Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 6 đến tiết 9 - Trường THCS Minh Tân

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 6 đến tiết 9 - Trường THCS Minh Tân

 3. Tiếp lên trời: TG đánh giặc cứu nước.

4. Còn lại: những dấu tích lịch sử về Gióng.

Hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích 1, 2, 4, 6, 10, 11, 17, 18, 19.

Hoạt động 2: II. Đọc - hiểu văn bản.

H: Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? TL: Vợ chồng ông lão, sứ giả, Gióng, nhân dân. 1. Nhân vật:

H: Ai là nhân vật chính? TL: Thánh Gióng Thánh Gióng.

H: Tìm những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo về Thánh Gióng. TL: Bà mẹ ướm vào bước chân lạ, về nhà thụ thai, 12 tháng sinh ra một cậu bé, 3 tuổi không biết nói, cười, đi đặt đâu nằm đấy. Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói đòi đi đáng giặc. Lớn nhanh như thổi, vương vai thành tráng sĩ, ngựa sắt hí vang và phun lửa. Người và ngựa bay lên trời - Ra đời kỳ lạ

- Tuổi thơ khác thường

- Chiến đấu thần kỳ.

 

doc 10 trang Người đăng thu10 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 6 đến tiết 9 - Trường THCS Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thầy
Trò
Ghi bảng
3. Tiếp  lên trời: TG đánh giặc cứu nước.
4. Còn lại: những dấu tích lịch sử về Gióng.
Hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích 1, 2, 4, 6, 10, 11, 17, 18, 19. 
Hoạt động 2:
II. Đọc - hiểu văn bản.
H: Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? 
TL: Vợ chồng ông lão, sứ giả, Gióng, nhân dân. 
1. Nhân vật: 
H: Ai là nhân vật chính? 
TL: Thánh Gióng 
Thánh Gióng. 
H: Tìm những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo về Thánh Gióng.
TL: Bà mẹ ướm vào bước chân lạ, về nhà thụ thai, 12 tháng sinh ra một cậu bé, 3 tuổi không biết nói, cười, đi đặt đâu nằm đấy. Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói đòi đi đáng giặc. Lớn nhanh như thổi, vương vai thành tráng sĩ, ngựa sắt hí vang và phun lửa. Người và ngựa bay lên trời
- Ra đời kỳ lạ
- Tuổi thơ khác thường
- Chiến đấu thần kỳ. 
Hướng dẫn HS thảo luận ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu.
2. Chi tiết: 
H: Vì sao tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là đòi đi đánh giặc? 
TL: ý thức đánh giặc cứu nước Gióng là hình ảnh của nhân dân, lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng nước nhà nguy biến thì sẵn sàng đứng lên cứu nước. 
- Ý thức đánh giặc cứu nước. 
H:Vũ khí để Gióng đánh giặc là gì? Tại ao Gióng lại yêu cầu như vậy? 
TL: Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt => muốn có vũ khí tốt nhất, hiện đại nhất thời bấy giờ để tiêu diệt kẻ thù. 
- Dùng vũ khí tốt nhất để đánh giặc. 
TH: Đánh dấu đây là thuộc thời kỳ đồ sắt của lịch sử dân tộc. 
H: Ai là người gom góp gạo nuôi chú bé? Chi tiết này có ý nghĩa gì? 
TL: Với tấm lòng yêu nước, nhân dân ta ai cũng muốn Gióng mau lớn để đánh giặc cứu nước. Người anh hùng của chúng ta lớn lên trong sự nuôi dưỡng, che chở của nhân dân, bám rễ từ nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu. 
- Góp gạo => sức mạnh đoàn kết toàn dân. 
H: Gióng lớn như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Vì sao nhân dân lại xây dựng hình tượng Gióng như vậy? 
TL: Người anh hùng phải có tầm vóc phi thường, phải tự vươn lên trưởng thành vượt bậc đối phó với kẻ thù hung bạo. 
TH: Hình tượng “Thần trụ trời, Hêraches. 
H: Roi sắt gãy Gióng đã làm gì để đánh giặc?
Liên hệ: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc” hoặc thơ Tố Hữu:
“Ôi VN xứ xở lạ lùng
Đến em thơ cũng hoá thành anh hùng 
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí.”
TL: Gióng nhổ tre để làm vũ khí đánh giặc. Sự linh động trong xử lý các tình huống ở chiến trường. Sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc. Đó là sức mạnh tổng hợp không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây đất nước. 
H: Đánh giặc xong, Gióng cởi giáp sắt để lại và bay về trời. Chi tiết này có ý nghĩa gì? 
TL: Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Bay về trời là bất tử với trời đất, non nước. Người anh hùng ấy vì nghĩa cả mà đánh giặc không màn công danh phú quý. 
- Bất tử trong lòng dân tộc. Không màn công danh phú quý. 
H: Em hãy cho biết hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì? 
TL: Gióng là hình tượng tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước ngay từ những ngày đầu dựng nước. Gióng mang trong mình sức mạnh tổ tiên, thần thánh của cả cộng đồng (sự ra đời thần kỳ, bà con góp gạo nuôi). Sức mạnh của kỹ thuật, thiên nhiên (sắt, tre). Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của người anh hùng vĩ đại vì nghĩa lớn. 
3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng. 
Thảo luận nhóm: 
H: Theo em truyện “Thánh Gióng” có gì liên quan đến sự thật lịch sử? 
TL: Vua Hùng, đền thờ, hội làng Gióng, làng Cháy, 
G: Vào thời đại Hùng Vương cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã biết đoàn kết huy động sức mạnh của cả cộng đồng để tự vệ chống lại mọi đạo quân xâm lược. Số lượng và vũ khí tăng lên rất nhiều. Sử dụng cả vũ khí tối tân (roi sắt, áo giáp sắt) và vũ khí thô sơ (tre) để chống giặc. 
Hoạt động 3:
Tìm hiểu phần ghi nhớ 
Yêu cầu HS nắm vững và học thuộc lòng. 
Tìm hiểu phần đọc thêm. 
Đọc phần ghi nhớ 
Đọc phần “đọc thêm” 
Ghi nhớ SGK/23 
Hoạt động 4:
III. Luyện tập:
H: Hình ảnh nào là hình ảnh đẹp nhất của Thánh Gióng trong tâm trí em? 
HS phát biểu tuỳ theo cảm nhận của từng cá nhân. 
GV định hướng cho HS tìm những hình ảnh đẹp 
về nội dung và nghệ thuật.
H: Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khoẻ Phù Đổng”. 
Tích hợp: 
TL: Vì Phù Đổng:
- Có lứa tuổi ở nhà trường
- Có sức mạnh phi thường
- Ước mơ trưởng thành nhanh chóng.
- Vô tư gần gũi nhân dân sớm có lòng yêu nước. 
Vậy truyền thuyết “Thánh Gióng” thuộc phương thức biểu đạt nào? Tại sao? 
TL: Thuộc phương thức biểu đạt tự sự. Vì truyện có mở đầu, có kết thúc, các sự việc liên tiếp có ý nghĩa. 
4. Dặn dò:
- Kể tóm tắt truyện đã học.
- Học bài, nắm chắc nội dung phần ghi nhớ.
- Xem kỹ bài và soạn bài.
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày dạy: 24/8/2010
Tiết 6
TỪ MƯỢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
+ Giúp HS hiểu thế nào là từ mượn. 
+ Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý . 
+ Ý thức trao dồi ngôn ngữ dân tộc
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Soạn giảng, tham khảo SGK, SGV. 
2. Trò: 
+ Xem kỹ bài ở nhà. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra:
+ Hỏi:
Từ và tiếng khác nhau như thế nào? Khi nào một tiếng được coi là một từ?
Xác định từ đơn và từ phức trong câu sau:
Chú bé / vùng dậy / vươn / vai / một / cái / bỗng / biến thành / một / tráng sĩ/ mình / cao/ hơn / tượng.
Gợi ý trả lời:
Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Tiếng: có tiếng, có nghĩa, có tiếng chưa đủ nghĩa hoặc không có nghĩa. Một tiếng được coi là một từ khi tiếng ấy có nghĩa. 
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Trong câu bạn vừa xác định chúng ta thấy có hai từ tráng sĩ và trượng là hai từ chúng ta mượn từ tiếng Hán (Trung Quốc). Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là từ mượn và nguyên tắc mượn từ. 
Thầy
Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
I. Từ Thuần Việt và từ mượn 
H. Hãy giải thích từ trượng, tráng sĩ ? 
Dựa vào chú thích phần văn bản “Thánh Gióng” 
Tráng sĩ, trượng có nguồn từ tiếng Hán 
H: Hai từ này có nguồn gốc từ đâu ? 
TL: Có nguồn gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) 
H: Trong số các từ dưới đây những từ nào được mượn từ tiếng Hán ? 
TL: Mượn từ tiếng hán: sứ giả, giang sơn, gan. 
Những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác ? 
Tiếng anh : tivi, mít ting, in – tơ mét 
H: Những từ trên gọi là từ mượn ? Vậy theo em thế nào là từ mượn ?
Tiếng nga : Xô Viết 
Tiếng Pháp : xà phòng, ra-di-ô, ga 
Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những 
sự vật, hiện tượng, đặc điểm  mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp biểu thị. 
H: Thế nào là từ Thuần Việt? 
HS trả lời, nhận xét và bổ xung
Từ Thuần Việt là từ do ông cha ta sáng tạo ra. 
H: Theo em bộ phận mượn quan trọng nhất trong tiếng việt của ta là tiếng nào ? 
TL: Bộ phận mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán. 
G: Từ mượn tiếng Hán có hai loại từ gốc Hán và từ Hán Việt. Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán từ thời nhà Đường qua sách vở. Ngoài ra chúng ta còn mượn một số ngôn ngữ khác Anh, Pháp, Nga  
TỪ MƯỢN
 TỪMƯỢN TIẾNG HÁN 
TỪ HÁN VIỆT 
TỪ GỐC HÁN 
TL: Từ mượn được viết
H: Nếu nhận xét cách viết từ mượn nói trên ?
hoá cao như từ Thuần Việt. Những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn khi viết dùng dấu gạch ngang để nối các tiếng. 
GV giúp HS khái quát các ý đã hình thành trong quá trình phân tích ngữ liệu thành mục ghi nhớ. 
HS đọc ghi nhớ 
Ghi nhớ SGK/25`\
Hoạt động 2: 
II. Nguyên tắc mượn từ: 
Gọi HS đọc ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Đọc bài trang 25 
Đọc bài trang 27
- Mặt tích cực : làm giàu ngôn ngữ dân tộc 
H: Em hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
- Mặt tiêu cực : làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha 
như thế nào? 
tạp nếu mượn từ một cách tuỳ tiện.
Hdẫn HS rút ra nguyên tắc mượn từ. 
Đọc ghi nhớ SGK/25 
Ghi nhớ : SGK/25
Hoạt động 3: 
III. Luyện tập: 
H: Ghi lại các từ mượn có trong câu. Cho biết các từ ấy mượn của tiếng nào ? 
HS thảo luận nhóm 
TL: từ mượn 
a, Hán Việt : vô cùng, ngạc nhiên, sính lễ 
Bài tập 1/26
H: tại sap từ “Mai-Cơn-Giắc-Xơn” không phải là từ mượn? 
b, Hán Việt : gia nhân 
c, Anh : pốp , in-tơ-nét 
TL: Vì đây là từ dùng để chỉ tên riêng của một người. 
H: Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt dưới đây. 
TL: 
a, Giả : người 
 Khán : xem 
	 Thính : nghe 
 Độc : đọc 
b, Yếu : quan trọng 
 Điểm : điểm 
 Lược : tóm tắt 
 Nhân : người 
H: Những từ nào trong các cặp từ dưới đây là từ mượn ? Đối tượng giao tiếp nào ? 
TL: Các từ mượn : phôn, fan, nốc ao. 
Hoàn cảnh giao tiếp thân mật với bạn bè, người thân. Không phù hợp trong giao tiếp chính thức 
Bài tập 4/26 
4. Dặn dò cho tiết học tiếp theo: 
- Học bài, làm bài tập 3, bài tập làm thêm : 
Xếp các từ mượn vào cột : từ mượn tiếng Hán và từ mượn các ngôn ngữ khác : Giáo sứ, quốc gia, ô tô, gác-dờ-bu, xăm, lốp, lạc quan, cúp, ten-nít, vĩ đại, tuốc-đơ-vít, gác-măng-rê. 
- Xem kỹ bài “Tìm hiểu chung về văn tự sự” 
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày dạy: 24/8/2010
TIẾT 7
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự 
2. Kỹ năng: 
+ Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự. 
3. Giáo dục:
+ Phẩm chất, đạo đức cho HS qua các ví dụ. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Soạn bài, tham khảo SGK, SGV 
2. Trò: 
+ Xem kỹ trước bài ở nhà. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra: 5’
Hỏi: 
- Câu cao dao 
	“Ai ơ giữ chí cho bền 
 Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai” 
Hãy cho biết câu cao dao trên có phải là một văn bản không ? Vì sao ? 
- Có mấy kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản ? Kể tên. 
Gợi ý trả lời : 
- Câu ca dao trên là một văn bản vì về hình thức đó là câu thơ lục bát. Về nội dung diễn đạt một ý trọn vẹn đó là muốn khuyên ta phải có chí cho bền, phải kiên định. 
- Có 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đó là : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính công vụ. 
3. Bài mới: 1’
Giới thiệu bài mới: 
Chúng ta đã nắm được có 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. Hôm nay, ta sẽ tìm hiểu kiểu văn bản đầu tiên đó là : Tự sự. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
Hoạt động 1:
Đặt câu hỏi huy động kiến thức của HS về tự sự.
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
H: Hằng ngày các em có nghe kể chuyện và kể chuyện không ? Kể những chuyện gì? 
TL: Có. Nghe kể những chuyện đời thường và kể chuyện văn học. 
1. Tự sự là gì ? 
H: Theo em, kể chuyện để làm gì ? Nghe kể chuyện, người nghe muốn biết điều gì? 
GV dẫn dắt vào khái niệm.
TL: Kể để người nghe biết được từng sự việc cụ thể của câu chuyện. Người nghe muốn biết đầy đủ câu chuyện, có mở đầu có kết thúc. 
- Người kể thông báo, cho biết, giải thích. 
- Người nghe tìm hiểu, biết. 
G: Vậy khi người kể trình bày một chuỗi sự việc một cách đầy đủ, từ mở đầu đến kết thúc để thể hiện một ý nghĩa thì sự việc đó được gọi là câu chuyện được kể. 
H: Em hiểu thế nào là văn tự sự ? 
TL: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 
Ghi nhớ : SGK/28
Hoạt động 2:
2. Mục đích giao tiếp trong văn tự sự: 
H: tại sao có thể nói truyện “Thánh Giống” là một văn bản tự sự ? 
TL: Truyện “Thánh Gióng” kể về nhân vật Gióng có mở đầu có kết thúc có một ý nghĩa sâu sắc. 
truyện “Thánh Gióng” 
H: Truyện “Thánh Gióng” có diễn biến ntn? 
TL: Diễn biến truyện “Thánh Gióng”. 
- Sự ra đời kỳ lạ 
- Nhận trách nhiệm đánh giặc 
- Lớn nhanh như thổi 
- Biến thành tráng sĩ 
- Đi đánh giặc 
- Đánh tan giặc, bay về trời 
- Vua lập đền thờ
- Dấu tích còn lại.
H: Truyện “Thánh Gióng” có ý nghĩa gì ? 
TL: ý nghĩa của truyện “TG”
- Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc. 
- Ý thức và trách nhiệm bảo vệ đất nước của ông cha ta. 
- Giải thích các sự việc lịch sử. 
H: Qua truyện, ta hiểu gì về lịch sử của ông cha ta ? 
TL: Ta hiểu : 
- Cuộc kháng chiến chống giặc Aân của nhân dân ta dưới thời đại Hùng Vương. 
- Tìm hiểu về nhân vật Gióng 
G: Đây chính là mục đích giao tiếp của văn tự sự. 
- Tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. 
- Thái độ của nhân dân ta đối với Gióng. 
H: Vậy em hiểu mục đích giao tiếp của văn tự sự ntn? 
TL: Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. 
Ghi nhớ SGK/28 
Tích hợp : 
H: Em hãy tìm từ mượn Hán Việt và đặt câu với từ mượn ấy ? 
TL: Từ mượn : phi thường, oai phong, lẫm liệt. 
4. Dặn dò: 
- Học bài, tóm tắt nội dung truyện Thánh Gióng.
- Chuẩn bị các bài tập trong phần “Luyện tập”. 
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày dạy:28/8/2010
TIẾT 8
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự 
2. Kỹ năng: 
+ Phân biệt, nhận biết mục đích giao tiếp của văn tự sự. 
3. Giáo dục:
+ Qua văn tự sự hướng HS đến những tư tưởng, tình cảm cao đẹp. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Soạn giảng, tham khảo, tài liệu, chuyên đề. 
2. Trò: 
+ Chuẩn bị kỹ bài ở nhà. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra: 5’
Hỏi: 
- Tự sự là gì? Mục đích giao tiếp của văn tự sự ? 
Gợi ý trả lời : 
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 
- Mục đích giao tiếp của văn tự sự: Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. 
3. Bài mới: 1’
Giới thiệu bài mới: 
Trong văn tự sự ta lưu ý các sự việc được giải thích sự việc này đến sự việc kia và cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu chúng về văn tự sự. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
Hoạt động 3: 
II. Luyện tập:
Đọc mẫu chuyện “Ông già và thần chết” và trả lời các câu hỏi: 
Bài tập 1/28 
H: Trong truyện này phương thức tự sự thể hiện ntn? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì ? 
TL: Đây là câu chuyện kể về diễn biến trong tư tưởng của ông già. Đó là lòng yêu cuộc sống dù sức đã kiệt nhưng sống còn hơn chết. 
- Phương thức tự sự : diễn biến tư tưởng của ông già. 
H: Bài thơ sau đây có phải là văn bản tự sự không? Vì sao ? 
TL: Đây là bài thơ tự sự. Kể chuyện Mây rủ Mèo con bẫy chuột nhưng Mèo tham ăn nên bị mắc vào bẫy. 
Bài tập 2/29 
Đây là một bài thơ tự sự. 
Gọi HS đọc bài thơ kể lại bằng miệng. 
Gọi HS đọc đề bài tập 3. 
TL: Một hôm bé mây rủ Mèo con đi bẫy chuột. Một hôm là chú cá nướng ngon được treo lơ lửng trong bẫy. Cả Mèo và bé Mây đều thích thú khi biết rằng lũ chuột ngu ngốc sẽ chui vào trong bẫy để ăn cá. Đêm đó khi ngũ bé Mây nằm mơ sẽ cùng Mèo con xử án lũ chuột. Nhưng sáng mai khi xuống bếp chẳng thấy chuột đâu, mà trong bẫy Mèo đang nằm mơ, hoá ra vì thèm ăn cá mà Mèo đã sa bẫy. 
H: Hai văn bản sau đây có phải là tự sự không ? Vì sao ? Tự sự ở đây có vai trò gì ? 
Văn bản 1: Bài báo 
Văn bản 2: Đoạn lịch sử kể đánh tan quân Tần xâm lược. 
Gọi HS đọc đề bài tập 4: 
Bài tập 4/30
H: Em hãy kể chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là “Con Rồng, cháu Tiên” 
TL: HS kể ngắn gọn giải thích được lí do và quan niệm của người Việt Nam. 
Thảo luận nhóm : 1HS đại diện kể. 
Tích hợp : 
Ôn lại truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”
H: Em thuộc những câu ca dao nào nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương ? 
TL: Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba 
(Ca dao) 
Hằng năm ăn đâu làm đấy 
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ. 
(Nguyễn Khoa Điềm) 
4. Dặn dò: 
- Học bài, làm bài tập 5
- Chuẩn bài 3 “Sơn tinh – Thuỷ tinh” 
-------------------------------*****-------------------------------
Ngày dạy: 30/8/2010
Tiết 9
SƠN TINH – THUỶ TINH 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Hiểu truyền thuyết “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh” hiểu nội dung và nắm được ý nghĩa của truyện. 
2. Kỹ năng: 
+ Đọc diễn cảm và kể chuyện 
3. Giáo dục:
+ Ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Soạn giảng, tham khảo thêm tài liệu 
2. Trò: 
+ Soạn bài, xem kỹ bài ở nhà. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 tuan 2.doc