Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 41: Danh từ

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 41: Danh từ

Tiết 41 - Tiếng Việt - DANH TỪ

 (Tiếp theo)

A. Mục tiêu

1.Kiến thức: - Tiếp tục củng cố và nâng cao một bước nhận thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học. Cụ thể là:

- Đặc điểm của nhóm danh từ chung và nhóm danh từ riêng.

- Cách viết hoa danh từ riêng.

- Tích hợp với phần văn ở các văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng với phần tập làm văn ở ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.

2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng phân biệt danh từ chung, danh từ riêng, viết hoa đúng các tiểu loại danh từ riêng.

3. Thái độ: GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV khi sử dụng DT.

B. Chuẩn bị :

GV: Bảng phụ vẽ sơ đồ câm về cách phân loại danh từ, đèn chiếu.

HS: Ôn tập và chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

C. Phương pháp: Quy nạp, thực hành, đàm thoại, thảo luận.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 41: Danh từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 24/10/08
NG: 27/10/08
Tiết 41  - Tiếng Việt - Danh từ
 (Tiếp theo)
A. Mục tiêu 
1.Kiến thức : - Tiếp tục củng cố và nâng cao một bước nhận thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học. Cụ thể là :
- Đặc điểm của nhóm danh từ chung và nhóm danh từ riêng.
- Cách viết hoa danh từ riêng.
- Tích hợp với phần văn ở các văn bản : Ông lão đánh cá và con cá vàng với phần tập làm văn ở ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng phân biệt danh từ chung, danh từ riêng, viết hoa đúng các tiểu loại danh từ riêng.
3. Thái độ: GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV khi sử dụng DT.
B. Chuẩn bị : 
GV: Bảng phụ vẽ sơ đồ câm về cách phân loại danh từ, đèn chiếu.
HS: Ôn tập và chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
C. Phương pháp: Quy nạp, thực hành, đàm thoại, thảo luận.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
I. ổn định(1’)
II. KTBC(6’):
? DT là gì? Đặc điểm của DT? Chức vụ ngữ pháp của DT trong câu?
? HS lên bảng điền vào sơ đồ câm?
DANH Từ
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung bài học
Danh từ
DT chỉ đơn vị
DT chỉ sự vật
ĐV tự nhiên
ĐVị qui ước
DT riêng
DT chung
Chính xác
Ước chừng
Hoạt động 1(16’) : Hướng dẫn tìm hiểu lý thuyết.
? Nhắc lại danh từ trong Tiếng Việt được chia thành những loại nào ?
? Thế nào là danh từ chỉ sự vật ?
? Giáo viên treo bảng phụ có vẽ sơ đồ câm cách phân loại danh từ.
Học sinh điền vào bảng phân loại các danh từ chung, danh từ riêng.
GV treo bảng phụ có chứa ngữ liệu/SGK.
? HS đọc to ngữ liệu?
? Dựa vào những kiến thức đã học , hãy điền các DT ở câu sau vào bảng phân loại?
GV treo bảng phân loại.
HS lên bảng điền:
DT chung
Fffgsg vua, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện, công ơn.
DT riêng
Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
? Qua bài tập em hiểu danh từ chung là gì ? Cho VD ?
HS: DT chung là DT chỉ tên một loại sự vật.( VD: xóm, máy, xe...)
? Danh từ riêng là gì ? Cho VD?
HS: Là DT chỉ tên riêng của người, địa phương, hay tổ chức nào đó.
VD: + Tên người: Nguyễn Ngọc Kí, Hồ Chí Minh...
+ Tên địa phương: xã Hồng Phong, huyện Đông Triều
+ Tên tổ chức: Đảng cộng sản Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ quốc tế, Tổ chức Liên hợp quốc...
? Khi viết tên người tên địa lý VN phải viết như thế nào? Lấy VD?
HS: - Viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của học, tên đệm, lót.
VD: - Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Văn Tám...
- Tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Ninh
- Vịnh Hạ Long, hang Pắc Bó, sông Hồng
? Nếu viết tên người tên địa lý nước ngoài thì viết như thế nào? Có giống viết tên người tên địa lí VN không?
HS: - Tên người, tên địa lí phiên âm qua từ Hán Việt thì viết như tên người tên địa lý VN.
VD: + Mao Trạch Đông, Tôn Trung Sơn...
+ Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa(Moscow), Hoa Thịnh Đốn(Washington), Trân Châu Cảng (Hawai) ...
- Nếu tên người tên địa lí phiên âm qua Tiếng Việt: chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của họ, đệm, tên ( nếu bộ phận nào có nhiều tiếng thì giữa các tiếng có thể có hoặc không có dấu nối).
VD: Alêchxây Mácximôvich Pêcốp.
Leeona Đờ Vanhci; Mixixipi; Đanuýp...
Hoặc: Vla- đi-mia I-lich Lê-nin.
Mat-xcơ- va, I-ta-li-a,...
? Thế còn tên các tổ chức, cơ quan, danh hiệu, giải thưởng, huy chương thì viết thế nào ?
HS: Khi viết tên các tổ chức, cơ quan, danh hiệu, giải thưởng, huy chương thì viết thì phải viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu tiên:
VD: + Đảng cộng sản Việt Nam;
+ Bộ Giáo dục và đào tạo ;
+ Liên hợp quốc ;
+ Huy chương vì sự nghiệp giáo dục ;
+ Olimpic ;
? Cách viết hoa DT riêng ?
? HS đọc to phần ghi nhớ?
Hoạt động 2(18’) : GV hướng dẫn HS luyện tập.
Hoạt động 2
- Khắc sâu nội dung mục ghi nhớ.
- Giáo viên bật đèn chiếu à Học sinh đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3
(Hướng dẫn luyện tập)
Bài tập : Các danh từ chung gọi tên các loài hoa có khi nào được viết hoa hay không ? Tại sao ?
Hoạt động 4 : 
Hướng dẫn học ở nhà
Viết chính tả phân biệt l/n
A. Lý thuyết: Danh từ chung và danh từ riêng.
Bảng phân loại danh từ
1. Ngữ liệu/SGK.
2. Phân tích.
a. Danh từ chung : vua, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện, công ơn.
b. Danh từ riêng : Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà nội.
3. Nhận xét.
* Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật (chỉ người, sự vật nói chung)
* Danh từ riêng : là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
* Qui tắc viết hoa DT riêng:
a. Tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của học, tên đệm, lót.
b. Tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Tên người, tên địa lí phiên âm qua tiếng việt chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của họ, đệm, tên (Giữa các tiếng có thể có hoặc không có dấu nối)
c. Tên các cơ quan tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân huy chương 
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu tiên.
* Ghi nhớ/SGK/109.
B. Luyện tập
Bài tập : 
- Khi dùng để đặt tên người thì phải viết hoa.
- Vì khi ấy chúng được dùng như danh từ riêng.
VD : Cô Lan, bạn Cúc, anh Hồng.
? Chọn VD về trường hợp danh từ chung người được viết hoa ? Giải thích lí do.
VD : Hồ Chí Minh – tên người là cả một niểm thơ.
- Danh từ ‘Người’ được dùng làm danh từ lâm thời để chỉ Hồ Chí Minh.
- Từ ‘Người’ được viết hoa : Người để bày tỏ sự tôn kính và lòng biết ơn của chúng ta đối với Bác Hồ.
Bài tập 1 : 
a. Danh từ chung : Ngày xưa à miền, đất, bây giờ ...
b. Danh từ riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, LLQ.
Bài tập 2 :
Các từ in đậm trong bài
a. Là danh từ riêng và được viết hoa vì : Chim, Hoa, Mây, Nước, Họa Mi đều đã được nhà văn nhân hóa như người, như tên riêng của mỗi nhân vật.
b. út : Tên riêng của nhân vật.
c. Cháy : Tên riêng của một làng.
Bài tập 3 : Học sinh tự làm.
Rút kinh nghiệm giờ dạy.
.
.
.
.
------------------------------------------**&**------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41.doc