Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

1. Mục tiêu: Giúp HS:

a. Kiến thức:

 Tưởng tượng và vai trị của tưởng tượng trong tự sự.

b. Kĩ năng:

- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng .

 - Kể chuyện tưởng tượng .

c. Thái độ:

Giáo dục học sinh:

- Yêu trường, mến lớp, quý trọng thầy cô giáo.

- Kĩ năng sống: Giao tiếp ứng xử: trình bày/ ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

- GDBVMT – Ra đề bài về chủ đề môi trường thay đổi

2. Chuẩn bị:

 Giáo viên: Giấy Ao.

 Học sinh: bảng nhóm, bút lông.

3. Phương pháp :

Nêu vấn đề, vấn đáp gợi tìm, định hướng giao tiếp, thực hành theo mẫu, hợp tác, tái tạo.

4. Tiến trình lên lớp:

4.1. Ổn định tổ chức:

4.2. KTBC:

Hãy đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng. (2đ)

Câu 1: Ý nào sau đây không cần có trong định nghĩa về truyện tưởng tượng?

a. Truyện được nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của người kể;

b. Truyện tuy không có sẵn trong sách vở trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó;

c. Truyện được thể hiện một phần dựa trên điều có thật rồi tưởng tượng thêm.

d. Các chi tiết tưởng tượn cần phảihoang đường, li kì mới thú vị.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Ngày dạy:
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
a. Kiến thức:
	Tưởng tượng và vai trị của tưởng tượng trong tự sự.
b. Kĩ năng:
- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng .
 - Kể chuyện tưởng tượng .
c. Thái độ:
Giáo dục học sinh:
- Yêu trường, mến lớp, quý trọng thầy cô giáo.
- Kĩ năng sống: Giao tiếp ứng xử: trình bày/ ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
- GDBVMT – Ra đề bài về chủ đề môi trường thay đổi
2. Chuẩn bị: 
 	Giáo viên: Giấy Ao. 
 Học sinh: bảng nhóm, bút lông.
3. Phương pháp : 
Nêu vấn đề, vấn đáp gợi tìm, định hướng giao tiếp, thực hành theo mẫu, hợp tác, tái tạo. 
4. Tiến trình lên lớp: 
4.1. Ổn định tổ chức:
4.2. KTBC: 
Hãy đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng. (2đ)
Câu 1: Ý nào sau đây không cần có trong định nghĩa về truyện tưởng tượng?
Truyện được nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của người kể;
Truyện tuy không có sẵn trong sách vở trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó;
Truyện được thể hiện một phần dựa trên điều có thật rồi tưởng tượng thêm.
Các chi tiết tưởng tượn cần phảihoang đường, li kì mới thú vị.
Câu 2: Trong các chi tiết sau chi tiết nào không có yếu tố tưởng tượng?
a. Chân, Tay, Tai, Mắt, rủ nhau không làm gì?
b. Cậu Châ, cậu Tay thấy mệt mỏi rã rời.
c. Lão Miệng thấy nhợt nhạt cả hai môi.
d. Mắt nhìn, tai nghe, miệng ăn.
Em hãy cho biết thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Vai trò và cách xây dựng của kể chuyện tưởng tượng? (6đ).
- Tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự: tưởng tượng cáng lô-gic, tự nhiên, phong phú thì sự sáng tạo càng cao.
- Cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng: dựa trên một thực tế hay một câu chuyện có thật, , sau đó sáng tạo thêm những choi tiết hấp dẫn, thú vị nhằm làm nổi bật ý nghĩa.
- Truyện một phần dựa vào những đièu có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị, làm cho ý nghĩa thêm nổi bật
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sing (2đ)
4.3. Giảng bài mới.
 Giúp các em có thể nắm vững các đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng sáng tạo qua việc luyện tập xây dựng một dàn bài chi tiết. Đồng thời tạo cơ hội cho các em rèn luyện kỉ năng nói trứoc tập thể, tiết học này sẽ đáp ứng những yêu cầu ấy
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
Gv yêu cầu hs nhắc lại : Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ?
Kể chuyện tưởng tượng dựa trên cơ sở nào?
Gv ghi đề lên bảng, gọi 1 hs đọc
Đề trên thuộc kiểu bài nào? Nội dung của đề yêu cầu những gì?
Lưu ý: kể chuyện về tương lai nhưng không đuợc viễn vong mà phải căn cú sự thật ở hiện tại
Mười năm nữa là em bao nhiêu tuổi?
Em vẫn đang học hay đi làm ?
Lí do về thăm trường cũ ?
Tâm trạng của em trước khi về thăm trường?
Những thay đổi của mái trường sau 10 năm xa cách? Có gì thêm ? có gì đổi mới ?
Thầy cô nhạ ra em không? Em và thầy cô sẽ nói gì với nahu trong phút giây gặp gỡ bất ngờ ấy?
Câu chuyện hàn huyên với bạn bè?
Gv cho học sinh viết thành văn từng phần theo dàn bài chi tiết. GV cho học sinh viết theo nhóm. (10 phút)
Tập nói theo dàn ý chi tiết.
Lưu ý:
+ Chọn vị trí để kể chuyện đối diện với ngừoi nghe.
+ Lựa chọn hình thức biểu cảmqua ngôn ngữ nói, ngữ điệu nói, điệu bộ phù hợp.
- Lắng nghe, nhận xét ưu, nhược điểm và những hạn chế, những điểm cần khắc phục trong phần kể của bạn.
- Lắng nghe ý kiến góp ý để điều chình bài nói của mình.
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
đề: Sau 10 năm em trở về thăm lại trưòng cũ. Hãy kể lại những thay đổi mà em nhìn thấy về ngôi trường.
1.Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài:Kể chuyện tưởng tượng
- Nội dung:
+Chuyến về thăm trưòng cũ sau 10 năm xa cách
+Cảm xúc, tâm trạng của em trong và sau chuyến thăm ấy
2.Lập dàn ý:
a. MB:
- Về thăm trường nhân dịp nào?(điạ điểm)
- Cảm xúc của em lúc ấy ?
b. TB:
-Tâm trạng trước lúc về thăm trường
-Cảnh gặp gỡ với thầy cô giáo cũ, chú bảo vệ...
- Gặp bạn bè, sấn trường , ghế đá..những kỉ niệm xưa được hồi tưởng lại ..những thay đổi trong cuộc sống của mỗi người
-Sự thay đổi của trường: thiết bị, cảnh quan mới mẽnhư thê nào?
-Những thay dổi về thqầy, cô giáo:ngừoi già, người mới về...
- Các bạn cùng lớp cùng lứa nay đã lớn
c.KB:
Phút chia tay lưu luyến
Suy nghĩ của em khi chia tay với trường: Cảm động, yêu thương, tự hào.
3. Viết bài:
4. Tập nói theo dàn ý chi tiết:
4.4. Củng cố và luyện tập:
Hãy nêu lại đặc điểm của văn kể chuyện và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự?
- Tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự: tưởng tượng cáng lô-gic, tự nhiên, phong phú thì sự sáng tạo càng cao.
- Cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng: dựa trên một thực tế hay một câu chuyện có thật, , sau đó sáng tạo thêm những choi tiết hấp dẫn, thú vị nhằm làm nổi bật ý nghĩa.
- Truyện một phần dựa vào những đièu có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị, làm cho ý nghĩa thêm nổi bật
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Xem lại bài.
- Lập dàn ý cho một bài kể chuyện tưởng tượng và tập kể theo dàn ý đó..
- Chuẩn bị: “Thi Học kì I”
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Đọc kĩ truyện để nhớ một số chi tiết chính trong truyện.
- Kể lại truyện.
- Tìm hiểu thêm về lễ hội làng Gióng.
- Sưu tầm một tác phẩm nghệ thuật ( tranh, truyện thơ,)hoặc vẽ tranh về hình tượng Thánh Gióng.
5. Rút kinh nghiệm. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 58 luyen tap ke chuyen tuong tuong.doc