Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 5, 6: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 5, 6: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

 BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.

I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1 – Kiến thức :

 Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận: bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

 Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận- vận dụng vào bài tập thực hành.

 Tiết này chủ yếu là đi vào ôn tập và thực hành về bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận.

2 – Kĩ năng :

 Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến, quan điểm, tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sông xã hội.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 5, 6: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 	Ngày soạn : 25/01/2007
Tiết : 5&6	Người soạn : Đinh Thị Bích Vân
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
1 – Kiến thức :
Ôn tập nắm vững các kiến thức về văn nghị luận: bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
Nâng cao ý thức thực hiện văn nghị luận- vận dụng vào bài tập thực hành.
Tiết này chủ yếu là đi vào ôn tập và thực hành về bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
2 – Kĩ năng :
Biết vận dụng những hiểu biết về văn nghị luận để biết bày tỏ ý kiến, quan điểm, tư tưởng của mình về một vấn đề nào đó trong đời sôùng xã hội.
3 – Thái độ :
 Có ý thức tìm tòi để tự rèn luyện kĩ năng cho bản thân.
II – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
 GIÁO VIÊN : 
 Nghiên cứu chuyên đề. rèn kĩ năng về văn nghị luận. Tham khảo các tài liệu có liên quan và một số bài tập để học sinh tham khảo.
 HỌC SINH :
 Tìm hiểu bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tổ chức lớp (1/ ): Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ (3/ ) : 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Giảng bài mới :
Giới thiệu bài mới : (1/ ) 
Tìm hiểu bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
Nội dung bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
20
HĐ1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn nghị luận.
Cho học sinh ôn lại nội dung bài học.
Học sinh ôn tập Và tìm hiểu bố cục, phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
Ôn tập -bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
Bố cục bài văn NL gồm 3 phần:
 A.Mở bài : Nêu luận điểm tổng quát của bài viết.
 B. Thân bài : 
Triển khai hệ thống ý lớn, ý nhỏ để làm sáng tỏ luận điểm. Cấu tạo thường gặpở phần thân bài của văn nghị luận là:
Luận điểm 1: luận cứ 1- luận cứ 2
 Luận điểm 2: luận cứ 1- luận cứ 2
Luận điểm 3: luận cứ 1- luận cứ 2
Trình bày theo trình tự thời gian
Trình bày theo quan hệ chính thể-bộ phận
Trình bày theo quan hệ nhân quả
C. Kết bài: tổng kết và nêu hướng mở rộng luận điểm.
60
HĐ2 : Tìm hiểu đề và lâïp ý cho bài văn “có chí thì nên”.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tìm hiểu bố cục, phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
Giáo viên nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
Chốt ghi bảng.
Học sinh đọc và cho biết yêu cầu của đề.
Học sinh thảo luận nhóm với đề bài trên.
Hs tiến hành lập dàn ý cho đề bài.
Cử đại diện lên trình bày phần thảo luận. 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Luyện tập
 Lập dàn ý cho bài: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( Hồ Chí Minh).
A . Mở bài:
 nêu luận đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Và khẳng định: “Đó là một truyền thống quí báu của ta”.
Sức mạnh của lòng yêu nước khi tổ quốc bịn xâm lăng: + Ví với làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn.
 +Lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn.
 +Nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
2. Thân bài(quá khứ-hiện tại)
 a. Lòng yêu nước của nhân đân ta được phản ánh qua nhiều cuộc kháng chiến.
Những trang sử vẻ quan thời đại bà trưng, bà triệu , trần hưng đạo, lê lợi, quang trung,
-“chúng ta có quyền tự hào”, “chúng ta phải ghi nhớ công ơn,..”cách khẳng điịnh, lồng cảm nghĩ.
b. cuộc kháng chiến chống thực dân pháp:
các lứa tuổi:từ cụ già đến các cháu nhi đồng
đồng bào ta khắp mọi nơi:
+ kiều bào dồng bào ở vùng tạm bị chiếm.
Nhân dân miền ngược,miền xuôi.
+ khẳng định : “ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”.
các giới các tầng lớp xã hội :
các chiến sĩ ngoài mặt trận bám giặc, tiêu diệt giặc.
Công chức ở địa phương ủng hộ bộ đội.
Phụ nữ khuyên chồng, con tòng quân, còn bản thân mình thì đi vận tải
Mẹ chiến sĩ thì săn sóc yêu thương bộ đội
Các điền chủ quyên ruộng đất cho chính phủ.
Tiểu kết, khẳng định” những cử chỉ cao quí đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng điều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.
3. Kết bài:
Ví lòng yêu nước như các thứ của qúy, các biểu hiện của lòng yêu nước.
- Nêu nhiệm vụ phát huy lòng yêu nước để kháng chiến.
Dặn dò, hướng dẫn về nhà : (5’)
Hiểu cách lập bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. 
 Chuẩn bị bài sau: ôn tập và thực hành về việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận chứng minh.
IV – RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon 7 tiet 56.doc