Tuần 23 Tiết 92
PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
Ngày soạn: 25/2/2008
MỤC TIÊU
Kiến thức :
Giúp HS nắm được cách tả người, bố cục, hình thức của một đoạn văn tả người.
Thái độ :
Tạo ấn tượng tốt đẹp về nghệ thuật văn chương, đồng thời làm cho HS yêu thích văn học.
Kỹ năng :
Luyện kĩ năng quan sát, lựa chọn và trình bày những điều quan sát theo một trình tự hợp lí.
PHƯƠNG PHÁP:
Phân tích; nêu vấn đề.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Giáo án; Bảng phụ
Học sinh:
- Soạn bài
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
Bài cũ : ? Muốn làm một bài văn tả cảnh ta cần chú ý những điều gì? Bố cục của bài văn tả cảnh gồm có những phần nào? Nhiệm vụ của mỗi phần?
Bài mới :
Đặt vấn đề :
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu phương pháp tả cảnh, các em cũng đã được làm một bài văn tả cảnh. Vậy giữa tả cảnh và tả người khác nhau như thế nào, chnúg ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
Tuần 23 Tiết 92 Phương pháp tả người Ngày soạn: 25/2/2008 A Mục tiêu 1 Kiến thức : Giúp HS nắm được cách tả người, bố cục, hình thức của một đoạn văn tả người. 2 Thái độ : Tạo ấn tượng tốt đẹp về nghệ thuật văn chương, đồng thời làm cho HS yêu thích văn học. 3 Kỹ năng : Luyện kĩ năng quan sát, lựa chọn và trình bày những điều quan sát theo một trình tự hợp lí. B Phương pháp: Phân tích; nêu vấn đề... C Chuẩn bị : 1 Giáo viên: Giáo án; Bảng phụ 2 Học sinh: - Soạn bài C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Bài cũ : ? Muốn làm một bài văn tả cảnh ta cần chú ý những điều gì? Bố cục của bài văn tả cảnh gồm có những phần nào? Nhiệm vụ của mỗi phần? III * Bài mới : Đặt vấn đề : Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu phương pháp tả cảnh, các em cũng đã được làm một bài văn tả cảnh. Vậy giữa tả cảnh và tả người khác nhau như thế nào, chnúg ta sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người GV: Gọi HS đọc các đoạn văn trong SGK Tr 59 - 60 GV: Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi trong SGK N1 : Đoạn 1 N2 : Đoạn 2 N3,4: Đoạn 3 I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người: 1. Đọc đoạn văn: 2. Trả lời câu hỏi: * Đoạn 1: Tả dượng Hương Thư - người chèo thuyền vượt thác ( như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào, ...) đ tả người gắn với hoạt động * Đoạn 2: Tả Cai Tứ - là một ông cai gian hùng( thấp, gầy, mặt vuông, má hóp, lông mày lổm chổm, đôi mắt gian hùng, mũi gồ sống mương, râu mép dường như cố giấu giếm, cái mồm toe toét tối om) đ tả chân dung nhân vật. * Đoạn 3: - Tả Quắm Đen và Cản Ngũ trong keo vật + Quắm Đen: lăn xả, đánh ráo riết; thế đánh lắt léo, hiểm hóc; vờn tả, đánh hữu; dang tay rộng chống đỡ, luồn qua... + Cản Ngũ: đứng như cây trồng, thò tay nhấc bổng, thần lực ghê gớm đ tả người gắn với hành động - Bố cục: + Mở bài: Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật và người được tả ? Trong 3 đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc? ? Yêu cầu lựa chọn hình ảnh, chi tiết ở mỗi đoạn có khác nhau không? Khác như thế nào? ? Tả chân dung thì cần lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh ở trạng thái nào? ( Tĩnh) ? ở trạng thái tĩnh thường dùng với từ loại nào? ? Tả người gắn với hoạt động thường dùng những từ loại nào? GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK + Thân bài: Miêu tả chi tiết keo vật + Kết bài: Cảm nghĩ, nhận xét về keo vật ị Tả chân dung: dùng danh từ, tính từ Tả người gắn với hoạt động: dùng động từ, tính từ * Ghi nhớ: SGK Tr61 Hoạt động 2: Luyện tập GV: Yêu cầu HS làm BT 1 trong SGK II. Luyện tập: BT1: Chọn chi tiết tiêu biểu khi miêu tả - Một em bé chừng 4 - 5 tuổi: khuôn mặt, mắt đen long lanh, môi đỏ, miệng cười chúm chím, giọng nói ngọng... - Cụ già: da nhăn nheo, mắt vẫn tinh tường, giọng nói trầm vang... IV Củng cố - Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập 2, 3 . Soạn bài : Đêm nay Bác không ngủ
Tài liệu đính kèm: