Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 27: Bổ trợ kiến thức: Đêm nay Bác không ngủ – Lượm

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 27: Bổ trợ kiến thức: Đêm nay Bác không ngủ – Lượm

BỔ TRỢ KIẾN THỨC:

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ – LƯỢM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Củng cố, nâng cao, bổ sung kiến thức có liên quan hai bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ và "Lượm" của Tố Hữu (về cả nội dung và nghệ thuật)

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi tự luận.

 - Biết tích hợp ngang với phân môn Tập làm văn và phân môn Tiếng Việt

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm kính yêu Bác và những người con đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Hướng dẫn tự học ngữ văn 6,.

 - HS: SGK, BTTN, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 27: Bổ trợ kiến thức: Đêm nay Bác không ngủ – Lượm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 27:
Ngày soạn: / 3/2010
Ngày dạy: / 3/2010
bổ trợ kiến thức:
Đêm nay bác không ngủ – Lượm
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Củng cố, nâng cao, bổ sung kiến thức có liên quan hai bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huệ và "Lượm" của Tố Hữu (về cả nội dung và nghệ thuật)	
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi tự luận.
	- Biết tích hợp ngang với phân môn Tập làm văn và phân môn Tiếng Việt 
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm kính yêu Bác và những người con đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Hướng dẫn tự học ngữ văn 6,...
	- HS: SGK, BTTN, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A1:......
 - Lớp 6A2:......
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
(Kiểm tra xen kẽ trong quá trình bổ trợ)
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 GV chiếu tranh minh hoạ àYêu cầu HS kể tên các bài thơ hiện đại tương ứng đã học trong học kì II à dẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
 Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức cơ bản đã học về hai bài thơ theo hai dãy:
+ Nhóm 1+2 (Dãy trong):
?- Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” kể chuyện gì?
- Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch.
?- Thông qua câu chuyện trên, nhà thơ Minh Huệ muốn thể hiện điều gì?
- Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân
- Tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
?- Bài thơ có những thành công nào về mặt nghệ thuật?
- Thể thơ 5 chữ, có nhiều vần liền
- Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả
- Chi tiết giản dị, chân thực, cảm động.
- Sử dụng nhiều từ láy gợi tả; biện pháp so sánh, ẩn dụ,...
+ Nhóm 3+3 (Dãy ngoài):
?- Nội dung mà bài thơ “Lượm” khắc hoạ?
- Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm
- ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của Lượm.
?- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu cảm
- Thể thơ 4 chữ
- Từ láy gợi hình, giàu âm điệu
- Biện pháp so sánh, ẩn dụ,
à Xây dựng nhân vật đặc sắc
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ 
(1) BT trắc nghiệm: 
(Cho HS thực hiện theo nhóm từng bàn)
a/ Nhân vật trung tâm trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”?
 A. Anh đội viên B. Đoàn dân công
 C. Bác Hồ D. Anh đội viên và Bác Hồ
b/ Hình ảnh Bác được miêu tả từ những phương diện nào?
 A. Vẻ mặt, dáng hình
 B. Cử chỉ, hành động
 C. Lời nói, vẻ mặt, dáng hình
 D. Dáng vẻ, hành động, lời nói
c/ Câu thơ nào sử dụng phép ẩn dụ?
Người cha mái tóc bạc
Bóng Bác cao lồng lộng
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
d/ Vẻ đẹp của Lượm trong hai khổ 2+3?
 A. Khoẻ mạnh, cứng cáp 
 B. Hoạt bát, hồn nhiên
 C. Hiền lành, dễ thương
 D. Rắn rỏi, cương nghị
e/ Từ xưng hô nào không phải để gọi Lượm trong bài thơ?
 A. Cháu B. Cháu bé
 C. Chú bé D. Chú đồng chí nhỏ
(2)?- Nêu ý nghĩa của 3 câu kết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”?
 (à HS suy nghĩ à trả lời à Nhận xét + bổ sung à GV đánh giá chung)
* Gợi ý:
 - Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “Đêm nay Bác không ngủ” với một lời giải thích như lời nhấn mạnh mạnh của nhà thơ: “ Vì một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh”. Bởi lẽ thường tình là đối với Bác nhưng nó lại là điều kì diệu đối với chúng ta. Đêm nay chỉ là một trong rất nhiều đêm không ngủ của Bác; cả cuộc đời Người dành trọn vẹn cho nước cho dân; đó là lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.
- Câu thơ cuối vang lên cái tên HCM như một định nghĩa về phẩm chất đạo đức của Người, nâng vẻ đẹp của Bác lên một tầm cao mới trong sự phát hiện của nhà thơ: vẻ đẹp của sự thống nhất, hài hoà giữa vĩ đại và giản dị, càng vĩ đại càng giản dị và chính sự giản dị đã làm nên sự vĩ đại
(3)?- Khổ thơ sau có ý nghĩa gì?
“Cháu nằm trên lúa
..........................
Hồn bay giữa đồng”
(Hướng dẫn HS làm tương tự bài 2)
- Cánh đồng quê hương như vo
Hoạt động 4: Củng cố:
(3) a/?- Chi tiết nào không thể hiện được sự hùng vĩ của sông nước Cà Mau?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học 
- Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm BT (4):
?- Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) nêu cảm nhận của em về hình ảnh thiên nhiên và con ngườiđược miêu tả trong đoạn trích "Vượt thác".
 - Chuẩn bị: Rèn luyện chính tả.
I. kiến thức cơ bản:
1. Đêm nay Bác không ngủ
 ( Minh Huệ)
a. Nội dung:
- Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân
- Tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
b. Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ, nhiều vần liền
- Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả
- Chi tiết giản dị, chân thực, cảm động.
2. Lượm ( Tố Hữu)
a. Nội dung:
- Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, hăng hái, dũng cảm
- ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của Lượm.
b. Nghệ thuật:
- Kết hợp MT – KC - BC
- Thể thơ 4 chữ
- Từ láy gợi hình, giàu âm điệu 
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: (BT trắc nghiệm)
a/ Đáp án C
b/ Đáp án D
c/ Đáp án A
d/ Đáp án B
e/ Đáp án B
2. Bài 2
- Đêm nay chỉ là một trong rất nhiều đêm không ngủ của Bác; 
- Cả cuộc đời Người dành trọn vẹn cho nước cho dân; 
- Đó là lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.
a/ Đáp án B
b/ Đáp án D
c/ Đáp án A
	Kiểm tra ngày ..... tháng 01 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan 28(T27).doc