Tuần 1
TIẾT 4 GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh
- Mục đích của giao tiếp trong đời sống con người, trong xã hội
- Khái niệm văn bản:
- 6 kiểu văn bản– 6 phương thức biểu đạt cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kỹ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học
*.Giáo dục tư tưởng: Hiểu được hai văn bản đã học thuộc văn bản tự sự
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: phần lý thuyết
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Làm bài tập và xem trước bài ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
A/Kiểm tra bài cũ (4) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh có nhận xét đánh giá.
B/Bài mới (36)
1.Vào bài (1) Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh Chưng bánh Giày” được gọi là văn bản gì ? Nó được viết theo phương thức nào ? Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Ngày soạn: tháng năm 2009 Ngày dạy: tháng năm 2009 Tuần 1 Tiết 4 Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh - Mục đích của giao tiếp trong đời sống con người, trong xã hội - Khái niệm văn bản : - 6 kiểu văn bản – 6 phương thức biểu đạt cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ. *Kĩ năng cần rèn: Rèn kỹ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học *.Giáo dục tư tưởng : Hiểu được hai văn bản đã học thuộc văn bản tự sự II.Trọng tâm của bài: phần lý thuyết III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo *Học sinh: Làm bài tập và xem trước bài ở nhà. IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh có nhận xét đánh giá. B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh Chưng bánh Giày” được gọi là văn bản gì ? Nó được viết theo phương thức nào ? Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 10’ 15’ 10’ Hoạt động của Thầy và trò Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu Khái niệm văn bản ? Trong đời sống khi có một tư tưởng tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, em làm thế nào ? ? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào ? ? Em đọc câu ca dao : Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai ? Câu ca dao trên sáng tác ra để làm gì ? ? Nó muốn nói lên vấn đề gì (chủ đề gì) ? Theo em như vậy đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa ? Câu cách đó đã có thể coi là một văn bản chưa ? Giáo viên hỏi : Vậy theo em văn bản là gì ? Lời phát biểu của cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không ? vì sao ? ? Bức thư em viết cho bạn bè, người thân có phải là một văn bản không? ? Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, thiếp mời.... có phải là văn bản không ? Giáo viên kết luận lại : Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản ? Căn cứ vào đâu để phân loại các kiểu văn bản GV treo bảng phụ có kẻ các kiểu văn bản ứng với các phương thức biểu đạt ( như SGK ) cho HS quan sát Học sinh nhắc lại nội dung cần đạt của tiết học ở phần ghi nhớ Hoạt động III Hướng dẫn luyện tập 5 đoạn văn, thơ trong sách giáo khoa thuộc các phương thức biểu đạt nào ? Vì sao? Bài tập 2 : Truyền thuyết ‘Con Rồng cháu Tiên’ thuộc kiểu văn bản nào ?, vì sao Nội dung kiến thức I. Văn bản và mục đích giao tiếp 1.Ví dụ - Em sẽ nói hay viết à có thể nói một tiếng, một câu, hay nhiều câu. VD : Tôi vui quá các bạn ơi ! Chao ôi, tôi buồn quá ! 2.Nhận xét - Bộc lộ bằng nét mặt, cử chỉ - Biểu lộ bằng lời nói. - Phải nói có đầu có đuôi à có mạch lạc, lý lẽ à tạo lập văn bản. - Nêu ra một lời khuyên - Chủ đề : giữ chí cho bền - Câu 2 làm rõ thêm : giữ chí cho bền là không dao động khi người khác thay đổi chí hướng. Chí là : chí hướng, hoài bão, lý tưởng. Vần là yếu tố liên kết câu sau làm rõ ý cho câu trước. à Câu ca dao là một văn bản * Văn bản là chuỗi lời nói hoặc viết có chủ đề thống nhất được liên kết mạch lạc nhằm đạt mục đích giao tiếp - Là văn bản vì là chuỗi lời nói có chủ đề : nêu thành tích năm qua, nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi, cổ vũ giáo viên học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học à đây là văn bản nói. à Văn bản viết, có thể thức, chủ đề à Đều là văn bản vì chúng có mục đích, yêu cầu, thông tin và có thể thức nhất định. 3.Kết luận * Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. Nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, không thể thiếu. Không có giao tiếp thì con người không thể hiểu, trao đổi với nhau bất cứ điều gì. Ngôn từ là phương tiện quan trọng nhất để thực hiện giao tiếp à đó là giao tiếp ngôn từ. * Văn bản là chuỗi lời nói hoặc viết có chủ đề thống nhất, được liên kết mạch lạc nhằm mục đích giao tiếp - Văn bản có thể dài, ngắn, thậm chí chỉ một câu, nhiều câu... có thể viết ra hoặc được nói lên. - Văn bản phải thể hiện ít nhất một ý (chủ đề nào đó). - Các từ ngữ trong văn bản phải gắn kết với nhau chặt chẽ, mạch lạc *Ghi nhớ :sgk II. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản 1.Ví dụ * Căn cứ phân loại - Theo mục đích giao tiếp : (để làm gì) * Các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt : Có 6 kiểu văn bản tương ứng với 6 phương thức biểu đạt, 6 mục đích giao tiếp khác nhau: 2.Nhận xét Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp Tự sự Kể diễn biến sự việc Miêu tả Tả trạng thái sự vật, con người Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc Nghị luận Nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận Thuyết minh Giới thiệu, đặc điểm, tính chất, vấn đề.. Hành chính, công vụ Thể hiện quyền hạn, trách nhiệm 3.Kết luận * Ghi nhớ : SGK III- Luyện tập Bài tập 1 : a) Tự sự : kể chuyện, vì có người, có việc, có diễn biến sự việc b) Miêu tả vì tả cảnh thiên nhiên : Đêm trăng trên sông c) Nghị luận vì thể hiện tình cảm, tự tin, tự hào của cô gái. e) Thuyết minh vì giới thiệu hướng quay quả địa cầu. Bài tập 2 :Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là: Văn bản tự sự, kể việc, kể về người, lời nói hành động của họ theo 1 diễn biến nhất định. C.Luyện tập(3’) Làm bài tập 3 Làm theo phương thức tự sự D.Củng cố(1’) Thế nào là văn bản ? Văn bản tự sự có mục đích gì ? E.Hướng dẫn về nhà(1’) - Học ghi nhớ, làm bài tập sách bài tập - Chuẩn bị văn bản (Thánh Gióng)
Tài liệu đính kèm: