Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn)

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn)

Tuần 10 Tiết 39

 ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG (Truyện ngụ ngôn)

 Ngày soạn: 26/10/07

MỤC TIÊU

Kiến thức :

 Giúp HS hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn; hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện “ Ếch ngồi đáy giếng”.

Thái độ :

- Giáo dục tính khiêm tốn học hỏi, phê phán bệnh chủ quan.

Kỹ năng :

Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống hoàn cảnh thực tế phù hợp.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

SGK; Giáo án; .

Học sinh:

Soạn bài; Phiếu học tập

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :

Kiểm tra bài cũ :

? Nhân vật mụ vợ trong truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” là một người như thế nào? Những chi tiết nào thể hiện điều đó?

Bài mới :

Đặt vấn đề :

Trong các loại truyện dân gian, truyện ngụ ngôn là một thể loại được nhiều người ưa thích. Tuy truyện rất ngắn nhưng lại hàm chứa một ngụ ý thật sâu sắc. Để hiểu thêm về truyện ngụ ngôn chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay qua câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 39: Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tiết 39
 ếch ngồi đáy giếng (Truyện ngụ ngôn)
Ngày soạn: 26/10/07
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : 
 Giúp HS hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn; hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện “ ếch ngồi đáy giếng”.
2
Thái độ :
- Giáo dục tính khiêm tốn học hỏi, phê phán bệnh chủ quan.
3
Kỹ năng :
Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống hoàn cảnh thực tế phù hợp.
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
SGK; Giáo án; ... 
2
Học sinh:
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Kiểm tra bài cũ : 
? Nhân vật mụ vợ trong truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” là một người như thế nào? Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề :
Trong các loại truyện dân gian, truyện ngụ ngôn là một thể loại được nhiều người ưa thích. Tuy truyện rất ngắn nhưng lại hàm chứa một ngụ ý thật sâu sắc. Để hiểu thêm về truyện ngụ ngôn chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay qua câu chuyện “ếch ngồi đáy giếng”.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Đọc – Chú thích
GV: Gọi HS đọc chú thích * ở trong SGK.
GV: Gọi 3 em đọc văn bản.
GV: Yêu cầu 2 HS kể lại truyện theo lời của mình.
GV: Gọi HS đọc các chú thích trong SGK Tr 100- 101.
I. Tìm hiểu chung:
1. Khái niệm truyện ngụ ngôn:
- Loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần;
- Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người;
- Nhằm khuyên nhủ, răn dạy.
2. Đọc – Chú thích:
a) Đọc:
b) Chú thích:
3. Bố cục:
Chia làm 2 phần:
? Truyện được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- Phần 1: Từ đầuđ “như một vị chúa tể” : ếch khi ở trong giếng.
- Phần 2: còn lại: ếch khi ra khỏi giếng.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Khi ở trong giếng, cuộc sống của ếch diễn ra như thế nào?
TL: Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Hằng ngày, ếch cất tiếng kêu ồm ộp khiến các con vật kia rất sợ.
? Giếng là một không gian như thế nào?
TL: Chật hẹp, không thay đổi.
? Như vậy, cuộc sống của ếch trong giếng là một cuộc sống như thế nào? 
? Trong môi trường ấy, ếch ta tự thấy mình như thế nào?
? Điều đó cho thấy đặc điểm gì trong tính cách của ếch?
? ở đây, chuyện về ếch nhằm ám chỉ điều gì về chuyện con người?
? ếch ra khỏi giếng bằng cách nào?
TL: Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài.
? Cách ấy thuộc về khách quan hay ý muốn chủ quan của ếch?
TL: Khách quan.
? Lúc này, có gì thay đổi trong hoàn cảnh sống của ếch?
? ếch có nhận ra sự thay đổi đó không?
TL: Không.
? Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều này?
? Tại sao ếch lại có thái độ “nhâng nháo” và “chả thèm để ý” như thế?
TL: Vì ếch cứ tưởng bầu trời là bầu trời giếng của mình, xung quanh là xung quanh giếng của mình với cua, ốc nhỏ nhoi, tầm thường. ếch vẫn tưởng mình là chúa tể của bầu trời ấy, xung quanh ấy.
? Kết cục chuyện gì đã xảy ra với ếch?
II. Phân tích văn bản:
1. ếch khi ở trong giếng:
- Cuộc sống: chật hẹp, đơn giản, trì trệ.
- Oai như một vị chúa tể, xem bầu trời chỉ bằng cái vung.
đ Hiểu biết nông cạn nhưng lại huyênh hoang.
ị Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
2. ếch khi ra khỏi giếng:
- Không gian: rộng lớn.
- Cử chỉ: nhâng nháo, chả thèm để ý xung quanh
đ kiêu ngạo, chủ quan.
- Kết cục: bị trâu giẫm bẹp
? Theo em, vì sao ếch bị giẫm bẹp?
TL: Do coi thường mọi thứ xung quanh, không có kiến thức về thế giới rộng lớn.
Hoạt động 3: ý nghĩa
? Mượn sự việc này, dân gian muốn khuyên con người điều gì?
? Theo em, truyện “ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán điều gì, khuyên răn điều gì?
? Em hiểu gì về nghệ thuật của truyện?
ị Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại.
III. ý nghĩa:
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang.
- Khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết trong mọi hoàn cảnh; không được chủ quan, kiêu ngạo.
- Nghệ thuật: ẩn dụ.
Hoạt động 4: Luyện tập
GV: Yêu cầu HS thảo luận
? Hãy tìm hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
IV. Luyện tập:
BT 1: Hai câu văn:
- “ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.
- “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp”.
BT 2: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?
A. Kể chuyện.
B. Thể hiện cảm xúc.
C. Gửi gắm ý tưởng, bài học.
D. Truyền đạt kinh nghiệm.
IV
Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu lại khái niệm truyện ngụ ngôn.
- ý nghĩa của truyện “ếch ngồi đáy giếng”.
- Về nhà học bài, soạn bài : Thầy bói xem voi

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 39.doc