Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 1 đến tiết 131

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 1 đến tiết 131

Tit 1: CON RỒNG CHÁU TIÊN

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

b. Kỹ năng: Rèn kỹ n¨ng đọc – kể chuyện.

c. Thái độ: Thích truyện Con Rồng Cháu Tiên

 * Kin thc trng t©m:

 Ni dung vµ ý ngha cđa truyƯn

2. Chuẩn bị:

GV: SGK+SGV

HS: SGK+Tập soạn

3. Phương pháp: Kể chuyện + Dùng tranh minh hoạ + Thảo luận nhóm.

4. Tiến trình:

 4.1 Tỉ chc:

 4.2 Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tập của HS.

 4.3 Giảng bài mới:

 Nước ta có khoảng 50 dân tộc khác nhau. Để hiểu về nguồn gốc, chúng ta cùng nhau tìm hiểu truyện Con Rồng Cháu Tiên

 

doc 282 trang Người đăng thu10 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 1 đến tiết 131", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngµy so¹n: 	
 Ngµy d¹y : 
TiÕt 1: CON RỒNG CHÁU TIÊN
1. Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
Kỹ năng: Rèn kỹ n¨ng đọc – kể chuyện.
Thái độ: Thích truyện Con Rồng Cháu Tiên
 * KiÕn thøc träng t©m: 
 Néi dung vµ ý nghÜa cđa truyƯn
2. Chuẩn bị:
GV: SGK+SGV
HS: SGK+Tập soạn 	
3. Phương pháp: Kể chuyện + Dùng tranh minh hoạ + Thảo luận nhóm.
4. Tiến trình:
 4.1 Tỉ chøc:
 4.2 Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tập của HS.
 4.3 Giảng bài mới:
 Nước ta có khoảng 50 dân tộc khác nhau. Để hiểu về nguồn gốc, chúng ta cùng nhau tìm hiểu truyện Con Rồng Cháu Tiên
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm truyền thuyết:
GV mời HS đọc phần chú thích (*) trong sách giáo khoa trang 7.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
GV đọc (1 phần) à HS đọc tiếp.
D Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu ra sao?
-HS dựa vào sgk trả lời.
D Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ?
-HS tìm và trả lời.
D Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng việc Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ?
-HS tìm và trả lời.
D Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì?
-HS tìm và trả lời.
D Theo truyện này thì người Việt Nam ta là con cháu của ai? Em có suy nghĩ gì về điều này? 
-HS phân tích và tự phát biểu.
D Theo em cơ sở lịch sử của truyện “Con Rồng Cháu Tiên” là gì?
-HS trả lời: Dựa vào tình hình dân tộc VN (54 dân tộc).
D Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện?
- GV gợi ý, cho HS thảo luận để rút ra ý nghĩa truyện.
I. Truyền thuyết là gì?
SGK trang 7
II. Tìm hiểu – Phân tích:
Nhân vật:
 - Lạc Long Quân: nòi rồng
 - Âu Cơ: giống Tiên
Diễn biến:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ kết nghĩa vợ chồng
- Âu Cơ sinh ra bọc trứng à nở ra 100 con trai khôi ngô, khỏe mạnh: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi.
- Dựng nước Văn Lang, người con trưởng lấy hiệu Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu.
III. Ý nghĩa truyện:
Truyện Con Rồng Cháu Tiên có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng ) nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện, đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt).
4. 4 Củng cố và luyện tập: 
HS đọc lại ghi nhớ. 
4. 5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 Học bài: Đọc, kể và trả lời câu hỏi SGK/ 8
 Vở rèn: Thế nào là truyền thuyết? 
 Vở bài tập: 5, 6, 7, 8 
 Chuẩn bị: Văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” 
 Đọc, kể và trả lời câu hỏi SGK / 12
 Vẽ tranh
 Ngµy so¹n: 	
 Ngµy d¹y : 
 Tiết 2 : BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY
(Truyền thuyết)
1. Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa về truyền thuyết bánh chưng bánh dày.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc – kể chuyện.
Thái độ: Thích truyện Bánh chưng bánh dày
* KiÕn thøc träng t©m: 
 Néi dung vµ ý nghÜa cđa truyƯn
2. Chuẩn bị:
GV: SGK+SGV+Tranh 
HS: SGK+Tập soạn 	
3. Phương pháp: Kể chuyện + Dùng tranh minh hoạ + Thảo luận nhóm.
4. Tiến trình:
 4.1 Tỉ chøc:
 4.2 Kiểm tra bài cũ: 
D Truyền thuyết là gì?
D Hãy kể một cách diễn cảm truyện Con Rồng Cháu Tiên. Nêu ý nghĩa truyện?
- Kiểm tra tập, vở.
- Đúng ( 4đ ) 
- Kể được ( 2đ )
- Nêu ý nghĩa đúng ( 2đ ) 
- Đủ ( 2đ ) 
 4.3 Giảng bài mới:
Hằng năm, mỗi khi xuân về tết đến, nhân dân ta con cháu các vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng núi cũng như vùng biển đều làm bánh. Vậy bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đọc hiểu chú thích.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản.
GV đọc (1 phần) à HS đọc tiếp
D Trong truyện có bao nhiêu nhân vật và ai là nhân vật chính? Cho biết vài nét về các nhân vật đó?
- HS trả lời: Vua Hùng và Lang Liêu là nhân vật chính.
- GV cho hs ghi bảng.
D Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì? Em có suy nghĩ gì về ý định đó?
- HS trả lời.
- GV ghi bảng.
D Hãy đọc đoạn văn “Các lang ai... về lễ Tiên vương”. Theo em, đoạn văn này chi tiết nào em thường gặp trong các truyện cổ dân gian? Hãy gọi tên chi tiết ấy và nói ý nghĩa của nó?
- HS tự tìm và phát biểu theo ý của mình.
D Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? Lang Liêu đã thực hiện lời dạy của thần ra sao?
- HS trả lời.
D Hãy nói ý nghĩa của 2 loại bánh mà Lang Liêu làm để dâng lễ?
- HS trả lời
- GV chốt và ghi bảng
D Theo em vì sao 2 thứ bánh của Lang Liêu được Vua Hùng chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương; và Lang Liêu được nối ngôi?
- GV gợi ý cho HS thảo luận để rút ra ý nghĩa truyện.
I. Tìm hiểu – Phân tích:
Nhân vật:
- Vua Hùng Vương: có 20 người con (20 vị lang).
- Lang Liêu: con thứ 18, mồ côi mẹ, gắn bó với cuộc sống đồng áng.
Diễn biến:
- Vua Hùng muốn chọn vị Lang tài giỏi nối ngôi.
 Điều kiện: sẽ truyền ngôi cho người con nào làm vừa ý.
- Lang Liêu thi tài:
Được thần báo mộng giúp đỡ.
Làm 2 loại bánh:
Bánh hình tròn – tượng trưng cho Trời: Bánh giầy
Bánh hình vuông – tượng trưng cho Đất: bánh chưng
Kết quả: Lang Liêu được nối ngôi .
II. Ý nghĩa truyện:
 Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện thờ kính Trời, Đất tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian .
4. 4 Củng cố và luyện tập: 
- Câu 1, 2 trang 12 phần luyện tập .
- Đọc thêm : Nàng Út làm bánh ớt .
4. 5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà 
 Học bài: Học ý nghĩa truyện và tập kể lại chuyện.
 Vở rèn: Vì sao trong con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ.
 Vở bài tập: 9,10 11, 12. 
 Chuẩn bị: -Thánh Gióng SGK/19
 Đọc và trả lời câu hỏi sgk / 22
Tiết 3 :	
Ngµy so¹n: 	
 Ngµy d¹y : 
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được khái niệm về từ, từ đơn, từ phức.
- HS nắm được đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt.
b. Kỹ năng: Biết dùng từ, cấu tạo từ của từ Tiếng Việt.
c. Thái độ: Sử dụng từ đúng chỗ.
* KiÕn thøc träng t©m: 
 Kh¸i niƯm tõ vµ cÊu trĩc tõ tiÕng ViƯt
2. Chuẩn bị:
GV: SGK+SGV+Tranh 
HS: SGK+Tập soạn 	
3. Phương pháp: Qui nạp + Đàm thoại + Tích hợp + Thảo luận nhóm.
4. Tiến trình:
 4.1 Tỉ chøc:
 4.2 Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra bài tập chuẩn bị của HS.
 4.3 Giảng bài mới:
Tiếng Việt chúng ta giàu và đẹp. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về từ và cấu tạo từ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về từ.
GV mời HS đọc câu tìm hiểu bài trang 13.
GV treo bảng phụ.
D Câu này có bao nhiêu tiếng, từ?
- HS lên bảng xác định.
D Hãy phân loại các từ trong câu này theo yêu cầu sau:
+ Từ có 1 tiếng.
+ Từ có 2 hoặc nhiều tiếng.
- HS xác định, GV ghi bảng.
GV chốt lại: Từ có 1 tiếng: thần, dạy, vua ® từ đơn; từ 2 hoặc nhiều tiếng: trồng trọt, con trưởng ® từ phức. Như vậy, tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ bao gồm: từ đơn và từ phức.
D Vậy từ đơn là gì? Từ phức là gì?
- HS phát biểu.
- GV ghi bảng.
D Trong những từ phức này, hãy phân loại: từ nào được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau? Từ nào được tạo bằng những tiếng có sự hòa phối âm thanh?
® GV chốt lại: từ phức có 2 loại: từ ghép và từ láy.
D Trong những từ ghép trên, từ nào có nghĩa khái quát (cụ thể) hơn so với nghĩa của từng tiếng tạo ra chúng?
GV mời HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 13 và 14
I. Bài học
1. Đơn vị cấu tạo từ: Tiếng
VD: Người / con trưởng / được / tôn / lên / làm / vua.
® 7 từ, 8 tiếng.
2. Phân loại từ: 2 loại:
- Từ đơn: là từ chỉ gồm 1 tiếng.
VD: thần, dạy, dân, . . .
- Từ phức: là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng.
VD: trồng trọt, chăn nuôi, hợp tác xã, 
3. Các loại từ phức:
a. Từ ghép: Được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. VD: ăn ở, con trưởng, . . .
* Nghĩa của từ ghép.
- Khái quát hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo thành chúng. VD: ăn ở, con cháu, 
- Cụ thể hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo thành chúng. VD : ăn cơm, con trưởng, 
b. Từ láy : Được tạo ra bằng những tiếng có âm thanh hòa phối với nhau. VD : trồng trọt, hồng hào,  
 II. Ghi nhớ : 
* Từ là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu.
* Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
* Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
* Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
Hoạt động 2:
Bài tập:
Bài 1/14:
a. Từ “nguồn gốc” là kiểu từ ghép.
b. Tìm từ: nguồn cội, gốc rễ, xuất xứ, căn do, gốc tích, gốc gác, 
c. Tìm từ ghép: con cháu, cha mẹ, anh chị, cô chú, 
Bài 2/14: Tìm quy tắc sắp xếp:
a. Theo giới tính (nam, nữ): ông bà, cha mẹ, anh chị, 
b. Theo bậc (trên, dưới): cha anh, ông cháu, mẹ con, 
c. Theo quan hệ (gần, xa): cô chú, dì dượng, 
Bài 3/14: Điền tiếng:
a. Nêu cách chế biến của bánh: 	(bánh) rán, chiên, hấp, 
b. Nêu tên chất liệu của bánh:	(bánh) nếp, đậu xanh, kem, 
c. Nêu tính chất của bánh:	(bánh) dẻo, phồng, lạt, 
d. Nêu hình dáng của bánh:	(bánh) gối, ú, chữ, 
Bài 4/15: Tìm từ láy tả tiếng khóc: thút  ... ng Phong Nha:
- “Đệ nhất kì quan Phong Nha”.
- Động khô.
- Động nước.
.... khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Sắc màu lóng lánh như kim cương. Tiếng nước gõ long tong, một lời nói trong hang động đều có âm vang riêng khác nào tiếng đàn, tiếng chuông.
Giá trị của động Phong Nha:
- “Kì quan động nhất động” của Việt Nam.
- Lời đánh giá của trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lý Hoàng Gia Anh “... là động dài nhất và đẹp nhất thế giới”.
Sớm trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước.
Ghi nhớ:
SGK/ 148. 
III/ Luyện tập : 
SGK/ 149.
4. 4 Củng cố và luyện tập: 
Nhà thám hiểm nhận xét và đánh giá Động Phong Nha như thế nào?
4. 5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà 
 Học bài: Ghi nhớ nội dung bài ghi 
 Vở rèn: Viết lại 7 cái nhất.
 Vở bài tập : 107 - 110.
 Chuẩn bị: “Tổng kết phần văn học” SGK/ 153.
 5/ RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Hình thức tổ chức: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết 130
Ngày dạy : 
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dâùu chấm than)
1. Mục tiêu: : Giúp HS:
a/ Kiến thức HS nắm được cấu tạo và tác dụng của câu tả.
b/ Kỹ năng: Ôn luyện cho HS về dấu chấm câu.
c/ Thái độ: HS vận dụng làm bài tập trong SGK.
2. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ + SGK + xem SGV + STK
HS: Học bài + soạn bài
3. Phương pháp: Tích hợp + Qui nạp + đàm thoại + Thảo luận nhóm 
4. Tiến trình:
 4.1 Oån định: ( kiểm diện)
 4.2 Kiểm tra bài cũ : 
D Thế nào là vị ngữ? Cho ví dụ.
D Thế nào là chủ ngữ? Cho ví dụ?
D Kiểm tra tập vở.
- SGK/ 93.(4đ) 
- SGK/ 93.(4đ) 
- Đủ (2đ)
 4.3 Giảng bài mới:
Chúng ta đã biết về dấu câu và đã sử dụng nhiều trong khi nói viết. Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại các dấu câu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
GV ghi bảng các ví dụ.
D Phân biệt CN, VN?
D Nhận xét về từ loại làm vị ngữ trong câu?
à GV giới thiệu: câu tả
GV ghi bảng các ví dụ.
D Phân biệt CN, VN?
D Là loại câu gì? Vì sao?
D Câu nào dùng để miêu tả, giới thiệu, nêu ý kiến?
à GV giới thiệu: tác dụng
GV mời HS đọc phần: luyện tập về dấu chấm SGK / 149.
Mời HS đọc phần đọc thêm 150.
Hoạt động2: 
I. Công dụng:
Câu tả:
VD: Chợ Năm Căn ồn ào, đông vui, tấp nập.
VD: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài...
- Tính từ làm vị ngữ à câu tả.
Tác dụng:
VD: Đôi càng bè bè... nặng nề, trông đến xấu à miêu tả
VD: Em học sinh này rất ngoan, giỏi à giới thiệu.
VD: Lớp 6A1 này rất nề nếp, trật tự à nêu ý kiến
Dấu chấm:
Cuối mỗi câu trần thuật, ta cần đặt dấu chấm.
Ghi nhớ: SGK/ 150
II. Luyện tập:
Bài tập 1: SGK/ 150
4. 4 Củng cố và luyện tập: 
Đặt một câu đơn có chủ ngữ.
4. 5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà 
 Học bài:Ghi nhớ + Nội dung bài ghi 
 Vở rèn: Viết một đoạn văn ngắn 5® 7 câu.
 Vở bài tập : 103 ® 105.
 Chuẩn bị: “Ôân tập về dấu câu” (TT) SGK 153.
 5/ RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Hình thức tổ chức: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tiết 131
Ngày dạy : 
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (TT)
(Dấu phẩy)
1. Mục tiêu: : Giúp HS:
a/ Kiến thức HS nắm được công dụng của dấu phẩy.
b/ Kỹ năng: Biết tự phát hiện và xử lí các lỗi về dấu phẩy.
c/ Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết văn bản.
2. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ + SGK + xem SGV + STK
HS: Học bài + soạn bài
3. Phương pháp: Tích hợp + Qui nạp + đàm thoại + Thảo luận nhóm 
4. Tiến trình:
 4.1 Oån định: ( kiểm diện)
 4.2 Kiểm tra bài cũ : 
D Các dấu câu được phân thành mấy loại? 
D Kiểm tra tập vở.
- 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt ở cuối câu (8,0)
- Dấu chấm thường đặt cuối câu trần thuật. 
- Dấu chấm hỏi đăït ở cuối câu nghi vấn. 
- Dấu chấm than thường đặt cuối câu cầu khiến hoặc cuối câu cảm thán. (4đ)
- Cuối câu cầu khiến có thể dùng dấu chấm 
Ví dụ: Nam giúp tôi với!
 Nam giúp tôi với.
 - Khi sử dụng câu trần thuật có chứa phần nghi vấn. (4đ)
Ví dụ: Nó bảo tôi mai có đi chơi với nó không.
 Nó bảo tôi: Mai có đi chơi với nó không? 
Đủ (2đ)
 4.3 Giảng bài mới:
Chúng ta đã biết về dấu câu và đã sử dụng nhiều trong khi nói viết. Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại dấu phẩy.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
- HS đọc câu 1 mục 1 SGK/ 157 và trả lời theo yêu cầu 
- HS đọc câu 2 và trả lời. 
HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: 
HS đọc câu 1 a SGK/ 158 và trả lời.
HS đọc tiếp câu 1 b và trả lời 
Hoạt động 3:
HS đọc câu 1 và trả lời 
HS đọc bài tập 2 và diển them một chủ ngữ thích hợp để tạo thành một câu hoàn chỉnh 
HS điền vào vị trí thích hợp 
HS đọc ở nhà.
I. Công dụng:
1/ Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp 
a/ b/ c/ 
2/ Giải thích.
Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. 
- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ – vị ngữ.
- Giữa các từ ngữ có chức vụ trong câu.
- Giữa các từ ngữ với bộ phận chú thích.
- Giữa các vế của câu ghép.
Ghi nhớ: SGK/ 158.
II. Chữa một số lỗi thường gặp:
a/ “Từ đầu . . . ., xuống” 
Dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ cùng có chức vụ trong câu, cùng là chủ ngữ. 
“chúng nó . . . .tưởng được” 
Dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ cùng có chức vụ trong câu, cùng là vị ngữ. 
b/ “Từ đầu . . .sờ” 
Dấu phẩy dùng giữa thành phần phụ – trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 
“nhưng . . . .én” 
Dấu phẩy dùng giữa các vế câu ghép.
III. Luyện tập:
Bài tập 1: SGK/ 159.
a/
b/
Bài tập 2: SGK/ 159.
Bài tập 3: SGK/ 159.
Bài tập 4: SGK/ 159.
- Dấu phẩy ở đây được dùng với mục đích tu từ.
- Nhờ 2 dấu phẩy, Thép Mới đã ngắt câu thành những khúc đoạn câu thành những khúc đoạn câu đối diễn tả nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay. 
Đọc thêm về các dấu câu.
4. 4 Củng cố và luyện tập: 
Khi viết, dấu phẩy có vai trò quan trọng như thế nào? (nhờ dấu phẩy mà câu trong sáng hơn, rõ ràng và dễ hiểu hơn) 
4. 5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà 
 Học bài:Ghi nhớ + Nội dung bài ghi. 
 Vở rèn: Viết một đoạn văn có dùng dấu phẩy, giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên.
 Vở bài tập : 
 Chuẩn bị: “Tổng kết phần tiếng Việt” SGK 192.
 5/ RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Hình thức tổ chức: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 6(35).doc