Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 50 đến tiết 53

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 50 đến tiết 53

Ngữ văn - Tiết 50

SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận diện số từ và lượng từ, sử dụng chính xác.

 3. Thái độ:

 - Tích cực, tự giác, nghiêm túc.

 II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:

1. Kỹ năng nhận thức: Tự mình nhận thưc, đánh giá được khả năng của bản thân qua tiết học.

2. Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng bày tỏ ý kiến của mình qua việc thuyết minh về một vấn đề, một thứ đồ dùng gần gũi với bản thân trong cuộc sống hàng ngày.

 III. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, bảng phụ

 - HS: Nghiên cứu bài

 IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:

 Thảo luận nhóm, vấn đáp

 V.Tiến trình lên lớp:

 

doc 6 trang Người đăng thu10 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 50 đến tiết 53", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ngữ văn - Tiết 50
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
 	- Nhận biết được ý nghĩa, công dụng của số từ và lượng từ.
	2. Kỹ năng:
 	- Nhận diện số từ và lượng từ, sử dụng chính xác.
	3. Thái độ:
 	- Tích cực, tự giác, nghiêm túc.
 II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:
1. Kỹ năng nhận thức: Tự mình nhận thưc, đánh giá được khả năng của bản thân qua tiết học.
2. Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng bày tỏ ý kiến của mình qua việc thuyết minh về một vấn đề, một thứ đồ dùng gần gũi với bản thân trong cuộc sống hàng ngày.
	III. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, bảng phụ
	- HS: Nghiên cứu bài
	IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: 
	Thảo luận nhóm, vấn đáp 
	V.Tiến trình lên lớp:
HĐ 1: Khởi động: (6’)
*Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức cơ bản về danh từ.
*Cách tiến hành:
*Kiểm tra:
CH- Thế nào là cụm danh từ? cho ví dụ?
TL- Ghi nhớ (SGK) – VD: Sán Chải, Giàng Seo Pùa...
*Giới thiệu bài: Bên cạnh những từ loại đã học như danh từ , động từ , tính từ, thì chúng ta con học các từ loại như: Số từ, lượng từ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (20’)
*Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là số từ, lượng từ.
*Đồ dùng: Bảng phụ:
*Cách tiến hành:
HS đọc ví dụ Sgk
GV treo bảng phụ.
 Các từ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?
Hs:
Từ “đôi” trong câu a có phải là số từ không? Vì sao?
Hs: Mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị.
Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát như: Hs: đôi, cặp, tá, chục
Không thể nói: Một đôi con bò
Qua tìm hiểu, em hiểu thê nào là số từ ?
Vị trí của số từ trong cụm danh từ?
Hs: Dựa vào ghi nhớ
 Nghĩa của từ in đậm so sánh với nghĩa của số từ? (giống và khác nhau)
Hs: Vị trí, chức năng
Xếp các từ in đậm vào mô hình cụm danh từ? ( HS dán các băng giấy GV đã chuẩn bị)
Vậy thế nào là lượng từ?
Dựa vào vị trid trong cụm DT có thể chia lượng từ thành mấy nhóm ?
Hs: 
HS đọc ghi nhớ 
I. Số từ
 1. Bài tập. ( Sgk)
Hai chàng, Một trăm ván cơm nếp, chín gà, chín cựa, một đôi
- Từ in đậm bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ: chàng, ván cơm nếp, nệp bánh chưng, ngà, cựa, hồng mao, đôi.
- > Đứng trước danh từ, biểu thị số lượng
- > Đứng sau danh từ, biểu thị thứ tự
- Từ “đôi” trong “ một đôi” không phải là số từ.
2. Ghi nhớ.( Sgk)
II. Lượng từ
 1. Bài tập ( Sgk)
- Giống: đứng trước danh từ
- Khác: + số từ chỉ số lượng hay thứ tự
 + lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều
Phần trước
Phần TT
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
các
Hoàng tử
những
kẻ
Thua trận
cả
mấy vạn
tướng lĩnh
2. Ghi nhớ: SGK
HĐ 3: HD luyện tập: (15’)
*Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức lý thuyết đã học về số từ, lượng từ.
*Cách tiến hành:
Tìm số từ trong bài thơ? Xác đinh ý nghĩa của số từ ấy?
BT1 HS làm độc lập lên bảng
Hs làm vào vở, gv gọi 1-2 em lên bảng chấm điểm
Hoạt động nhóm
N1,2: Tìm điểm giống nhau của Từng, Mỗi
N3,4: Điểm khác nhau của hai từ đó
Sau 3’ các nhóm trình bày
III Luyện tập
BT1 
Số từ: một canh, hai canh, ba canh, năm canh ->Số từ chỉ số lượng
- Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm
BT2
Trăm núi, ngàn khe, muôn nỗi -> chỉ số nhiều: khó khăn, vất vả nhiều củng không bằng nỗi lòng của mẹ thương con mà tái tê cõi lòng.
BT3:
- Giống: Tách ra từng sự vật cá thể
- Khác nhau: 
+ Từng: mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự cá thể này đến cá thể khác
+Mỗi: Nhấn mạnh, tách riêng để nhấn mạnh chứ không mang ý nghĩa lần lượt
HĐ 4: Tổng kết và HD học bài: (4’)
*Tổng kết:
- Đọc phần ghi nhớ
*HD học bài:
- Học nắm chắc ghi nhớ
- Làm các bài tập
- Chuẩn bị bài “Kể chuyện tưởng tượng”
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Ngữ văn - Tiết 51+52
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Củng cố và khắc sâu về văn tự sự, kể chuyện đời thường
	2. Kỹ năng:
	- Tạo lập văn bản, trình bày, diễn đạt.
	3. Thái độ:
	- Nghiêm túc, tích cực
	II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:
	1. Kỹ năng tư duy: Khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo yêu cầu của đề bài.
	2. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Biết quyết định, lựa chọn cách thức hợp lý để giải quyết vấn đề được nêu ra, hoàn thành công việc được giao.
	III. Chuẩn bị
	- GV: Ra đề
	- HS: Giấy, bút
	IV. Phương pháp:
	Gợi mở, thực hành.
	V. Tiến trình lên lớp:
 I/ Đề bài: Kể về người mẹ của em
	II/ Yêu cầu:
	* Nội dung: 	- Kể chuyện đời thường ( người thật, việc thật)
 	- Kể về mẹ: tình cảm, sự chăm sóc yêu thương của mẹ, 
 những vất vả lo lắng của mẹ.
 	* Hình thức: - Trình bày sạch sẽ, văn phong trong sáng, bố cục rõ ràng
 	III/ Dàn bài và thang điểm:
 	a. Mở bài (1 điểm)
	- Giới thiệu về người mẹ của em
 	b. Thân bài (8 điểm)
	- Kể về tuổi tác, hình dáng của mẹ..
	- Tình yêu thương con của mẹ (lo lắng khi con đau, năng đỡ dìu dắt con)
	- Mẹ vất vả, tần tảo sớm hôm
	- Niềm vui của mẹ
	- Sở thích: chăm sóc gia đình, quan tâm việc của con
	- Ảnh hưởng, lời khuyên của mẹ
 	c. Kết bài (1điểm): Tình cảm của em đối với mẹ (ghi nhớ suốt đời).
	IV/ Tổng kết và HD học bài:
	*Tổng kết:
	- Thu bài
	*HD học bài:
	- Chuẩn bị bài: Lợn cưới áo mới, Treo biển
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Ngữ văn - tiết 53
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
	I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
 	- Nhận biết được thế nào là tưởng tượng, thấy được ý nghĩa , vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự.
	2. Kỹ năng:
 	- Tưởng tượng để kể một câu chuyện sinh động.
	3. Thái độ:
 	- Ý thức học hỏi, bồi dưỡng trí tưởng tượng cho bản thân.
 	II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:
	1. Kỹ năng nhận thức: Tự mình nhận thưc, đánh giá được khả năng của bản thân qua tiết học.
	2. Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng bày tỏ ý kiến của mình qua việc thuyết minh về một vấn đề, một thứ đồ dùng gần gũi với bản thân trong cuộc sống hàng ngày.
	3. Kỹ năng lắng nghe tích cực: Biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của bạn bè trức các vấn đề liên quan.
	III. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án, bảng phụ
	- HS: Nghiên cứu bài
	IV. Phương pháp/Kỹ thuật dạy học.
	Phân tích, vấn đáp/ thảo luận nhóm.
	V. Tiến trình lên lớp:
HĐ 1: Khởi động: (6’)
*Mục tiêu:
*Kiểm tra: 
CH- Thế nào là kể chuyện đời thường ?
- Khi kể chuyện đời thường cần đảm bảo những yêu cầu gì ?
TL- Ghi nhớ SGK
*Giới thiệu bài:
 	Kể chuyện đời thường và sáng tạo giống và khác nhau ở điểm nào? Kể chuyện tưởng tượng đòi hỏi những yêu cầu gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (20’)
*Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
*Cách tiến hành:
Hãy tóm tắt truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
GV dùng bảng phụ tóm tắt cho HS nắm rõ văn bản.
Trong truyện người ta tưởng tượng những gì?
Hs:
Chuyện có thật không? Mục đích của chuyện?
Hs: Không
Trong truyện chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào được tưởng tượng ra ?
Hs:
 Tưởng tượng trong tự sự có phải tuỳ tiện không, hay là nhằm mục đích gì?
Hs: 
 HS đọc truyện “ Lục súc tranh công”
 Tóm tắt và chỉ ra những chỗ tưởng tượng sáng tạo?
Hs:
Trong câu chuyện người ta tưởng tượng những gì?
Hs: 
Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào?
Hs:
Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
Hs: 
 Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
Hs: 
Truyện tưởng tưởng được kể dựa trên cơ sở nào?
Hs:
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
 Ví dụ 1: Chân, tay, tai, mắt, miệng
- Tưởng tượng các bộ phận trong cơ thể là những nhân vật riêng được gọi bằng: bác, cô, cậu, lão.
- Tưởng tượng để làm rõ ý nghĩa: con người phải đoàn kết, nương tựa vào nhau, không tách rời
=> Tưởng tượng nhằm thể hiện một chủ đề
- Chi tiết tưởng tượng: các bộ phận đựoc nhân hóa, biết suy nghĩ, nói năng,hành động như con người(so bì, đình công)
=> Tưởng tượng không đựoc tùy tiện mà phải dựa vào lôgíc tự nhiên
Ví dụ 2 : Lục súc tranh công
- Sáu con gia súc nói được tiếng người
- Sáu con gia súc kể công và kể khổ
-> Dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật
=> Thể hiện một tư tưởng: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì.
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa
Ghi nhớ (Sgk)
- Tưởng tượng là truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình không có trong sách vở nhưng có ý nghĩa nào đó
- Truyện một phần dựa vào những đièu có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị, làm cho ý nghiã thêm nổi bật
HĐ 3: HD luyện tập: (15’)	
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết đã học để thực hiện các bài tập theo yêu cầu.
*Cách tiến hành:
HS thảo luận nhóm 3p
Truyện tưởng tượng ở chỗ nào?
 Ý nghĩa của việc tưởng tượng ấy?
Hs: trình bày theo nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, gv chốt ý
II. Luyện tập
HS tóm tắt truyện
“ Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”
Gợi ý:
- LL đi thăm ngưòi dân nấu bánh chưng
- Em hỏi chuyện và LL trả lời : các câu hỏi phải bộc lộ được suy nghĩ vì sao chàng chọn bánh chưng bánh giày mà làm
HĐ 4. Tổng kết và HD học bài: (4’)
*Tổng kết:
- Đọc phần ghi nhớ,Gv hệ thống lại toàn bài
*HD học bài:
- Học nắm chắc ghi nhớ
- Làm các bài tập
- Chuẩn bị bài “Ôn tập truyện dân gian”:
+ Lập bảng thống kê, kể tóm tắt nội dung các truyện

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc