - Trên đường đi ? Đến nhà liệt sĩ ? Quang cảnh gia đình ? - Cuộc gặp gỡ, thăm viếng diễn ra như thế nào ? Lời nói ? Việc làm ? Quà tặng ? - Thái độ, lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ ? c. Kết luận : - Ra về ? ấn tượng về cuộc đi thăm ? - Có thể chọn ngôi 1 hoặc 3 để kể. * Đề 3, 4 : Học sinh tự xây dựng dàn bài của mình, các bạn trong nhóm góp ý kiến bổ sung nhưng lưu ý thay đổi ngôi kể cho câu chuyện hấp dẫn thú vị.. 3. Học sinh đọc kĩ bài tham khảo ở nhà “Một lần về thăm quê”. Hoạt động 2(10’) : Hướng dẫn tập nói ở nhóm, tổ. - Học sinh trình bày bài nói ở tổ. - Nhóm trưởng góp ý ngắn gọn. - Mỗi nhóm cử một đại biểu kể chuyện trước lớp. Hoạt động 3(20’) : Hướng dẫn kể chuyện trước lớp. - Lớp trưởng điều khiển các bạn : 3 - 4 bạn được kể chuyện trước lớp. - Học sinh góp ý nhận xét. - Giáo viên tổng kết về các mặt(nội dung, cách kể, giọng kể...). - GV đánh giá, cho điểm. IV.Củng cố(2’): - Dàn bài của một bài văn tự sự sự gồm mấy phần? V. HDVN(2’): - Tập kể lại đề đã chuẩn bị - Tiếp tục làm dàn ý, tập kể miệng các đề còn lại. - Chuẩn bị bài “Cụm danh từ” + Đọc kĩ ngữ liệu/SGK. + Trả lời các câu hỏi/SGK. + Tự rút ra kết luận về cụm DT: cấu tạo, chức vụ cú pháp... E. Rút kinh nghiệm giờ dạy. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------**&**------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: