Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 29 đến tiết 72 - Trường THCS Thanh Yên

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 29 đến tiết 72 - Trường THCS Thanh Yên

Tiết 29 : LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN

A. Mục tiêu cần đạt:

Qua bài học hs cần đạt được:

1. Kiến thức: Hiểu sâu hơn về văn tự sự, cách kể chuyện

2. Kĩ năng

- Luyện nói, làm quen với phát biểu miệng

- Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật

- Rèn kĩ năng dùng từ , viết câu , diễn đạ

3. Thái độ: Tự tin trình bày trước mọi người

 B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Chuẩn bị dàn ý

- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Chuẩn bị kỹ 1 trong 4 đề bài (SGK)

 C. Tiến trình tổ chức hoạt động.

 *Ổn định tổ chức:

6A2: . 6A4:

*Hoạt động 1. Kiểm tra (3p):

 - Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài ở nhà của học sinh.

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1p)

Luyện nói trong nhà trường là môi trường giao tiếp khác môi trường XH, tập thể công chúng. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe. Đó là nghệ thuật. Những giờ luyện nói như tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó.

 

doc 125 trang Người đăng thu10 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 29 đến tiết 72 - Trường THCS Thanh Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/10/2010
Ngày dạy: 07/10/2010
Tiết 29 : LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học hs cần đạt được:
1. Kiến thức: Hiểu sâu hơn về văn tự sự, cách kể chuyện
2. Kĩ năng
- Luyện nói, làm quen với phát biểu miệng
- Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật
- Rèn kĩ năng dùng từ , viết câu , diễn đạ
3. Thái độ: Tự tin trình bày trước mọi người
	B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Chuẩn bị dàn ý
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Chuẩn bị kỹ 1 trong 4 đề bài (SGK)
	C. Tiến trình tổ chức hoạt động.
	*Ổn định tổ chức:
6A2:...............
6A4:
*Hoạt động 1. Kiểm tra (3p): 
	- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài ở nhà của học sinh.
	* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1p)
Luyện nói trong nhà trường là môi trường giao tiếp khác môi trường XH, tập thể công chúng. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe. Đó là nghệ thuật. Những giờ luyện nói như tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó.
* Hoạt động 3: Luyện nói(40p):
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
 HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Yêu cầu: Học sinh luyện nói từ 1 câu chuyện có sẵn đã được học "Em bé thông minh"
GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý
? Liệt kê các sự việc diễn ra ở phần thân bài?
-Dựa vào dàn ý trên 3 học sinh kể lại bằng văn nói (yêu cầu trình bày mạch lạc rõ ràng, tự nhiên, hào hứng.
- Yêu cầu: Cao hơn so với Bài tập 2: học sinh phải tạo lập 1 văn bản của mình.
- GV: Gọi học sinh lên bảng trình bày dàn bài đã chuẩn bị ở nhà
- Học sinh bổ sung
Yêu cầu kể:
Trình bày nội dung theo dàn ý.
+ Trình bày rõ ràng mạch lạc, tự nhiên, gây sự chú ý cho người nghe
+ Mắt nhìn thẳng mọi người.
- GV: Hướng dẫn học sinh nhận xét về nội dung, hình thức kể ...
- GV: đọc 2 bài tốt nhất trước lớp.
- Học sinh lập dàn ý
- Học sinh nhắc lại kiến thức cũ
- Học sinh độc lập trả lời.
- Em khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh luyện nói
- Học sinh xây dựng dàn ý ở nhà. --> Luyện nói
Học sinh kể theo nhóm
- Học sinh nhận xét
- Hs đọc bài tham khảo
Bài tập 1:
Lập dàn ý cho văn bản "Em bé thông minh" sau đó nhìn dàn ý kể lại truyện bằng văn nói.
1. Yêu cầu
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: Kể chuyện “ Em bé thông minh”.
2. Dàn ý:
a. Mở bài:
- Viên quan được vua phái đi tìm người tài, đi khắp nơi chưa gặp.
- Đến 1 cánh đồng làng kia gặp 2 cha con người dân cày.
b. Thân bài:
- Viên quan đố 1 ngày trâu cày được mấy đường, em bé vặn lại: 1 ngày ngựa đi được mấy bước.
- Vua lệnh cho dân làng em nuôi ba trâu đực để đẻ 9 nghé, em bảo dân làng thịt trâu ăn rồi lên kinh khóc tâu vua bố em không chịu đẻ em bé.
- Vua ra lệnh thịt chim sẻ làm 3 mâm cỗ, cậu bé xin vua trước hết hãy rèn cái kim khâu thành con dao cho em mổ chim sẻ.
- Khi cả triều đình không giải được câu đố xâu sợi chỉ mảnh qua ruột vỏ ốc của sứ thần phương bắc, em giải được bằng cách buộc chỉ vào lưng kiến càng cho kiến đi qua.
c. Kết bài:
Vua phong cho em bé làm Trạng nguyên.
3. Luyện nói
Bài tập 2:
Đề bài: 
Tự giới thiệu về bản thân
I. Dàn bài:
1. Mở bài:
- Lời chào và lí do tự giới thiệu
" Thưa các bạn, chào các bạn ... Mình xin tự giới thiệu về bản thân...
2. Thân bài:
- Giới thiệu tên, tuổi, vài nét về hình dáng, gia đình gồm những ai, công việc hàng ngày.
- Vài nét về tính tình, sở thích, ước mơ...
3. Kết bài:
Lời cảm ơn người nghe
II. Tập kể:
1. Kể trong nhóm
2. Kể trước lớp
D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối: (2p)
- Lập dàn ý cho đề bài còn lại. 
- Viết các đoạn văn mở bài, kết bài. Viết hoàn chỉnh cả bài văn
- Chuẩn bị bài “ Cây bút thần”
Ngày soạn: 03/10/2010
Ngày dạy: 05/10/ 2010
Bài 8 : CÂY BÚT THẦN
 	(Cổ tích Trung Quốc )
Tiết 30, 31: Đọc - Hiểu văn bản
	A. Mục tiêu cần đạt: 
	Qua bài học học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức
	Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích :"Cây bút thần" và 1 số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện.
2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể được truyện cổ tích.
	- Tìm hiểu bố cục của truyện
	3. Thái độ: Ngợi ca chú bé hoạ sĩ nhân dân vì chính nghĩa
	B. Chuẩn bị:
	- GV: Tranh minh hoạ
- GV hướng dẫn học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tổ chức các hoạt động
	*Ổn định tổ chức:
6A2:...............
6A4:
	*Hoạt động 1: Kiểm tra (4p): 
	? Đặc điểm của truyện cổ tích? Nêu ý nghĩa của truyện "Em bé thông minh"
	? Kể 1 sự việc ( 1 lần) thử thách với em bé thông minh
	* Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1p).
	Dân tộc nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của mình. Bên cạnh điểm giống nhau thì chúng ta có điểm khác biệt. Tuy có những điểm khác nhưng truyện cổ tích vẫn có những nét tương đồng nhất định, đó là đặc trưng thể loại. Truyện "Cây bút thần" là truyện cổ tích Trung Quốc - 1 nước láng giềng có quan hệ giao lưu và nhiều nét tương đồng về văn hoá với nước ta. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội về mục đích tài năng nghệ thuật đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người. Để hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
* Hoạt động 3: Bài mới (84p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG H/S
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Yêu cầu: 
+ Đọc to, rõ ràng
Chú ý phân biệt giọng của các nhân vật.
+ Kể: Ngắn gọn đầy đủ chi tiết, bám vào những sự việc chính
- GV : Đọc mẫu
- Giáo viên nhận xét
- Giải thích các chú thích (SGK)
- 3 học sinh đọc bài
- Học sinh kể truyện theo yêu cầu.
I. Đọc -Tiếp xúc văn bản
1. Đọc và kể:
2. Chú thích
3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản:
? Truyện có thể chia làm mấy phần? Cụ thể mỗi phần?
- Học sinh trả lời độc lập
- 5 phần
(1): Từ đầu đến "lấy làm lạ": Mã Lương học vẽ và có cây bút thần.
(2) Tiếp đến "vẽ cho thùng: Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ
(3) Tiếp đến "phóng như bay": Mã Lương dùng bút thần chống lại địa chủ.
(4) Tiếp "lớp sóng hung dữ": Mã Lương chống lại tên vua.
(5) Còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương.
? Truyện xoay quanh nhân vật nào?
? Theo em nhân vật ML thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
- HS phát biểu ý kiến
 Nhân vật ML
- kiểu nhân vật tài năng
- Học sinh theo dõi đoạn truyện từ đầu đến "lấy làm lạ"
? Đoạn truyện giới thiệu sự việc gì?
? Mã Lương được giới thiệu như thế nào?
- Học sinh phát hiện chi tiết
II. Đọc- Hiểu văn bản
1. Mã Lương học vẽ và có cây bút thần:
- Thông minh
- Thích học vẽ từ nhỏ
- Mồ côi cha mẹ sớm
- Cuộc sống khổ cực
? Qua các chi tiết trên, em có suy nghĩ gì về nhân vật Mã Lương
- HS nêu cảm nhận, suy nghĩ
=> Mã Lương thông minh, cần cù có năng khiếu hội họa
GV: Suốt tuổi thơ ham học vẽ, Mã Lương chỉ ao ước có 1 cây bút vẽ nhưng nhà nghèo đến nỗi không có tiền mua bút, sau bao nhiêu nỗ lực cần cù, em đã được toại nguyện.
? Cây bút thần đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào?
- HS phát hiện chi tiết
- Trong mơ em được thần tặng cho cây bút bằng vàng sáng lấp lánh
? Việc cụ già tóc bạc thưởng bút thần cho Mã Lương có ý nghĩa gì?
? Tại sao đến khi ML vẽ thành tài vị thần mới cho em cây bút thần?
- Học sinh trình bày suy nghĩ
à Là kết quả của việc khổ học thành tài của Mã Lương.
- Là phần thưởng xứng đáng giành cho chú bé thông minh, cần cù, nghị lực.
? Điều kì diệu nào xảy ra khi Ml vẽ bằng cây bút thần?
? Em nhận xét gì về chi tiết này?
? Theo em điều kiện nào khiến Mã Lương vẽ giỏi?
Hs phát hiện
- HS thảo luận nhóm
vẽ chim- chim cất cánh bay
vẽ cá- cá xuống nước bơi lội
- Chi tiết kì ảo
- Có khả năng hội hoạ
- Cần cù chịu khó
- Được thần giúp đỡ
? Những lí do trên có quan hệ với nhau như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời độc lập
à Chúng có quan hệ chặt chẽ, chỉ có Mã Lương mới nhận được cây bút thần và thần cũng chỉ ban thưởng cho Mã Lương cây bút chứ không phải là 1 nhân vật khác bởi Mã Lương có tài, chịu khó, có đam mê.
GV: yếu tố siêu nhiên thần kỳ chỉ giúp cho tài năng của nhân vật phát triển rực rỡ và toả sáng. Nếu không có 2 yếu tố về con người (tài năng và khổ luyện) thì Mã Lương không thể trở thành nghệ sĩ dân gian nổi tiếng được và thần cũng không thể hiện bên trong giấc mơ để trao bút cho em. Ta hiểu vì sao cho tới lúc Mã Lương đã khổ luyện thành tài thì thần mới ban cho em phần thưởng xứng đáng ấy.
Học sinh nghe
Tiết 31:
Gv dẫn dắt
? Khi đã vẽ rất giỏi lại có cây bút thần Ml đã làm gì? 
? Ml đã vẽ những gì cho họ?
Gv treo tranh
? Bức tranh minh hoạ cho sự việc gì
Hs đọc phần 2
Phát hiện
Hs miêu tả
2. ML giúp đỡ người nghèo
- vẽ cho người nghèo
- Cày, cuốc, đèn, thùng
? Theo em tại sao ML không vẽ vàng bạc, châu báu cho họ?
giải thích
- Của cải do chính con người làm ra
Gv đó là quan niệm giản dị, sâu sắc
/Nếu em có cây bút thần như Ml em sẽ vẽ gì cho người nghèo?
Tự bộc lộ
- Sách, bút
? Phẩm chất nào của Ml được bộc lộ qua việc làm đó?
Trả lời
- Sẵn sàng giúp đỡ người nghèo, quý trọng lao động
? Qua việc làm của Ml em hiểu được suy nghĩ nào của nhân dân về mục đích của tài năng?
Trao đổi bàn trả lời
- Tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ người nghèo khổ
Gv đó là quan niệm mang giá trị nhân văn sâu sắc. Tài năng của Ml và cây bút thần đã mang lại hạnh phúc cho dân nghèo
Nghe
Trong xh còn có không ít những kẻ có tâm địa xấu xa
Đọc phần 3
3. ML chống lại tên địa chủ
? Khi đang giúp đỡ người ngùeo ML gặp phải rắc rối gì?
 ? Địa chủ là gì?
? Vì sao tên địa chủ lại bắt ML?
Phát hiện
Giải thích
Bị tên địa chủ bắt
- Hắn muốn Ml vẽ theo ý hắn
? Em hình dung tên địa chủ sẽ bắt ML vẽ những gì? Vì sao?
trả lời
- vàng, bạc
? Thái độ của Ml khi bị băt ntn?
Phát hiện
- Không vẽ, khảng khái
? Giải nghĩa từ khảng khái?
Gv : Mặc dù bị dạo nạt, dụ dỗEm bị nhốt vào chuồng ngựa
Giải thích
? Trong hoàn cảnh đó Ml đã làm gì?
Việc làm này lần nữa khẳng định sự thông minh ngay thẳng của Ml nhưng tên địa chủ không buông tha 
Phát hiện
- Vẽ bánh ăn, lò sưởi, thang, ngựa để trốn
? ML chống lại tên địa chủ ntn?
? Hành động đó của Ml đã phản ánh quan niệm nào của nhân dân?
Phát hiện
- Vẽ cung, mũi tên, bắn chết
- Đấu tranh chống lại kẻ tham lam độc ác
 Gv: Đúng vậy trong cuộc sống những người dân lao động nghèo khổ luôn phải chịu những tai hoạ do những kẻ có tâm địa xấu xa độc ác, họ mong ước có sức mạnh chống lại chúng để có cuộc sống bình yên
Nghe
? Nhắc lại nội dung phần 4
? Đến thị trấn nhỏ tai hoạ Ml gặp phải là gì?
? Vì sao vua lại bắt Ml?
? Cảm nhận của em về chi tiết này?
Đọc phần 4
Phát hiện
Cảm nhận
4. ML trừng trị vua
- Bị vua bắt
- vẽ tranh bán..
- Chi tiết lí thú bất ngờ
? Nhà vua bắt Ml nhằm mục đích gì?
? Ml đã thực hiện lệnh vua ntn?
? Vì sao Ml làm như vậy?
? Em đọc được thái độ nào của ML qua hành động đó?
? So sánh việc làm của ML với tên địa chủ và với vua em có nhận xét gì?
Phát ... bị bài theo câu hỏi.
C. Tổ chức hoạt động của gv và hs.
 Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ
 Hoạt đụng 2: KHỞI ĐỘNG.
 Hoạt động 3: BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H/S
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV nêu yêu cầu:
* Mỗi học sinh phải kể một câu chuyện ( tùy thể loại truyện ) nhưng phải là câu chuyện mà mình tâm đắc nhất.
GV nêu yêu cầu kể
* Kể rõ ràng, rành mạch có ngữ điệu, diễn cảm, không phải đọc thuộc lòng.
* Khi kể phải phát âm đúng, tư thế đàng hoàng tự tin, nhìn thẳng vào mọi người, nói đủ nghe, không to quá, không nhỏ quá.
* Biết mở đầu khi bắt đầu kể và cảm ơn khi kết thúc truyện.
 GV phân lớp thành 6 nhóm, nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt kể, nhận xét, ghi biên bản.
GV nhận xét, bổ sung.
- Lưu ý: HS có thể kể bất cứ câu chuyện gì, truyện do học sinh sáng tác hay truyện sưu tầm trên báo, miễn là học sinh thích thú, tâm đắc. Các truyện tỏ ra có công phu sưu tầm ở địa phương, trên báo chí sẽ được đánh giá cao hơn là truyện có sẵn trong SGK.
- Tuyên dương những học sinh xuất sắc.
- Lựa chọn
- Nghe
- Thảo luận nhóm, kể trong nhóm
- Nhận xét
- Đại diện nhóm nhận xét, bổ xung
- Nghe
I. Yêu cầu chung.
II. Yêu cầu cụ thể.
- HS nhận xét về các khía cạnh: Thuộc truyện, hiểu truyện, biết kể chuyện ( Kể tự nhiên, liền mạch, có ngữ điệu, biết nhấn mạnh, biết diễn cảm, biết ngừng đúng chỗ để gây chú ý không kể thừa ). Gây được ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.
 *D : HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (1P)
- Tập kể chuyện theo nhiều vai.
- Tiếp tục sưu tầm tục ngữ, ca dao, truyện dân gian địa phương.
- Chuẩn bị cho tiết “ Chương trình địa phương”.
Ngày soạn: 20/12 Tiết 70 - 71
 Ngày dạy: 21/12 
Chương trình Ngữ văn địa phương
A.mục tiêu cần đạt
Qua bài học hs cần đạt được
1. Kiến thức.
- Qua tiết học gíup học sinh hiểu một phần nhỏ của kho tàng văn hóa địa phương, yêu mến quê hương qua các tác phẩm văn học.
- Sửa lỗi chính tả mang tính địa phương. Có ý thức viết đúng chính tả trong khi viết và phát âm.
- Viết bài chính tả về môi trường
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kỹ năng kể lại chuyện dân gian khi được nghe kể trong giới thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích.
3. Thái độ.
- Yêu thích văn học dân gian của địa phương, có sự ham mê sưu tầm văn học của địa phương.
B. Chuẩn bị.
* GV: Sưu tầm một số truyện dân gian địa phương.
* G V hướng dẫn hs: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tổ chức hoạt động của gv và hs.
 Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (4P)
 Cho các từ sau: Bút, học, xanh.
- Hóy phát triển thành cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và đăt câu với các cụm từ đó.
- Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu vừa đặt
 Hoạt động 2: KHỞI ĐỘNG
 Hoạt động 3: NỘI DUNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA H/S
NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
 GV hướng dẫn học sinh đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi.
 GV đọc theo chuẩn chính tả.
 GV hướng dẫn học sinh trao đổi bài cho nhau, đối chiếu với SGK để chữa lỗi cho bạn.
 GV yêu cầu học sinh đọc lại phần vừa viết.
- Yêu cầu đọc đúng chính tả, to, rõ ràng.
- HS nhận xét bạn đọc.
- GV nhận xét, sửa sai nếu có.
 GV phô tô các bài tập 1, 2, 3, 4/167 phát cho học sinh làm bài.
- Thu chấm điểm.
GV nêu yêu cầu luyện tập, chữa lỗi chính tả trong các câu sau.
GV gọi học sinh trình bày 
- Gv đọc mẫu bài viết về môi trường
- Yêu cầu: Viết sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tiết 71
? Chương trình ngữ văn lớp 6 em đã được học những loại truyện dân gian nào?
? Kể tên các tác phẩm cụ thể của từng thể loại đó.
? Kể tên 1 vài câu chuyện dân gian ở địa phương mình mà em sưu tầm được?
- Kể lại truyện đó.
? Các truyện dân gian trên có gì giống và khác với truyện dân gian đã được học trong sách ngữ văn 6?
GV khái quát: Văn hóa dân gian địa phương có nét tương đồng với văn hóa dân gian của dân tộc.
? Hãy nêu một số hình thức văn hóa dân gian được coi là của riêng địa phương em?
? Hãy mô tả lại sinh hoạt văn hóa này?
? Hãy nêu những đặc sắc văn nghệ, nghệ thuật ở địa phương em?
? Tập kể lại một truyện dân gian hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em yêu thích?
- GV nhận xét, tuyên dương, khích lệ.
- Viết theo lời đọc của giáo viên
- Trao đổi bài, chữa lỗi cho bạn
- Đọc
- Nhận xét
- Thực hiện
- Nộp bài
- Phát hiện
- Thực hiện
- Nghe
- Hs lên bảng viết
- Viết vào vở
Hs nhận xét sử chữa lỗi
- Hệ thống
- Kể 
- Thực hiện
- Kể
- So sánh
- Nghe
- Thảo luận
- Thực hiện
- Trình bày
- Lựa chọn, trình bày
I. Nội dung luyện tập.
A. Phần tiếng Việt: Đọc, viết chính tả.
- Phụ âm: tr / ch
* Tra xét, trầm tĩnh, trại giam, trở ngại, trợ cấp, trách nhiệm, trật tự.
 * chặt chẽ, chắc chắn, chắt lọc, chọn lựa, chuyển dịch...
- Phụ âm: s / x.
* Sáng tạo, sản xuất, sang trọng, sôi nổi, sỏi đỏ, sung sướng, sáo sậu, sấp ngửa.
* Xô đẩy, xì xào, xa cách, xương xẩu, xó xỉnh...
- Phụ âm: r / d / gi.
* Rừng rực, rùng rợn, bịn rịn, bứt rứt, rầm rập...
* dính dáng, dò la, dông dài...
* Giở ra, giỗ tết, giương buồm...
- Phụ âm: l / n.
* La hét, lo liệu, lo sợ, lập nghiệp, luật pháp, luận điểm, lẫn lộn, lợi ích...
* Nêu lên, nương tựa, nảy sinh, nan giải, nô lệ, nóng bức...
2. Viết đúng các phụ âm.
- Điền các phụ âm: tr / ch, s /x, r / d / gi, l / n vào chỗ trống. 
( SGK/167 )
3. Chữa lỗi chính tả.
- Tôi đã nhiều lần căng dặn rằng không được kiêu căng.
- Một cây che chắng ngan đường chắn cho ai vô dừng chặt cây đốn gỗ.
- Có đau thì cắng răng chịu nghen.
4. Viết chính tả.
“ Phá hoại môi trường cũng là phá hoại nền kinh tế trầm trọng. Đất bị khô cằn, nứt nẻ, mất chất dinh dưỡng làm cho cây cối trở nên khô héo, nông nghiệp sa sút. Không khí ô nhiễm, làm khí hậu theo đất ô nhiễm, rồi đây, những sinh vật trên mặt đất sẽ không còn thấy sự tươi tốt trù phú bao phủ mọi nơi.”
B. Phần văn - Tập làm văn.
1. Hệ thống các truyện dân gian đã được học chia theo thể loại.
- Truyền thuyết: 
- Cổ tích.
- Truyện ngụ ngôn.
- Truyện cười.
2. Kể tên 1 số truyện dân gian ở địa phương.
Ví dụ: Quả bầu mẹ; Ý ưởi ý nọong.
Truyện kể bản Mường (Dân tộc Thái)
* Giống nhau:
- Cốt truyện đơn giản.
- Thường có yếu tố thần kỳ.
- Có 1 ý nghĩa nhất định.
* Khác nhau:
- Không gian nhân vật trong truyện phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, từng vùng, miền khác nhau.
* Một số hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian địa phương.
 Ví dụ: Ném còn ( Đồng bào dân tộc Thái ).
- Múa sạp, múa nón, múa xòe 
 ( Đồng bào dân tộcThái ).
D: HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
- Học bài, sưa tầm truyện dân gian địa phương.
- Tập kể một câu chuyện mà em tâm đắc nhất.
Ngày soạn: 25/12 Tiết 72
 Ngày dạy: 26/12 
Trả bài kiểm tra học kì 1
A.mục tiêu cần đạt
Qua bài học hs cần đạt được
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh nhận thấy rõ ưu, nhược điểm trong bài làm của mình
2. Kĩ năng.
- Biết cách chưa lỗi các lỗi sai thường mắc phải để rút ra kinh nghiệm.
3. Thái độ.
B. Chuẩn bị
* Gv: Tổng hợp các lỗi sai phổ biến và những lỗi sai cụ thể của học sinh..
* Gv hướng dẫn hs: Xem lại đề bài đã kiểm tra
C. Tổ chức hoạt động của gv và hs
ĐỀ BÀI
(TIẾT 67-68)
I.Yêu cầu:
Câu 1: (1đ)
Truyện mẹ hiền dạy con thuộc loại truyện nào? Nêu nghệ thuật kể chuyện Mẹ hiền dạy con.
Câu 2: (1đ)
Hãy chỉ những từ dùng sai trong các câu sau:
- Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6A đã có tiến bộ vượt bậc.
- Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện dân gian có những chi tiết tưởng tượng kì ảo.
b. Hãy sửa lại câu văn bằng cách dùng từ đúng
Câu 3 (1đ)
Cho 2 từ sau: „trong xanh”, „ bút thần”
Hãy cho biết mỗi từ thuộc từ loại nào
Đặt 2 câu văn, mỗi câu có sử dụng 1 từ trên
Câu 4: (7đ)
Viết bài văn không quá 400 từ kể lại một câu chuyện cổ tích đã học bằng lời văn của em
II. Đáp án
Câu 1: (1đ)
- Truyện Mẹ hiền dạy con thuộc loại truyện trung đại (0,5đ)
- Nghệ thuật kể chuyện: Chi tiết đơn giản nhưng xúc động, giàu ý nghĩa (0,5đ)
Câu 2: 1đ
Chỉ những từ dùng sai: yếu điểm, truyện dân gian (0,5đ)
Sửa lại câu văn bằng cách dùng từ đúng:
Câu 1 thay yếu điểm = điểm yếu, truyện dân gian = truyện (0,5đ)
Câu 3. (1đ)
a. Trong xanh: là tính từ (0,25đ)
 bút thần: là danh từ (0,25đ)
b. Đặt câu có các từ như yêu cầu, đúng ngữ pháp, có nghĩa mỗi câu đúng cho 0,25đ
Câu 4 (7đ)
a. Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: kể chuyện ( truyện cổ tích đã học)
- Học sinh kể bằng lời văn của mình. Nội dung nêu đủ: nhân vật, sự việc, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả ( theo truyện cổ tích mình lựa chọn)
- Độ dài văn bản không quá 400 từ
b. Biểu điểm cụ thể:
A. Mở bài : 0,75đ
- Giới thiệu chủ đề câu chuyện hoặc nêu tình huống xảy ra câu chuyện
B. Thân bài: 4đ
- Nêu nhân vật, sự việc, thời gian theo diễn biến của câu chuyện đã chọn
C. Kết bài: 0,75đ
 Kể sự việc kết thúc câu chuyện hoặc nêu một sự việc tiếp diễn từ câu chuyện.
* Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (1,5đ)
III. Nhận xét, trả bài
1. Nhận xét
a.Ưu điểm
- Hs trình bày được thể loại truyện Mẹ hiền dạy con”, nêu đúng nghệ thuật kể chuyện
- Xác định dung lỗi dung từ và có cách sửa hợp lí
- Đã xác định đúng danh từ, tính từ và đặt câu chính xác
- Hs xác định đúng yêu cầu đề bài, đúng đối tượng cần kể
- Một số bài xác định dược bố cục của bài văn, thứ tự kể, ngôi kể
- Một số bài kể đầy đủ nội dung: nhân vật, sự việc, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả..
- Một số bài để lại ấn tượng xúc động
b. Nhược điểm
- Nhiều bài hs không nắm vững kiến thức nên xác định sai danh từ, tính từ, 
- Nhiều em đặt câu còn sai ngữ pháp
- Một số bài trình bày nghệ thuật của truyện chưa rõ ràng
- Một số bài nội dung kể quá sơ sài, chưa đạt yêu cầu
- Trình tự kể lộn xộn
- Chưa làm nổi bật nội dung, sự việc trong câu chuyện mình kể
- Mắc nhiều lỗi khi trình bày bố cục
- Dấu hiệu các đoạn văn chưa rõ ràng
- Diễn đạt nhiều câu văn chưa rõ nghĩa
- Mắc nhiều lỗi dùng từ, chính tả.
2. Trả bài
Gv trả bài
Hs đọc bài, soát lỗi
IV. Chữa lỗi
1. Diễn đạt
Gv nêu một số lỗi về diễn đạt trong bài văn của hs, yêu cầu hs tự sửa
2. Dùng từ
Nêu lỗi điển hình làm sai ý của câu văn
3. Đặt câu
- Dấu câu
- Chuyển đoạn
4. Chính tả
- Viết hoa, sai các phụ âm đầu rễ nhầm lẫn
V. Đọc bài mẫu- tổng hợp điểm
Gv chọn một số bài khá, giỏi đọc trước lớp
Gv cho hs đọc bài chưa đạt yêu cầu
Hs cùng rút kinh nghiệm
Kết quả điểm:
Lớp 
6A1
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
3,7
14
51,2
7
25,9
4
14,8
1
3,7
6A2
0
0
9
34,6
8
30,8
6
23,1
3
11,5
6A3
0
0
10
32,3
10
32,3
7
22,6
4
12,8
	D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối(1p)	
- Chú ý sửa lỗi khi làm văn
- Lập lại dàn ý cho bài văn, viết các đoạn văn

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 6 CHUAN KTKN.doc