Tuần 23 Tiết 89
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
( Chuyện của một em bé người An- dát)
An- phông- xơ Đô- đê
Ngày soạn: 5/2/2008
MỤC TIÊU
Kiến thức :
Giúp HS nắm được cốt truyện, nhân vật, tư tưởng của truyện.
Thái độ :
Giáo dục cho HS tình yêu quê hương, tình yêu tiếng nói dân tộc.
Kỹ năng :
Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt truyện.
PHƯƠNG PHÁP:
Đọc hiểu; nêu vấn đề.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Giáo án; Bảng phụ
Học sinh:
- Soạn bài
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
Bài cũ : ? Em có cảm nhận gì về thiên nhiên và con người miền Trung qua văn bản “ Vượt thác”?
Bài mới :
Đặt vấn đề :
Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có rất nhiều cách biểu hiện khác nhau. Trong văn bản “Buổi học cuối cùng” lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ. Câu chuyện đã xảy ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
Tuần 23 Tiết 89 Buổi học cuối cùng ( Chuyện của một em bé người An- dát) An- phông- xơ Đô- đê Ngày soạn: 5/2/2008 A Mục tiêu 1 Kiến thức : Giúp HS nắm được cốt truyện, nhân vật, tư tưởng của truyện. 2 Thái độ : Giáo dục cho HS tình yêu quê hương, tình yêu tiếng nói dân tộc. 3 Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt truyện. B Phương pháp: Đọc hiểu; nêu vấn đề... C Chuẩn bị : 1 Giáo viên: Giáo án; Bảng phụ 2 Học sinh: - Soạn bài C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Bài cũ : ? Em có cảm nhận gì về thiên nhiên và con người miền Trung qua văn bản “ Vượt thác”? III * Bài mới : Đặt vấn đề : Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có rất nhiều cách biểu hiện khác nhau. Trong văn bản “Buổi học cuối cùng” lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ. Câu chuyện đã xảy ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm GV: Gọi HS đọc chú thích (*) trong SGK. Cần nắm một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và bối cảnh lịch sử. GV: Gọi HS đọc văn bản, chú ý giọng điệu. GV: Gọi HS đọc các chú thích trong SGK ? Ta nên hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng” ? ? Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Ngôi thứ mấy? ? Ai là nhân vật chính? Ai là nhân vật trung tâm? ? Truyện còn có những nhân vật nào nữa? Nhân vật nào gây cho em ấn tượng nhất? ?Em hãy chia bố cục của văn bản? Nội dung của từng phần? I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả- tác phẩm: - Sinh 1840 - Mất 1897 - Là nhà văn của Pháp ở thế kỉ XIX - Truyện viết về một buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng Andát. 2. Đọc - Chú thích: 3. Bố cục: 3 phần: - P1: Từ đầuđ “vắng mặt con” : Trước buổi học, quang cảnh trên đường đến trường qua sự quan sát của Phrăng - P2: Tiếpđ “buổi học cuối cùng này” : Diễn biến của buổi học cuối cùng. - P3: Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng. Hoạt động 2: Phân tích văn bản II. Phân tích văn bản: ? Quang cảnh và tâm trạng Phrăng như thế nào khi đang trên đường đến trường? ? Cách miêu tả và kể chuyện ấy hé lộ một dụng ý gì? ? Vì sao Phrăng có tâm trạng ngạc nhiên như thế? GV: Trong giờ học, chú bé Phrăng có tâm trạng như thế nào? Thầy giáo Ha- men thì ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở tiết sau. 1. Nhân vật chú bé Phrăng: a) Trên đường đến trường: - Định trốn học - Quang cảnh: khác lạ, trường yên tĩnh, trang nghiêmđngạc nhiênđ báo hiệu điều quan trọng sắp xảy ra. IV Củng cố - Dặn dò: Về nhà tóm tắt lại truyện, tìm hiểu tiếp tâm trạng của chú bé Phrăng và thầy giáo Ha- men.
Tài liệu đính kèm: