Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 85 đến tiết 94

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 85 đến tiết 94

Tiết 85: VƯỢT THÁC .

 Võ Quảng

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:- Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài.

- Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng kể lại truyện thật diễn cảm

3. Thái độ: Tự hào về khung cảnh thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho đất nước, con người Việt Nam.

B. Chuẩn bị:

-GV: SGK, SGV, STK, giáo án., bảng phụ, tranh phóng lớn

-HS: SGK, Đọc bài, soạn bài.

C. Tiến trình dạy học:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:

1.Ổn định :

2.Bài cũ:

 - Em có nhận xét gì về nhân vật cô em ?

 - Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trai ?

 - Bài học em rút ra được từ truyện “Bức tranh của em gái tôi” ?

3.Giới thiệu bài mới:

Nếu như “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi đưa người ta tham quan cảnh sắc phong phú , tươi đẹp của vùng cực Nam Tổ quốc ta , thì với Vượt Thác của Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược sông Thu Bồn ( thuộc miền Trung) đến miền thượng nguồn lấy gỗ . Bức tranh phong cảnh sông nước đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú

 

doc 25 trang Người đăng thu10 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 85 đến tiết 94", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 6 ------ Trường THCS Phú Lạc ------ Giáo viên: PHẠM THỊ KIM LOAN
Ngày soạn: 24/01/2010
 Tiết 85: VƯỢT THÁC .
 	 	 Võ Quảng	
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:- Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài. 
- Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng kể lại truyện thật diễn cảm
3. Thái độ: Tự hào về khung cảnh thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho đất nước, con người Việt Nam.
B. Chuẩn bị:
-GV: SGK, SGV, STK, giáo án., bảng phụ, tranh phóng lớn
-HS: SGK, Đọc bài, soạn bài.
C. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
1.Ổn định :
2.Bài cũ: 
	- Em có nhận xét gì về nhân vật cô em ?
	- Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trai ?
	- Bài học em rút ra được từ truyện “Bức tranh của em gái tôi” ?
3.Giới thiệu bài mới:
Nếu như “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi đưa người ta tham quan cảnh sắc phong phú , tươi đẹp của vùng cực Nam Tổ quốc ta , thì với Vượt Thác của Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược sông Thu Bồn ( thuộc miền Trung) đến miền thượng nguồn lấy gỗ . Bức tranh phong cảnh sông nước đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 2:Đọc - hiểu văn bản:
- HS đọc chú thích và tóm tắt về tác giả tác phẩm .
- GV hướng dẫn cách đọc (thay đổi nhịp điệu phù hợp với nội dung từng đoạn: Đoạn đầu giọng nhẹ nhàng,-> sôi nổi -> mạnh mẽ-> trở lại êm ả, thoải mái 
- GV đọc mẫu , sau đó HS đọc tiếp .
[?] Bài văn chia làm mấy phần ? (3 phần) Nội dung chính từng phần ? -Từ đầu.nhiều thác nước
 -Tiếp đó..Cổ cò
 -Còn lại
[?] Nêu nội dung từng phần ?
đ1- 3 : Tả cảnh thiên nhiên
đ2: Tả cảnh người lao động 
[?] Văn bản được miêu tả theo phương htức biểu đạt gì, tả cảnh gì
Miêu tả, tự sự, tả cảnh thiên nhiên và người lao động ở miền Trung của dòng sông Thu Bồn
[?] Ai là người miêu tả cảnh vượt thác ? 
[?] Việc miêu tả theo trình tự nào ?
- Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ theo hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, ngược dòng sông từ bến làng Hoà Phước, qua dòng sông êm ả ở vùng đồng bằng, rồi vượt đoạn sông có nhiều thác ghềnh ở vùng núi, sau cùng lại tới khúc sông khá phẳng lặng.
[?] Vị trí quan sát để miêu tả ?
HS trao đổi theo bàn , nhận xét bổ sung , GV chốt .
GV nhấn mạnh:Khi làm văn miêu tả chúng ta cần phải xác định cảnh , trình tự miêu tả , vị trí quan sát .
[?] Cảnh thiên nhiên được tả là những cảnh gì
- Dòng sông và 2 bên bờ
[?] Cảnh dòng sông được miêu tả bằng những chi tiết nổi bật nào ?
- Con thuyền
[?] Tại sao cảnh dòng sông được tác giả miêu tả qua hình ảnh con thuyền
- Con thuyền là sức sống, sự sống của dòng sông
[?] Cảnh 2 bên bờ sông được miêu tả qua những hình ảnh cụ thể nào ?
- Bãi dâu, cây cổ thụ.
[?] Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đây
- Dùng từ láy, phép nhân hóa, so sánh
[?]Dòng sông và cảnh hai bên bờ thay đổi như thế nào qua từng chặng của con thuyền ? Hãy nhận xét về cảnh vật đó ?
HS trả lời , GV chốt bằng cách treo bảng phụ ghi sẵn .
 * HS thảo luận và trả lời .
[?] Hình ảnh cây cổ thụ ở đoạn 1 và đoạn 2 có điểm gì giống và khác nhau ?
GV chốt : Đ1:Như báo trước khúc sông nguy hiểm .
 Đ2:Có tâm trạng hào hứng phấn khởi . 
[?] Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Qua đó em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ở Thu Bồn ?
HS trả lời , GV chốt bằng cách ghi bảng .
- Phong phú, hùng vĩ, giàu sức sống
[?] Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả ntn?
[?] Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình & hành động của nhân vật Dượng Hương Thư
Mắt nảy lửa,ghì tên đầu ngọn sào, như một pho tượng đồng đức, như một chiến sĩ,thả sào rút sào 
[?] Cảnh lao động của Dượng Hương Thư đoạn 2 diễn ra trong hoàn cảnh nào mà tác giả phải miêu tả ngoại hình và hành động như vậy
- Đang cố gắng lái thuyền vượt thác dữ là công việc cần đến sức khỏe và lòng quả cảm
[?] Qua đó em có nhận xét gì về nhân vật Dượng Hương Thư ?
- Hình ảnh Dượng Hương Thư hiện lên là một con người lao động với thân hình rắn chắc, khỏe mạnh, có một tinh thần quả cảm, vượt qua gian khó, nguy hiểm của thiên nhiên 
GV chốt bằng cách ghi bảng .
[?] Khi miêu tả cuộc vượt thác TG đã sử dụng BP NT gì?
- So sánh, nhân hoá, động từ mạnh.
[?] Qua văn bản em cảm nhận được gì về con người và cảnh thiên nhiên được miêu tả ở đây
- Học sinh tự phát biểu suy nghĩ của mình
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết :
GV CHỐT Ý:Qua bài văn chúng ta cảm nhận về cảnh thiên nhiên và con người lao động nơi miền Trung gian khó rất đẹp trong tửng cảnh vật nhưng cũng đầy thử thách con người trong lao động và chính nơi miền quê xinh đẹp đầy thử thách ấy nổi bật lên những con người lao động khỏe mạnh đầy quả cảm biết yêu lao động và vượt qua gian khó,kết hợp với một số biên pháp nghệ thuất như so sánh nhân hóa, và các từ láy,từ tạo cảm giác mạnh tác giả đã thành công trong việc đưa chúng ta đến dòng sông Thhu Bồn hùng vĩ, rộng lớn ,phong phú với những con người yêu lao động quả cảm đến tuyệt vời.
* GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/41.
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập :
-HS đọc BT –SGK, GV hướng dẫn .
[?] So sánh nét đặc sắc về phong cảnh tự nhiên được miêu tả qua 2 văn bản : Sông nước Cà Mau và Vượt thác 
-HS làm BT theo nhóm và trình bày
* Đánh giá :
[?] Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh lao động của người dân nơi đây? 
[?] Từ đó em có tình cảm như thế nào với họ?
- Học sinh tự trình bày -> Giáo viên đánh giá việc tiếp thu bài của các em.
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố , dặn dò :
1.Củng cố :
- Đọc phần đọc thêm SGK/41.
- Bài văn tả cảnh gì? Ca ngợi điều gì?
- Nghệ thuật đặc sắc?
2.Dặn dò:
- Học ghi nhớ, hoàn thành bài tập.
- Soạn : So sánh (t t )
 + Tìm hiểu các kiểu so sánh , tác dụng của so sánh .
 + Xem trước BT /43.
A.TÌM HIỂU BÀI:
 I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả - Tác phẩm: sgk
2. Đọc- Tìm hiểu chú thích:
3. Thể loại : Truyện
4. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả
5.Bố cục: 3 phần
II. Đọc - Hiểu văn bản :
1.Cảnh thiên nhiên :
a) Dòng sông: 
- Thuyền chở đầy dây mây, dầu rái
- nước đứt đuôi rắn
b) Hai bên bờ sông :
- bãi dâu bạt ngàn
- chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm
- núi sừng sững
- đồng bằng hiện ra 
đẹp, phong phú,hùng vĩ, giàu sức sống
2.Cảnh vượt thác của Dượng Hương Thư:
- hình dáng :
+ bắp thịt cuồn cuộn
+ như một pho tượng động đúc
+ hàm răng cắn chặt
+ quai hàm bạnh ra
+ cặp mắt nảy lửa
- hành động: 
+ co người phóng sào
+ ghì chặt trên đầu ngọn sào
+ thả sào, rút sào nhanh như cắt
rắn chắc, khỏe mạnh, quả cảm, vượt qua gian khó của thiên nhiên.
III.Tổng kết: ghi nhớ sgk
B.LUYỆN TẬP: 
So sánh nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên qua 2 văn bản:
Sông nước Cà Mau
Vượt thác
GIÁO ÁN: NGỮ VĂN 6 ------ Trường THCS Phú Lạc ------ Giáo viên: PHẠM THỊ KIM LOAN
Ngày soạn: 24/01/2010
 Tiết 86: 	SO SÁNH. (Tiếp theo)
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:Giúp HS:
- Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản : ngang bằng và không ngang bằng .
- Hiểu được các tác dụng chính của so sánh. 
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng bước đầu tạo được một số phép so sánh .
3.Thái độ: Biết vận dụng kiến thức đã học vào viết văn miêu tả. 
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK,bảng phụ, giáo án.
- HS: SGK, soạn bài.
C. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
1.Ổn định :
2.Bài cũ: 
- So sánh là gì ? Cho VD ?
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm mấy yếu tố ?
3.Giới thiệu bài mới:
GV liệt kê một số từ dùng để so sánh và giới thiệu vào bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 2 : Hình thành kiến thức mới :
GV treo bảng phụ ghi các VD/41,42.
HS đọc các vd1,2 ở bảng phụ và tìm các phép so sánh
[?] Chỉ ra các sự vật, đối tượng so sánh qua 2 ví dụ
[?] chỉ ra các từ dùng để so sánh các sự vật, đối tượng trên 
- Chẳng bằng
- tựa, như là
[?]Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép SS ở VD trên có gì khác nhau ?
- VD1:Không ngang bằng
- VD2: ngang bằng
[?] Tìm thêm các từ SS khác ? 
HS trả lời, nhận xét bổ sung .
[?] Qua đó em thấy có mấy kiểu SS?
- 2 Kiểu
HS trả lời .GV chốt bằng cách ghi bảng .
*- HS đọc đoạn văn SGK/42 và tìm phép SS?
- có chiếc lá tựa vẩn vơ.
- có chiếc lámặt đất.
- có chiếc lánên thơ.
- có chiếc látrở lại cành.
[?] Ở đây sự vật nào được đem ra so sánh và so sánh trong hoàn cảnh nào?
- chiếc lá, khi nó đã rụng, đã lìa cành kết thức theo qui luật của tự nhiên 
* HS thảo luận , trả lời 
[?] Phép SS trong đoạn văn trên có có tác dụng gì đối với việc miêu tả và đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm của ngươì viết ?
Buồn, gợi cảm giác man mác 
[?] Nhờ đâu mà em có cảm giác để đưa ra nhận xét đó
- Tác giả đã dùng phép so sánh: “ Chỉ một chiếc lá thôi mà gởi gắm đủ cung bậc vui, buồn 
GV chốt : Miêu tả sinh động cách lá rơi , thể hiện quan niệm về những cái chết của tác giả .
[?] Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc người ta dùng phép so sánh để làm gì?
- Tạo sức gợi hình, gợi cảm
* GV cho HS đọc lại 2 ghi nhớ SGK/42.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập:
BT1/43: Chỉ ra các phép SS ? Chúng thuộc kiểu SS nào ?
a.Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè àSS ngang bằng.
b.Con đi trăm núi ngàn khe / Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm .
 Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
à SS không ngang bằng.
c.Anh đội viên mơ màng / Như nằm trong giấc mộng àSS ngang bằng.
 Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng à SS không ngang bằng .
* Phân tích tác dụng của một phép SS mà em thích về mặt gợi hình , gợi cảm .
(HS tự phân tích).
BT2/43: Tìm những câu văn có hình ảnh SS trong bài “Vượt thác” ?
- Học sinh tự tìm, giáo viên chốt bằng bảng phụ
BT3/43:GV hướng dẫn HS làm ở nhà .
HOẠT ĐỘNG 4:Củng cố , dặn dò:
1.Củng cố:
[?] Có mấy kiểu SS ?
1
2
3
6
Tác dụng của việc SS là gì ?
a. Gợi hình
b. Biểu hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc.
c. Thể hiện tình cảm
d.Cả a & b
2.Dặn dò :
- Làm BT đầy đủ .
- Học bài và xem trước bài mới “Chương trình địa phương TV” SGK/87.
A.Tìm hiểu bài:
I.Các kiểu so sánh:
1.Ví dụ
1)
 Những ngôi sao thức ngòai kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 
- So sánh không ngang bằng
2) 
 Aó chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
->So sánh ngang bằng
II.Tác dụng của so sánh: 
- Gợi hình
-Biểu hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc.
III.Ghi nhớ: SGK/42
B.Luyện tập :
BT1/43: Chỉ ra các phép SS ? Chúng thuộc kiểu SS nào ?
a.Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 àSS ngang bằng.
b.Con đi trăm núi ngàn khe / Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm .
 Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời  ... 
[?] Chi tiết nào sau đây không phù hợp với miêu tả một em bé
a.khuôn mặt bầu bĩnh
b. đôi mặt đen, sáng, luôn mở to
c.mái tóc daì duyên dáng, thiết tha.
d.dáng vẻ bụ bẫm, nhanh nhẹn, tinh nghịch
2.Dặn dò :
- Học ghi nhớ , hoàn thành BT .
- Soạn “Đêm nay Bác không ngủ”.
 + Đọc kĩ VB , tóm tắt nội dung văn bản .
 + Trả lời các câu hỏi SGK/67.
A.Tìm hiểu bài
I.Phương pháp viết đoạn văn, bài văn tả người:
 1. VD1,2 : SGK59,60
- Đoạn 1: Tả Dượng Hương Thư đang vượt thác
-Hình ảnh tiêu biểu:Các bắp thịt cuồn cuộn, hàm răng cắn chặt, mắt nảy lửa, hàm bạnh ra, ghì trên đầu ngọn sào
-Đoạn 2 :tả chân dung Cai Tứ
- Hình ảnh tiêu biểu: má hóp, mặt vuông, thấp gầy, miệng tối om
-> Xác định đối tượng, lựa chọn hình ảnh tiêu biểu, sắp xếp theo trình tự
2.VD3: SGK/60-61
MB: Từ đầuầm ầm:Giới thiệu Quắm Đen & Cản Ngũ sắp vào keo vật
TB:TTngang bụng vậy: Tả chi tiết cụ thể keo vật
KB:Còn lại: Nêu cảm ngjhĩ về keo vật
-> Bố cục 3 phần
II.Ghi nhớ: SGK/61
B.Luyện tập:
BT1,2 /62: 
Tìm các chi tiết tiêu biểu để miêu tả một em bé chừng 4 -5 tuổi:
- Tên.tuổi.
- Hình dáng:
+ mặt..mắt.mũi.miệng.làn da.mái tóc
-Hành động: 
+ hay phá phách
+ hay nhõng nhẽo
+ thích ca hát
+ bắt chước người lớn
- Em yêu thương bé vì bé rất dễ thương
Giáo án ngữ văn 6 ---- --------- Trường THCS Phú Lạc ------------ Giáo viên :Phạm Thị Kim Loan Ngày soạn:21/02/2010
	Tiết 93 : Văn học: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ .
	 (Minh Huệ)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức:
-Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ đồng bào; thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ .
-Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:Kết hợp miêu tả, kể chuyện, biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm, thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện .
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể lại bằng văn xuôi thật diễn cảm
3.Thái độ: Phải biết quí trọng những thành quả mà các chiến sĩ, dân công, Bác Hồ đã giành được .Từ đó càng thêm kính trọng, thương yêu vị cha già dân tộc và các chiến sĩ,.
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án.
- HS: SGK, soạn bài.
C. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
1.Ổn định :
2.Bài cũ: 
[?]Trình bày ND,YN của văn bản “BHCC”?
[?] Em có cảm nhận gì về thầy Ha-men trong “BHCC” ? .
3.Giới thiệu bài mới:
Bác Hồ là một hình ảnh quen thuộc và lớn lao mà các em đã được biết qua một số bài thơ.Hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm về Bác qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc-hiểu văn bản:
* HS đọc chú thích và tóm tắt nhhững nét chính về TG-TP
[?] Cho biết đôi nét về tác giả
[?] Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm như thế nào
- Học sinh dựa vào chú thích trả lời
- GV hướng dẫn cách đọc :Giọng nhẹ nhàng, êm ái, đầy tình cảm
* Giáo viên đọc mẫu và gọi HS đọc .
* Giáo viên giải thích rõ một số chú thích torng văn bản 
[?] Bài thơ kể lại chuyện gì 
- Câu chuyên giữa Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm chiến dịch ,các chiến sĩ dùng chân giữa rừng để nghỉ, Bác Hồ đã thức trắng để lo lắng cho bộ đội, dân công
[?] Chuyện diễn ra trong hoàn cảnh thời gian, địa điểm như thế nào ?
- Một đêm trời mưa lâm thâm ở trên đườg đi chiến đấu,thời tiết lạnh, các chiến sĩ phải dừng chân nghỉ tạm trong một mái lều tranh 
[?] Thể loại văn bản
- Thơ 5 chữ
[?] Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
[?] Phân chia bố cục của bài thơ
- 2 phần
[?] Trong bài thơ , H.A Bác được thể hiện qua cái nhìn của ai
- Anh đội viên 
[?] Được MT trên những phương diện nào 
Hình dáng, hành động, lời nói
[?] Tìm những chi tiết MT hình tượng Bác Hồ 
- Trầm ngâm, đinh ninh
[?] Tìm những chi tiết miêu tả việc làm của Bác
- Đốt lửa, dém chăn
[?] Tìm những lời nói thể hiện nỗi lòng của Bác
- Chú cứ việc ngủ ngon
-B ác thương..mau mau
[?] Vì sao trong đêm như thế mà Bác không ngủ được
- Lo lắng cho bộ đội, dân công, đất nước, quê hương
[?] Qua đó em cảm nhận gì về Bác ?
- Gỉan dị, chân thật mà cũng hết sức lớn lao
* GV chốt ý đúng bằng cách ghi bảng .
GV cho HS thảo luận:
[?] Cảm nhận của em về ý nghĩa của khổ thơ cuối
* HS trình bày.
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết :
* Giáo viên chốt ý :
Bài thơ là một câu chuyện kể về một trong những đêm không ngủ của Bác , không ngủ vì lo việc nước là một chuyện bình thường của cuộc đời Bác. Cuộc đời dành trọn cho nhân dân, cho Tổ quốc.
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập:
* GV hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ .
* Cho học sinh tập kể lại câu chuyện torng bài thơ bằng văn xuôi
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố, dặn dò:
1.Củng cố : 
[?] Qua bài thơ , em hãy nêu cảm nghĩ của em về Bác ?
- Học sinh tự nêu cảm nhận
- Một con người đáng kính, một vị lãnh tụ vĩ đại, một người cha già dân tộc vì đất nước, quê hương
2.Dặn dò :
- HS học thuộc lòng 5 khổ thơ đầu
- Tập đọc diễn cảm bài thơ
- Tự kể lại được bài thơ bằng văn xuôi
- Soạn bài : Đêm nay Bác không ngủ (TT) 
- Trả lời 2 câu 3,4 phần đọc hiểu văn bản
A.Tìm hiểu bài:
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: SG/66
2. Tác phẩm: SGK/66
 3. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
4.Thể loại: Thơ 5 chữ
5.Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
6.Bố cục: 2 phần
II. Đọc –Tìm hiểu văn bản:
1.Hình tượng Bác Hồ qua đôi mắt anh đội viên:
a.Hình dáng
- Trầm ngâm, đinh ninh
à Lo nghĩ
b.Cử chỉ, hành động
- Đốt lửa, dém chăn
à Chăm sóc chu đáo
c.Lời nói
- Chú cứ việc ngủ ngon
-B ác thương..mau mau
àLo lắng, yêu thương
=> Giản dị, gần gũi, chân thật mà hết sức lớn lao.
B.Luyện tập
1/sgk 68:
- Tập kể lại câu chuyên bằng văn xuôi
- Đọc diễn cảm
Giáo án ngữ văn 6 ---- --------- Trường THCS Phú Lạc ------------ Giáo viên :Phạm Thị Kim Loan 
Ngày soạn:21/02/2010
Tiết 94: Văn học: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ .(TT)
	 (Minh Huệ)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ đồng bào;thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ .
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:Kết hợp miêu tả, kể chuyệnbiểu hiện cảm xúc, tâm trạng ; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm, thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện .
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể lại bằng văn xuôi thật diễn cảm
3.Thái độ: Phải biết quí trọng những thành quả mà các chiến sĩ, dân công, Bác Hồ đã giành được.Từ đó càng thêm kính trọng, thương yêu vị cha già dân tộc và các chiến sĩ,.
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, STK, giáo án.
- HS: SGK, soạn bài.
C. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
1.Ổn định :
2.Bài cũ: 
[?] Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu
[?] Em có cảm nhận gì về Bác Hồ trong bài thơ .
3.Giới thiệu bài mới:
Bác Hồ là một hình ảnh quen thuộc và lớn lao mà các em đã được biết ở tiết trước.Hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm về tình cảm của chiến sĩ, bộ đội, nhân dân ta đối với Bác như thế nào.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc-hiểu văn bản:
 [?] Lần thứ nhất thức dậy , anh đội viên chứng kiến điều gì
-Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa, trầm ngâm, nghĩ ngợi, đốt lửa dém chăn, đi nhẹ nhàng
[?] Tâm trạng của anh ra sao ?
-Ngạc nhiên, xúc động và lo lắng
[?] Vì sao anh lại có những tân trạng trên
- Anh cảm nhận được tình yêu thương bao la, to lớn và đầy ấm áp mà Bác dành cho, Thời tiết, đường rừng, chiến dịch và đấu tranh còn dài anh càng thương và lo cho Bác 
[?] Anh đội viên có hành động cử chỉ ntn khi thức dậy lần thứ 3 
- Hốt hoảng, giật minh
[?] Vì sao anh lại có thái độ như vậy
- Trời thì sắp sáng mà Bác vẫn chưa ngủ, một đêm thức trắng như thế thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
[?] Em có nhận xét gì về cấu tạo câu thơ : 
 “Mời Bác ngủ Bác ơi 
 Bác ơi!Mời Bác ngủ”
- Cấu tạo câu thơ như nhanh hơn, gấp rút hơn, thể hiện thái độ khẩn trương và lo lắng của anh đội viên giành cho Bác
* GV chốt bằng cách ghi bảng .
[?] Vì sao không kể lần thức dậy thứ 2 của anh đội viên 
Anh thức dậy nhiều lần, lần nào cũng nhìn thấy Bác
[?] Cho biết vì sao anh quyết định thức cùng Bác torng đêm giá lạnh ấy mà lòng lại vui sướng
- Thương yêu, ngưỡng mộ một con người vĩ đại, muốn một phần nào đó được chia sẻ với Bác những lo lắng đầy yêu thương 
* Thảo luận nhóm :
[?] Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết: 
“Đêm nay Bác ngồi đó
..
Bác là Hồ Chí Minh.”
* Học sinh thảo luận và trả lời
* Giáo viên chốt ý:->Khẳng định Bác là vị cha già dân tộc vĩ đại, việc làm ấy đối với Bác là một việc làm tất yếu phải xảy ra và sẽ xảy ra thường xuyên nhiều nhiều nữa bởi trong lòng bác là tình thương yêu, lo lắng giành trọn cho nước, cho nhân dân.
[?] Bài thơ đã sử dụng những nghệ thuật nào
- So sánh và ẩn dụ
[?] Chỉ ra những hình ảnh so sánh và ẩn dụ đó
- Học sinh tự nêu
[?] Hãy tìm những từ láy trong bài thơ
- Thổn thức, lâm thâm, lồng lộng
[?] Tác dụng của những từ láy này là gì
-Tăng sức gợi hình, gợi cảm thể hiện tình cảm của anh đội viên giành cho Bác
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết :
[?] Bài thơ được viết theo thể thơ gì 
- Thơ 5 chữ
[?] Đặc điểm , nội dung chính của bài thơ
- Học sinh tự nêu
* Giáo viên chốt ý: Qua toàn bộ bài thơ thể hiện đầy cảm động tình cảm của Bác đối với chiến sĩ, nhân dân ta và cũng thể hiện được tình cảm thương yêu rất nhiều của toàn dân giành cho Bác một vị cha già dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại đáng kính của nhân dân và của các dân tộc anh em trên toàn thế giới
* GV gọi HS đọc lại ghi nhớ .
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập:
GV hướng dẫn làm BT .
HS về nhà làm các BT trong SGK/68.
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố, dặn dò:
1.Củng cố : Đánh dấu X vào câu trả lời đúng:
[?] Qua bài thơ, em hãy nêu cảm nghĩ của em về Bác ?
A. thương bộ đội
B. thương dân công
C. thương nhân dân
D.thương bộ đội,dân công,nhân dân và đất nước
[?] Bài thơ ra đời vào thời kì nào
A.Thời kì kháng chiến chống Pháp
B. Thời kì kháng chiến chống Mĩ
C. Trước CMtháng 8
D. Thời kì hòa bình
[?] Phương thức biểu đạt chính của bài thơ theo trình tự là:
A. tự sự, miệu tả, biểu cảm
B. biểu cảm, tự sự, miêu tả
C. Miêu tả, biểu cảm, tự sự
D. Tự sự, biểu cảm, miêu tả
2.Dặn dò :
- Học ghi nhớ , hoàn thành BT .
- Soạn bài “Ẩn dụ”.
 + Ẩn dụ là gì ? Các loại ẩn dụ ? 
 + Xem trước các BT . SGK/69,70.
2.Tâm trạng của anh đội viên:
a.Lần thức dậy thứ nhất:
-Ngạc nhiên, xúc động, lo lắng
b.Lần thứ ba thức dậy:
-Hốt hoảng
-Mời Bác ngủ
-Thức luôn cùng Bác
-> Thương yêu, lo lắng, cảm phục
III.Tổng kết : Ghi nhớ :SGK/67
B.Luyện tập
2/68.Viết bài văn ngắn.

Tài liệu đính kèm:

  • docVĂN-TUAN 22-25.doc